Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp cho giáo viên

Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung của sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm giúp cho người hiệu trưởng quản lý đội ngũ một cách khoa học, nền nếp, không mất nhiều thời gian, thúc đẩy các hoạt động và phong trào chung của nhà trường, nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác.

Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của đội ngũ.

Phát huy được khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sử dụng tốt hơn thời gian làm việc.

Rèn luyện đội ngũ nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc.

Tạo điều kiện thuận lợi trong khi làm việc, giúp cán bộ, giáo viên, công nhân viên nâng cao năng lực, sở trường khi làm việc.

Thúc đẩy những thuộc tính tâm lý lành mạnh của cá nhân và tập thể phát triển, tạo bầu không khí lành mạnh hài hòa.

Giám sát chặt chẽ thời gian, cường độ làm việc của đội ngũ để thực hiện tốt chức năng hoạt động trong nhà trường.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp cho giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn nền nếp cho giáo viên.
- Tác giả: Ngô Thị Minh Hương
 - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế
 - Chức vụ: Hiệu trưởng
 - Trình độ chuyên môn: ĐHSP (Chuyên ngành Mầm Non)
Thiện Kế, tháng 01 /2019
 Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Ngô Thị Minh Hương
- Ngày tháng năm sinh: 13/5/1970 Nam, nữ
- Đơn vị công tác : Trường Mầm non Thiện Kế
- Chức danh; Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn; Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Ngô Thị Minh Hương
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn nền nếp cho giáo viên
- Lĩnh vực áp dụng: 
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực quản lý, tính ý thức, tổ chức kỷ luật cho đội ngũ nhằm nâng cao tinh thần thần tự giác trong tập thể, thực hiện tốt lề lối tác phong làm việc để thúc đẩy công tác chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường, thực hiện tốt khẩu hiệu “ Kỷ cương nghiêm, môi trường tốt, chất lượng thật”
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp cho người hiệu trưởng quản lý đội ngũ một cách khoa học, nền nếp, không mất nhiều thời gian, thúc đẩy các hoạt động và phong trào chung của nhà trường, nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác.
Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của đội ngũ.
Phát huy được khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sử dụng tốt hơn thời gian làm việc.
Rèn luyện đội ngũ nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc.
Tạo điều kiện thuận lợi trong khi làm việc, giúp cán bộ, giáo viên, công nhân viên nâng cao năng lực, sở trường khi làm việc.
Thúc đẩy những thuộc tính tâm lý lành mạnh của cá nhân và tập thể phát triển, tạo bầu không khí lành mạnh hài hòa.
Giám sát chặt chẽ thời gian, cường độ làm việc của đội ngũ để thực hiện tốt chức năng hoạt động trong nhà trường.
Giải pháp 1: Thu thập thông tin của đội ngũ thông qua các buổi họp hội đồng để xây dựng nội quy, quy chế
Tổ chức họp hội đồng trường, hội đồng sư phạm nhà trường đưa ra một số nội quy, quy chế thực hiện tốt nền nếp trong năm học như đi làm đúng giờ , thực hiện thời gian biểu, thời khóa biểu, xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, dứt khoát, lời nói đi đôi với việc làm, nêu cao tinh thần tập thể, tính gương mẫu, tính đoàn kết, tính thi đua và phát triển, gắn với tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua cuối năm của tổ và từng cá nhân
Giải pháp 2: Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường
Trước tiên phải tạo bầu không khí thân thiện, ấm áp, chân thành, dân chủ, tôn trọng ý kiến của mọi người
Việc xây dựng nội quy, quy chế giúp cho đội ngũ làm việc tự giác, chủ động, sắp xếp công việc khoa học không bị chồng chéo.
Vào đầu năm học nhà trường xây dựng nội quy, quy chế trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của những năm học trước, rà soát lại những ưu, nhược xây dựng quy chế để cho hiệu quả, bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức cho đội ngũ học tập chỉ thị, nhiệm vụ năm học của sở giáo dục và phòng giáo dục, học tập chính trị, nghị quyết của Đảng các văn bản liên quan đến giáo dục.
Giải pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện giờ giấc, của giáo viên qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất, các hoạt động trong ngày của trẻ ( Kiểm tra đột xuất, bất kỳ ) đối chiếu với giáo án đã soạn của giáo viên xem giáo viên đó có thực hiện đúng hay không?
Đặc biệt thời gian đón trả trẻ, giáo viên có đi đúng giờ theo nội quy không? Giáo viên có niềm nở với phụ huynh hay không? Việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên như thế nào? Từ đó có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở và trên cơ sở đó áp dụng vào tiêu chí đã được xây dựng ở nhà trường để xếp loại hàng tháng 
Giải pháp 4: Giải pháp khen thưởng, động viên, khích lệ, kỷ luật
Thông qua một số giải pháp nêu trên thì giải pháp khen thưởng, động viên, khích lệ cho đội ngũ là giải pháp khuyến khích đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn như xây dựng các quy định về khen thưởng và kỷ luật phù hợp với tính chất công việc được giao. Tăng cường trao đổi chuyên môn, nêu gương tiên tiến, điển hình, những việc làm dù nhỏ nhất, phát huy những giờ dạy hoặc việc làm tốt, tạo cảm giác với tất cả mọi người đều được tôn trọng, công bằng. Có biện pháp đối với giáo viên có biểu hiện chống đối, làm việc tùy tiện ( Gặp riêng trao đổi, chia sẻ khơi gợi những điểm mạnh của họ) giải quyết thắc mắc tồn tại kịp thời, giao tiếp khéo léo để cho họ phải có nhiều cố gắng đóng góp vào trong tập thể, giúp họ hiểu rằng thành công của tập thể trong đó có sự đóng góp của mình, “ Làm việc mình vì mọi người, mọi người vì mình”
Giải pháp 5: Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các bộ phận
 Tinh thần trách nhiệm trong công việc trong nhà trường nằm ở các bộ phận, những cá nhân đóng vai trò chủ chốt như trong Ban giám hiệu, công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, ban thanh tra nhân dân, đoàn thanh niên trước tiên phải xây dựng được môi trường làm việc văn hóa bởi “ Văn hóa là linh hồn của nhà trường’’ nâng cao được tính gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm, có lòng vị tha, bao dung, thân thiện và cởi mở, làm việc không thiên về tình cảm, công bằng, khách quan, vô tư, trong sáng, thẳng thắn góp ý, không đổ lỗi cho nhau, không đổ lỗi cho khách quan, từ bỏ thói quen làm việc dễ dãi không tuân thủ nguyên tắc, luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người, không thành kiến, tự cao, tự đại.
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và các bộ phận một cách khách quan và chính xác, tổ chức khen thưởng một cách trân trọng, có phần thưởng xứng đáng tôn vinh những người hoàn thành tốt nhiệm vụ
 Thực hiện các mức độ kỷ luật phù hợp đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến được áp rộng rộng rãi trong nhà trường , được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, các bộ máy áp dụng một cách mềm dẻo, nhịp nhàng, linh hoạt, thực hiện tác phong làm việc lề lối, khoa học và văn minh . Bên cạnh đó sáng kiến còn được áp dụng cho trường bạn ( Nếu thấy cần thiết) 
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó:
Thời gian, cường độ làm việc in ắn, thoải mái, có sức lôi cuốn, hấp dẫn, có sức lan tỏa đến đội ngũ và phụ huynh trong nhà trường và chính bằng cách trân trọng và phát huy tài năng của đội ngũ đã giúp cho nhà trường hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện các giải pháp trên, bản thân tôi đã đạt được kết quả như sau:
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỀ NẾP
Trước khi thực hiện
Sau khi khi thực hiện
Nền nếp
Ý thức
Lề lối
Tác phong
Nền nếp
Ý thức
Lề lối
Tác phong
15/22 
đạt 68%
14/22
 đạt 63%
13/22
đạt 59%
14/22
đạt 63%
20/22
đạt 90%
22/22
đạt 100%
21/22 
đạt 95%
19/22 
đạt 86%
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: 
Các giải pháp trong sáng kiến phù hợp với công việc của từng cá nhân và các bộ phận, giảm tải thời gian lao động, công sức, nền nếp, quy củ, ít tốn kém về kinh phí, nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật trong đội ngũ giáo viên.
+ Mang lại lợi ích xã hội: 
Các giải pháp khoa học, hiệu quả, cường độ thời gian làm việc nhịp nhàng hài hòa ăn ý, có sự liên kết logic giữa các bộ phận và cá nhân với nhau, nâng cao được chuyên môn và đặc biệt là tính đoàn kết, tính tự học và tinh thần học hỏi cao
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về thời gian: Thời gian nhiều hơn nữa nghiên cứu để viết sáng kiến chu đáo, sáng tạo hơn
- Về sơ sở vật chất: 
+ Đủ phòng học
+ Tương đối đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: Máy tính, máy chiếu, ti vi, tranh ảnh...
- Về giáo viên: 
+ Giáo viên tạm đủ
+ Đội ngũ giáo viên cần có năng lực, nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết và tận tụy với nghề, có kỹ năng sư phạm, tích cực học hỏi, biết cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng chuyên môn, rèn nền nếp - kỷ cương, xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý tức là xây dựng cơ cấu gọn nhẹ, khoa học, có sự phân công cụ thể, rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận nhằm đảm bảo cho tổ chức hoạt đông nhịp nhàng, đồng bộ, không có sự chồng chéo, trùng lặp.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
Thiện Kế, ngày 25 tháng 01 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Ngô Thị Minh Hương

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_nen_nep_cho_giao.doc
Sáng Kiến Liên Quan