Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xác định đúng từ loại Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5
Thực trạng của việc giảng dạy từ loại Tiếng Việt lớp 5 của nhà trường
Bắt đầu từ năm học 2015 - 2016 trường chúng tôi mở rộng mô hình VNEN toàn phần. Cùng với đó là sự đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy. Trong đó chú trọng nhất là việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy đây là cơ hội giúp các em tự tin, mạnh dạn, năng động hơn trong giao tiếp, học tập đồng thời đây cũng chính là cơ hội để các em tự rèn luyện và chứng tỏ khả năng tự học, tư duy, sáng tạo của mình. Với phương pháp và hình thức dạy học mới này thì người giáo viên (GV) giữ vai trò là người quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khi các em vướng mắc.
Đầu năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5C. Qua quá trình giảng dạy và qua việc dự giờ, để học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc xác định các từ loại Tiếng Việt của khối 5 nói chung và lớp 5C nói riêng còn gặp một số ưu điểm và khuyết điểm như sau:
2.1.1. Ưu điểm:
Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ. Giáo viên được học bồi dưỡng thường xuyên về phân môn Luyện từ và câu qua các đợt học chuyên môn, được dự giờ thăm lớp để học hỏi qua đồng nghiệp, được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức thao giảng, chuyên đề để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Theo đặc điểm tâm sinh lí cũng như kinh nghiệm qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh lớp 5 cũng đã lớn nên nhận thức tốt hơn, có khả năng tự học tốt hơn. Các em đã biết xác định từ loại trong những trường hợp đơn giản.
2.1.2. Nhược điểm:
* Về phía giáo viên:
Để HS nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú, thì việc giảng dạy nội dung từ loại là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nhưng trên thực tế, nhiều GV cứ theo hướng dẫn hoàn thành đầy đủ các bài tập và coi như thế là xong, mà không quan tâm xem, sau bài học, cái gì còn đọng lại trong HS và các em đã vận dụng bài học ấy như thế nào. Đó là lí do khiến nhiều HS khi học lên đến lớp 5 mà kiến thức về từ loại vẫn còn rất mới mẻ.
Thực tế cũng cho thấy, GV cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng và đã có những nhầm lẫn khi giảng dạy nội dung này. Sở dĩ như vậy là do khi xét từ loại cho những từ cụ thể, GV thường dựa vào nghĩa chứ không nắm được hết các dấu hiệu hình thức từ loại. Mà nghĩa của từ loại không phải lúc nào cũng dễ xác định. Một từ cụ thể chỉ sự vật hay hoạt động, trạng thái hay đặc điểm, tính chất không phải lúc nào cũng có thể tìm ra ngay được. Sự khác nhau về nghĩa hay có dấu hiệu hình thức đi kèm như thế nào đôi khi GV cũng không nắm được.
Do thiếu kinh nghiệm cũng như chưa biết đầu tư đúng mức cho tiết dạy nên GV chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết dạy: Chưa đầu tư thích đáng cho việc thiết kế bài giảng, chưa có sự công phu rèn luyện của bản thân.
Nhiều GV còn rụt rè, e ngại, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
g thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông đất nước. Học sinh nhận xét được danh từ lặp lại: Triệu Thị Trinh. Việc lặp từ làm cho câu văn không hay vậy ta có thể thay các danh từ bị lặp lại đó bằng các đại từ hoặc từ đồng nghĩa thích hợp. Ví dụ: Bài 9A (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) - Hoạt động thực hành 3: A B Một con quạ khát nước. Quạ tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Quạ lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống. Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. Thế là quạ tha hồ uống. HS xác định được cách dùng từ ở hai đoạn văn A và B khác nhau. Để tránh việc lặp từ, danh từ quạ trong các từ in đậm được thay bằng đại từ nó. - Kiểu 5: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng từ loại để đặt câu. Ở bài tập này học sinh phải nắm vững kiến thức về từ loại và kiến thức đặt câu. Ví dụ: Bài 22C (HDH Tiếng Việt 5, tập 2) - Hoạt động 1: Thi đặt câu ghép: HS tiếp nối nhau thi đặt nhanh, nhiều câu ghép nói về hoạt động hoặc đặc điểm của người, vật... Đối với bài tập này, HS nắm kiến thức về câu ghép và từ loại: động từ (tìm từ chỉ hoạt động), tính từ (tìm từ chỉ đặc điểm). HS sử dụng những từ tìm được vào đặt câu. Biện pháp 4: Tăng cường công tác tự học, nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy - GV cần nắm vững nội dung kiến thức của bài dạy và xác định đúng mục tiêu của từng bài học. - Phải nghiên cứu kĩ bài học khi soạn bài. Cần có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Cần nắm vững được phương pháp dạy học đặc trưng cho từng kiểu bài cụ thể. - GV cần phải biết cách lựa chọn, phối hợp một cách linh hoạt và hợp lí nhiều phương pháp trong giảng dạy để tiết học đạt hiệu quả cao nhất. - GV phải vừa dạy kiến thức mới vừa kết hợp củng cố kiến thức kỹ năng đã học có liên quan nhằm giúp HS nhớ lâu hơn. - Trong chương trình SGK, mỗi nội dung về từ loại đều có loại bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập. Do đó, khi xử lí các loại bài này (kể cả trong các nội dung tương tự khác), GV cần lưu ý một số điểm sau: + Khi hướng dẫn mục tìm hiểu của bài học trong SGK, GV cần chủ động dẫn dắt, gợi ý cho HS trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức cách nhanh gọn (tránh phân tích ngữ liệu quá kĩ, mất nhiều thời gian). + Trong quá trình luyện tập, GV có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan để HS thực hiện bài tập; Tổ chức HS làm bài theo hình thức trao đổi nhóm (trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kết hợp tự học và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao). + Đối với lớp có nhiều đối tượng HS tiếp thu còn hạn chế về TV, GV cũng cần chú ý hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập, làm thử trên lớp một phần hoặc một bài cụ thể (trước khi yêu cầu HS làm vào bảng nhóm hoặc vở BT, vở nháp,... ). Biện pháp 5: Đa dạng hóa hình thức dạy học để củng cố kiến thức từ loại Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học (xin viết tắt là DHTNL) không chỉ chú trọng phát triển các năng lực chung, cốt lõi mà còn chú trọng phát triển cả năng lực chuyên biệt (môn học). Do đó, cần tăng cường gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, ứng dụng trong thực tiễn. Tăng cường việc học tập theo nhóm, cộng tác, chia sẻ nhằm phát triển nhóm năng lực xã hội. Hay nói cách khác, cần đa dạng hóa các hình thức dạy học. Hình thức dạy học đa dạng sẽ tạo được hứng thú học tập cho HS. Do đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao. Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song, cho dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó một cách phong phú, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài đó. Có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. Trong đó, phương pháp trò chơi là một trong những phương pháp gây được hứng thú cho HS và luôn được HS mong đợi nhất. Sử dụng tốt phương pháp này sẽ vừa tạo tinh thần thoải mái cho HS trong học tập, đồng thời khắc sâu được kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng. Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Với nội dung giúp HS xác định từ loại, trò chơi có tác dụng giúp các em củng cố kiến thức về từ loại, cách dùng từ loại. 1. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” * Chuẩn bị: - Các băng giấy có ghi sẵn từ. - Hai bảng phụ có kẻ sẵn các từ * Luật chơi: Chọn hai đội chơi (đội nam, đội nữ), mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng. Mỗi em điền từ vào (...) để tạo thành từ loại mới. Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi. Ví dụ: (niềm, cuộc) vui; (sự, nỗi) khó khăn; (niềm, lòng, sự) kính yêu; (nỗi) buồn; (tấm, nỗi) lòng; (sự, cuộc) đời; (sự) hi sinh; (cuộc) liên hoan; (trận) chiến đấu; (vẻ) thnah bình; (cuộc) thảo luận; (lòng) yêu nước; (điều) mơ ước; (niềm) hối tiếc; (cơn) buồn bực; (việc) học hành,... * Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức từ loại cho học sinh, rèn tư duy nhanh. 2. Trò chơi “Điền từ thích hợp vào chỗ chấm” Ví dụ 1: “ Điền danh từ” Bài 25A (HDH Tiếng Việt 5, tập 2) - Hoạt động thực hành 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau. * Chuẩn bị: hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh từ cần điền: tôm, cá chim, chợ, cá song. Các câu văn được chép sẵn trên bảng phụ: ................. Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con ............... khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con ............ mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì... Những con ................ tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay trẻ lên ba,... * Luật chơi: Chọn 4 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽ thắng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn văn, biết nhấn mạnh vào các danh từ và những từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của từng danh từ đó. Tính điểm mỗi đội có 2 phần: - Điền nhanh, đúng. - Đọc hay. * Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa, nội dung câu văn; cảm nhận được nội dung đoạn văn. Ví dụ 2: “ Điền tính từ” * Chuẩn bị: - Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: - Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ. Chọn từ thích hợp chỉ màu vàng trong các từ dưới đây để điền vào chỗ trống: vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm. Màu lúa chín dưới đồng lại. Nắng nhạt ngả màu Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan.không trông thấy cuống, như những chuổi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít .Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh.... . Dưới sân rơm và thóc..Quanh đó con gà, con chó cũng . (Theo Tô Hoài) * Luật chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 em. Mỗi em lên điền một từ. ( HS suy nghĩ và điền theo thứ tự đúng là: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt,) * Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu vàng với các sắc độ khác nhau có tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu vàng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả. Ví dụ 3: Tìm từ lạc Gạch dưới từ lạc (không phải là tính từ) trong mỗi dãy từ dưới đây: a. xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, ngủ khì, thấp tè, cao vút, nằm co, thơm phức, mỏng dính. b. thông minh, ngoan ngoãn, nghỉ ngơi, xấu xa, giỏi giang, nghĩ ngợi, đần độn, đẹp đẽ. c. cao, thấp, nông, sâu, dài, nhắn, thức, ngủ, nặng, nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ. * Luật chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 3 em. Mỗi em lên gạch một từ lạc trong một câu. (HS suy nghĩ và gạch đúng là: ngủ khì, nằm co, nghĩ ngợi, thức, ngủ..) * Mục đích: Giúp học sinh phát hiện từ chỉ họa động, trạng thái. Ví dụ 4: “ Điền quan hệ từ” Bài 23C (HDH Tiếng Việt 5, tập 2) - Hoạt động 2: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống. * Chuẩn bị: hai bảng phụ có chép sẵn các câu văn và các băng giấy có ghi các cặp quan hệ từ cần điền: không chỉ ... mà; không những ... mà; không chỉ ... mà. Các câu văn được chép sẵn trên bảng phụ: a) Tiếng cười .......... đem lại niềm vui cho mọi người ........... nó còn là liều thuốc trường sinh. b) ............ hoa sen đẹp ........... nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam. c) Ngày nay, trên đất nước ta, ............ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh ............ mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình. * Luật chơi: Chọn 3 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các cặp quan hệ từ đúng và nhanh sẽ thắng. * Mục đích: Luyện điền nhanh cặp quan hệ từ dựa vào ý nghĩa, nội dung câu văn. Biện pháp 6: Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của HS Việc tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các câu hỏi và bài tập nhìn chung khá thuận lợi. Về cơ bản, GV có thể thực hiện tuần tự như gợi ý ở sách HDH. Tuy nhiên, GV cũng cần lưu ý thực hiện theo đúng mục tiêu bài học, không nên áp dụng một nội dung giảng dạy cũng như một chế độ thực hành cho toàn lớp, dẫn đến sự quá tải đối với các đối tượng HS tiếp thu còn hạn chế. - Đối với đối tượng HS tiếp thu nhanh: Nếu đối tượng HS của lớp chủ yếu là HS tiếp thu nhanh, các em thực hiện các nhiệm vụ rất nhanh và khá chính xác. Đối với đối tượng này, GV có thể bổ sung yêu cầu để các em được phát triển tư duy và vốn từ. Ví dụ: Bài 11C (HDH Tiếng Việt 4, tập 1): Sau khi HS tìm được các từ miêu tả đặc điểm của thị trấn, vườn nho, có thể yêu cầu HS tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ ngữ các em vừa tìm được trong bài, chẳng hạn: + Thị trấn: nhỏ (nhỏ bé,...) + Vườn nho: con con (be bé,...) Sau khi HS tìm được các tính từ trong đoạn văn, để khắc sâu tác dụng của các tính từ vừa tìm được, có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những từ ngữ đó bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ nào ? Chúng có tác dụng gì ? Nếu không có những tính từ đó, đoạn văn sẽ thế nào ?... Đối với nhóm đối tượng này, ở phần luyện tập, nên nêu yêu cầu và hướng dẫn HS đặt câu hỏi gợi tả được đặc điểm của bạn (người thân) hoặc cây cối một cách phong phú, sinh động. - Đối với đối tượng HS tiếp thu còn hạn chế: Cần dựa vào đặc điểm của HS và đặc điểm của từng bài tập, của cả bài dạy để có những điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn, ở bài nêu trên, có thể giảm độ khó cho HS tiếp thu còn hạn chế như sau: HS nhóm này thường có kĩ năng đọc chậm, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian thực hiện nhiệm vụ của tiết học. Để khắc phục tình trạng này, GV nên gọi một HS có khả năng đọc lưu loát đọc đoạn văn, những HS khác đọc thầm theo. Nếu lớp không có HS đọc tốt, GV có thể đọc đoạn văn trước lớp. Ví dụ: Bài 14C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) - Hoạt động 3: HS dựa vào nội dung khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta, viết đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa hè tháng sáu nóng bức. Đối với HS tiếp thu còn hạn chế, GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu (tả người mẹ cấy lúa): HS phải tìm được những từ ngữ miêu tả đặc điểm, hình dáng của mẹ (tính từ); từ miêu tả hoạt động cấy lúa (động từ). Sử dụng những từ này vào viết đoạn văn. Chú ý liên kết giữa các câu, các đoạn bằng quan hệ từ. HS tiếp thu còn hạn chế thì chỉ yêu cầu: sử dụng một động từ, một tính từ và một quan hệ từ trong đoạn văn. Riêng đối với HS tiếp thu nhanh, GV điều chỉnh mục tiêu, khuyến khích các em tìm và sử dụng nhiều từ hơn để đoạn văn hay và liên kết chặt chẽ với nhau. - Đối với những lớp có nhiều đối tượng HS: Tuỳ theo từng đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể mà ta cũng linh động điều chỉnh nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành để đưa ra những yêu cầu cụ thể tới từng đối tượng HS theo tinh thần trên. Phương pháp hướng dẫn HS làm BT phù hợp với đặc điểm trình độ của các em (GV điều chỉnh mục tiêu bài học cho từng đối tượng) sẽ tạo điều kiện cho tất cả HS tự làm bài, tự đi đến với lời giải đúng. HS khá giỏi sẽ được quan tâm với những nhiệm vụ mới sau khi đã hoàn thành bài tập. HS tiếp thu còn hạn chế được phát triển tư duy và ngôn ngữ, nắm được kiến thức, kĩ năng qua việc thực hiện các thao tác, trả lời các gợi ý. Các em sẽ không bị rơi vào tình trạng luôn phải thụ động chấp nhận đáp án qua bài chữa của bạn và của GV. Biện pháp 7: Cung cấp một số mẹo giúp HS phát hiện nhanh các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn Khi giảng dạy nội dung từ loại (cũng như các nội dung khác), ngoài việc nắm vững kiến thức, mỗi GV cũng cần nghiên cứu và tìm ra các mẹo giúp HS dễ dàng phân biệt các kiến thức dễ lẫn, các mẹo này ta có thể đưa vào trực tiếp trong quá trình hướng dẫn HS làm bài tập. Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ. * Danh từ: - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...) - DT kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,... ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... ) - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích nào? chỗ nào? khi nào?...) - Các ĐT và TT đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: Ví dụ: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (sạch sẽ (TT) đã trở thành DT) * Động từ: - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,... ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...) * Tính từ: - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...) * Lưu ý: Các ĐT chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,... Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. Biện pháp 8: Tổ chức đánh giá kết quả học tập Sau mỗi tiết học, đặc biệt là sau mỗi một nội dung, GV cần tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS để củng cố, uốn nắn kịp thời. Đánh giá kết quả học tập của HS một cách kịp thời cũng là cách để chúng ta tự đánh giá chất lượng giờ dạy của bản thân, từ đó có thể kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy cho hợp lí, giúp HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và dễ dàng hơn. 2.3. Những kết quả đạt được: Sau một thời gian áp dụng các biện pháp xác định từ loại cho học sinh, tôi nhận thấy: - Học sinh nắm chắc khái niệm từ loại. - Dựa vào khái niệm, học sinh đã xác định đúng từ loại. - Đối với những trường hợp phân vân hoặc còn lúng túng, các em đã biết dựa vào các dấu hiệu để tránh sự nhầm lẫn. - Học sinh hứng thú hơn với môn học. - Kết quả học tập, kiểm tra kiến thức về từ loại đạt mức cao hơn. Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 5C làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng Việt có trong chương trình tiểu học hiện hành khi đã thực hiện đề tài này. Tổng số HS HS xác định đúng HS xác định chưa chắc chắn HS chưa xác định được SL % SL % SL % 25 19 76 5 20 1 4 Từ kết quả trên cho thấy đa số học sinh đã xác định đúng từ loại Tiếng Việt và đã phát triển được năng lực sử dụng ngôn ngữ trong nói và viết. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa đề tài Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,.. Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Nói tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Ở trong trường tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội chủ nghĩa là việc làm rất cần thiết. Các kiến thức về “Từ loại” trong phân môn Luyện từ và câu đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn luôn tự học, trau dồi kĩ năng sư phạm. Trước khi lên lớp cần nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức giờ học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại, tập cho HS thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại, thường xuyên luyện tập về các dạng bài tập. Đặc biệt người giáo viên cần đa dạng hóa hình thức dạy học, đặc biệt luôn phải lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em tích cực, chủ động tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho mình. Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Đối với giáo viên: Cần tăng cường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục. Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm đến việc học của con em mình, tích cực phối hợp với giáo viên, nhà trường động viên, khích lệ các em trong học tập. Đối với nhà trường: Chú trọng nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên có cơ hội học tập, mở mang kiến thức. Qua một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp của đề tài này, tôi thấy bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng tính thực tiễn của đề tài song khó tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp để cùng tìm ra những biện pháp giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng Việt hay hơn, thiết thực hơn, hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xac_dinh_dung_tu_loai.doc