Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học Lớp 5

Cơ sở thực tiễn :

 Trong giai đoạn đất nước đang phát triển như hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em. Theo guồng quay của kinh tế xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,. ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hiện nay có suy nghĩ hoàn toàn giao phó việc dạy dỗ con em mình cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn như Toán, Tiếng việt nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn luyện để phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội.

Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp, sĩ số lớp tôi là 34 em, trong đó số học sinh nữ là 14 em, học sinh khuyết tật 01 em. Các em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà; nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ; thiếu tự tin trong giao tiếp và bày tỏ,. Vậy làm sao để các em có thể hoàn thành tốt các môn học về kiến thức lẫn kĩ năng hàng ngày của các em? Việc dạy cho các em biết tính toán, đọc và viết là những việc làm tương đối đơn giản. Nhưng còn các phân môn học khác như Khoa học, Lịch sử, Đia lí, . thì sao? Như ta đã biết, môn Khoa học là môn vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên. Qua môn học này, người giáo viên không chỉ là người giáo dục cho các em lòng say mê khoa học mà còn giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước. Từ những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài này.

Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu thực hiện từ nhiều năm học trước. Sau đó rút kinh nghiệm, bổ sung và sẽ được hoàn thiện vảo cuối năm học 2019-2020. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu hướng vào các nội dung cơ bản sau đây:

 + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập.

 + Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi- Gameshow- Trò chơi học tập.

 + Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm.

 + Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

 

docx32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các trò chơi mang tính khởi động giáo viên nên tạo cơ hội cho tất cả các học sinh tham gia trình bày trước lớp.
Ví dụ : Khi dạy bài 12, trang 26 “ Phòng bệnh sốt rét”
	- Trước khi vào bài mới tôi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nhỏ có tên “ Diệt những con vật có hại” 
	- Cách chơi: Giáo viên lấn lượt nêu tên các con vật mà học sinh đã biết . Khi nghe những con vật có hại cần tiêu diệt, học sinh sẽ đưa tay lên cao và hô “ Diệt! Diệt! ”.
	- Nếu học sinh nào hô diệt những con vật có ích hoặc nghe tên các con vật có hại mà không hô diệt là thua cuộc phải đứng tại chỗ.
Giáo viên
Học sinh
Con mèo
Có ích- có ích
Con ruồi
Diệt - diệt
Con chó
Có ích- có ích
Con gián
Diệt - diệt
Con chuột
Diệt - diệt
Con bò
Có ích- có ích
Con muỗi
Diệt - diệt
Qua trò chơi nhỏ đó, học sinh sẽ biết những con vật nào có hại cần phải tiêu diệt. Từ đó, giáo viên giới thiệu một cách nhẹ nhàng lí thú. Học sinh tiếp thu bài một cách đầy hào hứng và đương nhiên tiết học đạt kết quả cao.
Ví dụ : Khi dạy bài 44- trang 90 : sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
	- Ở bước củng cố bài, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ chung sức”
	- Cách chơi : chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 thành viên tham gia.
	- Giáo viên đính lên bảng 4 bức tranh ( che phần chú thích ở dưới) và đính 4 băng giấy với hai nội dung ( mỗi nội dung 2 băng giấy ) gồm : Sử dụng năng lượng gió, sử dụng năng lượng nước chảy.
	- Học sinh mỗi đội lần lượt đính nội dung băng giấy phù hợp với tranh. Đội nào xong trước và chính xác thì đội đó thắng cuộc.
	- Giáo viên và cả lớp kiểm tra kết quả bằng cách lần lượt gỡ băng giấy che phần chú thích dưới mỗi hình ra , nếu đúng cả lớp vỗ tay.
	 Ngoài ra, khi dạy giáo viên cũng có thể sử dụng các trò chơi để hình thành kiến thức mới, ví dụ :
Tiết - trang
Tên trò chơi
Mục đích trò chơi
T1- trang 4
Bé là con ai?
Học sinh (HS) nhận ra, mỗi trẻ em đều có những đặc điểm giống bố, mẹ mình.
T2,3-trang6
Ai nhanh, ai đúng?
Học sinh (HS) biết phân biệt đặc điểm về mặt sinh học và xã hội của nam và nữ.
T6-trang 14
Ai nhanh, ai đúng?
Học sinh (HS) hiểu 1 số đặc điểm chung của trẻ ở từng giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi.
T11- trang 30
Ai nhanh, ai đúng?
Học sinh (HS) biết tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
T16- trang 34
Ai nhanh, ai đúng?
Học sinh (HS) giải thích được HIV, AIDS là gì? các đường lây bệnh HIV,
T17- trang 36
HIV lây hay không lây?
Học sinh (HS) biết các hành vi tiếp xúc thông thường không lây HIV.
T35- trang 72
Ai nhanh, ai đúng?
Học sinh (HS) biết đặc điểm của chất rắn - chất lỏng - chất khí.
T36- trang 74
Nhà khoa học trẻ
Học sinh (HS) biết các phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
T37-trang77
Đố bạn
Học sinh (HS) biết phương pháp sản xuất muối từ nước biển, sản xuất nước cất tiêm .
T38,39-trang78
Bức thư bí mật
 Học sinh (HS) biết vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
T55-trang 112
Ghép chữ
 Học sinh (HS) biết đặc điểm bên ngoài của động vật đẻ con, động vật đẻ trứng.
T57-trang 116
Bắt trước tiếng kêu
Học sinh (HS) biết thời gian, địa điểm sinh sản của ếch.
	Một số trò chơi củng cố kiến thức : 
Tiết- trang
Tên trò chơi
Mục đích của trò chơi
T7- trang 16
Ai, đang ở giai đoạn nào?
Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
T9, 10 –trang 20
Chiếc ghế nguy hiểm
Thực hành để củng cố sự hiểu biết về tác hại của chất gây nghiện.
T11- trang24
Ai nhanh, ai đúng?
Củng cố về giá trị dinh dưỡng của thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn.
T18- trang 38
ứng xử khôn khéo
Học sinh (HS) biết cách ứng xử khi bị xâm hại.
T20, 21 trang 42
Ai nhanh, ai đúng?
Củng cố cách phòng tránh 1 số bệnh thường gặp đã học.
T34- trang 68
Ô chữ kì diệu
Củng cố kiến thức về chủ đề:Con người và sức khoẻ.
T49, 50 –trang 100
Ai nhanh, ai đúng?
Củng cố về tính chất 1 số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
T52-trang 106
Ghép chữ
Củng cố về sự sinh sản ở thực vật có hoa.
T63- trang 130
Ai nhanh, ai đúng?
Hệ thống 1 số nguồn tài nguyên và tác dụng của chúng.
T63- trang 133
Ai nhanh, ai đúng?
Hệ thống kiến thức về môi trường.
T69- trang 142
Chữ gì?
Củng cố kiến thức có liên quan đến sự ô nhiễm môi trường.
	- Khi nêu mục tiêu của trò chơi, giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, hấp dẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh.
	- Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc. Để làm được điều đó, người giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý; hợp lý về thời gian; hợp lý về hình thức chơi; hợp lý về luật chơi ; hợp lý về hình thức khen thưởng
