Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Quyết định 55 của bộ giáo dục qui định mục tiêu, kế hoach đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “.Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: - Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối . ),Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù. Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.
+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cánh lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: + Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ trẻ cùng cô nhảy lò cò + Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3- 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. + Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Trẻ tập theo nhóm + Hình thức tập cá nhân Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập * Biện pháp 7: Sử dụng đồ dùng trực quan Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới * Biện pháp 8: Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ : + Thể dục giờ học : a/ Khởi động: Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, xắc xô,Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Có thể tiến hành phần khởi động như sau: Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, đi như vậy khoảng 2-3 lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm- nhanh- chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. b/Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ. + Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực. + Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. + Thực hiện bài tập phát triển chung: + Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Ném xa, bật xa" thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa” bò trườn trèo Nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn. Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. * Vận động cơ bản Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ ném xa , chạy nhanh 10m “ cô giáo có thể gợi ý : - Đố các cháu cô có biển báo gì đây ? - Khi gặp biển báo này những người đi bộ ,chạy bộ như thế nào ? - Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài ném xa, chạy nhanh 10 m. - Lớp đồng thanh . - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía trước, Khi nghe hiệu lệnh còi các cháu chạy nhanh về đích, chạy tự nhiên phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. - Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai ) Chia 2 nhóm thi đua thực hiện { cô bao quát và sửa sai ) * Trò chơi vận động Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó sói xấu tính , Bắt chước tạo dáng ,cáo và thỏ Ví dụ 1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo tín hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném qua dây”. Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản. Ví dụ 2: Với đề tài : “ Trèo lên xuống thang “ cô chọn trò chơi “đua ngựa” việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ c/Hồi tỉnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”. Ví dụ : Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu . * Nhận xét tiết học Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính. Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. *Biện pháp 9: Thông qua các hội thi hội diễn. Hội thi bé khỏe Bé ngoan. Hội thi nhằm đánh giá sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, Nhằm tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và toàn xã hội về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt có ý nghĩa tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về kiến thức về nuôi dạy trẻ, nội dung chương trình giáo dục mầm non Hội thi Bé khỏe – Bé ngoan vừa là một sân vui chơi, giải trí đối với các cháu đồng thời cũng là cơ sở để nhà trường đánh giá được thể chất, chất lượng chăm sóc trẻ và khẳng định được niềm tin tưởng đối với phụ huynh các cháu khi gửi con mình vào học tại trường Việc rèn thể lực cho trẻ liên tục trong quá trình học tập giúp trẻ có thể lực tốt để tham dự hội thi bé khỏe bé ngoan một cách tự tin hơn, vì vậy chất lượng Hội thi được nâng lên rõ rệt, có nhiều trẻ thể hiện rất tự tin, hồn nhiên và thuyết phục được giám khảo cũng như đông đảo khán giả, cổ động viên là những cô giáo, các bạn cùng trường và phụ huynh các cháu. Chính vì vậy, không khí của Hội thi rất sôi nổi cũng không kém phần hồi hộp và hấp dẫn. Đặc biệt tâm hồn vô tư, trong sáng của các bé đã góp phần làm cho Hội thi thêm phần hấp dẫn. *Biện pháp 10: Phối kết hợp với phụ huynh để rèn thể lực cho trẻ: Kết hợp tuyên truyền phụ huynh cần quan tâm hơn đến dạy Vận động cơ bản cho trẻ, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng nhau đề ra biện pháp dạy Vận động cơ bản tích cực hơn nữa nhất là với những cháu lười, chưa tích cực vận động, hay nhõng nhẽo, được bố mẹ quá chiều chuộng. Phụ huynh phải coi trọng việc dạy Vận động cơ bản cho trẻ VD1: Với bài tập bật chụm tách tôi hướng dẫn phụ huynh cách bật để phụ huynh rèn trẻ thêm ở nhà. VD2: Khi dậy trẻ trèo thang cô trao đổi với phụ huynh cách trèo, phụ huynh mang trẻ đi chơi các khu giải trí hoặc công viên, có thể hướng dẫn trẻ cách trèo lên xuống thang không bị ngã Mặt khác cô phối kết hợp với các cô để hiểu hơn các bài tập vận động cô dạy ở lớp để về nhà các phụ huynh hiểu thêm tầm quan trọng của môn thể dục. * Biện pháp 11: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong bài tập. Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, như cho trẻ đi chơi các đồ chơi ngoài trời trong công viên, rong các khu sinh thái, các khu vui chơi giải trí đều có các trò chơi giúp trẻ rèn luyện thể lực tốt hơn. 4. Hiệu quả sáng kiến: Khi đưa các hình thức rèn luyện thể chất cho trẻ qua các bài tập vận động và thể dục sáng, tôi thấy trẻ lớp tôi rất khỏa mạnh, mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động. thể lực của trẻ cũng được nâng cao thể hiện ở bảng sau. Khảo sát đầu năm: Số trẻ Trẻ có sức khỏe tốt tỷ lệ % Trẻ có sức khỏe bình thường tỷ lệ % Trẻ mạnh dạn tư tin tham gia các hoạt động tỷ lệ % Trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động tỷ lệ % 33 14 42 19 57 12 38 10 30 Khảo sát cuối năm: Số trẻ Trẻ có sức khỏe tốt tỷ lệ % Trẻ có sức khỏe bình thường tỷ lệ % Trẻ mạnh dạn tư tin tham gia các hoạt động tỷ lệ % Trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động tỷ lệ % 33 33 100% 0 0 32 96 1 0,4 Nhin vào bảng cho thấy kết quả của trẻ tăng rõ rệt - Đối với cháu : Các cháu rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn 96% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi, đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như: Ném xa - chạy nhanh, Nhảy tách khép chân - tung bắt bóng trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. - Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ về việc rèn thể lực cho trẻ và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Thông qua kết quả thể hiện trên phiếu điều tra cũng như quan sát trò chuyện, thông qua những buổi dự giờ, tổ chức cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi bài tập Vận động cơ bản tại một số lớp trong trường nơi tôi công tác, tôi nhận thấy rằng đưa nội dung rèn thể lực cho trẻ Vận động cơ bản rất phù hợp với nội dung chương trình . Thông qua đề tài rèn thể lực cho trẻ giúp cho tôi đã biết phối kết hợp, lựa chọn lồng ghép các biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ 4- 5 tuổi vào từng đề tài, từng chủ điểm một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của lớp mình. Mỗi ngày 15 phút tập thể dục hàng ngày với âm nhạc, bên cạnh các giờ vận động, vui chơi khác bé sẽ tha hồ làm quen với những động tác dẻo dai và cùng “nhún nhảy” theo giai điệu những bài hát vui nhộn. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1/ Kết luận: Rèn thể lực cho trẻ thông qua môn học giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và giỳp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo nhỡ dần dần phát triển toàn diện là tiền đề cho việc chuẩn bị lên lớp mẫu giáo lớn sau này Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng Là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy mình cần cố gắng học hỏi rèn luyện phán đấu khắc phục những mặt tồn tại, trau dồi thêm kiến thức để đưa vào áp dụng dạy trẻ đạt kết quả ngày càng cao Mỗi giáo viên cần hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể - Mỹ cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diên. Thông qua hoạt động này đã tạo được không khi: “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực trong trường mầm non, Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, đang trong giai đoạn xây dựng nền móng vững chắc nhất cho cả cuộc đời. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh: Trẻ vận động nhiều, làm quen với thể dục thể thao ngay từ tuổi mầm non thường đạt được kết quả học tập cao hơn so với bé không khỏe mạnh, bởi hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong thành tích học tập. giúp bé hiểu hơn và yêu hơn những hoạt động thể chất đầy thú vị này. Ai cũng biết sức khỏe luôn là vốn quý nhất của con người. Khi hình thành được niềm yêu thích và tập luyện bền bỉ ngay từ tuổi mầm non, trẻ sẽ không chỉ phát triển cân đối, hoàn thiện mà còn tăng cường sức đề kháng, tránh bệnh vặt, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Trẻ tập luyện từ sớm cũng có xu hướng xem trọng hoạt động thể chất, duy trì hoạt động thể chất bền bỉ khi đến tuổi trưởng thành. Là giáo viên chủ nhiệm tôi muốn chia sẻ cùng phụ huynh tầm quan trọng của việc cho bé vận động và trực tiếp hình thành cho các bé mầm non một thói quen thật tốt với những hoạt động thể chất. Một khi đã quen thuộc với các bài tập thể dục, các môn thể thao ngay từ nhỏ, bé sẽ biết cách để giữ gìn sức khỏe, chăm chỉ rèn luyện thể chất khi đã lớn lên. Chính thể dục thể thao sẽ mang đến cho trẻ sự phát triển hệ cơ xương hoàn chỉnh, vóc dáng cân đối, giảm lượng mỡ thừa. Ngoài ra, hoạt động thể dục thể thao còn là cách rèn cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết như tính kỷ luật, sự phối hợp cùng đội nhóm. Tinh thần trẻ cũng thoải mái, vui tươi hơn thông qua các hoạt động này”. 2. Bài học kinh nghiệm Những biện pháp trên đây về tổ chức, hướng dẫn trẻ bài tập Vận động cơ bản rèn thể lực cho trẻ mà tôi đã áp dụng đã đem lại kết quả tốt đối với trẻ. Qua quá trình điều tra tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: Việc rèn thể lực cho trẻ giúp giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng phối kết hợp các biện pháp để rèn thể lực cho trẻ qua bài tập Vận động cơ bản thì trẻ hào hứng tích cực tham gia vận động Giáo viên đã biết vận dụng triệt để việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, có biện pháp phù hợp dạy trẻ Vận động cơ bản sao cho đạt hiệu cao nhất và có tác động thực sự đến trẻ biết tạo tình huống và mở rộng kiến thức cho trẻ. Cần phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho trẻ thực hiện bài tập Vận động cơ bản. Giáo viên cần nghiên cứu để tìm ra những biện pháp dạy phong phú, đảm bảo tính sư phạm, tính vừa sức.Tích cực học hỏi đồng nghiệp, sách báo đẻ có kiến thức dậy trẻ. Luôn tự học tập bồi dưỡng thông qua các buổi dự giờ, kiến tập trong trường và trường bạn học tập những giáo viên có những biện pháp hay, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Khi tổ chức dạy Vận động cơ bản cho trẻ, giáo viên cần khuyến khích phát huy sự sáng tạo của trẻ. Mỗi giáo viên cần phải có niềm say mê với nghề nghiệp, hết lòng với trẻ thơ, luôn luôn tìm tòi, tiếp cận những cái mới để thu hút trẻ vận động một cách tích cực nhất. Giáo viên phải nghiêm túc thực hiện tốt những biện pháp đó đề ra. giáo viên cần có kiến nghị với Ban giám hiệu bổ xung thêm phương tiện, đồ dùng cho các bài tập Vận động cơ bản cho đầy đủ, phong phú. 2. Khuyến nghị. Để cho việc giáo dục thể chất ở khối Mẫu giáo nhỡ nói chung và các khối khác trong nhà trường được tốt hơn, tôi có một số đề nghị như sau: Nhà trường đồng bộ về trang thiết bị cơ sở vật chất trong lớp và ngoài trời cho hoạt động giáo dục thể chất. Trang bị thêm đồ dùng hiện đại để áp dụng nhu cầu dạy và học hiện nay Giáo dục thể chất cần chú trọng nhiều hơn dưới nhiều hình thức khác nhau: Chế độ dinh dưỡng bổ sung thấp còi, chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ béo phì + Trong hoạt động thể dục, giờ học + Trong thể dục buổi sáng. + Vận động sau khi ngủ dậy. + Các buổi dạo chơi ngoài trời. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện việc rèn thể lực cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tốt hơn, xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp. Xin trân thành cảm ơn Trang trí góc thể chất trong lớp bổ xung đồ chơi Các bài tập vận động cơ bản trong chương trình Các bài tập thể dục sáng Hoạt động tập thể Trò chơi hội thi Hội thi bé khỏe bé ngoan Chơi tự do trong hoạt động ngoài trời Rèn kỹ năng nhảy lò cò trên 1 chân Trò chơi vận động có luật Một số hình ảnh minh họa cho sáng kiến của tôi Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời Các bài tập vận động cơ bản trong chương trình Các bài tập thể dục sáng Hoạt đi dạo Trò chơi hội thi Rèn kỹ năng đi trên thăng bằng Đồng diễn thể dục Rèn kỹ năng Ném bóng trúng đích Rèn kỹ năng Trèo lên xuỗng thang Các bài tập vận động cơ bản trong chương trình Các bài tập thể dục sáng Trò chơi hội thi Hội thi bé khỏe bé ngoan Rèn kỹ năng nhảy lò cò trên 1 chân Trò chơi vận động có luật
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_the_luc_cho_tre_t.doc