Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 5

Cơ sở lí luận:

Như chúng ta đã biết, Đảng và nhà nước luôn quan tâm chăm lo và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy con người là đối tượng, là động lực là mục tiêu của xã hội. Trong xã hội hiện nay, điều cần thiết là con người phải có trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức tốt. Chính vì vậy, người thầy giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh trở thành người có ích cho xã hội. Do đó ngay từ khi trẻ bước vào ghế nhà trường thì vai trò và trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp ngày càng cao. Người giáo viên cần phải dạy cho các em từng câu, từng chữ, bên cạnh đó cần phải trang bị cho các em những lượng kiến thức để các em có thể tính toán, hoặc đọc được một bài báo, bài thơ, Cũng chính từ đây mà bản thân tôi thấy rằng, ở tiểu học bất cứ môn học nào cũng đều quan trọng như nhau không thể bỏ qua một môn học nào. Như đã nói ở trên, nhà trường là nơi bắt đầu tập cho học sinh những hoạt động nghe, nói, đọc Tiếng Việt một cách có ý thức, học Tiếng Việt nhằm thúc đẩy các em tiếp cận kiến thức thế giới xung quanh mình. Đồng thời khai thác những đặc sắc của ngôn ngữ văn chương qua các bài học để có thể bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và giáo dục thẩm mĩ cho các em. Dạy học Tiếng Việt là một môn rất quan trọng nó góp phần vào việc phát triển dần ý thức và lý trí cho học sinh tiểu học. Hệ thống các bài tập viết chữ, tập nói, tập kể chuyện, tập đọc, học thuộc lòng, tập làm văn, từ ngữ, ngữ pháp, sẽ từng bước hình thành cho học sinh ở tiểu học có những kĩ năng như: nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt văn hóa nước nhà. Muốn học tốt tất cả các môn học trong nhà trường thì yêu cầu học sinh phải đọc thông thạo và viết rành rẽ thì các em mới hiểu được nội dung mình đọc là cái gì và từ đó các em mới phát triển được.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp theo, nếu như em đó không đọc được chứng tỏ là em đó không theo dõi đọc thầm theo bạn, và lúc đó chúng ta kịp thời nhắc nhở các em dần dần các em sẽ theo dõi bài và đọc tốt hơn. Cũng do không phát thành tiếng nên việc đọc thầm giữ được sự yên tĩnh, không làm ảnh hưởng tới suy nghĩ, công việc của người khác khi tất cả học sinh phải làm việc trong một không gian hẹp.
Việc đọc thầm cho phép người đọc có điều kiện tập trung tư tưởng theo dõi văn bản khi đọc và có thể đọc đi, đọc lại những câu chữ mà mình chưa hiểu. Chính vì thế đọc thầm có lợi thế trong việc giúp người đọc nắm chắc nội dung bài đọc.
Cũng vì đọc thầm nghĩa là không cần thể hiện thành âm thanh nên người đọc có thể hạn chế, “che giấu” được những khuyết tật của bộ máy phát âm hoặc những lỗi phát âm thường mắc.
Tóm lại: việc đọc thầm có tác dụng rất lớn không chỉ đỡ tốn sức lực, thời gian mà còn nhằm để giúp học sinh nhận biết các đoạn, các câu, hiểu nghĩa câu để đọc được trôi chảy và diễn cảm bài văn, bài thơ. Bên cạnh đó tôi cũng chú trọng đến việc phát âm, đọc rõ ràng.
b. Rèn luyện phát âm, đọc rõ ràng:
Như chúng ta đã biết về mặt ngữ âm mọi người đều có thói quen phát âm một cách tự nhiên, theo tiếng địa phương, theo ngôn ngữ của cha mẹ nơi sinh trưởng. Mỗi nơi, mỗi vùng có cách đọc khác nhau, chẳng hạn như trường hợp của em Hiếu Thảo, Mỹ Uyên, Văn Triều, Diệu Linh, thường phát âm lẫn lộn giữa âm đầu âm tr thành ch hoặc âm h thành âm qu, âm r thành âm g, 
Việc rèn luyện các em đọc đúng quả thật không phải là chuyện đơn giản, muốn các em đọc tốt thì bản thân giáo viên phải đọc mẫu tốt và hướng dẫn học sinh một cách cặn kẽ.