 Giáo viên lưu ý: có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trò chơi học tập khi đã có đủ các điều kiện sau:
 - Về đồ dùng trực quan, dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
 - Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi.
 - Có cách chơi, luật chơi rõ ràng, cụ thể.
 - Có cách tính điểm, phân định “thắng- thua”, khen thưởng rõ ràng, dễ hiểu
	Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên , góp phần quyết định sự thành công hay không của trò chơi.
5. Tăng cường đầu tư đồ dùng dạy – học:
Không chỉ môn khoa học mà tất cả các môn học khác, đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu bài của học sinh.
Có nhà giáo dục cho rằng : “ Trẻ em không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu, nhàm chán. Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì, khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức. Thường cái mới đó là đồ dùng dạy – học.
 Bản thân, nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong môn học. Tôi luôn cố gắng sưu tầm và làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy. Và đó cũng chính là một yếu tố cần thiết để tạo sự chú ý cho học sinh trong một tiết dạy.
Ví dụ : Khi dạy bài 44- trang 90 : “sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy”, tôi sử dụng các đồ dùng sau :
- Bảng cài đính trò chơi.
- Tranh ảnh học sinh sưu tầm được.
- Máy phát điện sử dụng sức nước.
Ví dụ : Bài 57 – trang 116 “ Sự sinh sản của ếch”
Tôi cho các em sưu tầm hoặc vẽ tranh : trứng ếch, nòng nọc, ếch trưởng thành. Giáo viên chuẩn bị một con ếch thật và một con nòng nọc thật để học sinh quan sát. Ngoài ra chuẩn bị tranh “ sơ đồ vòng đời của ếch”.
Qua tranh ảnh, sơ đồ, vật thật trong quá trình giảng dạy, tôi đã tạo được sự hứng thú học sinh trong giờ học.
6. Những lưu ý khi thực hiện giảng dạy trên lớp:
6.1. Chọn cách giới thiệu:
Với tôi, giới thiệu bài là một khâu quan trọng trong một tiết dạy. Mỗi bài dạy cần có một cách giới thiệu sinh động và hấp dẫn nhưng tránh rườm rà để gây sự chú ý cho học sinh gay từ khi mới vào bài.
Ví dụ : Khi dạy bài 12, trang 26 “ Phòng bệnh sốt rét”
Tôi đưa ra một câu đố : Vì mày mà tao phải đánh tao, vì tao mà tao phải đánh cả tao lẫn mày đố các em đó là con gì? À vì sao chúng ta phải đánh muỗi, diệt muỗi, hôm nay các em sẽ hiểu điều đó qua bài “ Phòng bệnh sốt rét”
Ví dụ : Khi dạy bài 57- trang 182 “ Sự sinh sản của ếch”
Tôi bắt bài hát “ Chú ếch con” và cùng hát với học sinh, kết thúc bài hát. Hôm nay, các em cùng thầy tìm hiểu về con ếch qua bài “ Sự sinh sản của ếch”.
Mỗi bài có một đặc thù riêng, và cách giới thiệu bài cũng là một nghệ thuật trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, tôi luôn tìm cách thay đổi phần giới thiệu để tạo ra sự mới lạ, thu hút học sinh đến với bài mới.
6.2. Cách nêu câu hỏi: 
Đối với tôi học sinh trả lời câu hỏi được hay không ? Dựa vào rất nhiều cách đặt câu hỏi của giáo viên, thái độ của giáo viên. Vì vậy mỗi khi đưa ra câu hỏi phải cần có thái độ khuyến khích, giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng, thể hiện sự gần gũi giữa thầy và trò. Cần chú ý đến việc khuyến khích động viên các học sinh rụt rè chậm chạp. Trong quá trình dạy học tôi luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên, cho bạn. Có như vậy các em mới thể hiện được sự sâu sắc trong việc lĩnh hội tri thức mới.
Ví dụ : khi học bài 30- trang 64 “ Cao su”. Sau khi làm thí nghiệm, học sinh quan sát thí nghiệm. Tôi đặt câu hỏi giúp học sinh nêu được tính chất đàn hồi của cao su như sau:
Đố các em cao su có tính chất gì?
6.3. Sử dụng giáo cụ trực quan để kích thích hứng thú, tạo không khi sôi nổi trong học tập.
Như trên đã nói tầm quan trọng của đồ dùng dạy học. Vì vậy, tôi luôn cố gắng tìm vật thật, vật sống để các em dễ tiếp thu bài hơn.
Ví dụ : Khi dạy bài 57- trang 182 “ Sự sinh sản của ếch”
	- Tôi cho học sinh quan sát con ếch thật.
	- Tôi cho học sinh quan sát sơ đồ vòng đời sinh sản của ếch, giải thích sự phát triển của ếch,....
Sơ đồ vòng đời của ếch
	Từ những việc làm nhỏ trên, tôi thấy giờ học sinh động, học sinh tôi rất hứng thú khi học môn khoa học.
6.4. Giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp:
Việc giảng dạy trên lớp kĩ, đúng trọng tâm bài, học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh khắc sâu được nội dung một cách có hệ thống sẽ giúp thuộc bài ngay tại lớp. Để làm được điều đó, tôi phải nghiên cứu kĩ bài dạy, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp cho từng bài, từng hoạt động cụ thể.
6.5. Đánh giá, nhận xét, khuyến khích, động viên:
Bên cạnh các em thi đua sưu tầm đồ dùng học tập, quan sát trước ở nhà để lên lớp để tiếp thu bài nhanh, khắc sâu kiến thức của bài học. Tôi phải theo dõi tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân hay tổ làm tốt. Các em sẽ thấy thích thú và hăng hái tham gia chuẩn bị bài tốt hơn cho những bài học sau.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
 Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
9.1. Với lãnh đạo cấp trên:
	- Xây dựng lộ trình triển khai dạy khoa học cụ thể, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi tổ chức thực hiện. Đặc biệt, phải dự báo được khả năng phát triển quy mô trường lớp, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV kịp thời.
- Quán triệt tinh thần giáo dục, tầm quan trọng của môn học cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên nhận thức rõ khó khăn, thuận lợi, quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả.
- Phân công một vài chuyên viên phụ trách nhằm đảm bảo tính kiểm soát, chủ động trong việc lập kế hoạch tập huấn, hỗ trợ, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả và báo cáo lãnh đạo các cấp.
- Tổ chức các đợt tập huấn cho toàn thể giáo viên ở các trường học. 
- Tổ chức hội thảo những sáng kiến kinh nghiệm hay có hiệu quả cho giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm.
- Trang bị thêm tài liệu, đồ dùng trực quan, trang thiết bị thí nghiệm cho các nhà trường.
9.2. Với nhà trường:
	- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.
- Tạo điều kiện cho sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi đối với tất cả khối lớp .
- Trang bị thêm tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, đồ dùng thí nghiệm khoa học cho giáo viên như: tranh, một số tranh liên quan đến việc ô nhiễm môi trường; một số thẻ từ
9.3. Với giáo viên:
- Cần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh.
- Có phương pháp phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực đánh giá của học sinh.
- Giáo viên tạo cơ hội rèn luyện, cho học sinh cọ sát thực tế, tạo điều kiện cho học sinh trong học trong đời sống hàng ngày như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu 
10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến
10.1.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả:
 Đối tượng thực nghiệm: HS khối 5 trường Tiểu học Chấn Hưng
10.1.1. Giáo án minh họa
BÀI 30: CAO SU
I. Mục tiêu
Giúp Học sinh:
	- Nhận biết một số tính chất cơ bản, đặc trưng của cao su.
	- Học sinh thực hành được một vài thí nghiệm nhỏ liên quan đến cao su
- Nêu được một số công dụng, lợi ích của cao su.
- Học sinh biết cách bảo quản các đồ dùng được làm từ cao su.
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trong SGK trang 62, 63.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận.
- Phiếu nhóm.
- Thẻ 2 mặt Đúng/ Sai
- Một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây chun, dép...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tổ chức
2. Bài cũ
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 1: Thực hành
3.3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
3.3 Hoạt động 3: Trò chơi học tập
4. Củng cố - dặn dò
- Ổn định tổ chức
- GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh?
+ Em hãy nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh?
- Gv nhận xét, khen ngợi HS
- GV mời quản ca cho lớp hát bài : Quả bóng tròn tròn.
- Giới thiệu bài và ghi bảng 
- GV mời 1 HS lên thực hành theo yêu cầu, lớp quan sát, nhận xét hiện tượng gì sẽ xảy ra:
+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà? 
- GV yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau tiếp tục thực hành theo yêu cầu:
+ Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra
- Từ các thí nghiệm trên, em rút ra được cao su có tính chất gì?
- GV chốt: Cao su có tính đàn hồi.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 63.
- GV phát phiếu nhóm: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ( GV treo bảng phụ có viết sẵn các câu hỏi )
+ Có mấy loại cao su, đó là những loại nào ?
+ Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào?
+ Cao su ngoài tính chất đàn hồi tốt thì nó còn có những tính chất gì?
+ Cao su thường được sử dụng để làm gì ?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
- GV nhận xét, thống nhất các đáp án
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: 
“Nhà khoa học trẻ”
- GV hướng dẫn cách chơi: 
Có 2 đội chơi, mỗi đội 5 người. GV sẽ đưa ra 1 vài tính chất, các đồ vật có thể được làm từ cao su, lần lượt HS từng đội sẽ chọn xem tính chất nào là tính chất của cao su, các đồ dùng nào được chế tạo từ cao su bằng cách giơ thẻ đúng hoặc sai. Thời gian chơi là 3 phút. Sau 3 phút, đội nào chọn được nhiều đáp án chính xác sẽ là đội chiến thắng.
- Tổ chức cho HS chơi thử
- Tiến hành chơi thật
- GV nhận xét, chọn ra đội chiến thắng
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học?
Dặn dò HS về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài : “Chất dẻo”.
Nhận xét tiết học.
- HS ổn định tổ chức
- HS trả lời theo ý hiểu
- HS cả lớp nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Cả lớp hát bài: Quả bóng tròn tròn.
- HS nối tiếp nêu tên bài
HS quan sát và nhận xét:
+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên.
- HS thực hành, nêu nhận xét
+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
- HS trả lời
- HS HĐ nhóm 4
- Các nhóm thực hiện yêu cầu
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh
+ Có hai loại cao su: 
1. cao su tự nhiên 
2. cao su nhân tạo
- Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng cách: 
+ chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh
+ chế tạo từ than đá và dầu mỏ
+ Cao su ngoài tính đàn hồi ra thì cao su có tính chất ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng.
+ Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,). Không để các hóa chất dính vào cao su.
- HS nghe và ghi nhớ
- HS nghe phổ biến luật chơi, cách chơi.
- HS tham gia chơi thử
- HS tham gia chơi.
HS nhắc lại nội dung bài 
- HS nghe và ghi nhớ
- HS nghe và ghi nhớ
- HS nghe nhận xét, rút kinh nghiệm các giờ học sau.
10.2. Kết quả thực nghiệm
Với việc áp dụng các biện pháp nêu trên, chất lượng tiết dạy được nâng lên rõ rệt, giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phụ trách có tiến bộ hơn nhiều so với các năm trước. Các em tỏ ra ham thích học môn khoa học, các em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia xây dựng bài. Từng bước hình thành được thói quen, ý thức tự học, học sinh tích cực hơn trong công việc được thầy cô giáo giao cho phải thực hiện ở nhà, ở lớp.
 Tôi đã hình thành được ở học sinh các kĩ năng quan sát, phán đoán, kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. 
Việc thực hiện tốt các biện pháp trên, hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ lên lớp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ.
Kết quả khảo sát cuối HK I : HS khối 5 - Trường TH Chấn Hưng :
Lớp
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Cần cố gắng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
5A
33
25
75,7
8
24,3
0
0
5B
34
25
73,5
9
26,5
0
0
5C
33
24
72,7
9
27,3
0
0
5D
34
26
76,4
8
23,6
0
0
5E
35
27
77,1
8
22,9
0
0
Tổng
169
127
75,1
42
24,9
0
0
Các tuần thi đua, các đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đại trà các môn học lớp đều được xếp loại Tốt, được nhà trường đánh giá là lớp ngoan, có nề nếp tốt. Học kì I vừa qua lớp đạt tiên tiến xuất sắc 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. 
10. 3. Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến nhà trường:
Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi áp dụng được Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao ở các tiêu chí sau:
	- Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trong huyện.
	- Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh.
	- Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực về nguồn lực con người góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong tương lai.
	- Sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong học tập và trong cuộc sống.
	11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Đỗ Thị Phượng
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn khoa học lớp 5
2
Dương Thị Trang
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn khoa học lớp 5
3
Trương Thị Tính
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn khoa học lớp 5
4
Nguyễn Thị Phượng
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn khoa học lớp 5
5
Nguyễn Phú Thọ
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn khoa học lớp 5
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện nghiên cứu, thời gian và phạm vi có hạn. chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô trong Hội đồng khoa học nhà trường cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và ứng dụng thực tế có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh trong trường trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chấn Hưng, ngày  tháng năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Chấn Hưng, ngày tháng năm 2020
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Phượng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_va_nang.docx
Sáng Kiến Liên Quan