Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 ở trường Phổ thông dân tộc bán trú

Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về vốn từ, vốn sống, những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp. Học tập môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

 Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.

 Với học sinh lớp 4, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực viết, cảm thụ văn học, giúp các em khám phá được những cái hay cái đẹp viết được bài văn với ngôn ngữ trong sáng, lời hay ý đẹp, xây dựng văn bản khúc chiết.

Qua thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTBT hơn 10 năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của môn Tiếng Việt, trong đó kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều còn bọc lộ những hạn chế nhất định. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là phải xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các em cần huy động tất cả các kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, và các môn khoa học khác Trong khi đó, các em học yếu thì rất “chán” học phân môn tập làm văn.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 ở trường Phổ thông dân tộc bán trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ trường về nhà em hai bên trồng phi lao.
Một cây bàng cao to, tán rộng đứng che một quán nước nhỏ.
Thân bài:
Tả bao quát:
+ Nhìn từ xa trông như một cây dù lớn màu xanh với dáng đứng thẳng, ngọn cao vượt lên, tán lá xòe rộng.
+ Đến gần thấy thân to, tán lá xanh ngắt chia nhiều tầng rợp mát cả một vùng đất.
Tả từng bộ phận:
+ Gốc to, mấy rễ lớn trồi lên trên mặt đất.
+ Thân cao trên 5,6 mét, to gần một vòng tay, vỏ màu xám nhiều vết trầy xước.
+ Nhiều cành lớn, chìa ngang, vươn ra.
+ Mùa thu lá đỏ rồi rụng, mùa đông trơ trụi, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, mùa này (bắt đầu sang hè) lá to, xanh ngắt chia thành nhiều tầng tán chen kín, ánh nắng khó lọt qua nổi.
+ Nắng chói chang, gió nhẹ chim chóc ẩn mình trong tán lá hót líu lo.
+ Chủ quán và khách chuyện trò vui vẻ, trẻ nhỏ chạy đuổi nhau quanh gốc.
Kết bài:
Bàng che bóng mát, lá gói xôi, quả ăn được
Cây bàng gắn bó với những năm tháng tuổi thơ, với tình quê hương.
Ví dụ: Lập dàn bài tả một con vật trong nhà.
Mở bài:
Bố em thường nôi chó ở trông vườn.
Con chó sống với gia đình em lâu nhất tên là Mực.
Thân bài:
Tả hình dáng bên ngoài.
Tả bao quát:
+ Ngoài cái ức trắng, toàn thân Mực màu đen
+ Đã già và nặng ngót ba chục kí.
Tả từng bộ phận:
+ Tai to, trán vuông, mắt đen pha nâu, mồm to và dài, cánh mũi đen ướt, răng trắng và nhọn
+ Lông cổ và dọc sóng lưng dài hơn, cứng,da cổ đã xệ.
+ Lưng hơi vòng, ngực nở, bụng thon, chân cao đuôi dài và cong.
Tả hoạt động
+ Không ăn vụng và ăn nhỏ nhẹ, từ tốn.
+ Buổi trưa Mực nằm nghỉ dưới gốc cây Mít nhưng tai rất thính.
+ Tối Mực ngủ ngay trức sân và lùng sục suốt đêm.
+ Rất quyến luyến với chủ: tìm chủ bên nhà hàng xóm.
Kết bài:
Mực hiền lành, khôn ngoan, được việc.
Cả nhà đều quý và coi Mực như một thành viên của gia đình.
	Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời về hình dáng, đường nét, cử chỉ, hoạt động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu thì ta mới nhận ra nhân vật đó mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh vùng nông thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn lộn với bất cứ bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý 
Giải pháp thứ tám:
Đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư/30/BGD&ĐT trong dạy học nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng:
	Muốn đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư/30/BGD&ĐT có hiệu quả, thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nguyên tắc đánh giá đó là:
1.Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng khách quan.
	2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
	3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
	4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, chưa đạt để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại bài làm của mình cho hay hơn, đúng hơn.
	Giáo viên cần tránh việc chê bai các em nhưng cũng không được lạm dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần các em nói xong, nhiều lúc chỉ là nhận xét bạn đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “Em giỏi lắm!”.Việc học tập làm văn miêu tả đã khó với học sinh tiểu học nói chung, đặc biệt khó với học sinh người dân tộc Bru- Vân Kiều do đó việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư/30/BGD&ĐT là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và ưu việt hơn đối với học sinh Bru- Vân Kiều. Các em vốn từ, vốn sống còn hạn chế do đó các em phần lớn là nhút nhát, thiếu tự tin. Để kích thích các em học được và học tốt văn miêu tả, không nhất thiết chấm điểm, mà dành cho học sinh những lời khen, kịp thời, mang tính khích lệ động viên. Các em sẽ phấn khởi, tự tin hơn, từ đó phát huy được khả năng tiềm tàng của bản thân. Từ đó các em loại bỏ được âu lo, mặc cảm với điểm số, từ đó các em tự tin, hào hứng với môn học, học tích cực và hiệu quả hơn. 
Giải pháp thứ chín:
Làm giàu vốn từ cho học sinh trong quá trình dạy học:
	Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh, một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống.
	Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Giáo viên yêu cầu học sinh theo mức dộ khó dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt đúng câu, viết đúng đoạn, cao hơn phải sử dụng được các biện pháp như; so sánh, nhân hóa, dùng từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, hay những từ ngữ biểu lộ tình cảm.
Ví dụ: Miêu tả một chú gà trống. Học sinh đặt câu:
“Chú gà nhà em có bộ lông đỏ tía”.
Giáo viên có thể cho các em nhận xét: Câu văn đã đủ chủ ngữ, vị ngữ, đã rỏ nghĩa. Sau đó đặt câu hỏi: Em nào đặt câu khác hay hơn để miêu tả bộ lông của chú gà trống? Học sinh có thể đặt câu:
“Chú trống choai thật oai vệ, chú khoác trên mình bộ lông màu đỏ tía, chen lẫn màu vàng sẫm như một chiếc áo sặc sỡ của những chàng công tử”. 
Học sinh khác có thể so sánh ngắn gọn hơn:
“Chú khoác trên mình một bộ lễ phục màu tía rực rỡ như một võ tướng”.
Ví dụ: Khi miêu tả con mèo:
Một học sinh tả cái đuôi chú mèo.
	“ Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc”. Giáo viên hỏi . Em nào có thể nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh nhận xét , bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc.
	Giáo viên có thể cho học sinh học tập lẫn nhau khi thảo luận nhóm, cùng chia sẽ, học hỏi lẫn nhau về cách miêu tả. Ví dụ: Miêu tả cái đuôi của chú mèo sao cho sinh động hơn. “ Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên”. Hay: “ Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon dài mềm mại, uyển chuyển trong thật đáng yêu”.
	Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú mèo nhưng những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng những từ gợi tả, gợi cảm thì hiệu quả cao hơn. Ta nhận thấy miêu tả như vậy sinh động vừa tinh tế , rất tình cảm dễ cuốn hút người đọc, người nghe vào hình ảnh miêu tả.
	Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát người bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách tham khảo, nhất là qua các phân môn của Tiếng Việt hoặc các môn học khác và qua hình thức trò chơi, đống vai, tích hợp trong sinh hoạt ngoại khóa
	Tích luỹ vốn từ, kiến thức về văn học là điều kiện tối thiểu để học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả. Giáo viên nên cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn từ, kiến thức văn học. Sổ tay văn học dùng cho các em ghi chép các ý hay, các câu, đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, qua mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng trong bài làm.
	Giải pháp thứ mười :
 Vận dụng có hiệu quả tiết trả bài ở phân môn tập làm văn, kiểu bài miêu tả.
	Để tiết trả bài tập làm văn có hiệu quả, mang lại sự thành công thì không thể bỏ qua bất cứ một khâu nào, trong quy trình dạy tập làm văn miêu tả. Khâu kiểm tra đánh giá học sinh là một khâu quan trọng, có kiểm tra đánh gía đúng thực chất năng lực của học sinh, người giáo viên, cán bộ quản lý mới biết được những ưu, khuyết điểm của từng học sinh, cũng như trong chỉ đạo điều hành dạy học của chuyên môn. Đây chính là một cứ liệu quan trọng để điều chỉnh, các giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức dạy học sát đúng với đối tượng học sinh hơn.
	Do đó tiết trả bài ở phân môn tập làm văn kiểu bài miêu tả hết sức quan trọng, đây là khâu cuối cùng, giúp học sinh, giáo viên nắm được chất lượng thực chất,để đánh giá nhận xét. Từ đó giúp học sinh thấy được những ưu điểm của mình để phát huy, thấy được những mặt hạn chế của mình qua bài làm để khắc phục sớm những tồn tại, khiếm khuyết đó. Trong tiết trả bài giúp học sinh đọc lại được bài làm của mình, biết những lỗi mà giáo viên chỉ ra, biết được những ưu điểm của bài viết của mình. Từ đó học sinh biết sữa lỗi dùng từ đặt câu, ngữ pháp, cách diễn đạt ý, lỗi chính tả, bố cục của bài mình và bài các bạn. Thông qua tiết trả bài giáo viên hướng dẫn học sinh học hỏi lẫn nhau, những câu văn hay, những biện pháp, nhân hóa, so sánh, liên tưởng hợp lý, những đoạn văn hay, cấu trúc bài chặt chẽVì vậy tiết trả bài giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp, xem đây là một biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều. Thì việc chấm bài( nhận xét bài làm của học sinh) giáo viên phải đánh giá nhận xét cụ thể, thể hiện ở bài làm học sinh và trên giáo án của mình một cách tỷ mĩ và khoa học. Khi đánh giá bài làm của học sinh theo yêu cầu mới thì phải nhận xét những điểm nổi bật của học sinh và những hạn chế, nêu được biện pháp cần khắc phục cho học sinh. Chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết của học sinh, lỗi về cách dùng tư, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, đồng thời ghi lại những đoạn văn hay, bài viết xúc động. Giáo viên phải đưa ra nhận xét chung nhất về ưu điểm, tồn tại trong bài làm của học sinh, thống kê được các lỗi mà học sinh thường mắc và những câu văn đoạn văn hay, tiêu biểu.
	Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chữa bài, đây là một khâu khó, giúp học sinh phát huy được ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mình thông qua chữa lỗi ở bài làm. Cách chữa bài cho học sinh phải linh hoạt chứ không cứng nhắc, nhằm đạt được hiệu quả thiết thực theo một trong hai cách sau:
	Cách 1:
-Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bài, lời nhận xét chung của giáo viên và những chỗ lưu ý của giáo viên trong bài viết.
- Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi chung về nội dung( sai, thiếu ý hoặc chi tiết, sự việc,) và hình thức ( về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả,).
- Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài cho nhau, để kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau về việc chữa lỗi.
	Cách 2:
- Nhận xét cụ thể về bố cục bài làm của học sinh theo ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Hướng dẫn chữa lỗi về Mở bài- Kết bài (theo hai cách đã học), về thân bài( sắp xếp ý theo trình tự đã học một cách hợp lí); lựa chọn mỗi bài vài lỗi phổ biến về dùng từ, đặt câu, chính tả để hướng dẫn chữa chung ở lớp.
- Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết; sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành tự chữa lỗi cá nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm,
Một lưu ý khi dạy tiết trả bài: giáo viên cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để lựa chọn, điều chỉnh nội dung chữa lỗi chung ở lớp theo cách trên( tập trung chữa lỗi học sinh thường mắc qua từng bài làm cụ thể đồng thời chú ý rèn kĩ năng diễn đạt một cách toàn diện cho học sinh). Tránh tiến hành chữa lỗi cho học sinh một cách máy móc, phiến diện.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	BẢNG 2:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
Năm học:2014-2015
Lớp
Tổng số học sinh
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
4A
16
15
93,75
1
6,25
4B
22
21
95,5
1
4,5
Nếu so với yêu cầu chung về chất lượng giáo dục của của toàn huyện và lấy chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của đơn vị so sánh thì vẫn còn một số hạn chế nhất định. Song so sánh chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm học 2014 -2015 với các năm học trước thì chất lượng dạy học nói chung và đặc biệt chất lượng dạy học kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng của đơn vị đã chuyển biến thật sự đáng phấn khởi. Có được kết quả trên ngoài sự tận tụy, hăng say làm việc của tập thể hội đồng sư phạm trong quá trình dạy học. Ngoài ra có một phần không nhỏ của bản thân trong công tác chỉ đạo dạy học nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Ý nghĩa của sáng kiến này cung cấp cho người đọc nắm được và thấy rỏ “Những giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”. Người đọc hiểu được một cách tổng quan nhất về những giải pháp thực hiện có tính khoa học và thực tiễn trong quá trình chỉ đạo dạy học. Xem đây là một kinh nghiệm được thực nghiệm có kết quả khá cao trong quá trình vận dụng linh hoạt các giải pháp, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả. Thông qua ý nghĩa của sáng kiến bạn đọc còn cảm nhận được đây là những giải pháp căn cơn nhất trong dạy học phân môn tập làm văn tiểu học nói chung và làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng.
1.Giúp học sinh nắm chắc chắn đặc điểm của văn miêu tả ở lớp 4 là rất cần thiết và quan trọng. Có hiểu biết về văn miêu tả thì học sinh mới vận dụng linh hoạt kiến thức, vốn sống, vốn ngôn ngữ của mình đúng cách trong viết văn miêu tả. Từ đó học sinh sử dụng có hiệu quả các biện pháp như so sánh, nhân hóa, thể hiện đước cái nhìn thiện cảm, tình cảm, nội tâm của mình vào bài làm. Sử dụng từ ngữ miêu tả trong sáng, một cái nhìn tinh tế, bài viết sinh động và gần gủi với đời sống của học sinh hơn.
2. Nhân tố điễn hình, vai trò nồng cốt luôn được coi trọng trong quá trình dạy học và chỉ đạo dạy học. Với giải pháp này người đọc dễ cảm nhận được nhân tố điễn hình, người giáo viên có năng lực, đạo đức trách nhiệm, yêu nghề là hết sức quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo, thì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng.
3.Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý trong nhà trường đó là: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ bằng hình thức sinh hoạt, thảo luận theo từng chuyên đề, bám sát kế hoạch đã đề ra. Tạo được một sân chơi, một môi trường làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo giám nghĩ giám làm. Từ những buổi thảo luận từng chuyên đề, đã giúp giáo viên cùng cán bộ quản lý có những chia sẽ hữu ích trong quá trình làm chất lượng.
4. Dạy học đối với đối tượng học sinh dân tộc thì cần thiết phải sử dụng phương pháp dạy học cũng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo bài văn miêu tả, khi dạy tập làm văn dạng bài văn miêu tả.
5. Kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, đồ vật là một kĩ năng hết sức quan trọng có thể nói gần như quyết định đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn, khi dạy của giáo viên, học của học sinh trong tiết tập làm văn qua sát để lựa chọn hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, nội dung để miêu tả.
6. Dạy học phân hóa đến từng đối tượng học sinh là một yếu tố bắt buộc trong quá trình dạy học đại trà hay dạy học sinh chưa hoàn thành về kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất. Dạy học phân hóa chính là đổi mới phương pháp dạy học sát với đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, tạo được cơ hội cho học sinh chia sẽ kinh nghiệm học tập lẫn nhau, học sinh tự chủ động tiếp thu bài học, học sinh tự trải nghiệm. Giáo viên quan sát giúp đỡ khi cần thiết, chính điều đó học sinh ngày càng tự tin, phát huy được ưu điểm của mình qua đánh giá nhận xét bạn, qua trao đổi nhóm, các học sinh trong nhóm nắm chắc năng lực của bạn mình, đồng thời giáo viên định hướng và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.Phương pháp dạy học phân hóa đến từng đối tượng học sinh, chính là chìa khóa, đi đúng hướng cho dạy học đối tượng học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn.
7. Hướng dẫn và bồi dưỡng cho học sinh có kĩ năng, sắp xếp ý, lập dàn ý, sử dụng biện pháp thực hiện theo mẫu, đổi mới trong cách đánh giá trong quá trình dạy học đó là những giải pháp căn cơ, thiết yếu, quan trọng, không thể thiếu trong dạy học phân môn tập làm văn nói chung, dạy làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng.
8. Muốn học sinh giỏi văn, viết văn hay, có cảm xúc, con người luôn hướng thiện. Thì việc dạy học theo phương pháp làm “giàu” vốn từ, hiểu biết văn học, có phương pháp tích lũy kiến thức như dùng sổ tay văn học, sổ tay chính tả. Nhằm chắt lọc những gì thuần khiết, tinh tế nhất của ngôn ngữ để học sinh nhiều vốn từ, có kinh nghiệm trong cuộc sống. Do đó đây chính là một giải pháp mang tính lâu dài và có hiệu quả thiết thực, trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như trong trải nghiệm cuộc sống.
9. Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học phân môn tập làm văn, kiểu bài làm văn miêu tả nói riêng. Với tin thần chỉ đạo của BGD, SGD, PGD, cùng với nhà trường, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả về đổi mới cách đánh giá học sinh theo nguyên tắc, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, cọi trọng việc động viên, khuyến khích, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Với cách đánh giá này rất phù hợp với tâm sinh lý lứa tổi của học sinh tiểu học. Đặc biệt phù hợp hơn với học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, khi được động viên khích lệ học sinh tự tin, mạnh dạn và tiếp thu bài tốt hơn, không còn,tư ti, nhút nhát nữa
10 . Tiết tập làm văn trả bài thực sự có ý nghĩa rất thiết thực, nếu giáo viên tổ chức, thực hiện tốt. Tiết trả bài thực sự quan trọng bỡi, qua tiết trả bài giáo viên giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, tồn tại của bài viết của học sinh một cách kịp thời. Hướng dẫn được nhiều học sinh chữa lỗi, chỉ rỏ được một số lỗi điển hình có hệ thống. Học sinh có nhiều cơ hội chia sẽ bài làm. Cách làm, cách nghĩ của mỗi bạn, từ đó học sinh học tập được lẫn nhau, qua cảm nhận, qua suy ngẫm. Học được những cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp, nhân hóa, so sánh, thể hiện tình cảm của mình qua cảnh vật, con vật, đồ vật mà mình miêu tả.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
	3.2.1 Đối với giáo viên:
Cần tằng cường hơn nữa trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thông qua dự giờ đồng nghiệp, thảo luận , chia sẽ theo từng chuyên đề, theo hướng nghiên cứu bài học, qua nghiên cứu tài liệu, sách, báo, các kênh thông tin nghe, nhìn. Tham gia có hiệu quả các buổi tập huấn, chủ động trong trao đổi chia sẽ, xây dựng các chuyên đề về đổi mới dạy học, giáo viên tự trải nghiệm. 
	3.2.2 Đối với các cấp quản lý:
	Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các hội thảo, thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Chỉ đạo sát việc dạy học phân môn tập làm văn, trong tình hình mới hiện nay. Từ đó định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên những kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện, phương pháp chỉ đạo trong quá trình dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả day học nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng.
MỤC LỤC
 1. Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.2 Điểm mới của đề tài.
2. Phần nội dung.
2.1Thực trạng của nhà trường.
 Chất lượng học sinh.
 Trang thiết bị.
 Đội ngũ giáo viên.
 “ Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”.
Phần kết luận:
3.1Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
3.2Kiến nghị đề xuất. 

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_chỉ_đạo_nâng_cao_chất_lượng_làm_văn_miêu_tả_cho_học_sinh_lớp_4_ở_trường_PTDTBT.doc
Sáng Kiến Liên Quan