Đối với các em trên tôi không ngần ngại, nôn nóng gì cả công việc đầu tiên là tôi bắt đầu hướng dẫn các em tập cách uốn lưỡi, đặt vị trí lưỡi như thế nào để không lung túng khi đọc. Tôi đã tập cho các em rất nhiều lần khi trò chuyện với các em và ngay cả khi học các môn khác và nhờ vào sự kiên trì, chịu khó của các em mà dần dần các em đọc tương đối. Để có được kỹ năng đọc đúng tôi tiến hành tổ chức cho các em chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?.
	Hình thức chơi như sau: các em sẽ tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.
	Sau khi tôi phổ biến luật chơi thì tôi bắt gặp các em liền giơ tay một cách nhanh nhẹn. Và tôi đã gọi các em thường đọc sai lên bảng thi đua và kết quả là các em đều làm đúng theo yêu cầu của tôi như: cây tre, nụ hoa, giúp đỡ, Sau đó tôi đã gọi các em đó đọc lại các từ đã tìm một cách chính xác, tôi gọi các em nhận xét:
	Thưa cô các bạn hôm nay đọc rất tốt, phát âm tương đối đúng. Liền sau đó là những tràng vỗ tay giòn giã vang lên, tôi bắt gặp ngay những ánh mắt vui tươi được thể hiện trên khuôn mặt các em. Và kể từ lúc đó các em không còn ngại ngùng đọc bài nữa, tuy nhiên có đôi lúc các em vẫn còn phát âm sai. Thế là tôi lại giúp các em khắc phục ngay tình trạng này. Tôi gọi một em đọc mẫu đoạn ở trong bài “Kì diệu rừng xanh”(sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 75), đoạn “Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”.
Sau đó tôi gọi hai em Văn Triều và Diệu Linh đọc lại rồi gọi các em khác nhận xét. Cả hai em đều sai phụ âm đầu tr/ch.
Lúc này tôi đọc mẫu và hướng dẫn hai em phát âm lại từng tiếng một và tập dần cho hai em khi đọc gặp âm “tr”, đọc chậm lại, chú ý cong lưỡi và phát âm cho đúng, khi các em đã quen thì nâng dần mức độ đọc lên.
Đối với những em đọc kém (đọc sai phụ âm đầu, vần, thanh đọc chưa rõ ràng). Tùy nguyên nhân của từng em, sau phần đã luyện đọc ở lớp, tôi lựa chọn những từ khó hoặc câu, đoạn mà các em hay mắc lỗi khi đọc. Tôi giao nhiệm vụ để các em tự luyện tập thêm ngoài giờ học và có sự kiểm tra thường xuyên, liên tục của giáo viên. Đối với những trường hợp khác sai phụ âm đầu l/n hoặc s/x và âm r/g tôi cũng hướng dẫn tương tự như cách luyện đọc âm tr/ch.
Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn các em cách phân biệt khi đọc vần at/ac it/ic. Khi đọc các em phải đánh lưỡi hoặc đọc chậm lại. Hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từ.
Đối với những trường hợp các em đọc sai đòi hỏi các em phải có tính kiên trì, bền bỉ.
Ngoài ra giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc nhẩm để tìm hiểu nội dung bài đọc. Lúc này chuyển dần sang hình thức đọc thầm hoặc đọc nhẩm để phát âm đọc đúng từ, câu, tập ngắt nhịp thơ, luyện đọc thuộc lòng.
Tuy khó kiểm soát được hoạt động của từng học sinh, song cũng có tác dụng gây hứng thú thay đổi không khí học tập và tạo điều kiện cho cả lớp cùng làm việc. Giáo viên cũng cần tránh tình trạng còn có học sinh trong lớp chưa một lần được đọc thành tiếng khi học giờ tập đọc.
Tôi luôn động viên khuyến khích các em có tiến bộ hoặc tiến bộ còn chậm chạp để gây được phong trào thi đua đọc trong học sinh, tạo điều kiện cho nhiều học sinh được hoạt động, được giúp đỡ nhau trong học tập. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm, song cần chú ý tính hiệu quả tránh thiên về hình thức. Trong giờ tập đọc giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học nhóm nhưng phải sắp xếp nhóm, tổ có chủ định để học sinh giúp nhau luyện đọc tốt. Học sinh đọc khá, giỏi giúp học sinh đọc yếu. Dần dần học sinh sẽ phát âm đúng và đọc rõ ràng hơn, giáo viên tiếp tục nâng dần cho các em đọc lưu loát và trôi chảy. Mặt khác, tôi không chỉ xoáy mạnh vào việc rèn luyện môn đọc ở phần môn Tập đọc mà tôi còn chú trọng việc đọc của các em ở các môn khác như viết chính tả, đặt câu, viết đoạn văn, bài 
văn, Chẳng hạn như: viết chính tả đến khâu viết từ khó, tôi cho các em (hay đọc sai) đọc các từ khó viết hay dễ lẫn đứng lên phân tích từ hay phân biệt từ. Chính từ chỗ các em đọc đúng, phân tích đúng thì các em sẽ hạn chế tối đa việc mắc sai lỗi chính tả. Tôi thiết nghĩ chúng ta không nên chú trọng ở một môn học nào đó mà phải quan tâm và giúp đỡ các em ở tất cả các môn để từ đó các em mới nắm vững được kiến thức.
c. Rèn đọc lưu loát, trôi chảy:
Đọc lưu loát là học sinh không ê, a không vấp bài, không lặp lại từ, đọc rõ ràng mạch lạc. Yêu cầu học sinh đọc lưu loát, trôi chảy nghĩa là phải biết đọc thành cụm từ, biết ngắt giọng nghĩ hơi ở các dấu câu, không đọc liền mạch, không ngừng nghỉ ở giữa chừng, giữa các cụm từ. Có như vậy mới không có sự hiểu lầm nội dung thông báo cho người nghe.
Để đạt yêu cầu đọc lưu loát thầy cô phải hướng dẫn học sinh cách ngừng nghỉ đúng chỗ, nếu không ngừng nghỉ đúng chỗ sẽ gây sự hiểu lầm sẽ làm lệch đi nội dung bài. Vì vậy, giáo viên cần đọc mẫu phải thật chuẩn.
Thông thường, sau khi giới thiệu bài xong, giáo viên đọc mẫu bài một lần trước khi cho học sinh đọc kết hợp tìm hiểu nội dung. Vấn đề đọc mẫu của giáo viên trong lần đọc đầu tiên nhằm giới thiệu, gây xúc cảm và tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị đọc mẫu trước ở nhà để đến lớp khỏi lúng túng. Có người cho rằng “Trong giảng dạy Tập đọc, nếu giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy cho học sinh rất nhiều về cách đọc”.
Đối với học sinh, giáo viên cần chọn những em có khả năng đọc diễn cảm hoặc có chất giọng đọc tốt để đọc thành tiếng (một đến hai em). Đây cũng là việc làm hết sức quan trọng, bởi giọng đọc của học sinh sẽ góp phần hỗ trợ cho lần đọc mẫu của giáo viên.
Ngoài việc tiến hành đọc mẫu của giáo viên và học sinh, đối với các học sinh có khả năng đọc tốt, giáo viên có thể cho học sinh đề xuất cách đọc, các em khác cùng 
nhận xét và cùng thầy (cô) thống nhất cách đọc rồi tiến hành đọc mẫu. Cách làm này sẽ giúp cho học sinh hứng thú và có cơ sở để theo dõi việc đọc mẫu.
Ví dụ trước khi cho học sinh đọc bài tập đọc tôi đã hướng dẫn các em đọc như sau: Bài “Trước cổng trời”, yêu cầu khi đọc:
- Các em phải đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm (chưa yêu cầu cao ), phù hợp với nội dung cảm xúc của bài thơ và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
- Cảm thụ và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. 
- Luyện đọc các từ khó: vách đá, cổng trời, cỏ hoa, ngút ngàn, ráng chiều, hoang dã, người Giáy, nhuộm, sương giá,
- Hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng, phù hợp với từng dòng thơ, nghỉ hơi tự nhiên (nghỉ nhanh, ngầm thấy được sự phân cách giữa các từ, cụm từ, tránh nghỉ hơi quá rõ trở thành đọc nhát gừng).
