Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học
Từ xưa, ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đúng vậy, lễ nghĩa bao giờ cũng đi đầu trong việc quan sát, nhìn nhận và đánh giá một con người trong giao tiếp. Tuy nhiên việc giao tiếp đó có thành công không, có hiệu quả không lại còn liên quan đến một vấn đề khác đó là văn hóa. Trình độ văn hóa giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói : “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thành người vô dụng”. Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục con người phải song song hai mặt.
Đúng vậy, để việc giáo dục con người trở thành người toàn diện hai mặt là việc làm không dễ. Ngay trong thời điểm này đây, trọng trách của nhà trường, của người giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải phát huy hết năng lực của mình, phải làm sao cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, và như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất vì nó tạo ra những con người sáng tạo”.
Học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng chất lượng dạy và học.
̀u học sinh chuẩn bị một vài mẫu đá vôi, đá cuội. +Bước 2. Thực hành, thí nghiệm -Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận. -Tiến hành thí nghiệm : Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội à Quan sát và mô tả lại hiện tượng à Kết luận đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi). +Bước 3. Rút ra kiến thức. Thí nghiệm 2 : +Bước 1. Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua (hoặc axit loãng). +Bước 2. Thực hành, thí nghiệm -Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận. -Tiến hành thí nghiệm : Nhỏ vài giọt giấm (hoặc axit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội à Quan sát và mô tả lại hiện tượng à đá vôi tác dụng với giấm (hoặc axit loãng) tạo thành một chất khác và khí các-bo-níc sủi lên. Đá cuội không phản ứng với giấm (axit). +Bước 3. Rút ra kiến thức. Bài 28. Xi măng - HS làm thí nghiệm để tìm ra tính chất của xi măng. Bài 35. Sự chuyển thể của chất - HS thực hành về sự chuyển từ thể lỏng (nước)àrắn (nước đá cục)àlỏng (tan ra lại thành nước). Bài 36. Hỗn hợp - HS thực hành trộn hỗn hợp muối tiêu. Bài 37. Dung dịch - HS thực hành pha dung dịch nước chanh, nước muối, nướcđường à Mục đích giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa dung dịch với hỗn hợp; hiểu thế nào là dung dịch bảo hòa. Hoạt động 1. Thực hành “Tạo ra một dung dịch” *Mục tiêu : Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch và kể được tên một số dung dịch. *Cách tiến hành : Bước 1. Làm việc theo nhóm -Tôi yêu cầu các em tự chọn nhóm (5-6 em), cử nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu sau : a)Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối, tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định. Nêu tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch; nêu tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch. b)Thảo luận các câu hỏi : +Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? +Dung dịch là gì ? +Kể tên một số dung dịch mà bạn biết. Bước 2. Làm việc cả lớp -Đại diện mỗi nhóm sẽ nêu công thức pha dung dịch đường hoặc muối và mời nhóm bạn nếm thử. -Các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt, mặn của từng nhóm tạo ra. -Đàm thoại trả lời các câu hỏi mà nhóm vừa thảo luận. Bước 3. Kết luận tìm ra kiến thức bài học Bài 38-39. Sự biến đổi hóa học - HS thực hành đun đường trên ngọn lửa; xé giấy thành những mảnh vụnà Giúp học sinh hiểu thế nào là sự biến đổi hóa học, sự biến đổi lí học. Bài 40. Năng lượng - HS thực hành với đồ chơi sử dụng pin để khởi động máy, còi, nhạc, ; đốt cháy ngọn nến; Bài 44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy - HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin phát điện từ cái cọn nước. Hoặc : Bài 46, 47. Lắp mạch điện đơn giản - HS thực hành lắp mạch điện để tạo ra mạch điện kín, mạch điện hở. Thực hành làm cái ngắt điện để biết vai trò của cái ngắt điện Trước đây, các em chỉ nghe và quan sát giáo viên thực hành lắp mạch điện, sau đó đàm thoại tìm hiểu kiến thức bài học. Giờ thì học sinh được chuẩn bị trước và thực hành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, các em tự mình tìm cách lắp ghép mạch điện sao cho bóng đèn phát sáng để từ đó rút ra kết luận “Làm cách nào mà đèn sáng được ? Vì sao đèn không sáng ?...” Điều này giúp các em ghi nhớ bài lâu hơn, và cũng giúp các em biết cách sử dụng điện sao cho an toàn, tránh bị điện giật. Hoạt động 1. Thực hành lắp mạch điện *Mục tiêu : Học sinh lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn pin, dây dẫn điện. *Cách tiến hành : Bước 1. Làm việc theo nhóm -Tôi yêu cầu các em quan sát