Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp khắc phục tình trạng lười phát biểu ở học sinh

Chất lượng dạy học là một trong những vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Song làm thế nào để chất lượng được đảm bảo trong từng môn học,từng tiết học ? Điều này phụ thuộc vào việc dạy của Thầy và việc học của trò.

Lười xây dựng phát biểu bài trong lứa tuổi học sinh, đã và đang để lại những hậu quả bất lợi cho cả thầy và trò, cho chất lượng dạy-học, trong đó người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các em. Nhiều lần thầy cô giáo ra câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít như tượng gỗ, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình, thế là phải “ngậm hòn bồ làm ngọt”. Ngay cả trong một số giờ thao giảng hay thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, khi các em bất hợp tác các thầy cô dù có chuẩn bị kĩ lưỡng đến mấy, giờ dạy vẫn không được đồng nghiệp đánh giá cao. Hiện trạng này nếu kéo dài ai dám đảm bảo chất lượng dạy học đạt yêu cầu như mong muốn nếu như không muốn nói là sẽ thụt lùi.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8842 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp khắc phục tình trạng lười phát biểu ở học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho cả thầy và trò, cho chất lượng dạy-học, trong đó người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các em. Nhiều lần thầy cô giáo ra câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít như tượng gỗ, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình, thế là phải “ngậm hòn bồ làm ngọt”.  Ngay cả trong một số giờ thao giảng hay thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, khi các em bất hợp tác các thầy cô dù có chuẩn bị kĩ lưỡng đến mấy, giờ dạy vẫn không được đồng nghiệp đánh giá cao. Hiện trạng này nếu kéo dài ai dám đảm bảo chất lượng dạy học đạt yêu cầu như mong muốn nếu như không muốn nói là sẽ thụt lùi.
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Việc lười xây dựng phát biểu bài của các em còn nảy sinh tâm lí thụ động, chờ đợi, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm chủ kiến thức của bài học, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của người học, vì vậy trí nhớ giảm sút học lực giảm, không phát huy được ưu điểm cũng như không khắc phục được nhược điểm của mình; đồng thời việc rèn luyện kỹ năng, khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của các em với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế. Điều đó sẽ làm cho giáo dục sẽ đào tạo ra một lớp người lạc hậu, kém năng động, kém sáng tạo, không dám khẳng định mình, không dám mạnh dạn đứng lên phê phán , chống lại cái sai, cái ác, bảo vệ cái đúng, cái thiện, thậm chí đồng tình, đồng lõa với các thói hư tật xấu là điều khó tránh khỏi.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỂN
Đây là vấn đề cần được quan tâm, chia sẻ, cần được đông đảo đồng nghiệp tham khảo góp ý để tìm ra những giải pháp, những hướng đi chung cho các nhà trường; từng bước khắc phục hiện trạng lười, ỷ lại, đợi chờ này của học sinh, đem lại những sắc thái mới, khả thi nhằm tác động tích cực cho hoạt động dạy học, cá nhân tôi xin mạn phép được trao đổi một số quan điểm, nhìn nhận của vấn đề này mong các đồng nghiệp tham khảo đóng góp.
 	Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã chọn chuyên đề nghiên cứư “ Một số giải pháp khắc phục tình trạng lười phát biểu ở học sinh”
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi đề tài:
Đề tài đã được nghiên cứu tại trường THCS Tây Sơn vào năm 2010-2011,2011-2012,2012-2013.Đối tượng là học sinh lớp 8,9
2. Thực trạng ban đầu:
Qua các tiết dự giờ, tìm hiểu và tiếp xúc với giáo viên, học sinh một số năm qua tại trường học nơi tôi công tác, hiện tượng học sinh lười phát biểu trong các tiết dạy ngày càng nhiều, đây là một thực trạng đáng buồn, tôi xin nêu ra một số nguyên nhân có thể dẫn tới thực trạng này như sau:
1. Có thể do một số câu hỏi nhàm chán; sự nhàm chán này thường rơi vào hai khả năng: hoặc là do câu hỏi quá dễ (học sinh coi thường) hoặc là do câu hỏi quá khó (quá sức với học sinh) nên chưa thu hút được tính tò mò, sáng tạo của học sinh; vì vậy mỗi khi gặp những tình huống như thế thường học sinh mang tâm lí, phản ứng khác nhau. Với câu hỏi dễ quá, thường các em có tâm lí “coi thường” không thèm trả lời, ngược lại câu hỏi quá khó các em sẽ chờ đợi hay ỷ lại cho học sinh khá, giỏi.
 2. Hiện nay có rất nhiều các loại sách tham khảo, sách giải bài tập tràn lan trên thị trường .Do yêu cầu của thầy cô về việc chuẩn bị bài, nhưng các em đang trong độ tuổi ham chơi, thời gian đầu tư việc học ở nhà có phần hạn chế, có rất nhiều các em học sinh thường chỉ soạn bài đối phó, chỉ sử dụng sách hướng dẫn, sách giải bài tập ghi chép bài soạn mà không chú ý đến việc ghi nhớ mà chỉ học vẹt, máy móc, không thể khắc sâu kiến thức; cá biệt có những học sinh còn mượn vở soạn của bạn về chép cho nhanh để đối phó với thầy cô bộ môn.
 3. Một số thầy cô quá nghiêm khắc, chưa tạo ra được sự hưng phấn cho người học, nhiều thầy cô quá chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, gây ra sự căng thẳng mệt mỏi cho học sinh trong các tiết học, thế nên không chỉ bản thân người dạy cảm thấy áp lực, ngược lại các em cũng cảm thấy áp lực từ sự “nghiêm khắc” và đây cũng là nguyên nhân khiến trò không hưng phấn với khả năng phát biểu bài.
 4. Một số học sinh chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phát biểu, một số khác do lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; một sốhọc sinh khác lại biết nhưng sợ sai, mà trả lời sai thì ngại mắc cỡ với bạn bè, nhất là bạn khác giới.
 5. Do các em chỉ tập trung vào các môn học như Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, sao nhãng các môn các em cho là “môn phụ” như môn Giáo dục công dân, Công nghệ, Mỹ thuật thường các em coi thường không đầu tư, cá biệt có những học sinh không học bài cũ, thầy cô chấm điểm thấp cũng không hề “quan tâm”, thậm chí cũng không cần phát biểu để “gỡ” điểm kém.
 6. Một số giờ dạy, một số thầy cô chưa thu hút được học sinh: Những hạn chế về năng lực, phương pháp, nghệ thuật giảng dạy và cả sự nhiệt tình, “thiếu lửa” ở thầy cô giáo cũng một phần dẫn đến sự lười phát biểu của học sinh.
 7. Trong một số trường hợp, chẳng hạn cả lớp đều ít và lười phát biểu có học sinh hay phát biểu nhưng nhiều khi câu trả lời chưa được chính xác bị một số bạn bè chê rằng hay phát biểu lụi mà vẫn còn hay phát biểu vì vậy cũng ngại giơ tay.
 8. Do ấn tượng không tốt của một số thầy cô trong quan hệ thầy-trò ảnh hưởng đến sự hợp tác phát biểu: Thực tế, trong hàng triệu thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy không phải thầy cô nào cũng chiếm được cảm tình của các em như nhau, một số thầy cô vì những lý do khác nhau nên ít chiếm được cảm tình của người học và đương nhiên, hậu quả là học sinh ít hợp tác, lười phát biểu, mặt khác việc sắp xếp thời khóa biểu trong một buổi học nên tránh những buổi chỉ có các môn tự nhiên hoặc các môn xã hội, vì như thế sẽ tạo ra sự mệt mỏi nhàm chán căng thẳng cho người học, việc sắp xếp thời khóa biểu nên xen kẽ giữa môn học tự nhiên với môn học xã hội và nên sắp xếp các môn học nhẹ kiến thức hoặc môn học có tính chất giảm căng thẳng như môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân. vào các tiết học cuối như tiết 4 hoặc tiết 5, vì như thế sẽ tránh được sự mệt mỏi nhàm chán căng thẳng cho người học.
 9. Do học sinh chưa được rèn luyện nhiều về kỷ năng sống, kỷ năng ứng xử, kỷ năng giao tiếp vì như thế học sinh chưa thực sự chủ động cho việc xây dựng phát biểu bài.
 	10.Một trong những nguyên nhân nữa là từ phía gia đình, do ảnh hưởng của các tác động cuộc sống, một số học sinh bị ảnh hưởng bởi các loại phim ảnh xã hội, mạng internet, trò chơi điện tử, số ít khác do hoàn cảnh gia đình, cuộc sống gia đình các em không hạnh phúc, một số khác ít được cha mẹ quan tâm do phải lo toan cho cuộc sống gia đình, số khác do tác động của tình cảm của tuổi mới lớn nên sao nhãng việc học, và vì vậy tất yếu các em sẽ lười học và hậu quả là lười phát biểu.
	Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến tỉ lệ học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài trong một tiết học quá thấp, cụ thể:
Khối/lớp
Tỉ lệ
8
30%
91
35%
9/2
25%
3. Biện pháp giải quyết :
Đây là bài toán không quá khó, nhưng cũng không thật sự dễ dàng nếu muốn giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, muốn khắc phục được cần phải nghiêm túc giải quyết từ cả hai phía người học và người dạy. Sau khi tự tìm hiểu và tham khảo các đồng nghiệp tôi đã tìm ra được một số giải pháp sau:
Về phía người dạy: Tôi luôn tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, tôi có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học.
 Hệ thống câu hỏi không nên dễ quá hoặc khó quá, cũng không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hỏi nên theo hướng gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn. 
Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, thân thiện, cởi mở cho người học để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một tình huống pháp luật, một mẩu chuyện nhỏ về các nhà khoa học trong và ngoài nước, một vài vấn đề về thời sự, chính trị, kinh tế mới mẻ của đất nước liên quan đến môn học nhằm giảm bớt căng thẳng áp lực cho các em, khuyến khích các em chăm học, chăm phát biểu
 Đồng thời tôi cũng có các hình thức khen thưởng , chấm điểm kịp thời đối với những học sinh có câu trả lời hay,những học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài; đối với những học sinh trả lời chưa tốt, thầy cô cũng phải khéo léo trong việc nhắc nhở, tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng, tự ái của học sinh.
 2. Về phía Nhà trường cũng đồng thời phải mua sắm thêm các thiết bị thí nghiệm thực hành, xây dựng thư viện đọc phục vụ cho nhu cầu học sinh học tập theo kiểu cộng đồng, và coi đây cũng là một tiêu chí thi đua của ngành, tránh tình trạng chỉ học lý thuyết chung chung làm cho việc học không gắn với hành, với khả năng ứng dụng vào đời sống thực tiễn. Tránh hiện tượng nhàm chán trong các em,  nhà trường cũng cần tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề, các buổi thảo luận, ngoại khóa để tăng cường khả năng tranh luận, khả năng giao tiếp, ứng khẩu của các em.
 3. Ban đại diện cha mẹ học sinh: Tôi thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh, thông báo kịp thời đến với huynh những trường hợp học sinh lười học. Thỉnh thoảng tôi mời phụ huynh dự giờ một vài tiết học để phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con em mình.
 4. Về phía người học: cũng cần được cung cấp thông tin về vai trò tác dụng to lớn của việc tham gia xây dựng phát biểu bài, cần tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập của mình, trước khi muốn thầy cô giảng dạy nhiệt tình, hết mình cho bài giảng; 
VII/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian áp dụng những giải pháp trên, tình tạng lười phát biểu ở một số lớp đã dần được khắc phục,nâng con số phát biểu lên đáng kể:
Khối/lớp
Tỉ lệ
8
45%
91
55%
9/2
45%
Tỉ lệ học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài vẫn còn ít hơn mong đợi, song tôi nghĩ rằng với lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của một giáo viên dần dần tôi sẽ nâng tỉ lệ phát biểu xây dựng bài ở từng tiết học lên.
VIIi/ KẾT LUẬN:
Người thầy, cô giáo sẽ buồn chán, không khí giờ dạy- học sẽ đơn điệu biết bao, khi thiếu vắng những cánh tay học trò giơ lên. Nói rộng và sâu xa ra, sự lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh , không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước  đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái...
Theo tôi, để tìm lời giải cho thực trạng trên không phải là quá khó, vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng sự thật và làm thật, làm kiên quyết hay không? Để giải quyết tốt cho nguyên nhân thứ nhất của vấn đề, đương nhiên cần tới nhiều biện pháp, nhưng theo tôi biện pháp quan trọng nhất là thầy cô giáo được giao nhiều "quyền lực" hơn trong xử lí đối với những học sinh lười học, học yếu kém, không bao giờ phát biểu trong lớp, chẳng hạn, buộc những học sinh đó phải ở lại lớp, chứ không chịu bất cứ  sức ép nặng nề nào. 
Mặt khác, trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt, phương pháp sư phạm của mỗi thầy cô cũng được xem là có tính quyết định tạo không khí, tinh thần học tập tích cực, sôi nổi... trong học sinh. Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và có tâm huyết với nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học. 
VIII/ Đề nghị:
	Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học hỏi ở đồng nghiệp tôi đã rút ra được một số vấn đề sau:
- Căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của người học
- Các trường học phải đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất,phòng thực hành , thí nghiệm.
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc theo dõi tâm sinh lí của học sinh.
 Đại Sơn,ngày 11 tháng 3 năm 2013
 Người viết
 Nguyễn Thị Hải Vân
IX/ Phụ lục: Không
X/ Tài liệu tham khảo:
1.Tâm lí lứa tuổi
2. Tập chí Giáo dục thời đại
XI. MỤC LỤC:
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
9
Tên đề tài skkn
Đặt vấn đề, 
cơ sở lí luận,
 cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
phụ lục
Tài liệu tham khảo
1
1
1
1
2
5
5
6
7
8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG :
...................................................................................................................
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .........................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ......................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :....................................................
thống nhất xếp loại : 
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
...........................................ký .....................
...........................................ký .....................
Mẫu SK2
(Tờ số 1)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012-2013
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
- Đề tài: ................................................................................................................................................................
- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị:......................................................................................................................
 	Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1. Tên đề tài 
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận
1
4. Cơ sở thực tiễn
2
5. Nội dung nghiên cứu
9
6. Kết quả nghiên cứu
3
7. Kết luận
1
8.Đề nghị 
9.Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục 
12.Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả
1
Tổng cộng
20đ
 Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
 	 Người đánh giá xếp loại đề tài
	 (Người thứ nhất, ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu SK2
(Tờ số 2)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012-2013
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
- Đề tài: ................................................................................................................................................................
- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị:.......................................................................................
 	Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1. Tên đề tài 
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận
1
4. Cơ sở thực tiễn
2
5. Nội dung nghiên cứu
9
6. Kết quả nghiên cứu
3
7. Kết luận
1
8.Đề nghị 
9.Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục 
12.Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả
1
Tổng cộng
20đ
 Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
 	 Người đánh giá xếp loại đề tài
	 (Người thứ Hai, ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu SK3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc.
1. Tên đề tài: .........................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .............................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Đơn vị ...............................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ........................................................................................................................
.................................................................................................................................. 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Hạn chế: ........................................................................................................................
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT :	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: 	 Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) 	 (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
1/ Họ tên ....................................................
Ký .............................................................
2/ Họ tên .....................................................
Ký .............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan