Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần

Thực trạng vấn đề:

 Có thể nới mục tiêu lớn nhất của Giáo Dục Mầm Non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mặt nhân cách, trí tuệ, thể chất, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành cho trẻ những cảm xúc tích cực khi đi học và giao tiếp cùng bè bạn. Phấn đấu làm sao để tìm ra nhiều biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để trẻ đến lớp trong tâm trạng thoải mái và ham thích được đi học

 Trên địa bàn thị xã Gía Rai, các trẻ là người dân tộc Khơme chiếm số lượng khá cao, nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoàn cảnh mồ côi, cha mẹ làm ăn xa . nên không phải ai cũng có điều kiện bán trú. Chính vì vậy năm học này và nhiều năm học sau nữa, tôi quyết tâm góp một phần công sức để giúp các cháu hình thành niềm vui khi đến lớp và được đến lớp thông qua việc tích lũy các kinh nghiệm của mình trong suốt thời gian dài giảng dạy tạo thành một sáng kiến kinh nghiệm để cùng trao đổi với các chị em đồng nghiệp.

 * Thuận lợi :

 Trường trang bị thiết bị trình chiếu, máy catset, tivi, băng đĩa phục vụ cho chương trình học.

 Lớp học sạch sẽ thoáng mát.

 Trẻ lớp lá học hai buổi/ ngày nên gần gũi với giáo viên.

 Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường và đồng nghiệp.

 Giáo viên nắm bắt kịp thời để tự lập kế hoạch.

 Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm

 Giáo viên có trình độ trên chuẩn. Có kiến thức về chương trình giáo dục mầm non. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

* Khó khăn:

 Tỉ lệ trẻ người dân tộc Khơmer của lớp chiếm 58,82%.

 Đa số các cháu người dân tộc có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gia đình đông con, ít được cha mẹ quan tâm săn sóc chạy cơm từng ngày nên chưa có điều kiện ăn bán trú

 Một số phụ huynh nuông chìu theo ý trẻ, chưa làm tốt công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm

 Tình hình dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh nguy hiểm phát sinh, các sự cố bất ngờ làm trì trệ khoản thời gian học tập của các cháu

 Liệu có biện pháp nào để cải thiện tư duy ham thích đi học của các cháu ? Và khắc phục phần nào những khó khăn cản trở trẻ đến lớp. Đó là những trăn trở đối với người giáo viên. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã đúc kết được

 

doc11 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (I.) Đặt vấn đề:
 	 Nhà giáo dục học Horaceman đã từng nói: “Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”Việc tạo niềm vui và động lực cho các cháu đến trường đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết cho các cấp học, không phải chỉ riêng mầm non
 	 Đối với trẻ 5- 6 tuổi là độ tuổi hiếu động và tinh nghịch thì việc truyền cảm hứng cho trẻ đi học là điều không dễ. Để giúp các cháu xây dựng được nền tảng kiến thức phù hợp với từng độ tuổi tránh nhàm chán là cả một nghệ thuật. Tạo động lực để giúp trẻ đến trường, đến lớp bằng niềm vui, sự thoải mái, tránh gò bó, áp đặt là một thách thức lớn đối với giáo viên mầm non
 	Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho trẻ đến lớp học và việc duy trì tỉ lệ trẻ học đều mỗi ngày nên tôi đã lựa chọn đề tài“ Một số biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần”. Với niềm tin tạo cho các cháu môi trường học an toàn, tươi vui và phấn khởi đi học. 
 Song việc tăng cường duy trì sĩ số lớp và phấn đấu tỉ lệ chuyền cần là một thách thức không nhỏ dành cho các giáo viên vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh đó do tính đặc thù của độ tuổi mầm non mẫu giáo, cháu rất dễ nghỉ học do nhiều lí do chủ quan lẫn khách quan. Việc duy trì sĩ số lớp ổn định mỗi ngày đang vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ mà Ban giám hiệu nhà trường và cấp trên giao phó cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Dưới đây là một số ý tưởng tôi đã rút ra được trong quá trình công tác, xin chia sẻ cùng chị em để mong nhận được sự hợp tác chia sẻ cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
( II.) Nội dung: 
 	1. Thực trạng vấn đề:
 Có thể nới mục tiêu lớn nhất của Giáo Dục Mầm Non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mặt nhân cách, trí tuệ, thể chất, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành cho trẻ những cảm xúc tích cực khi đi học và giao tiếp cùng bè bạn. Phấn đấu làm sao để tìm ra nhiều biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để trẻ đến lớp trong tâm trạng thoải mái và ham thích được đi học
 Trên địa bàn thị xã Gía Rai, các trẻ là người dân tộc Khơme chiếm số lượng khá cao, nhiều cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoàn cảnh mồ côi, cha mẹ làm ăn xa. nên không phải ai cũng có điều kiện bán trú. Chính vì vậy năm học này và nhiều năm học sau nữa, tôi quyết tâm góp một phần công sức để giúp các cháu hình thành niềm vui khi đến lớp và được đến lớp thông qua việc tích lũy các kinh nghiệm của mình trong suốt thời gian dài giảng dạy tạo thành một sáng kiến kinh nghiệm để cùng trao đổi với các chị em đồng nghiệp.
	* Thuận lợi :
 	Trường trang bị thiết bị trình chiếu, máy catset, tivi, băng đĩa phục vụ cho chương trình học.
 	Lớp học sạch sẽ thoáng mát.
 	Trẻ lớp lá học hai buổi/ ngày nên gần gũi với giáo viên..
 	Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường và đồng nghiệp.
 	Giáo viên nắm bắt kịp thời để tự lập kế hoạch.
 	Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm
 	Giáo viên có trình độ trên chuẩn. Có kiến thức về chương trình giáo dục mầm non. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác.
* Khó khăn:	
 	Tỉ lệ trẻ người dân tộc Khơmer của lớp chiếm 58,82%.
 	Đa số các cháu người dân tộc có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gia đình đông con, ít được cha mẹ quan tâm săn sóc  chạy cơm từng ngày nên chưa có điều kiện ăn bán trú
 	Một số phụ huynh nuông chìu theo ý trẻ, chưa làm tốt công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm
 	Tình hình dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh nguy hiểm phát sinh, các sự cố bất ngờ làm trì trệ khoản thời gian học tập của các cháu
 	Liệu có biện pháp nào để cải thiện tư duy ham thích đi học của các cháu ? Và khắc phục phần nào những khó khăn cản trở trẻ đến lớp. Đó là những trăn trở đối với người giáo viên. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã đúc kết được
	2. Biện pháp thực hiện : 
	+ Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đã và đang trở thành một nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách trong giáo dục mầm non hiện nay. Một khi xã hội đã quan tâm đến chất lượng chăm sóc trẻ trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ và mong đợi vào những kết quả mà trẻ gặt hái được sau một ngày đến lớp và các giai đoạn phát triển của từng trẻ thì việc đầu tiên là giáo viên cần xây dựng một kế hoạch cụ thể để có những hành động cụ thể nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
 Trước tiên là đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Giáo viên ngoài việc hoàn thành tốt công việc trong ngày mà còn theo thông tư số 13/2012/TT-BGD&ĐT về ban hành qui chế trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non thì giáo viên còn cần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.. xem đó như là công việc bất di bất dịch và cần sát sao thực hiện. Bởi trẻ mầm non căn bản là còn rất nhỏ, khả năng phòng tránh tai nạn của trẻ còn ở mức rất thấp mà bản tính năng động của trẻ thì không bao giờ ở yên một chỗ và làm cùng một việc. Một ngày trẻ đến lớp là một ngày trẻ được thỏa sức say mê và sáng tạo, được hạnh phúc trải nghiệm mọi thứ xung quanh trẻ. Vậy nên trách nhiệm cao cả bảo đảm an toàn cho trẻ hoàn toàn thuộc về cô.
	Hãy luôn quan tâm trẻ sát sao, mọi lúc mợi nơi, mọi hoạt động để kịp thời xử lí mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và cách tốt nhất giáo dục trẻ khả năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh tai nạn từ các đồ dùng đồ chơi ngoài trời, các trò chơi vận động nhanh, mạnh, sự va chạm giữa cháu với cháu trong lớp. Giáo viên có mặt để kịp thời xử lí nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra giáo viên cần đảm bảo cho trẻ được cân đo khám sức khỏe định kỳ nhằm nắm được tình hình sức khỏe của trẻ để báo cáo với phụ huynh. 
 Bên cạnh đó là công tác giáo dục trẻ: Không ngừng xây dựng thương hiệu của một giáo viên nhiệt huyết hết lòng vì trẻ, phấn đấu trau dồi kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm khi lên lớp, làm tốt công tác học tập và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. 
 Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non cho trẻ theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường học tập cho trẻ vừa an toàn, vừa thoải mái để trẻ trải nghiệm
Giáo viên nên tùy vào đặc điểm tình hình lớp và tùy khả năng từng cháu để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với lớp mình. Để tăng hứng thú ham thích đi học cho trẻ, không theo hướng nhồi nhét kiến thức, không rập khuôn máy móc.
Muốn trẻ ham thích đi học cần có sự phối hợp giữa giáo viên với trẻ, giáo viên với phụ huynh và giữa phụ huynh với trẻ, cần có sự tác động qua lại nhịp nhàng để đảm bảo duy trì mật độ đến lớp thường xuyên của trẻ
	+ Biện pháp 2: Công tác phối hợp chặt chẽ cùng phụ huynh
 Gíao viên và phụ huynh trẻ nên là những camera thông minh, quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi để kịp thời can thiệp ở những trường hợp cấp bách cần thiết. Nhưng cũng không nên can thiệp quá sâu vào thế giới của trẻ chỉ nên dừng ở mức độ bảo vệ khi trẻ gặp các trường hợp nguy hiểm hay những khi trẻ cần ta giúp đỡ. Trẻ ở trường thì có cô, ở nhà thì có gia đình, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên và phụ huynh. Khi nhà trường cần hỗ trợ, phụ huynh hãy hết lòng ủng hộ và ngược lại giáo viên hãy giúp đỡ phụ huynh khi phụ huynh thật sự cần
 Thông qua các bảng tuyên truyền vận động, những điều phụ huynh cần biết, giáo viên kịp thời cung cấp những thông tin đến cha mẹ trẻ và nhắc nhở phụ huynh nên theo dõi sát sao bảng thông tin của lớp.
 Nếu phụ huynh có khúc mắc hay khó khăn gì khó giải quyết liên quan đến trẻ hãy trực tiếp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm thông qua số điện thoại hay trang mạng kết nối nhóm zalo 
	+ Biện pháp 3: Xác định rõ nguyên nhân và từng bước giải quyết vấn đề
 Ta đã tự hỏi tại sao cháu ngày hôm đó lại không muốn đi học? Trong khi hôm trước đi học về cháu vẫn còn rất hăm hở, ham thích được đến lớp. Căn bản là trẻ con vốn dĩ cảm xúc rất dễ vỡ, không ổn định. Mệt mỏi một tí là không muốn đi học, đòi một thứ gì đó, ba mẹ không đáp ứng là giận dỗi không muốn đi học và nhiều trẻ còn ương bướng cãi lại bố mẹ và khóc ròng không muốn đến lớp
	Phụ huynh ngay trong những lúc này cần làm tốt công tác tư tưởng cho cháu, nhất định phải kiên quyết và cứng rắn, không nuông chìu theo những sở thích vô lí của cháu, vì nếu vòi vĩnh được lần một sẽ có lần thứ hai, có lần hai, tự khắc có lần ba...Như vậy lâu dần sẽ hình thành tâm lí ỷ lại và bất cần ở trẻ. Như vậy cháu sẽ nhận ra chỉ cần bản thân cháu làm nũng như thế tự khắc ba mẹ sẽ nuông theo. Là phụ huynh mỗi người nên sáng suốt tìm hiểu nguyên nhân, nếu thật sự cháu bị bệnh, thì phụ huynh sẽ có cách xử lí khác, nếu vì cháu muốn mè nheo thì xẽ có cách xử lí khác. 
	Trẻ không muốn đi học có rất nhiều nguyên nhân, với công tác bán trú cho trẻ 5- 6 tuổi, ta đã biết không phải cháu nào cũng có điều kiện để ăn ngủ bán trú. Tùy từng hoàn cảnh gia đình, ở địa bàn thị xã Gía Rai, khu dân cư, khóm 4 và một phần khóm 5, có một số hộ gia đình thật sự khó khăn về kinh tế, hầu như con đông, phải chạy từng bữa ăn hàng ngày cho gia đình, thì việc đóng một khoản phí ăn cho cháu đôi khi cũng là một việc hết sức khó khăn, dẫn đến nguyên nhân cho cháu nghỉ học là do không có tiền đóng tiền cơm là chuyện rất đỗi bình thường. 
 Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu khi tìm hướng giải quyết.	Với những trường hợp trẻ có gia đình khó khăn như vậy, chỉ có thể là giáo viên cùng lập một quỹ hỗ trợ cho trẻ, có thể vận động từ các Mạnh Thường Quân, kêu gọi sự hỗ trợ kinh phí từ Uỷ ban nhân dân thị xã.để kịp thời hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn thuận lợi đến trường.
Và nếu nguyên nhân xuất phát từ việc cháu không muốn đến trường vì sợ khẩu phần ăn ở trường thì giáo viên có thể phối hợp cùng hiệu phó bán trú để thay đổi thực đơn cho phù hợp. Với trẻ sợ đi học vì lười ăn, giáo viên có thể bón( đút ) cơm cho trẻ lười ăn, động viên khuyến khích trẻ để cháu có động lực và hứng thú trong hoạt động ăn ngủ ở trường, tạo niềm vui cho trẻ đến lớp
Còn có thể có nhiều nguyên nhân khác như do tâm lí trẻ, do tình hình sức khỏe cháu kém, do gia đình có công việc đột xuất.Tuy nhiên dù có là nguyên nhân gì xuất phát từ đâu thì giáo viên cần có hướng xử lí kịp thời, tránh tình trạng để cháu nghỉ học quá nhiều sẽ gây ra tâm lí chán nản khi quay trở vào học và tâm lí ỷ lại vào ba mẹ.
	+ Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tăng cường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và đi kèm với hoạt động trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm
Vui chơi từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận cho trẻ và trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Trẻ đi học đến trường chưa hẳn là để lĩnh hội những kiến thức khô khan, mà là để vừa học vừa chơi, có đồ dùng để cùng chơi với đồ dùng, có đồ chơi để cùng chơi với đồ chơi. Tất cả những gì trẻ mong đợi khi đến lớp ngoài sự ân cần trìu mến của cô, vòng tay yêu thương của bè bạn thì điều cốt lõi là trẻ được say mê trải nghiệm. Cô nên tăng cường sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi theo chủ đề hoặc từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Các đồ dùng đồ chơi tự tạo mang tính thẩm mĩ cao sẽ thu hút trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động
Ngoài ra giáo viên nên tổ chức nhiều trò chơi mới để thu hút trẻ chơi, tạo ra nhiều hoạt động để trẻ khám phá trải nghiệm, cho trẻ được trải nghiệm với các thí nghiệm khoa học, được tìm hiểu thiên nhiên..Trẻ sẽ háo hức đến lớp hơn. Việc lấy trẻ làm trung tâm sẽ góp phần phát huy tính tích cực ở trẻ, trẻ mạnh dạn tự tin khi đến lớp. 
 Ví dụ: giáo viên có thể sưu tầm cải biên một số trò chơi trên các trang truyền thông như trò chơi Tam sao thất bản, Ô cửa bí mật, Chiếc nón kì diệu...Một số trò chơi mới lạ, sáng tạo với các nguyên liệu mở như lá cây, vỏ sò, hạt me, hạt đậu, cúc áo, pha màu nước...Hay các hoạt động thí nghiệm như Vật chìm nổi, Không khí có từ đâu? Vì sao có mưa? Tìm hiểu một số nguồn gốc từ các loài động vật, thực vật hết sức thú vị như là Vòng đời của ếch, Vòng đời của bướm, Cây xanh có từ đâu? ...Sẽ thu hút trẻ đến lớp để tham gia vào hoạt động vui chơi và khám phá...
	+ Biện pháp 5: Ngăn chặn tình trạng bỏ học và giảm sĩ số lớp vào những thời điểm quan trọng trong năm và dự trù biến cố tác động
	Thông thường trẻ có xu hướng bỏ học nếu có sự chấp thuận từ cha mẹ, giáo viên nên kịp thời phát hiện và xử lí. Thường xuyên trao đổi thông tin cùng phụ huynh để nắm bắt thông tin kịp thời, liên hệ với phụ huynh thường xuyên về tình hình học tập của cháu, các biểu hiện về sức khỏe. Động viên khuyến khích trẻ đi học, tuyên truyền phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia học đầy đủ các kiến thức trong chương trình giáo dục mầm non. Các quyền lợi và kĩ năng trẻ lĩnh hội được khi học hết chương trình mầm non
	Vào những thời điểm quan trọng trong năm như các dịp tết Nguyên đán, tháng ba, tháng tư.. chuẩn bị hè thì xu hướng sĩ số lớp giảm mạnh. Nguyên nhân do từ phía phụ huynh là chính, bận việc dọn dẹp, mua bán ngày Tết nên cho cháu nghỉ trước Tết, trong Tết và sau Tết cháu không đi học, do được nghỉ một thời gian quá dài dẫn đến tâm lí lười học ở cháu. Giáo viên nên làm tốt công tác phối hợp cùng phụ huynh, cần kip thời và thường xuyên liên hệ bằng số điện thoại, nhắc nhở động viên phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng thời gian quy định.
 Song song đó là việc dự trù những biến cố bất ngờ, như tình hình dịch bệnh Corona đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục...trên toàn thế giới. Trong đó có Việt Nam, việc trẻ nghỉ phòng chống dịch bệnh, tránh lây lan cộng đồng đã làm cho dự kiến thời gian thực hiện chương trình giáo dục mầm non bị xáo trộn. Khoảng thời gian phòng dịch bệnh giáo viên và phụ huynh vẫn giữ liên lạc qua mạng Zalo, Facebook và kịp thời hướng dẫn phụ huynh ôn luyện cho cháu thông qua các trang hướng dẫn giảng dạy kĩ năng kiến thức cho cháu ở các kênh truyền hình VTV1, VTV7, các bài hát chữ cái, Bé làm quen chữ số, các câu truyện, bài thơ mang tính giáo dục cao trên các trang mạng mà phụ huynh đã theo dõi và có thể cho cháu xem....
 Ngoài ra việc rút ngắn thời gian học do tình hình dịch bệnh kéo dài mà vẫn đảm bảo truyền đạt nội dung kiến thức cho các cháu bằng cách xây dựng lại kế hoạch phù hợp. Cố gắng động viên phụ huynh chung tay hỗ trợ giáo viên làm tốt công tác ôn luyện thêm cho cháu ở nhà. 
 Đối với các trường hợp trẻ nghỉ dịch bệnh chưa quay lại trường, cần nhanh chóng kịp thời gọi điện thoại trực tiếp tới phụ huynh, hoặc tới nhà trẻ vận động trẻ đến trường, đảm bảo sĩ số trẻ đến lớp.
	+ Biện pháp 6:  Làm tốt công tác điều tra phổ cập, tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi ra lớp.
	Giáo viên cần phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường rà soát và nắm được
số lượng trẻ trong độ tuổi ra lớp, để có hướng vận động phù hợp, và tránh tình trạng để sót trẻ chưa ra lớp.
Hàng năm, giáo viên có phiếu điều tra phổ cập và thực hiện việc đi đến từng hộ gia đình tìm hiểu thông tin và điền đầy đủ các dữ liêu như tên chủ hộ, dân tộc, quan hệ với chủ hộ, các cột tổ phường địa chỉ trẻ ở, năm sinh, tên trường trẻ đang học, tên nhóm lớp đã và đang học nhà trẻ, mẫu giáo, đang học trái tuyến, chưa đi học, đã đi học, bỏ học, số phiếu....cập nhật kịp thời số liệu trẻ
Thông qua các phiếu điều tra này, giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt được việc các cháu đã ra lớp hay chưa để đối chiếu cùng số liệu ủy ban phường xã, nhằm cập nhật lại thông tin mỗi năm cho trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi
Từ đó phối hợp Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, các Hội phụ nữ phường... vận động hỗ trợ trẻ 5 tuổi ra lớp, một mặt để phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Mặt khác để tăng cường chất lượng giáo dục trẻ mầm non, chuẩn bị tâm thế và những điều kiện cơ bản cho trẻ để trẻ chuẩn bị vào lớp một.
	3. Kết quả đạt được : 
 Qua việc áp dụng sáng kiến Một số biện pháp duy trì sĩ số và tăng cường tỉ lệ chuyên cần cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tôi đã gặt hái một số thành công nhất định như sau:
 Ngoài một số trường hợp do dịch bệnh đậu mùa ở trẻ cần cách ly, thời điểm dịch bệnh Corona bùng phát, cháu phải nghỉ học thì tỉ lệ trẻ đến lớp luôn đảm bảo chuyên cần.
Sĩ số lớp vẫn duy trì được cuối năm học, không có tình trạng trẻ bỏ học giữa chừng và mỗi ngày trẻ đều hứng thú đi học.
	Giáo viên và phụ huynh có nhiều điều kiện trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công tác động viên trẻ đến lớp.
	Đa số trẻ được cung cấp đầy đủ kiến thức căn bản chuẩn bị tâm thế vào lớp một. 
 	Giúp phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục mầm non, từ
đó giúp ích cho việc phụ huynh đưa trẻ đi học chuyên cần, tránh bỏ sót kiến thức
và việc hoàn thiện các kĩ năng cần thiết cho trẻ. 
	* Bài học kinh nghiệm: 
 	Mỗi sớm mai đến lớp được nhìn thấy các cháu vui chơi hứng thú đi học là niềm mong mỏi của giáo viên đứng lớp, các cháu yêu thích việc đi học, yêu thích cô giáo và quý mến bạn bè... học tập chuyên cần hơn, ngoan hơn...Qua đó giúp giáo viên nhìn nhận lại các mặt được và chưa được, nhận ra các khiếm khuyết của mình trong khâu giảng dạy để kịp thời bổ sung, rèn luyện kĩ năng và học hỏi trau dồi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp tìm ra các biện pháp hữu hiệu để tạo hứng thú cho trẻ, tổ chức nhiều trò chơi mới, nhiều hoạt động lôi cuốn trẻ hứng thú đến trường
	* Khả năng ứng dụng:
 	Sáng kiến kinh nghiệm trên đây có thể được ứng dụng tốt trong việc vận động trẻ đến trường và áp dụng các biện pháp tâm lí cần thiết để động viên trẻ đi học, đặc biệt dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 	Tôi đã thành công trong việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình công tác, đặc biệt là khi được phân công là giáo viên chủ nhiệm lớp Lá. 
 	Cũng còn tùy tình hình đặc điểm của mỗi trường và điều kiện địa bàn dân cư mà áp dụng, vẫn còn nhiều hạn chế trong sáng kiến kinh nghiệm, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp
(III.) Kết luận - kiến nghị: 
 	* Kết luận: 
 	 Việc vận dụng các biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần là cả một quá trình tìm hiểu và cộng tác giữa nhà trường và phụ huynh, giữa nhà trường và giáo viên, đòi hỏi sự kiên trì của cả phía cô giáo và phụ huynh. Nên tạo điều kiện tốt nhất để giúp trẻ đến trường mà vẫn đong đầy niềm vui, tránh tạo cảm giác sợ hãi, chán nản cho trẻ khi đến lớp
 	 Vận dụng mọi biện pháp tác động phù hợp để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách hài hòa về tâm lí cũng như tránh sự gò bó áp đặt không cần thiết.
 	Thông qua các biện pháp tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần sẽ góp phần động viên các cháu đến lớp đều đặn, chuyên cần. Qua
 đó trẻ sẽ được tiếp thu lượng kiến thức và kĩ năng cơ bản làm hành trang cho trẻ
bước vào các cấp học tiếp theo
	* Kiến nghị :
 	+ Đối với nhà trường: kịp thời vận động hỗ trợ kinh phí để tương trợ chia sẻ các trẻ có hoàn cảnh khó khăn
 	 Kịp thời liên hệ Uỷ ban nhân dân thị xã có kế hoạch rà soát vận động trẻ ra lớp 
 	+ Đối với phụ huynh: cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để có kế hoạch chăm sóc giáo dục cháu phù hợp cho từng cá nhân trẻ để động viên trẻ học đều, đảm bảo duy trì sĩ số lớp
 	 Trên đây là một số biện pháp Tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp và nâng cao tỉ lệ chuyên cần các cháu trong trường mẫu giáo mà tôi đã áp dụng.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG
Phường 1, ngày tháng năm 2020
NGƯỜI VIẾT
Lâm Thị Thu Hạnh
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_cong_tac_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan