Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh THPT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

1.1. Hiện nay, đất nước ta đang bước sang một giai đoạn phát triển mới

với những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người. Đổi

mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Chính trong bối cảnh đó, ngày

4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW đổi mới căn bản, toàn

diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ

đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ

chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất

người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường

kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Tư tưởng này hoàn toàn phù

hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay.

1.2. Từ thực tế của đời sống xã hội, ngành GD&ĐT đặt ra yêu cầu phải

đào tạo được thế hệ người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc đồng

thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn

đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Trong dạy

học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh biện vấn đề, tạo thói

quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mang

tính cấp thiết ấy cũng góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “người” với dạy

“chữ”, lí thuyết phải gắn với thực hành, giúp học sinh phát huy được tính chủ

động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm

việc theo nhóm.

1.3. Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, vấn đề rèn luyện kỹ năng tranh

biện cho học sinh đang được các nhà giáo dục rất quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề

này mới dừng lại ở bậc đại học, cao đẳng. Ở bậc THPT, vấn đề chưa được đầu

tư thỏa đáng, việc nghiên cứu, vận dụng còn mang tính rời rạc, chưa hệ thống,

thiếu hiệu quả. Thực tế cho thấy, kỹ năng tranh biện ở học sinh THPT còn tồn

tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Do còn chú trọng việc cung cấp

trên lớp, giáo viên chưa khai thác hết các hình thức giáo dục như trải nghiệm

sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo môi trường thuận lợi cho các em rèn

luyện kỹ năng này. Tuy đây không phải là hoạt động chủ đạo nhưng là bộ phận

không thể thiếu của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, góp phần

thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ.

pdf70 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh THPT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Biết nhưng chưa hiểu rõ 
C. Hiểu rõ 
3. Theo em, tranh biện là 
hoạt động như thế nào? 
A. Là hình thức tranh luận văn 
minh 
B. Bản chất là tranh cãi 
C. Là hình thức bảo vệ đến 
cùng quan điểm cá nhân 
4. Theo em, có cần thiết rèn 
luyện kỹ năng tranh biện 
cho học sinh không? 
A. Rất cần thiết 
B. Cần thiết 
C. Không cần thiết 
5. Tại trường em có câu lạc 
bộ tranh biện không? 
A. Có 
B. Không 
C. Không rõ 
6. Tại trường em có tổ chức 
hình thức tranh biện trong 
HĐNGLL không? 
A. Đã tổ chức 
B. Chưa tổ chức 
C. Không nhớ 
7. Theo em, HĐNGLL cần 
được tổ chức như thế nào? 
A. Mới mẻ, có tính tương tác 
B. Giữ nguyên như cũ 
C. Đơn giản 
52 
PHỤ LỤC 2. SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
1. Bài viết trên trang fan page H.D.C Huỳnh Debate Club 
CHUYÊN MỤC giả định time : Lựa chọn nghề nghiệp 
Vấn đề lớn của nhiều học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên ở thời điểm 
hiện tại là việc làm theo định hướng của bố mẹ hay đi theo đam mê và khát vọng 
của mình. Cả hai sự lựa chọn đều có nhiều vấn đề cần nói tới và có nhiều sự 
tranh cãi cũng như là lý lẽ bảo vệ cho quyết định của họ. 
Lựa chọn theo định hướng của bố mẹ hay làm theo sự bắt buộc của bố 
mẹ? Lý lẽ thường thấy nhất ở đây đó là “Bố mẹ là những người đi trước họ có 
đầy đủ cơ sở để biết nên làm gì”. Đúng, bố mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn, họ có 
thể vẽ ra nhiều bức tranh tương lai về rủi ro và thành công hơn con cái. Không 
chỉ thế họ có thể đưa ra nhiều lời khuyên tốt về lĩnh vực họ định hướng cho con 
cái và thậm chí là những sự trợ giúp cả về tinh thần và vật chất. 
Tới đây có giả định đặt ra như sau: Thứ nhất, nếu định hướng của bố mẹ 
dựa vào những kinh nghiệm đã lỗi thời thì sao? Chẳng phải tỉ lệ thất bại sẽ rất 
cao nếu đưa kinh nghiệm lỗi thời áp dụng cho thời kì mà mọi thứ thay đổi từng 
ngày. Điều này là sẽ là sự lựa chọn ngu ngốc như cách đám người mắt híp nào 
đó chê bánh mì baguette cách tân. Thứ hai, vậy khi làm theo định hướng đó và 
bạn có thể đạt được thành công thì sau đó sẽ như thế nào nữa? Sẽ làm điều gì 
tiếp theo? Được bao nhiêu người sẽ bắt một chuyến xe, đặt một chiếc vé máy 
bay để đi tìm hiểu xem mình nên làm gì? Hay là số đông vẫn bắt một chiếc xe 
nhưng là để bám lấy hi vọng bố mẹ có thể tiếp tục giúp đỡ? 
John D. Rockefeller đã nói : “Nếu bạn muốn thành công, bạn nên tìm ra 
những con đường mới, thay vì đi trên những con đường mòn của sự thành công 
được chấp nhận”. Cho dù bố mẹ có thành công như thế nào đi nữa thì khi bậc 
con cái đi theo con đường thành công ấy cũng khó và có thể là chắc chắn không 
có được thành công chứ huống hồ gì là thành đạt. Cứ cho rằng vẫn có thể níu lại 
được chút nào đó sự thành công thì sự thành công đó vẫn chỉ là một phiên bản 
copy của bậc phụ huynh mà thôi. 
“Bố mẹ là người sinh ra bạn, họ hiểu bạn tốt ở đâu” nên lời nói của họ 
luôn đúng, chỉ là đúng đến bao nhiêu và bao nhiêu trong số đó có thể sử dụng 
thôi. Vì thế nên nghe theo lời khuyên định hướng của bố mẹ như là một sự tham 
khảo hoặc là một phương án trong hàng trăm phương án nên thử trong cuộc 
sống của mỗi người. 
Bộ não của mỗi chúng ta về cơ bản là sự kết hợp của hàng tỉ neurone thần 
kinh với kết cấu như một vũ trụ thu nhỏ. Nhưng có một điều nực cười là hàng tỷ 
neurone đó có hoạt động hết mình và suy nghĩ tốt như thế nào đi nữa thì con 
người vẫn thường có xu hướng tin vào những điều mình muốn tin. Nhất là khi 
53 
đang ở lứa tuổi mộng mơ, đầy khát vọng và nhiệt huyết, con người ta thường sẽ 
có niềm tin cháy bỏng vào quyết định cũng như đam mê của bản thân. Đã có 
hàng chục nghiên cứu về việc những người có niềm tin vào bản thân và quyết 
định của mình sẽ càng dễ có được thành công trong cuộc sống.Vậy nên kể cả 
thất bại thì có sao đâu? Điều gì cũng nên thử để có được kinh nghiệm đi đến 
thành công. 
“Định nghĩa của tuổi trẻ về cơ bản là nhiều thời gian, định nghĩa của tuổi 
già về cơ bản là sự tiếc nuối hãy nên biết dùng định nghĩa tuổi trẻ để xóa đi sự 
già nua sau này của bản thân” (Phạm Nhật Duy – 11A7, thành viên CLB Tranh 
biện) 
54 
2. Một số bài viết của học sinh 
55 
56 
57 
58 
59 
60 
3. Một số sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh 
Chủ đề: Sử dụng mạng xã hội là hoàn toàn cần thiết 
Các bạn có thể thấy rằng ngày nay mạng xã hội được ví như một món ăn 
tinh thần không thể thiếu trong thời đại công nghệ 4.0. Sự ra đời của các dịch vụ 
mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách thức liên kết giữa con người trên toàn 
thế giới và mở đầu cho xu thế hội nhập cộng đồng toàn cầu. Với cách thức 
phong phú đa dạng và nhiều tiện ích, mạng xã hội trở thành cơn sóng toàn cầu 
có sức tác động mãnh liệt đến toàn bộ đời sống con người. Đặt vấn đề trong hai 
mối tương quan, liệu chúng ta có nên sử dụng mạng xã hội hay không? Chúng 
tôi tin rằng mạng xã hội là điều hoàn toàn cần thiết và chúng ta nên sử dụng 
mạng xã hội. 
 Tại sao chúng tôi lại khẳng định rằng sử dụng mạng xã hội là hoàn toàn 
cần thiết? Đội bạn nêu ra quan điểm rằng sử dụng mạng xã hội gây ra nhiều tác 
hại. Có lẽ các bạn đã quên mất rằng việc chúng ta bàn đến ngày hôm nay chính 
là nên hay không nên sử dụng mạng xã hội chứ không phải là việc sử dụng 
chúng như thế nào. Thế nên việc sử dụng mạng xã hội là điều hiển nhiên tồn tại 
ngay trong quan điểm của các bạn, và phía đội bạn mới chính là đội không có 
động lực mạnh mẽ để kiểm soát và thay đổi những tác hại do việc sử dụng mạng 
xã hội gây ra. 
Chúng tôi cho rằng, việc sử dụng mạng xã hội là hoàn hoàn toàn đúng đắn 
và tạo nên nhiều hiệu quả tích cực cho sự phát triển của đời sống cá nhân và 
cộng đồng. 
+ Trước hết, bản chất của mạng xã hội chính là kết nối các mối quan hệ. 
Dù cho bất cứ ở nơi đâu hay lúc nào, bạn luôn có thể kết nối với người thân 
thông qua việc chia sẻ hình ảnh, video, statas bày tỏ cảm xúc, trạng thái.. một 
cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu như trước đây các bạn không có cơ hội gặp 
gỡ người thân bạn bè vì bận công việc hay học hành, bạn phải liên lạc với họ 
qua điện thoại với chi phí không nhỏ, thậm chí phải viết thư nếu không có sóng 
điện thoại hay cáp mạng, thì giờ đây bạn chỉ cần có trong tay chiếc điện thoại 
thông minh để kết nối một cách thuận lợi. 
+ Sử dụng mạng xã hội là cơ hội để bạn cập nhật các thông tin hữu ích. 
Căn cứ vào tính chất cập nhật và lan rộng nhanh của mạng xã hội, hầu hết các cơ 
quan truyền thông và báo chí thường đăng tải thông tin song song cùng với việc 
phát hành bào giấy. Hình thức này hỗ trợ cho bạn nhiều hiểu biết về các lĩnh vực 
trong xã hội và bắt gặp xu thế của thời đại. Ngày nay, với sự phát triển của khao 
học công nghệ, vai trò của mạng xã hội đang được các cơ quan tổ chức nhà nước 
sử dụng một cách hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách giữa người dân và chính 
phủ. Chính phủ đã lập 2 tài khoản Facebook bao gồm “Thông tin Chính phủ” và 
“diễn đàn cạnh tranh quốc gia” giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản 
pháp luật mới ban hành, các thông tin về dân trí, kinh tế, các hoạt động của 
61 
Đảng và Nhà nước. Không chỉ vậy, có thể theo dõi bất cứ một tin tức nào về tại 
nạn và tệ nạn xã hội để phòng tránh hiểm hoạ. Chúng tôi xin lấy ví dụ về đại 
dịch do chủng mới của virus Corona gây ra. Trước khi thời sự đề cập đến vấn đề 
này thì mạng xã hội đã lan truyền rất nhiều tin tức cảnh báo ngay từ ngày 28 Tết 
và cũng là ngày bùng nổ dịch bệnh. 
+ Mạng xã hội tích hợp nhiều ứng dụng tiện ích phục vụ cho các hoạt 
động giải trí sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Song song với nó, 
bạn có thể học tập hiệu quả qua các trang mạng, nâng cao kiến thức về chuyên 
môn và kiến thức xã hội một cách tối ưu nhất. dẫn chứng là đại dịch Covid-19 
gây ảnh hưởng rất nhiều đến mọi lĩnh vực trong đó có cả giáo dục, học sinh 
không thể đến lớp nghe giảng. Nếu không có mạng xã hội, giáo viên gặp nhiều 
bất lợi khi thông báo bài giảng, ra bài tập và sáng tạo các bài học trực tuyến. 
Việc lần lượt thông báo cho học sinh qua điện thoại vừa mất rất nhiều thời gian, 
vừa làm chậm công tác cập nhật thông tin cho học sinh. 
+ Mạng xã hội là môi trường để con người phát huy tiềm năng cá nhân. 
Mọi khả năng viết lách, am hiểu kĩ năng sống, ca hát, nhảy múa, hùng biện, 
tranh biện, kinh doanh đều được đăng tải một cách tích cực. tạo điều kiện để 
bạn gặp gỡ những người cùng chung lí tưởng, để trao đổi với họ để đúc rút kinh 
nghiệm quý báu và định hướng nghề nghiệp tương lai một cách đúng đắn và hợp 
lí. Từ tiềm năng cá nhân đó, giới trẻ bắt đầu khởi nghiệp. Tôi lấy dẫn chứng về 
ngành kinh doanh. Tất cả cá mặt hàng hiện nay đều được đăng tải lên mạng xã 
hội hoặc các trang mạng trực tuyến liên kết tương tự mà không mất kinh phí 
quảng cáo, thậm chí thuận lợi thu hút người dùng và chăm sóc các nhu cầu thiết 
yếu của họ. 
+ Như các bạn đã biết, công việc tình nguyện và tuyên truyền hầu như 
được tham gia một cách trực tiếp và được tổ chức tuỳ vào quy mô của hoạt động 
nhưng các bạn cũng có thể trở thành một tình nguyên viên, một tuyên truyền viên 
đích thực thông qua mạng xã hội. Tôi lấy ví dụ đơn giản: Vào ngày hội Hoa 
hướng dương vào năm 2018, mỗi một bức tranh vẽ hoa hương dương được đăng 
tải trên Facebook được quy đổi thành 30000đ tiền mặt để ủng hộ cho trẻ em mắc 
bệnh ung thư. Năm 2019, hiện tượng cháy rừng ở Australia gây ra nhiều hậu quả 
đến đời sống của con người và các sinh vật. Người người đều cùng nhau tuyên 
truyền bằng cách chia sẻ bài viết về thảm kịch xứ Kangaroo kèm hastag “Pray 
for Australia” để cùng đồng cảm và mong ước nước Úc sẽ sớm vượt qua thảm 
kịch này. 
Sau đây tôi tiếp tục chứng minh điều này chỉ có chúng tôi tạo ra mà các 
bạn không làm được. Tôi biết các bạn thừa nhận tất cả các tác hại của mạng xã 
hội nhằm đặt ra phương án giải quyết những hiện tượng này. Nhưng cách giải 
quyết của chúng tôi khác hoàn toàn với các bạn. Bản chất của mạng xã hội 
không xấu nên chúng tôi không hoàn toàn vứt bỏ sử dụng mạng xã hội mà sẽ tạo 
ra một điểm bùng phát để mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, phát huy hết mọi lợi 
62 
ích nhằm thu hút chính phủ và các cơ quan quản lí có thẩm quyền quan tâm đến 
những tiện ích của mạng xã hội, chú trọng đầu tư phát triển hệ thống và hiểu rõ 
tâm lí của người dùng. Từ đó người dân sẽ luôn cảm thấy an tâm, tự giác nâng 
cao ý thức, đồng nghĩa với việc sử dụng mạng xã hội là điều có ích, an toàn 
tuyệt đối và cũng là điều hoàn toàn nên làm. 
Nếu các bạn vẫn tiếp tục cho rằng chúng ta không nên sử dụng mạng xã 
hội thì các bạn đã đi ngược lại với tiến trình phát triển công nghệ số của thời đại 
và nền văn minh tri thức của nhân loại. Mạng xã hội là thứ con người sáng tạo 
ra, nếu không được thừa nhận sử dụng thì khả năng bị đào thải của nó rất cao và 
mai sau, con người sẽ khó có thể khai sinh việc sáng tạo ra những thành tự mới 
mẻ hơn, tiên tiến hơn. Nhân loại sẽ tiếp tục lùi thêm một bước, dần dần đình trệ 
và suy yếu. Vì vậy, chúng tôi ở đây để phản đối với đội bạn và khẳng định rằng 
sử dụng mạng xã hội là điều nên làm. 
Chủ đề: “Không nên dùng mạng xã hội” 
Để bảo vệ cho quan điểm “Không nên dùng mạng xã hội”, chúng tôi xin 
nêu lên một số lí do sau đây và cũng chính là những tác hại do mạng xã hội gây 
ra: 
- Suy giảm các hoạt động sống 
Trước hết, việc sử dụng các trang mạng xã hội lâu dài dẫn đến suy giảm 
các hoạt động sống bình thường của cơ thể như giấc ngủ và ăn uống. Lý do dẫn 
đến các rối loạn này do việc sử dụng các trang mạng xã hội thường vào những 
thời điểm nghỉ ngơi như bữa ăn, giờ nghỉ trưa, giờ đi ngủ. Khi sử dụng vào các 
khung giờ bữa ăn sẽ làm xáo trộn nhịp sinh học của bản thân dẫn đến khó tiêu 
hóa, khó hấp thu, dễ gây đau dạ dày – đại tràng. Sử dụng các trang mạng xã hội 
vào khung giờ ngủ dẫn đến hay mệt mỏi, khó ngủ, hay thức khuya, ngủ không 
sâu giấc, dễ thức giấcảnh hưởng tới hiệu quả làm việc ngày hôm sau. 
- Chìm đắm trong thế giới ảo, gây nên lối sống vô cảm trong thực tại 
Tại sao chúng ta lại phải kết bạn, làm quen với hàng trăm, hàng ngàn 
người trên facebook, zalo, khi mà những người thân, bạn bè ngay cạnh chúng 
ta đây mà chúng ta còn chưa hề quan tâm, hỏi han. Thật không khó để nhìn thấy 
một bữa cơm gia đình sẽ có một vài thành viên vừa lướt mạng vừa dùng bữa 
không chuyện trò với người thân, hay buổi tụ họp bạn bè coffee trên tay ai cũng 
là chiếc smartphone và lướt, thật đáng buồn khi hiện tượng đó ngày càng 
nhiều trong giới trẻ hiện nay. Chìm đắm trong thế giới ảo, quên đi thế giới thực 
là một căn bệnh vô cùng trầm trọng do mạng xã hội gây ra, đó là một hệ luỵ 
đáng báo động khi sử dụng mạng không hợp lý, sử dụng một cách mù quáng. 
- Tốn quá nhiều thời gian 
Điều này đặc biệt đúng với những ai sử dụng điện thoại thông minh hoặc 
laptop thường xuyên. Thật khó để kiềm chế việc mở Facebook, Youtube, mỗi 
63 
khi chúng ta có internet trong ngày. Dù bạn cảm thấy mình chỉ dành rất ít thời 
gian cho mạng xã hội mỗi lần song hãy thử nhớ lại xem mình đã làm những cái 
“ít thời gian” đó nhiều đến mức nào trong một ngày. Hẳn bạn sẽ nhận ra rằng 
khoảng thời gian eo hẹp mà mình có mỗi ngày vốn để thư giãn, nghỉ ngơi, giải 
trí, làm việc giờ đây chỉ dành cho mạng xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp 
một cách không nhỏ tới tâm tư, tính cách và thậm chí là chất lượng công việc, 
chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn. Từ lúc nào đó, bạn đã đối mặt với 
nguy cơ trở thành một người “nghiện” mạng xã hội mà không hề hay biết. 
- Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không chính xác, không lành mạnh 
Là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên các thông tin trên mạng xã 
hội đều không được kiểm chứng, dẫn đến có nhiều thông tin không chính xác, 
sai lệch nội dung hoặc những thông tin “đùa”, “câu like”, “giật tít” làm cho 
người dùng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp, lo lắng Điều 
này dẫn đến những rối loạn bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng 
chế, rối loạn stress Một số người trẻ tuổi khi sử dụng mạng xã hội sẽ dẫn tới 
những rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân, chống đối xã 
hội, tính vị kỷ, ích kỷ, một số có các hành vi kích động và gây hấn. 
- Xao lãng mục tiêu cá nhân 
Khi bạn quá chú tâm vào mạng xã hội thì bạn sẽ quên đi các nhiệm vụ, 
mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành. Thời gian dành cho việc phát triển bản thân, 
học hỏi thì bạn có thể lại đem đi xài hoang phí chỉ bằng việc lướt mạng và đọc 
các thông tin không cần thiết. Bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi khi 
quá sa đà vào mạng xã hội và dẫn đến việc học sa sút, thiếu kỹ năng cần thiết 
cho công việc, chất lượng sống mỗi ngày giảm đi. 
PHỤ LỤC 3. Câu trả lời phỏng vấn của học sinh 
64 
65 
66 
PHỤ LỤC 4. Văn bản Kế hoạch 
TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TỔ VĂN - NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Nhóm Ngữ văn 
KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA 
HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 - 
2020 của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Nghệ An; 
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của Trường THPT 
Huỳnh Thúc Kháng 
 Nhóm Ngữ văn xây dựng Kế hoạch hoạt động ngoại khóa học kỳ I, năm học 
2019 - 2020 như sau: 
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh: 
1. Về kiến thức 
- Hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới ở lứa tuổi học sinh. 
- Các em có quyền được tự do và được bảo vệ trong các mối quan hệ đó. 
- Lứa tuổi vị thành niên và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên. 
2. Về kỹ năng 
- Hình thành các kỹ năng sống. 
- Rèn luyện các kỹ năng: giải quyết vấn đề, tranh biện, đàm phán, hợp tác, làm 
việc nhóm, giao tiếp 
3. Về thái độ 
- Có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng. 
- Có cách ứng xử đúng trong quan hệ tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới và có 
hành vi đúng mực trong quan hệ bạn bè. 
- Có chính kiến trước các vấn đề của đời sống xã hội. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Phát triển các năng lực: năng lực tư duy phản biện, năng lực sáng tạo, năng lực 
ngôn ngữ 
II. KẾ HOẠCH 
1. Thời gian và địa điểm: 
67 
- Thời gian: 7h – 8h35 ngày 14/10/2019 
- Địa điểm: Sân trường THPT Huỳnh Thúc Kháng 
2. Thành phần tham dự: 
- Toàn thể giáo viên và học sinh toàn trường. 
3. Nội dung: 
- Chủ điểm “Thanh niên với tình bạn, tình yêu, gia đình” 
4. Hình thức: 
- Tổ chức cuộc thi tranh biện giữa hai đội 
III. KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Phần 1: Chào hỏi 
- Hai đội thi chào hỏi khán giả và tự giới thiệu. Thời gian dành cho mỗi đội là 5 
phút. Điểm số: 30. 
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm. 
2. Phần 2: Hiểu biết 
- Hai đội chọn gói câu hỏi, mỗi gói 6 câu hỏi. 
- Từng đội thảo luận trả lời. Nếu không trả lời được, đội đối phương trả lời, nếu 
đúng lấy điểm; khán giả trả lời, nếu đúng lấy quà. Điểm số: 30 
- Ban giám khảo cho điểm. 
3. Phần 3: Phần chơi dành cho khán giả. 
Phần chơi có 5 câu hỏi theo chủ đề dành cho học sinh toàn trường. Học sinh xung 
phong trả lời câu hỏi và nhận quà từ Ban tổ chức. 
4. Phần 4: Tranh biện 
- Nêu tình huống bằng hình thức tiểu phẩm. Từ đó đưa ra chủ đề bằng cách đặt 
câu hỏi yêu cầu hai đội trả lời. Chủ đề: “Có nên yêu ở tuổi học trò?” 
- Đại diện hai đội trình bày. Đội thứ nhất: đồng tình. Đội thứ hai: phản đối. 
- Tranh biện, đối thoại: 
+ Giữa hai đội với nhau (2 câu hỏi). 
+ Giữa hai đội với khán giả: khán giả đặt câu hỏi cho hai đội (2-3 câu hỏi). 
- Điểm: 40 
- Ban giám khảo nhận xét, tư vấn, định hướng. 
5. Phần 5: Tổng kết, trao thưởng 
- Ban thư kí thông báo kết quả. 
68 
- Trao thưởng cho hai đội thi. 
(Giữa các phần có xen các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề) 
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 
TT Nội dung công việc Thực hiện 
1 
Phần thi Tranh biện 
- Lựa chọn đội thi 
- Tư vấn, hướng dẫn và duyệt nội dung, 
hình thức tranh biện. 
Nhóm Ngữ văn 
2 
Xây dựng hệ thống câu hỏi theo chủ đề 
- Câu hỏi cho hai đội thi 
- Câu hỏi cho khán giả 
Ban ngoài giờ lên lớp 
3 - Duyệt văn nghệ, tiểu phẩm Đoàn trường và nhóm Ngữ văn 
4 
- Ban giám khảo 
- Tư vấn 
Đại diện nhóm Ngữ văn, Đoàn 
trường, Ban ngoài giờ lên lớp 
5 - Loa máy, cơ sở vật chất Đoàn trường 
 Trên đây là kế hoạch tổ chức ngoại khóa học kì I, năm học 2019 - 2020 của 
nhóm Ngữ văn. Thay mặt nhóm chuyên môn, chúng tôi mong nhận được sự hỗ 
trợ về vật chất và tinh thần cũng như sự chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường, sự phối 
hợp thực hiện của các bộ phận trong nhà trường để hoạt động ngoại khóa thành 
công, đạt mục đích, yêu cầu đã đề ra. 
PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Vinh, ngày 5 tháng 10 năm 2019 
 Người lập kế hoạch: 
69 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo Công an Nghệ An, Câu lạc bộ tranh biện – sân chơi bổ ích cho học 
sinh, 26/11/2018. 
2. Báo Quảng Ninh, Phát triển tư duy tranh biện cho học sinh, 5/10/2019 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
- Những vấn đề chung về chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Tài 
liệu tập huấn giáo viên 2019. 
- Tài liệu Phân phối chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp - (Dùng 
cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm 
học 2009-2010). 
- Tài liệu tìm hiểu chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp – Tài liệu tập huấn giáo viên 2019. 
4. Lê Tấn Cẩm Giàng (2011), Tư duy phản biện, Viện Nghiên cứu Giáo dục, 
Hà Nội. 
5. Bùi Thế Hưng, Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong 
dạy học văn, Tạp chí Giáo dục, số 303, 2013. 
6. Hoàng Phê, Hoàng Thị Tuyền Linh, Vũ Xuân Lương, Phạm Thị Thủy, 
Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà 
Nẵng, 2007. 
7. Nhân dân tv, Tranh biện - công cụ thúc đẩy học tập trong giáo dục hiện đại 
8. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường, NXB ĐHSPHN, 2005. 
9. Vietyouthtodebate, Giáo án khóa học debate, tài liệu lưu hành nội bộ 
trong khóa học về tranh biện và tư duy phản biện, Hà Nội, 2016. 
10. Phạm Thị Xuyến, Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong giờ văn 
học sử qua hình thức tranh luận, Tạp chí Giáo dục số 102, năm 2004. 
11. Nguyễn Như Ý (cb), 2002, Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
12. WEB:   
70 

File đính kèm:

  • pdf64_NGUYEN_MINH_HONG_-_THPT_HUYNH_THUC_KHANG_a6faa06b64.pdf
Sáng Kiến Liên Quan