Giữa hai bên/ vách đá/
Mở ra/ một khoảng trời/
Có gió thoảng,/ mây trôi/
Cổng trời trên mặt đất?/
Nhìn ra xa/ ngút ngát/
Bao sắc màu/ cỏ hoa/
Con thác réo/ ngân nga/
Đàn dê/ soi đáy suối/
Giữa ngút ngàn/ cây trái/
Dọc vùng/ rừng nguyên sơ/
Không biết thực/ hay mơ/
Ráng chiều như hơi khói/
Sau khi đã hướng dẫn cách ngắt nhịp, giáo viên tiến hành cho học sinh luyện đọc cá nhân vài em và tiếp tục luyện đọc theo cặp. Sau đó, giáo viên bắt đầu kiểm tra cá nhân để xem mức độ đọc của các em có lưu loát và trôi chảy hay không. Cứ sau mỗi tiết dạy tập đọc, học thuộc lòng trên lớp, ngoài việc nhắc nhở học sinh đọc lại bài nhiều lần, giáo viên cũng tiến hành cho học sinh đọc thi đua để gây hứng thú trong học tập và qua đó cũng giúp học sinh nhớ ngay tại lớp những khổ thơ đã học, đồng thời cũng khắc sâu kiến thức, đây cũng là một biện pháp để giúp các em đọc tốt. Đối với bài tập đọc văn xuôi, sau khi giáo viên đã đọc mẫu xong thì nên tiến hành hướng dẫn cho học sinh luyện đọc từ khó rồi đến luyện đọc đoạn. Giáo viên nên tổ chức cho học sinh luyện đọc theo hình thức đọc nối tiếp nhằm giúp cho học sinh không khỏi lúng túng khi giáo viên gọi đọc bài. Giáo viên luôn luôn theo dõi tiến độ đọc bài của học sinh nhằm giúp các em có điều kiện để đọc được bài và nắm rõ nội dung bài hơn.
Để giúp các em đọc lưu loát trôi chảy hơn thì bản thân tôi thấy rằng không chỉ luyện đọc ở lớp là đủ mà các em cần phải luyện đọc thêm ở nhà nữa. Có như vậy các em mới phát huy được khả năng đọc của mình. Tôi luôn luôn quy định các em là phải chuẩn bị bài ở nhà, vào lớp lúc truy bài đầu giờ các tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn ở tổ của mình. Tôi thường cho các em thi đua đọc bài vào tiết hướng dẫn tự học Tiếng Việt (thời gian 15 phút) và đối tượng thường đọc là các em đọc yếu, đọc chậm,Để xem các em có tiến bộ hay không.
Khi các em đã đọc rành mạch, trôi chảy thì giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
d. Rèn đọc diễn cảm:
Đây là một giai đoạn khá cao đối với học sinh lớp 5. Việc đọc diễn cảm giúp các em thể hiện được giọng đọc của mình nhằm truyền cảm đến người nghe. Qua đó giáo dục cho học sinh biết được cách thay đổi giọng đọc: hạ giọng, sôi nổi, từ tốn, 
giọng trang nghiêm,sao cho phù hợp với nội dung bài. Muốn đọc diễn cảm tốt, điều trước tiên phải làm cho học sinh cảm thụ được bài văn hay bài thơ. Từ đó học sinh sẽ thể hiện cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ qua giọng đọc.
Chẳng hạn như những bài văn có lời đối thoại của các nhân vật. Ví dụ như bài: “Cái gì quý nhất”. (Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 85-86). Giáo viên nên phân vai cho học sinh. Sau lần đọc đầu tiên giáo viên gọi học sinh khác đọc lại và sau đó gọi em khác nhận xét cách đọc của bạn và sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn cách đọc như sau:
- Hùng, Quý và Nam: (giọng sôi nổi, hào hứng).
- Thầy giáo: (giọng ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục).
- Giáo viên làm mẫu cho từng tổ học sinh biết thay đổi giọng đọc phù hợp với lời từng nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng tạo sự mạch lạc cho giọng đọc nhuần nhuyễn giữa các nhóm từ trong câu, trong đoạn văn. Có những chỗ cũng cần ngập ngừng kéo dài khi đọc nhầm biểu lộ cảm xúc của người đọc, giúp học sinh tìm hiểu và nhấn mạnh các từ quan trọng, các tiếng gieo vần trong câu thơ. Những cụm từ mang sắc thái biểu cảm chính của câu được nhấn mạnh hơn để giúp người nghe dễ tiếp nhận trọng tâm nội dung thông báo. Để rèn luyện cách đọc này sau khi tìm hiểu nội dung của từng đoạn, giáo viên cho học sinh đề xuất cách đọc đó.
- Tổ chức cho học sinh đóng vai, để các em thể hiện cách đọc, qua đó giáo viên sửa chữa cho các em để đọc đúng. Với cách đọc như thế ban đầu học sinh còn rụt rè lúng túng, chưa dám đưa ra ý kiến của mình, nhưng dần học sinh chủ động hơn, hứng thú hơn, có ý thức hơn, càng nắm rõ nội dung hơn.
Tóm lại: đọc diễn cảm là một khâu rất khó đối với học sinh, nên giáo viên cần nghiên cứu kĩ đối với từng bài mà có cách hướng dẫn thích hợp đối với học sinh. Chẳng hạn như khi đọc bài: “Mùa thảo quả” (Sách Tiếng Việt 5, tập I, trang 113-114). Tôi đã nghiên cứu rất kĩ khi hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Ví dụ như: Khi đọc các câu: “ Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”. Các từ: hương, thơm được lặp đi lặp lại nhiều lần cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
Sau đó tôi đã tiến hành đọc mẫu để cho học sinh nắm được cách đọc, cho các em phân biệt được các giọng đọc khác nhau ở các đoạn. Kế tiếp là các em cùng đọc cho nhau nghe (theo nhóm đôi). Song, các em cũng chưa thể hiện được bài đọc một cách diễn cảm. Tôi vẫn luôn động viên các em thường xuyên luyện tập và kết quả cho thấy: em Gia Hiếu, Văn Triều, Hiếu Thảo, Khang An, Mỹ Uyên,. đọc tốt hơn nhiều, khả năng đọc diễn cảm của các em có sự tiến bộ rõ rệt. Từ đó tôi lấy làm phấn khởi vì các em chịu khó luyện tập.
- Khâu kế tiếp là tôi hướng dẫn các em khi đọc phải chú ý tư thế đọc bài phải thoải mái, không được gò bó, khoảng cách giữa mắt và sách vừa phải, không được để sách gần sát mắt hoặc quá xa mắt. Khi đọc bài không được cuốn quyển sách lại và cầm sách một tay.
Nói tóm lại, để nắm rõ tình hình và biện pháp giải quyết rèn kĩ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần phải lưu ý một số công việc như sau:
* Đầu tiên phải tiếp xúc khảo sát tình hình đọc của học sinh, nắm rõ việc đọc của học sinh ở lớp mình.
* Nắm được những sai sót, những lỗi mắc phải của học sinh mà tìm hiểu cho rõ những nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó.
* Có kế hoạch rèn luyện các em.
* Giáo viên cần phải có tính kiên trì, không được nôn nóng.
* Tìm những phương pháp, cách thức trong giảng dạy phù hợp với từng đối tượng.
* Phải chia đều các nhóm, mỗi nhóm có đủ các đối tượng học sinh để các em cùng nhau thi đua luyện tập và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
* Sau mỗi tuần nên cho các em thi đua đọc bài trên lớp. Giáo viên cần có lời động viên khuyến khích đối với những học sinh có tiến bộ.
* Cho học sinh luyện đọc ở tất cả các phân môn. Chịu khó đọc bài ở nhà.
4. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG:
Qua thời gian thực hiện với sự cố gắng và nổ lực của bản thân cùng với những biện pháp như đã nêu trên, kết hợp với sự phấn đấu không ngừng của học sinh tôi nhận thấy rằng: việc đọc của các em có tiến bộ rõ rệt, các em phát âm đúng các phụ âm đầu, âm cuối, vần và các dấu thanh. Một số em đọc rất rõ ràng và rành mạch. Bên cạnh đó cũng có một số em phát huy được khả năng đọc bài, không còn tiếng ê,a, ngập ngừng khi đọc.
Học sinh biết đọc cụm từ biết ngắt giọng nghỉ hơi ở các dấu câu. Tuy nhiên cũng còn một vài em (Diệu Linh, Phụng) cũng còn phát âm sai ở âm đầu nhưng mức độ sai không đáng kể. Từ việc đọc tốt dẫn đến các em viết chính tả ít mắc sai lỗi, viết được câu đúng ngữ pháp. Qua việc khảo sát ở giai đoạn cuối tôi đã thu nhận được kết quả như sau:
Tổng số HS
Phân loại đọc
Số lượng
Tỉ lệ
Ghi chú
Đọc tốt
14/42
33,3%
42/22
Đọc khá tốt
16/42
38,1%
Trung bình
12/42
28,6%
Yếu
0
III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy luyện đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay, bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì 
khâu luyện đọc, rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu được nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để rèn tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 5, giáo viên cần làm tốt những việc sau:
- Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, yêu trẻ, yêu trường lớp.
- Phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò, chức năng của phân môn Tập đọc. trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc trong chương trình tiểu học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư quỹ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học.
- Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+ Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay sai.
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng.
+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu.
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn thể hiện tính các nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+ Đối với những học sinh đọc sai rèn dứt điểm ở tiết tập đọc và tiết luyện đọc ở buổi 2.
+ Nhiều học sinh được tham gia đọc và nhận xét bạn đọc.
- Luôn động viên, khích lệ gây hứng thú học tập đối với học sinh yếu kém, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh lớp mình. Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu kém trước khi đến lớp.
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển trình độ và khả năng nhận thức của con người về thế giới xung quanh ngày càng cao, con người luôn phấn đấu và rèn luyện 
để theo đuổi kịp với thời đại. Chúng ta nên phấn đấu rèn luyện từ đầu, từ mọi lúc, mọi nơi. Ở lứa tuổi học sinh trường học là môi trường tốt nhất đối với các em, có học tốt thì các em mới có những kiến thức cần thiết để tiếp cận với thế giới xung quanh. Qua đề tài này chúng ta cũng thấy rõ đọc là điều kiện quan trọng nhất để học tập tốt. Không những thế mà không làm mất đi giá trị cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nắm được các tin tức qua sách, báo, tài liệu, biết được bao điều bổ ích cho bản thân.
Tuy nhiên bản thân của giáo viên cần phải chú ý nắm bắt được kịp thời những sai sót của học sinh để giúp có sự tiến bộ trong học tập. Tạo mọi điểu kiện cho học sinh phát huy khả năng đọc của mình. Dù có khó khăn đến đâu đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì nổ lực vượt qua, đồng thời phải đảm bảo chính xác, khoa học, tính sư phạm.
Đối với học sinh thấy rõ việc học tập là quan trọng, phải biết lắng nghe và tiếp thu những điều hay lẽ phải, học hỏi những gương tốt. Có học tập, có rèn luyện thì mới có đủ “Đức - Tài” giúp ích cho bản thân và phục vụ xã hội sau này.
2. Phạm vi áp dụng:
Trên đây là những kinh nghiệm về rèn đọc cho học sinh lớp 5. Tôi đã áp dụng ở lớp mình phụ trách trong năm học 2015 – 2016, mong quý thầy cô tham khảo và đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
3. Bài học kinh nghiệm:
* Đối với giáo viên :
- Phải nắm vững nội dung, phân phối chương trình.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa.
- Chuẩn bị tốt bài giảng.
- Thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng tư liệu cho mình.
- Thường xuyên theo dõi báo, đài, cập nhật thông tin.
- Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
* Trong tiết dạy phải tận dụng mọi đồ dùng dạy học hiện có ở trường hoặc tự làm để phục vụ tiết dạy.
* Đối với học sinh :
- Chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
- Trong giờ học tích cực hoạt động tìm hiểu, tư duy để lĩnh hội được tri thức, thông qua sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- Làm tốt nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị:
a. Cấp trường:
Nên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể lên thư viện đọc các sách, báo, truyện thiếu nhi. 
b. Cấp phòng giáo dục:
Cần trang bị đầy đủ các đồ dùng dạy học.
 Hựu Thạnh, ngày 13 tháng 4 năm 2016 
 Người thực hiện
 Huỳnh Thị Thanh Thủy

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan