Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh Lớp một

 Trong những năm gần đây đạo đức học sinh đang là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm và đánh giá khác nhau: khen ngợi, đồng tình ủng hộ và phê phán gay gắt, Tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, học sinh bỏ học đã và đang xảy ra ở từng bậc học: Tiểu học, Trung học cơ sở và Phổ thông trung học đang là nỗi đau cho toàn xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng nhau “Chung tay góp sức” để loại bỏ những điều không hay không tốt xa rời các em.

 Là người làm công tác giáo dục, tôi nhận thấy rằng: Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh là rất quan trọng. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm. Trong cuộc sống hiện nay, tình hình học sinh suy thoái về đạo đức quá nhiều. Chính vì thế, qua những năm giảng dạy tôi luôn mong muốn học sinh mình lớn lên sẽ thành đạt về tri thức, nhưng đặc biệt phải là những con người có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng cho các em thành những con người mới, con người xã hội chủ nghĩa mới nhưng dạy không ngoài đạo lí mà nền giáo dục nước nhà đã nung đúc “ Tiên học lễ, hậu học văn”.

 Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “Cái tôi” của mình. Ngoài ra các em còn phải chịu nhiều tác động từ phía gia đình và xã hội.

 

doc37 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 13915 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh Lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu, từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta phải hết sức chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho các em. Tùy theo mức độ, tùy theo điều kiện sống, hãy nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho các em.
 	Việc giáo dục cho học sinh là công việc khó khăn, diễn ra liên tục trong mọi thời gian tùy đối tượng và mục đích giáo dục dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó thầy cô, phụ huynh là nhân tố chính. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp tinh tế, thống nhất giữa thầy cô và phụ huynh :
Không thể có sự đối nghịch trong tư cách, hành vi đạo đức của người thầy và người làm cha, làm mẹ. Những điều tốt đẹp học sinh học được trong nhà trường phải được các em nhìn thấy qua sự thể hiện của thầy, cô, của cha, mẹ và ngoài xã hội. Muốn vậy: Thầy cô và phụ huynh phải rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức nhất định để trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thầy cô và phụ huynh nỗ lực xây dựng gia đình, nhà trường và xã hội một cách thống nhất.
Thầy cô và phụ huynh có trách nhiệm thông tin hai chiều để thông báo cho nhau những biến đổi tích cực hay tiêu cực của học sinh để điều chỉnh hay thay đổi phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp.
Hình ảnh về phụ huynh và giáo viên
Đối với học sinh lớp Một nhân cách các em vừa mới hình thành. Giáo viên và phụ huynh phối hợp giáo dục các em theo các nội dung sau:
 Học sinh phải thực hiện nội quy trường lớp:
 + Không ăn quà vặt.
+ Không đi học trễ.
+ Không nói dối.
+ Không nghỉ học tùy tiện.
+ Đi đến nơi về đến chốn.
Học sinh đến lớp nên thực hiện các yêu cầu sau:
+ Ăn mặc sạch sẽ, đồng phục.
+ Nghỉ học phải có giấy xin phép của cha mẹ.
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Đem đầy đủ dụng cụ học tập.
+ Đến lớp phải mang dép có quai hậu.
+ Lập thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu
1.8. Thông qua câu chuyện kể về Bác Hồ giáo dục đạo đức cho học sinh
 	Đây là một giải pháp rất mới mang tính nhân văn sâu sắc được hình thành từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những đợt học tập bồi dưỡng chính trị và vận dụng một cách khoa học vào công tác chuyên môn một cách thực tiễn bằng những việc làm cụ thể:
- Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Giáo viên tiểu học soạn đề cương và đưa chỉ tiêu thi đua cụ thể cho học sinh tiểu học thực hiện.
Kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” là một vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Sau giờ chào cờ đầu tuần giáo viên sẽ kể những câu chuyện về Bác, trước học sinh, trước tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em đã hứa với Bác sẽ học tập thật tốt sẽ trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống thật tốt để xứng đáng với mong muốn của Bác. 
Mỗi tuần chọn một câu chuyện kể có thật về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng thành một đề cương hoàn chỉnh, có đăng ký chỉ tiêu thi đua thực hành theo gương Bác cụ thể. Kế hoạch đưa chia thành 2 giai đoạn, được thực hiện xuyên suốt trong 2 học kỳ của năm học. 