hình Sgk/94 và tự lắp mạch điện để đèn sáng, sau đó vẽ lại cách mắc điện của nhóm vào giấy. -Tôi theo dõi, nhắc nhở các em chú ý cẩn thận kẻo bị điện giật (dù nguồn điện rất thấp-pin). Đồng thời cũng hướng dẫn và giúp đỡ thêm cho các nhóm lúng túng chưa biết thực hiện phần nào trước, phần nào sau. Bước 2. Làm việc cả lớp -Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình, và trả lời câu hỏi: Các em phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng ? Bước 3. Làm việc theo cặp -Tôi yêu cầu các em đọc mục Bạn cần biết/94, 95 và chỉ cho bạn xem đâu là cực âm (-), đâu là cực dương (+) của pin; chỉ ra 2 đầu của dây tóc bóng đèn -Sau đó tôi chốt kiến thức -Vài học sinh nhắc lại để ghi nhớ bài. Bước 4. Làm thí nghiệm theo nhóm 4 -Tôi yêu cầu các em quan sát hình 5/95 Sgk và dự đoán xem mạch điện ở hình nào là đèn sáng, hình nào là đèn không sáng. Giải thích tại sao ? -Tôi thống kê kết quả dự đoán và yêu cầu các em tiến hành lắp mạch điện để kiểm traàSo sánh với kết quả dự đoán ban đầuàGiải thích kết quả thí nghiệm. Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, tôi cũng đồng thời đi đến từng nhóm và nhắc nhở các em chú ý trường hợp hình 5c cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin (đoản mạch). Bước 5. Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn. -Tôi cho các nhóm xung phong lên mô tả lại cách lắp mạch điện và nói điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn. Bằng cách này, các em sẽ tự diễn đạt lại cách thực hiện cũng như kiến thức bài bằng cách riêng của mình một cách sinh động, hấp dẫn, giúp các em nhớ bài lâu hơn và yêu thích khám phá hơn. Với cách tổ chức dưới dạng thực hành, thí nghiệm như trên, học sinh sẽ được tham gia một cách tự nhiên hơn, không khí thoải mái hơn và hiệu quả tiết học cũng cao hơn. Một ví dụ khác : Khi học bài Sự sinh sản của thực vật có hoa, ở hoạt động 2, học sinh tìm hiểu về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió; thông thường giáo viên cho học sinh đọc thông tin và quan sát tranh ảnh ở sách giáo khoa để rút ra kiến thức. Như vậy từ việc quan sát ảnh chụp trong sách và thông tin đã được cung cấp, dù học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức nhưng các em vẫn chưa được phát huy cao độ tính tích cực, khả năng xây dựng bài của mình. Thay vào đó, tôi yêu cầu các em quan sát một số tranh ảnh hoặc các loài hoa thật do tôi và một số học sinh sưu tầm được àThảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi : Hãy nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. Kể tên một số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng, thụ phấn nhờ gió mà bạn biết. Trước đây, từ những nhận thức của các em học sinh không đồng đều nên tình trạng một số học sinh khó khăn trong học tập thì quá trình đàm thoại để lĩnh hội kiến thức làm cho các em không đủ tự tin để có thể tham gia trả lời câu hỏi, thậm chí có em còn nản lòng, chán học. Bằng hình thức tổ chức này, tôi thấy các em đã mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn khi trình bày những gì mình quan sát được từ cuộc sống xung quanh. Tôi có thể dễ dàng kiểm tra được việc nắm bắt bài học của các em, sự tự tin, mạng dạn trong giao tiếp đến đâu, để từ đó tôi có sự điều chỉnh phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học của mình cho phù hợp hơn trong những giờ dạy học môn Khoa học. Giải pháp 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại; là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể; là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học. “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là chủ đề của các trường học khi bắt đầu bước vào năm học mới. Việc tạo hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập phải đi đôi với đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Đặc biệt đối với môn Khoa học, trực quan sinh động có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài của học sinh. Bởi lẽ có những kết luận có thể diễn giải được bằng lời nhưng cũng có khi không thể trình bày hết được. Nhưng chỉ bằng một lần được quan sát, tận mắt chứng kiến chắc chắn các em sẽ ghi nhớ lâu hơn. Mặt khác, có những kiến thức mà trong thực tế các em khó có điều kiện quan sát, đối với những dạng bài này, việc ứng dụng công nghệ thông tin (chương trình Microsoft PowerPoint) sẽ giúp các em tiếp nhận kiến thức tốt hơn như Video clip, hình ảnh được trình chiếu bằng PowerPoint mà trong thời điểm hiện tại các em không thể quan sát được. Tuy nhiên, khi thiết kế bài giảng giáo viên cần hạn chế kênh chữ, tập trung nhiều vào kênh hình (hoặc video clip) và các hiệu ứng hoặc trang trí các slide không nên quá cầu kì, làm mất tập trung của học sinh và giảm hiệu quả của tiết dạy. Qua một thời gian thực hiện, đến nay bản thân tôi đã có nhiều thành công trong việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sau đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã trải qua, đã làm trong quá trình thực hiện đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Chẳng hạn : Bài 12. Phòng bệnh sốt rét - Ảnh chụp tiêm phòng dịch bệnh tại địa phương xã (phường), trường học ; hoạt động tẩm thuốc vào chăn màn để diệt muỗi. Bài 19. Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ - Cho học sinh quan sát một số hình ảnh và chỉ ra việc làm vi phạm Luật giao thông và hậu quả; minh họa thêm một số hình ảnh, video về các tai nạn giao thông được cập nhật kịp thời qua các phóng sự, nhằm giúp học sinh hiểu được cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông. Bài 22. Tre, mây, song - quan sát ảnh chụp, video về 3 loại cây này để học sinh dễ phân biệt đặc điểm, tính chất. Hình ảnh một số đồ vật được làm từ tre, mây, song sẽ giúp học sinh biết nắm chắc hơn về công dụng và giá trị thật của chúng. Bài 24. Đồng và hợp kim của đồng - Quan sát ảnh chụp một số đồ cổ được làm từ đồng và hợp kim của đồng. Bài 26. Đá vôi - Quan sát hình ảnh, video về một số hang động, thạch nhũ, núi đá vôi trước đây và hiện nay đã được xây dựng, trùng tu lại và được nhà nước công nhận là di sản văn hóa. Bài 27. Gốm xây dựng: gạch, ngói - Quan sát địa danh nổi tiếng về nghề làm đồ gốm; hình ảnh về nhà cửa xây dựng từ gạch, ngói à Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về tính chất của gạch, ngói. Bài 28. Xi măng - Học sinh được quan sát qui trình sản xuất xi măng; một số nhà máy sản xuất xi măng ở nước ta. Bài 32. Tơ sợi - Quan sát hình ảnh về cây gai, cây đay để nắm tính chất và công dụng của nó; hình ảnh và các nhà máy ươm tơ, dệt vải. Bài 52. Sự sinh sản của thực vật có hoa - Quan sát ảnh chụp một số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nhờ gió - Giúp học sinh phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. Bài 55. Sự sinh sản của động vật - Quan sát ảnh chụp một số loài vật đẻ trứng, một số loài đẻ con - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về các loài vật đẻ trứng, các loài loài đẻ con. Bài 58. Sự sinh sản và nuôi con của chim - Quan sát ảnh chụp một số loài chim; nghe tiếng kêu (hót) của chúng - Giúp học sinh hiểu biết thêm về số lượng trứng chim có thể đẻ trong mỗi lứa tùy theo từng giống loài; đời sống theo bầy đàn hay theo cặp; tiếng kêu của mỗi loại chim cũng như cách nuôi dạy con của chúng. Bài 59. Sự sinh sản của thú – Quan sát ảnh chụp một số loài thú hoang dã, nghe tiếng kêu (hú, gầm, rống) - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về đời sống của mỗi loài. Bài 60. Sự nuôi và dạy con của một số loài thú – Video clip, hình ảnh về sự nuôi và dạy con của một số loài thú hoang dã trong việc kiếm mồi, phòng tránh kẻ thù - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về sự sinh sản và nuôi dạy con của chúng. ... Những đoạn phim và hình ảnh tôi sưu tầm là những nội dung đã được chọn lọc không chỉ giúp học sinh hoàn thành bài mà còn giúp các em quan sát ra thế giới xung quanh với khá nhiều điều kì thú. Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ tạo ra hình thức quan sát sinh động mà còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian để tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Điều này thực sự phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cho học sinh khi tham gia tìm hiểu bài. Nếu không thông qua thực hành, thí nghiệm giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải. Vì lời nói thì trừu tượng mà ví dụ bằng hình ảnh, video clip thì rất cụ thể. Từ chỗ học sinh nhàm chán mỗi khi học phân môn Khoa học vì chỉ quan sát hình ảnh qua sách giáo khoa, đọc thông tin cho sẵn, phân tích và rút ra bài học thì nay các em đã rất hứng thú khi được quan sát những hình ảnh được chụp từ thực tế để minh họa thêm cho bài học, phim tư liệu kèm theo các âm thanh, hình ảnh động. Các em được hiểu rộng hơn về thế giới thực, về những gì các em có thể chạm vào, nghe thấy, ....các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập. Chủ động tìm tòi, chủ động khai thác bài học và biết đặt ra các câu hỏi thắc mắc về nội dung bài. Tóm lại : Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới, từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội, của giáo dục nhà trường, của gia đình, vị trí của giáo viên trong công tác giáo dục ở trường học có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Vấn đề luôn đặt ra là giáo viên phải thực hiện tốt công tác giáo dục và cần xác định một cơ chế hoạt động về quyền hạn, trách nhiệm cho phù hợp với thực tế, phải có năng lực của một nhà sư phạm. Vì vậy buộc giáo viên phải tự hoàn thiện mình trước khi hoàn thiện cho học sinh. Từ những biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học mà tôi đã thực hiện trên, tôi thấy ý thức, thái độ học của các em sôi nổi, hào hứng, tích cực và mạnh dạn hơn đầu năm học rất nhiều. Hình thành được cho các em thói quen học tập, xây dựng nề nếp hoạt động nhóm, thi đua chuẩn bị bài và tự giác phát biểu xây dựng bài rất chu đáo. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp như đã trình bày vào thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy giờ học Khoa học được các em đón nhận rất hồ hởi. Nhiều tiết học đã trở thành sân chơi lí thú. Thông qua các hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm, quan sát tranh ảnh, video clip kiến thức bài học được các em tiếp nhận một cách tự nhiên, hiệu quả. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc tạo hứng thú cho các em khi tham gia học môn Khoa học, những hình thức phương pháp tổ chức như trên đã dần dần hình thành ở các em tính năng động, mạnh dạn trước tập thể. Các em biết phối hợp nhau trong các hoạt động nhóm, biết quan sát môi trường xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Từ thái độ học tập tích cực đối với môn Khoa học, giờ đây đã tác động rất lớn đến các môn học khác. Các em biết tự nhận thức những mặt mạnh, mặt yếu của mình, cũng như về vị trí của mình trong tập thể, có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả. Học sinh khó khăn theo thống kê đầu năm đã giảm, các em là học sinh lười học có nhiều tiến bộ. Nhiều năm liền không có học sinh lưu ban, các em hoàn thành Chương trình Bậc Tiểu học 100%. Không có học sinh bỏ học, hiện tượng trốn học đi chơi game giảm rõ rệt, V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học, tôi rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn như sau : 1. Cần phải hướng dẫn kĩ cho học sinh việc chuẩn bị bài ở nhà và đồ dùng học tập thật chu đáo trước khi đến lớp. Giáo viên phải sưu tầm hình ảnh, tư liệu về tự nhiên - xã hội để làm cơ sở so sánh, chứng minh áp dụng cho từng bài giảng. Nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để có đồ dùng dạy học đúng yêu cầu, đúng trọng tâm. 2. Tổ chức dạy học dưới dạng các trò chơi học tập - Gameshow để thay đổi hình thức dạy học truyền thống thầy hỏi-trò trả lời khi kiểm tra bài cũ, truyền thụ kiến thức mới hay củng cố bài Thiết kế bài dạy phải chú ý đến đối tượng học sinh, phù hợp với từng phương pháp dạy học. 3. Phải cho học sinh thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm, để tự tìm ra kiến thức trước khi giáo viên diễn giải, minh chứng. Phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh (không gò ép, áp đặt) cần gợi ý, động viên để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của mình. 4. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng góp phần rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức mới, giáo dục kĩ năng sống cho các em. 5. Giáo viên phải yêu nghề, yêu quý học sinh, cải tiến phương pháp và nhiệt tình giảng dạy. Luôn động viên, khuyến khích các em học tập, khen chê rõ ràng, không kì thị học sinh. Chú trọng đến đối tượng học sinh khó khăn. Bồi dưỡng nâng cao cho học sinh năng khiếu. Phải tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn gây hứng thú học tập cho các em. Thường xuyên kiểm tra đánh giá cho các em bằng nhận xét. Khoa học là một môn học không có công thức, không có đáp số cụ thể giống như học Toán, học Tiếng Việt mà nó là môn học khá trừu tượng. Tuy nhiên lại rất gần gũi và rất cần thiết trong cuộc sống. Với Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học, mà tôi vừa trình bày, tôi hi vọng rằng các đồng nghiệp có thể vận dụng tốt vào công tác giảng dạy tại lớp mình, tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực, chủ động. Giúp các em có hứng thú khi đến trường, khi tham gia các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt ngoại khóa. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu tập huấn công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học (Hoàng Đức Minh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Vân Hương, Trần Thị Ngọc Bích) - Hà Nội, tháng 10 năm 2013. 2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo các cấp học ( Module TH 1: Một số vấn đề về tâm lí dạy học ở tiểu học (Nguyễn Kế Hào). Module TH 24: Đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học (Phó Đức Hòa). Module TH 40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học (Lưu Thu Thủy). 3. Luật Giáo dục. 4.Tạo hứng thú cho học sinh học tập - Nguồn internet. 5. Hình ảnh minh họa - Chụp từ thực tế sau các tiết dạy tại lớp học. Người thực hiện Trần Thị Ngọc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khoa_hoc_5.doc