Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
Nhiệm vụ của GVCN trong công tác giáo dục đạo đức
Với GVCN công tác giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đạo
đức học sinh trong lớp quyết định nề nếp thi đua của lớp được nâng cao, đẩy mạnh
phong trào thi đua học tốt, chuyên cần, duy trì sĩ số.
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh, là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt
động của nhà trường đến từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm được xem như là
người cha người mẹ thứ hai trong cộng đồng trường học. Họ đóng vai trò quyết
định thành công đến sự hình thành nhân cách học sinh kể từ khi học sinh bắt đầu
đặt chân đến trường học, thông qua nhân cách của giáo viên chủ nhiệm mà học
sinh có thể xem đó là tấm gương để soi rọi mình mỗi khi làm một việc gì sai trái.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản
lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người
vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo
dõi, đánh giá học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với cán bộ lớp, các GV bộ
môn, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình
thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan
hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối
hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ
quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là
lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy
động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như đề đóm, cờ bạc, nghiện hút,
điện tử, cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức,
không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Nhà trường
dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Thực
tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường
tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô
nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi trụy, bạo lực. len lỏi vào mọi tầng lớp nhân
dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với các em.
ợc uốn nắn, khắc phục. Nhưng cần lưu ý rằng phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở, tâm lý, tế nhị nhưng chân tình, tránh sự dồn dập, gay gắt nên dùng những lời lẽ như nhờ họ nhắc nhỡ thêm , làm như vậy phụ huynh sẽ cảm thấy GV rất lo lắng và quan tâm đến con em mình, từ đó họ sẽ chung tay cùng giáo dục. Có như vậy giáo viên chủ nhiệm mới tạo được với phụ huynh sự tin tưởng và tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ tốt hơn. - Với Ban giám hiệu: Tham mưu thường xuyên, nhờ sự “trợ giúp” kịp thời của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng khi cần thiết nhằm có những giải pháp thiết thực, phù hợp từng thời điểm hoặc nhờ Ban giám hiệu trao đổi riêng với các học sinh có đạo đức chưa tốt xem như là “đưa lên cấp cao hơn” đối với những trường hợp thường xuyên tái phạm lại lỗi cũ sau nhiều lần đã được xử lý ở lớp. - Với tổ chức Đoàn: Trong các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động ngoài giờ, nhiều em học sinh có đạo đức chưa tốt lại tỏ ra xông xáo, thể hiện sở thích, năng lực của bản thân. Qua đó có thể tùy theo khả năng từng đối tượng mà giao nhiệm vụ, mà phân công để các em cùng tham gia với tập thể. Từ đó, cảm giác bị “cô lập”, bị bỏ rơi của các em sẽ được xóa dần. - Với giáo viên bộ môn : Giáo viên bộ môn có một phần trách nhiệm đối với việc giáo dục học sinh có đạo đức chưa tốt ở các lớp. Khi lên lớp, cần chú ý đến các đối tượng học sinh này, cần tìm cách tạo ra “cơ hội học tập tốt” bằng các câu hỏi dễ hay bài tập đơn giản. Và hãy đừng quên tặng một lời khen khi các em có sự tiến bộ dù rất ít. Là giáo viên chủ nhiệm, việc phối hợp với gia đình học sinh là rất cần thiết, nếu thấy các em có biểu hiện xấu thì có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu ngăn chặn kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ học sinh chưa ngoan trở thành “học sinh hư” và giúp các em nhanh chóng “phục thiện” nhưng một điều quyết định là thầy cô chủ nhiệm phải tận tâm, môi trường giáo dục phải tốt. 2.3.10. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 35 Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tôi tiến hành từng bước như sau: * Xây dựng mối quan hệ thầy trò: Ngay những buổi học đầu tiên, tôi đã chú ý xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện. Tạo cơ hội cho các em tâm sự về những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, thường xuyên lắng nghe ý kiến của học sinh. Cứ sau một tháng, tôi còn động viên các em tâm sự thật lòng thông qua hình thức phiếu kín hãy nói một điều mà em thấy khó nói nhất vào giấy- không cần ghi tên, chữ viết có thể thay đổi kiểu chữ để cô không nhận ra đó là lời tâm sự của bạn nào. Thông qua hình thức này, tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin mà trò khó nói nhất, thậm chí chưa dám nói với ai mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng rất bất ngờ. VD : - HS1: Em buồn vì lúc nào mẹ cũng so sánh em với con người ta. - HS2: Em vô cùng khổ sở vì về đến nhà, bố mẹ bắt học quá nhiều, bắt học suốt ngày bất chấp thời gian. - HS3: Bà và mẹ e thường xuyên cãi nhau. Lúc em ở bên bà thì bà nói xấu mẹ. Lúc em ở bên mẹ thì mẹ nói xấu bà. Em rất buồn chán. - HS4: Em buồn vì bố mẹ em sống không hạnh phúc. - HS5: Cô A hay để ý em quá. - HS6: Em muốn được yêu nhưng bố mẹ cấm, còn xúc phạm em nữa. Thông qua các ý kiến thầm kín của học sinh, bản thân giáo viên cũng cần phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tìm cách phân tích giảng giải cho các em những băn khoăn về tâm sinh lý mà các em giấu kín không dám thổ lộ với ai. Những thông tin con viết về phía gia đình, giáo viên sẽ chủ động đóng thành từng tập rồi chuyển cho các bậc cha mẹ đọc trong buổi họp phụ huynh. Từ đó, bố mẹ sẽ hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em và thông qua lời tâm sự đó có thể phán đoán được lời tâm sự của con mình và cùng giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp cho các em. Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; không nên có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở lứa tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em chán nản, nhụt chí phấn đấu. 36 Hằng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, giáo viên cần thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy cô trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. * Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh.Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. * Trang trí lớp học gần gũi với học trò: Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục. Chính vì vậy, các em luôn coi lớp học là nhà của mình - gần gũi, thân thương. 37 Hình ảnh lớp học 10A1 Hình ảnh lớp học 10A1 sau trang trí 38 * Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách: - Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn có thể mở rộng tâm hồn các em. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của các em sẽ giúp giáo dục và nâng cao kiến thức cho chúng. Vì vậy là một GVCN trong xã hội hiện đại, chúng tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để các em tiếp xúc và sử dụng với internet một cách đúng đắn và an toàn? - Dạy các em sử dụng đúng mục tiêu: Giới thiệu và hướng cho học trò niềm say mê một môn học nào đó cần sử dụng máy tính, để các em sử dụng nó vào mục đích học tập của mình. Ví dụ sử dụng máy tính đối với các dạng toán cần, vẽ trên máy tính GVCN phối hợp với phụ huynh phải hạn chế đến mức tối đa việc các em tiếp xúc với các trò chơi có tính bạo lực hoặc gây kích thích thần kinh. Bên cạnh đó, GVCN cũng yêu cầu các em nộp thời gian biểu việc sử dụng internet ở nhà có chữ kí của phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp với GVCN quản lí các em chặt chẽ. - Song hành cùng học trò: Không cần tẩy chay internet. Trò chơi “sạch”, kiến thức “sạch”, những trang web “sạch” là điều mà GVCN, các bậc phụ huynh nên cho con tiếp cận và ngược lại, những trò chơi bạo lực, những kiến thức “dạy dỗ” xấu hay những trang web “đen” là điều mà chúng ta cần giúp các em tránh xa. - Máy tính là một công cụ hỗ trợ học tập, là một phương tiện giải trí hữu ích, nhưng GVCN cũng cần cho các em tham gia vào các hoạt động thể chất khác để rèn luyện sức khỏe và khám phá cuộc sống xung quanh. 2.3.11. GVCN phải gần gũi, quan tâm, theo dõi, uốn nắn, quản lí chặt chẽ, xử lý kịp thời - GVCN phải thương yêu học sinh, tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh, tâm sinh lí của học sinh, biết được sự quan tâm của gia đình đối với từng học sinh. - GVCN nên dành thời gian để trò chuyện tâm sự cùng với học sinh để các em cảm thấy thân thiện, tự tin hơn. - Đến thăm lớp thường xuyên. - Thường xuyên họp cán bộ lớp. - Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tập thể học sinh lớp về sự lãnh đạo lớp của cán bộ lớp. - Đối với những học sinh nghịch GV nhắc nhở khuyên bảo các em. - Đối với học sinh sai lệch đạo đức do tâm lí lứa tuổi thay đổi: GV nên trò chuyện với các em để tư vấn thêm cho các em, giúp các em nhận ra sai trái, có những suy nghĩ đúng. - Phối hợp với ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn và bí thư đoàn trường theo dõi học sinh qua từng tiết học, buổi học và các hoạt động, đặc biệt là giáo viên bộ 39 môn, GVCN có thể gặp riêng từng giáo viên để trao đổi hoặc thông qua các buổi họp tổ chuyên môn hàng tuần, thông báo về tình hình vi phạm của học sinh lớp mình và đồng thời lắng nghe ý kiến phản ánh của giáo viên bộ môn về học sinh lớp mình và nhờ giáo viên bộ môn nhắc nhở, rèn luyện thêm, không nên bao che, bênh vực những vi phạm của học sinh. - GVCN phân công một số em có đạo đức tốt theo dõi, giúp đỡ những em vi phạm. - Khi phát hiện những hành vi sai trái cần xử lí kịp thời để ngăn chặn học sinh tiếp tục vi phạm. - Đối với những HS vi phạm mang tính bột phát: GV nên cho HS tự nhận khuyết điểm và nêu hướng khắc phục. - Đối với HS vi phạm nặng, mang tính thường xuyên: GVCN phối hợp với bí thư đoàn trường để có biện pháp xử lí như lập biên bản, hạ hạnh kiểm, phối hợp với nhà trường mời phụ huynh đến để kí cam kết cùng giáo dục. 2.3.12. Tuân thủ những vấn đề có tính chất quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh - Biết kiềm chế tâm trạng khi cần thiết và không vội vàng phê phán các em khi chưa tìm hiểu sõ nguyên nhân. - Không để xảy ra trường hợp tranh cãi tay đôi với học sinh làm mất uy tín giáo viên đối với những học sinh còn lại. - Không nhắc nhở theo hình thức “vơ đũa cả nắm”, trước khi nhắc nhở thì học sinh cần phải được “tâm phục khẩu phục” tự nhận về những lỗi lầm của mình. Trường hợp đang có chuyển biến tích cực nên bỏ động viên. - Những hình thức phạt có thể chặn đứng ngay một số vi phạm nhỏ: + Đề nghị HS khi hết giờ phải ở lại nói chuyện riêng với cô + Phạt viết bài phát biểu cảm nghĩ về những hành động sai trái của mình đã làm và phương hướng khắc phục hậu quả đó. 40 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Thực nghiệm sư phạm Sau khi thực hiện những biện pháp trên với lớp 10A1,10C2 chỉ qua một học kì 1 năm học 2020 - 2021 nhưng lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Lập sơ đồ lớp như trên đã đưa lại hiệu quả rõ rệt trong học tập của học sinh. Vì vậy, đã giúp HS từ bỏ thói quen thụ động, trông chờ, ỷ lại trong học tập, góp phần vào công cuộc đổi mới chống tiêu cực trong thi cử mà ngành giáo dục đang thực hiện. GVCN đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường có hiệu quả về công tác giáo dục đạo đức cho HS yếu kém, HS cá biệt và loại bỏ được nguy cơ bỏ học giữa chừng. Ví dụ: HS Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hoài Anh, Nguyễn Đăng Thọ. Lớp 10A1 đảm bảo sĩ số 42/42. Lớp 10C2 đảm bảo sĩ số 42/42. Theo thời gian, những bài học về đạo đức, nhân cách trong tiết sinh hoạt lớp giúp HS luôn nhớ, vững bước hơn trước những khó khăn trong cuộc sống. Được sự đồng tình, nhất trí cao của Ban giám hiệu, phụ huynh, học sinh nỗ lực thực hiện tốt công tác trải nghiệm sáng tạo. 41 Thực tế trong công tác giáo dục đạo đức học sinh của lớp chủ nhiệm trong thời gian qua, việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại những hiệu quả giáo dục nhất định: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy học sinh hơn các lớp khác. 3.2. Chọn lớp thử nghiệm và đối chứng Sau thời gian áp dụng đề tài tại đơn vị trường THPT Đô Lương 2. Để khẳng định hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức học sinh đề tài tiến hành theo hình thức song hành với 2 cặp lớp của Trường THPT Đô Lương 2 đối chứng và thử nghiệm, Lớp 10A1(cô Trường chủ nhiệm) có 42 HS và lớp 10C2(cô Hằng chủ nhiệm) có 42 HS (sử dụng các biện pháp trong sáng kiến), lớp 10A2 có 41 HS và lớp 10C4 có 42 HS (không sử dụng các biện pháp trong sáng kiến). Trước khi tiến hành, đã lựa chọn 2 cặp lớp (10A1và 10A2;10C2 và 10C4) có các mức độ đánh giá đạo đức tương đương nhau, thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát lúc chưa thực hiện nghiên cứu: Lớp10A1, 10A2 Đầu học kỳ 1 - Năm học 2020 - 2021 Lớp Xếp loại hạnh kiểm Tốt khá TB Yếu Kém Thử nghiệm ( 10A1) 26 11 5 0 0 61,9% 26,2% 11,9% 0% 0% Đối chứng ( 10A2) 25 11 5 0 0 60,9% 26,8% 12,3% 0% 0 Bảng 2: Kết quả khảo sát lúc chưa thực hiện nghiên cứu: Lớp 10C2, 10C4 Đầu học kỳ 1 - Năm học 2020 - 2021 Lớp Xếp loại hạnh kiểm Tốt khá TB Yếu Kém Thử nghiệm ( 10C2) 30 9 3 0 0 71,4% 26,2% 2,4% 0% 0 Đối chứng ( 10C4) 29 10 3 0 0 69% 28,6% %2,4 0% 0 3.3. Kết quả thử nghiệm 42 Bảng 3 : Kết quả khảo sát Lớp 10A1, 10A2 - Cuối học kỳ 1 - Năm học 2020 - 2021 Lớp Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Kém Thử nghiệm ( 10A1) 28 13 1 0 0 66,67% 30,95% 2,38% 0% 0% Đối chứng (10A2) 26 12 3 0 0 63,41% 29,26% 7,33% 0% 0% Bảng 4: Kết quả khảo sát Lớp 10C2, 10C4 - Cuối học kỳ 1 - Năm học 2020 - 2021 Lớp Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Kém Thử nghiệm ( 10C2) 35 6 1 0 0 83,33% 14,29% 2,39% 0% 0% Đối chứng ( 10C4) 32 8 2 0 0 76,19% 19,05% 4,76% 0% 0% Từ số liệu bảng dùng quy trình vẽ đồ thị Excel, lập đồ thị tần suất xếp loại hạnh kiểm của các phiếu điều tra. Biểu đồ 1: Tần suất xếp loại hạnh kiểm của lớp thử nghiệm và đối chứng ( Lớp 10A1, 10A2) 43 Biểu đồ 2: Tần suất xếp loại hạnh kiểm của lớp thử nghiệm và đối chứng ( Lớp 10C2, 10C4) 3.4. Kết luận chung về thử nghiệm - Từ kết quả thay đổi về đạo đức bản thân của học sinh hai cặp lớp đối chứng và thử nghiệm. Sự thay đổi của lớp trước và sau thử nghiệm cho phép rút ra kết luận: Các biện pháp mà giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện có tác động tích cực đến việc rèn luyện đạo đức bản thân cho học sinh THPT. - Kết quả thu được từ thử nghiệm đã chứng minh rằng những kinh nghiệm mà tác giả đề xuất có khả năng áp dụng cho toàn trường, các trường THPT huyện Đô 44 Lương, Nghệ An nói riêng và các trường THPT trong toàn tỉnh nói chung, trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong điều kiện thực tế hiện nay. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Đề tài nghiên cứu là kết quả của một quá trình suy nghĩ, trăn trở của chúng tôi trước tình hình đạo đức của HS hiện nay. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh THPT nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội của con người, là vấn 45 đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm bảo đảm cho mỗi cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Nếu một cá nhân có trình độ và chuyên môn rất cao nhưng không có đạo đức tốt sẽ gây ra nhiều thảm họa cho xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ và chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực cơ bản thúc đẩy sự thành bại của mỗi quốc gia. Hơn lúc nào hết, hiện nay việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là rất quan trọng và cấp thiết. Nó góp phần xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Làm nghề giáo tôi luôn nhớ rằng: “Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người mình”, “Nghề dạy học không có phế phẩm”. Vì vậy, hãy thật sự yêu nghề, hãy thương yêu học sinh như con em ruột thịt của mình. Phải luôn luôn trau dồi năng lực chuyên môn, năng lực ứng xử sư phạm. Mỗi thầy, cô giáo, mỗi cán bộ giáo dục hãy luôn là tấm gương sáng, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. Chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm định hướng những biện pháp giáo dục có hiệu quả các đối tượng HS chưa ngoan của cấp THPT. Giúp các em HS hình thành và phát triển nhân cách con người mới; trở thành con ngoan của gia đình, trò giỏi của nhà trường, người có ích cho xã hội trong tương lai. Chúng tôi đã 20 năm làm nghề nhà giáo thì 18 năm là người trực tiếp làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm cho bản thân như đã trình bày, chắc là không thể tránh khỏi những sơ suất, rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp. 2. Đề xuất - kiến nghị Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chịu trách nhiệm đồng thời là người tiên phong trong giáo dục đạo đức học sinh ở lớp. Để thực hiện tốt vai trò, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm rất cần sự hỗ trợ, hợp tác. Vậy nên: * Đối với ngành giáo dục: Cần tổ chức Hội thảo, chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp hoặc phổ biến các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo viên các trường tham khảo, học hỏi và linh hoạt trong vận dụng ở trường, ở lớp chủ nhiệm. * Với Ban giám hiệu: - Cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý học sinh chưa ngoan vi phạm nhiều lần, có nhiều cuộc trò chuyện, trao đổi riêng với các học sinh chưa ngoan. 46 - Ban giám hiệu cần có chủ trương, nội dung cụ thể hơn trong việc phối kết hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. - Cần có những buổi gặp mặt giữa lãnh đạo, GVCN, GVBM và phụ huynh. * Với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể: Tạo cơ hội để các em được thể hiện mình, được trở nên tốt hơn trước tập thể. Cần động viên, khích lệ kịp thời các học sinh chưa ngoan, đạo đức chưa tốt khi thấy các em có sự chuyển biến tích cực. * Với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm nhiều hơn nữa đời sống tình cảm, hiểu biết rõ về diễn biến phát triển tâm sinh lý của con em. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao việc tự học, tự rèn ở nhà của các em. Luôn báo với giáo viên chủ nhiệm những sai sót ở gia đình để cùng giáo viên uốn nắn, giáo dục. Qua đề tài nghiên cứu này, mong quý đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp giáo dục đạo đức học sinh hữu hiệu nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Đô Lương, ngày 10 tháng 3 năm 2021 Nhóm người thực 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Wedsite : 2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng. 3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên). 4. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt. 5. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh. 6. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT. 7. Thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD & ĐT. 8. Luật GD 2019 - Bộ GD & ĐT. 9. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ & ĐT. 10. GS Nguyễn Minh Thuyết, “Người thầy – người bạn lớn”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, trang Văn hóa – Giáo dục. 11. Phạm Thị Hải Anh, Thanh Thủy, “ Giáo dục đạo đức cho học sinh”, “Giáo viên chủ nhiệm – Chiếc cầu nối đa chiều”, nguồn Giáo dục và Đào tạo online. 12. Một số bài viết của đồng nghiệp trên violet.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhi.pdf