	Câu chuyện nói về đạo đức của bữa cơm.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”, mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được ở Bác những đức tính tốt qua những câu chuyện kể về Bác. Các em học được ở Bác lòng yêu thương sự đồng cảm, chia sẻ nỗi đau của đồng bào, đồng chí qua câu chuyện: “Chú ngã có đau không?” Hay học được ở Bác tính tiết kiệm - tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ việc lớn đến việc nhỏ qua câu chuyện: “Thời gian quí báu lắm” hay câu chuyện “Bác Hồ về thăm quê hương” các em sẽ thấy được nỗi lòng của một vị lãnh tụ khi trở về thăm quê hương sau nhiều năm xa cách. Qua đó các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và sẽ xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ khi đến thăm các em bé mồ côi ở trại Kim Đồng, hay trong đêm giao thừa lạnh buốt, Bác đến thăm gia đình chị gánh nước thuê rất nghèo ở ngoại thành Hà Nội, tất cả hình ảnh ấy là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình.
 	 Mỗi khi nghĩ về Bác là tôi nghĩ đến một nhân cách vĩ đại ở Hồ Chủ Minh, đó là một sự  thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lời nói, để có thể cảm nhận cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức của Bác từ trái tim ngay từ đầu năm theo chỉ đạo, chủ trương của nhà Trường, Phòng đào tạo chúng tôi cam kết, nghiêm túc, tự giác thực hiện chính sách “tiến kiệm” bằng những  việc làm cụ thể thiết thực hàng ngày chứ không phải hình thức. Các cơ sở đều thực hiện theo phương châm dù là việc nhỏ nhất tiết kiệm được thì phải cố tiết kiệm, việc gì có lợi cho nhà trường thì làm.
Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống của mình, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại.
 2. Khả năng áp dụng
2.1. Thời gian áp dụng thử nghiệm có hiệu quả
- Tôi đã áp dụng và thực hiện đề tài này từ năm hoc 2013 – 2014 đến nay và tôi đã thấy rất rõ có hiệu quả. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi tin chắc rằng các bạn cùng dạy lớp Một như tôi áp dụng sẽ có hiệu quả.
- Năm học 2013– 2014 tôi bắt đầu thử nghiệm , áp dụng với học sinh lớp 1C, kết quả cho thấy tôi đã thực sự nâng được chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Một vài cá nhân học sinh cá biệt như:
+ Năm học 2014 – 2015: tôi chủ nhiệm lớp 1D có em Nguyễn Hảo Khánh, Cao Quang Tâm với tính cách lười, không muốn học, nói chuyện nhiều trong giờ học. Tôi tiếp tục thực hiện bồi dưỡng đạo đức cho các em này và kết quả cuối năm các em đạt Học sinh giỏi và còn là Học sinh giỏi cấp Trường ( được chọn bồi dưỡng HSG của trường ) 
 - Với những biện pháp đó đã thực sự nâng được chất lượng giáo dục học sinh các lớp 1C năm học 2013-2014 tôi chủ nhiệm một cách toàn diện, cụ thể như sau:
NĂM HỌC
LỚP
SS
KÌ
HẠNH KIỂM
XẾP LOẠI GIÁO DỤC
 Đ 
CĐ
 G
 K
 TB
 Y
TB lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
1C
24
I
24
100
0
0
8
34,5
10
34,5
4
24,1
2
6,9
24
93,1
II
(CN)
24
100
0
0
10
41,4
10
34,5
4
20,7
24
100
Năm học 2014 -2015 thực hiện theo thông tư 30 để đánh giá học sinh hoàn thành chương trình trong học kì I đã đạt kết quả như sau:
Lớp 1D
Phẩm chất
Năng lực
Khen thưởng
Sĩ số: 27
Đ
%
Đ
%
SL
%
27
100
27
100
20
74,1
- Đó là về số lượng nhưng kết quả mà tôi gặt hái được nhiều qua bồi dưỡng đạo đức là: Sự lễ phép, kính trọng và quý mến của các em đối với tôi, sự tôn trọng tin tưởng và tín nhiệm của phụ huynh đối với tôi.
 2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có
Vận dụng các giải pháp mới nêu trên, học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, tự tin để phấn đấu đạt thành tích cao trong các hoạt động học tập cũng như hoạt động ngoại khóa. Giáo viên luôn thể hiện ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng đạo đức và xem đây là chìa khóa thành công trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, các giải pháp đó có được phát huy, có sự sáng tạo hay không còn phụ thuộc vào sự quản lí, chỉ đạo của nhà trường để góp phần đổi mới phương pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy – học nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng một cách mạnh mẽ.
Các giải pháp này có thể vận dụng một cách khá linh hoạt tùy tình hình thực tế về giáo viên, học sinh của mỗi trường. Tuy nó không thể thay thế hoàn toàn những phương pháp mà giáo viên các trường Tiểu học đang áp dụng như hiện nay, nhưng nó sẽ là đòn bẩy tích cực, một điểm tựa quan trọng để làm tư liệu cho các giáo viên dạy lớp 1 trong trường Tiểu học định hướng việc vận dụng trong công tác đây cũng là nguồn “nhân lực” và "nhân tài” vừa “hồng” vừa “chuyên” cho tương lai của đất nước.
2.3. Khả năng áp dụng 
Đề tài này được tôi thử nghiệm và vận dụng một cách khá linh hoạt trong công tác bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một ở năm học 2013-2014 đạt kết quả cao, ít tốn kém thời gian, công sức, dễ đầu tư, dễ vận dụng. Chính vì vậy, theo tôi có thể nhân rộng ra cho tất cả các trường trên địa bàn huyện để nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm phù hợp với tình hình ở đơn vị mình, để góp phần đẩy mạnh thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức đạt hiệu quả. 
3. Lợi ích kinh tế - xã hội
 - Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa vào tương lai”. Đảng và Nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục đạo đức cho các em nhiệm vụ đó trước hết của các thầy cô giáo. Đặc biệt là đối với học sinh lớp Một thì việc bồi dưỡng đạo đức cho các em sẽ mang lại hiệu quả cao và thiết thực nhất.
 Qua việc áp dụng đề tài này vào các lớp Tôi đã chủ nhiệm, Tôi nhận thấy đa số học sinh trong lớp đã thực hiện tốt các hành vi đạo đức. Trong lớp không còn tình trạng cá học sinh cá biệt về mặt đạo đức. 
 Tôi đã thay đổi quan niệm của mình “ không chỉ dạy đạo đức thì mới giáo dục đạo đức cho các em và không chỉ có giờ Sinh hoạt lớp thì mới bồi dưỡng đạo đức cho các em ”. Mà ta cần giáo dục mọi lúc, mọi nơi mang tính kịp thời sẽ hạn chế được học sinh cá biệt và những tệ nạn trong học đường nhằm tiết kiệm công sức cho ngành giáo dục. Ngoài ra còn giúp các em có một môi trường lành mạnh để tiếp thu tri thức.
3.1. Lợi ích đạt được trong quá trình giáo dục, công tác
3.1.1. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục
Trong quá trình giáo dục, đề tài được áp dụng thành công sẽ mang lại lợi ích rất thiết thực và hiệu quả.
Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần to lớn trong việc giáo dục học sinh. Bồi dưỡng cho các em năng lực đạo đức tốt. Các em có thể vận dụng vào các môn học khác để trở thành người có ích cho xã hội.
Đề tài này được áp dụng sẽ góp phần to lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh có tính cẩn thận, tỉ mỉ có tinh thần đoàn kết với các bạn. Điều rất quan trọng là giúp các em có đạo đức tốt để học các lớp trên và cao hơn nữa. Không dừng ở đó đề tài còn giúp cho các em phát huy được khả năng làm người tốt giúp ích cho xã hội lúc bấy giờ. 
3.1.2. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình công tác
Đề tài được áp dụng thành công sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Dạy học theo đề tài này là một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Khi áp dụng đề tài, thông qua việc tự phát hiện ra những học sinh còn thiếu sót về đạo đức và giúp các em hoàn thiện chính mình. Điều này giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức mang lại hiệu quả công tác chủ nhiệm quản lý học sinh của lớp mình.
Việc áp dụng đề tài không những giúp giáo viên giảng dạy một cách tự tin trong các tiết dạy mà còn giúp học sinh chú ý , tự giác học tập.
3. 2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
3.2.1. Tính năng kỹ thuật
* Đối với giáo viên: Đề tài mang tính phổ thông, gần gũi. Mọi giáo viên đều có thể sử dụng để dạy cho học sinh một cách dễ dàng và hiệu quả.
* Đối với học sinh: Giải pháp mới rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh lớp Một, không gây áp lực nặng nề cho học sinh khi học. Đề tài được áp dụng thành công sẽ tạo cho học sinh tâm lí phấn khởi, các em đã lĩnh hội được các giải pháp một cách tích cực . Điều đó thể hiện qua các tiết học một cách tích cực , các em có đạo đức tức sẽ có ý thức học tập tốt.
3.2.2 .Chất lượng của đề tài
Đề tài đã được vận dụng, dạy thử nghiệm qua hai năm ở Trường Tiểu học Mỹ An và được đồng nghiệp đánh giá cao.
Đề tài không chỉ dạy cho học sinh lớp Một mà có thể áp dụng ở những lớp trên.
Đề tài không những giúp học sinh học tập tốt mà còn giúp các em trở thành con ngoan của gia đình, trò giỏi của quý thầy cô giáo và là người công dân lương thiện của xã hội Việt Nam.
3.2.3. Hiệu quả sử dụng
Sau thời gian thử nghiệm, học sinh đã có ý thức học tập tốt hơn và ngày càng có nhiều học sinh ngoan không còn học sinh vô lễ với thầy cô, ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi nữa. Ngày càng có nhiều học sinh giỏi cấp Huyện , Tỉnh hơn. 
3.3. Tác động tích cực của đề tài
3.3.1. Tác động xã hội tích cực của đề tài
Đề tài được vận dụng thành công góp phần rèn luyện cho học sinh thành người có đạo đức tốt, có kết quả học tập tốt.
Đề tài góp phần to lớn trong việc giáo dục nhân cách của học sinh. Nó tạo cho các em có tình yêu quê hương đất nước và có ý thức giữ gìn sự đoàn kết, có đạo đức của mỗi bản thân. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.3.2. Tác động tích cực của đề tài đến việc cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện lao động
Sử dụng giải pháp mới sẽ có tác động rất tốt trong việc cải thiện điều kiện lao động ngày càng tốt hơn: học sinh ngày càng ngoan hơn trong mỗi giờ học giúp cho thầy cô giáo có thời gian giảng dạy . Góp phần rất nhiều trong việc cải thiện lao động cho bản thân, gia đình và xã hội.
Dạy cho các em học sinh lớp Một có đạo đức tốt là góp phần giáo dục cho học sinh có nền tảng ngay từ nhỏ “ Dạy con từ thuở còn thơ ”. Đừng để thói hư, tật xấu ngấm vào cơ thể các em thì ta không làm gì được. Đồng thời góp phần cho xã hội có một môi trường trong sạch như: không có tệ nạn xã hội, không có học sinh bỏ học, bạo lực học đường không xảy ra, .. 
C. KẾT LUẬN
I. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
- Được giảng dạy nhiều năm ở lớp Một là điều kiện và thời gian để tôi thực hiện những trăn trở về đạo đức của học sinh lớp đầu cấp ở Tiều học.
Đã góp phần làm cho học sinh của tôi chuyển biến đạo đức một cách rõ rệt. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một là giúp cho các em có được nền tảng trong tương lai.
 - Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một là rất quan trọng. Vì điều đó sẽ làm nền móng người học sinh định hướng được ý thức ngay từ đầu để khỏi bị những ảnh hưởng của các thói hư tật xấu ăn sâu vào tiềm thức. Cần có sự uốn nắn kịp thời để các em không có cảm giác mình bị bỏ rơi. Làm được những điều đó là tạo cho các em có được một môi trường phát triển lành mạnh. Giáo dục đạo đức cho học sinh với mỗi hành vi đạo đức của người học sinh dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa vừa hồng, vừa chuyên để các em trở thành người có ích cho đất nước, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 
II. Triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp
- Từ lí luận đi đến thực tiễn vẫn còn có những khoảng cách nhất định. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh Tiểu học mà đặc biệt là đối với lớp Một. Để hình thành được thói quen tốt là việc làm tốt nhưng lại hết sức khó khăn đối với người giáo viên. Bởi đạo đức không phải tự nhiên mà có, phần lớn là do giáo dục mà nên. Do đó việc tìm kiếm những biện pháp áp dụng cho từng lớp, từng đối tượng học sinh có hiệu quả, đòi hỏi sự nỗ lực phấn dấu của người làm công tác giáo dục, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp Một.
- Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh là một việc làm xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Những việc làm đó để đi đến thành công của một người giáo viên không phải đơn giản. Có khi vì nóng vội mà chúng ta lại làm mất đi uy tín và danh dự của một Nhà giáo. Tôi thiết nghĩ, với những giải pháp mà tôi đã áp dụng để bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp tôi, cũng giúp tôi thành công rất nhiều trong sự nghiệp giáo dục của bản thân và cả Tập thể tổ Một chúng tôi. 
- Nhưng để cho giải pháp này thành công hơn tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp hãy cùng tôi tiếp tục bồi dưỡng đạo đức cho các em khi các em còn ngồi trên ghế Nhà trường. Như lúc sinh thời Bác dặn “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ” 
3. Đề xuất, kiến nghị
3.1 Với nhà trường
+ Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” rất mong mỗi trường, lớp chúng ta tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về Bác Hồ. Mỗi sáng thứ hai hàng tuần nên cho học sinh đạt giải kể cho toàn trường nghe. 
 + Để các em có điều kiện học tập về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hướng dẫn học sinh tham gia thi vẽ tranh “ Bạo lực học đường ” và giải thích rõ cách phòng, chống “ Bạo lực học đường ”.
3.2. Với giáo viên
+ Hướng dẫn và tập cho học sinh có thói quen đọc “ 5 Điều Bác Hồ dạy ” vào 15 phút đầu giờ.
+ Đọc cho các em nghe các câu danh ngôn về đạo đức của người học sinh. 
+ Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo từ hành vi, cử chỉ và lời nói.
 3. 3 . Với gia đình học sinh
 Cần phối hợp tốt với nhà trường, các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội để có biện pháp giáo dục con em ở nhà cho phù hợp.
 Trên đây là một số giải pháp của tôi nhằm “Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp Một” mặc dù tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình và đã có kết quả tốt. Song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong đón nhận ý kiến đóng góp của các nhà quản lí giáo dục, đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
 	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN CẤP TRƯỜNG
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN CẤP HUYỆN
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU	1 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
1. Thực trạng của vấn đề 	1
1.1. Về giáo viên	2
1.2. Về học sinh 	3
1.3. Về phụ huynh học sinh 	3
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp 	3
2.1. Ý nghĩa 	3
2.1.Tác dụng 	4
2.2. Tác dụng 	4
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài	4
3.1 Phạm vi về quy mô 	4
3.2 Phạm vi về không gian 	5
3.3 Phạm vi về thời gian 	5
II . PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH	5
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn	5
1.1. Cơ sở lí luận	5
1.2. Cơ sở thực tiễn	6
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp	6
2.1. Các biện pháp tiến hành	6
2.2 Thời gian tạo ra giải pháp	8
B. NỘI DUNG	9
I. MỤC TIÊU 	9
II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI	9
1. Thuyết minh tính mới	9
1. 1 Xây dựng niềm tin cho học sinh khi mới bước vào lớp Một 	10 
1.2. Bài học đạo đức được đúc kết trên lớp qua giờ dạy học	12
1.3. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua lao động	15
1.4. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động xã hội, 
Sao nhi đồng sinh hoạt tập thể	16
1.5. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh; giữa nhà trường 
và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh	19
 1.6. Đạo đức học sinh được lưu giữ qua buổi họp lớp cuối cùng	20
1.7. Phối hợp với phụ huynh giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một 	21 
1.8. Thông qua câu chuyện kể về Bác Hồ giáo dục đạo đức cho học sinh	24
2. Khả năng áp dụng	26
2.1. Thời gian áp dụng thử nghiệm có hiệu quả	26
2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có	28
2.3. Khả năng áp dụng 	29
3. Lợi ích kinh tế - xã hội	29
3.1. Lợi ích đạt được trong quá trình giáo dục, công tác	30
3.1.1. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình 	30
3.1.2. Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình công tác	30
3. 2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng	30
3.2.1. Tính năng kỹ thuật	30
3.2.2 .Chất lượng của đề tài	31
3.2.3. Hiệu quả sử dụng	31
3.3. Tác động tích cực của đề tài	31
3.3.1. Tác động xã hội tích cực của đề tài	31
3.3.2. Tác động tích cực của đề tài đến việc cải thiện môi trường,
 cải thiện điều kiện lao động	32
C. KẾT LUẬN	33
I. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp	33
II. Triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp	33
3. Đề xuất, kiến nghị	34
3.1 Với nhà trường	34
3.2. Với giáo viên	35
3. 3 . Với gia đình học sinh	35

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan