Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh 4 tuổi

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiện trực tiếp. Giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non là giáo dục cách sống tích cực, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau.

Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích ghi với môi trường, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng xử lý các tình huống.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền những kinh nghiệm sống của người lớn nhằm giúp trẻ có những kỹ năng như: Trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn, vận dụng kiến thức của mình để giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân, biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè.

Trên thực tế trong xã hội hiện nay các gia đình thường trú trọng đến việc học kiến thức, không trú trọng đến kỹ năng sống của trẻ, coi đó là những cái không cần thiết, bên cạnh đó các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và chưa mạnh dạn với thế giới bên ngoài. Một số gia đình thì nuông chiều làm cho trẻ bất cứ việc gì trẻ yêu cầu, tạo cho trẻ có thói quen ích kỷ, ỷ nại, không quan tâm đến người khác, các kỹ năng của trẻ rất hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống.

Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi Trung Tâm, qua thời gian được tiếp xúc với trẻ, tôi thấy đa số trẻ trong lớp còn hạn chế rất nhiều về vốn kỹ năng sống.

Nhiều trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, cô giáo

Kỹ năng vệ sinh cá nhân như: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự rửa mặt, rửa chân còn vụng về.

Kỹ năng hợp tác và chia sẻ trong hoạt động học và hoạt động chơi, trẻ chưa biết hợp tác với bạn để hoàn thành công việc, chưa biết chia sẻ với bạn bè trong lớp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu nhà trường về việc tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất. 
Trẻ đã được học qua lớp mẫu giáo bé nên trẻ  rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp.
Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, được tập huấn về nội dung một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên, bản thân tôi còn gặp không ít khó khăn khi thực hiện như: Nhiều trẻ còn nhút nhát chưa hứng thú tích cực tham gia các hoạt động.
Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến con em của mình, luôn muốn con mình được học chữ, học số, coi nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, không biết chia sẻ, hòa đồng giúp đỡ bạn bè, trẻ không biết vệ sinh cá nhân tự phục vụ mình, không biết xử lý khi gặp tình huống.
Qua khảo sát thì số trẻ đạt được trên lớp như sau:
Nội dung
Trẻ đạt được
Tỉ lệ
 Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi
15/35
42,8%
 Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 
13/35
37,1%
 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ hoạt động cùng nhóm
15/35
42,8%
Trẻ mạnh dạn tự tin
16/35
45,7%
 Kỹ năng phòng chống tai nạn 
14/35
40%
 Kỹ năng thích nghi
14/35
40%
 Kỹ năng vệ sinh
16/35
45,7%
Kỹ năng sử lý tình huống
10/35
28,6%
3. Các sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
Để thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi B Trung Tâm năm học 2018 - 2019. Tôi đã lựa chọn những nội dung như sau:
Xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm”
Tạo tình huống cụ thể
Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trong ngày
Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Để thực hiện các nội dung công việc trên tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường “lấy trẻ làm trung tâm”
Đối với năm học 2018 - 2019, nhà trường và chuyên môn đã xây dựng kế hoạch theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục, trong đó có kế hoạch “xây dựng môi trường Lấy trẻ làm trung tâm”. Chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động trong ngày thông qua hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ.. trẻ được trải nghiệm những hoạt động trong cuộc sống nên trẻ hứng thú, và rất thích bắt chước làm những việc của người lớn khi được cô hướng dẫn vì thế việc dạy trẻ trong giờ học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiến hay giúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ.
Ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, để xây dựng một hoạt động mà trẻ vừa được chơi, vừa được học, được tìm tòi, phát huy sáng tạo, tư duy.
Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra những hình thức tổ chức hoạt động “Lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
Cô nên chỉ tạo ra các tình huống cho trẻ tự thảo luận theo nhóm hoặc theo tổ sau đó cô là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ mới được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và gióp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn.
Hoạt động “Lấy trẻ làm trung tâm” là trẻ sẽ được trải nhiệm, được giao tiếp, trao đổi, suy ngẫm, khám phá, tìm tòi.
Ví dụ: Hoạt động góc chơi phân vai nấu ăn, bán hàng 
Trẻ được tự do thảo luận tự nhận vai chơi bác nấu ăn, người đi mua hàng, người băm thịt, người nhặt rau, người làm bánh.
Hình ảnh cô và trẻ thảo luận, trao đổi
Biện pháp 2: Tạo tình huống cụ thể
Đối với trẻ mầm non trẻ rất dễ nhớ và cũng dễ quên, trước đây giáo viên thường giáo dục trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh qua lời nói, nhắc nhở, dặn dò trẻ thông qua các hoạt động học, vui chơi, sinh hoạt. Với biện pháp như vậy tôi thấy không đạt hiệu quả cao vì giáo dục xong trẻ có thể quên ngay và không nhớ lâu, vì thế tôi thiết nghĩ mình phải tìm ra phương pháp để cho trẻ nhớ lâu hơn, đó chính là phương pháp giáo dục tạo tình huống để trẻ được đưa ra những ý kiến, suy nghĩ và cách giải quyết của trẻ khi gặp tình huống khó khăn.
Ví dụ trong câu truyện “Dê con nhanh trí” trước đây giáo viên thường giáo dục trẻ khi ở nhà một mình không được mở cửa cho người lạ, hoặc giáo dục trẻ trong nội dung bài hát “Đàn vịt con” khi đi đến nơi đông người, thì phải đi theo bố mẹ không chạy lung tung kẻo bị lạc. Nhưng chưa đưa ra tình huống nếu bị lạc thì con phải làm như thế nào? Để trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyết vấn đề tôi đưa ra tình huống và yêu cầu trẻ phải đưa ra cách giải quyết của mình, như vậy trẻ sẽ nhớ lâu. Với tình huống nếu như trẻ ở nhà một mình, có một người lạ đến gõ cửa thì trẻ sẽ làm như thế nào?
Tôi cho trẻ suy nghĩ cách giải quyết, nêu ý kiến, cô gợi mở cho trẻ hiểu người xấu đến hại trẻ, ăn trộm đồ dùng trong gia đình cũng có thể là người thân như: người thu tiền điện, bác hàng xóm, bạn của bố mẹ
Cô kết luận các con sẽ không được mở cửa cho bất cứ ai khi các con ở nhà một mình, kể cả người đó thân quen với bố mẹ của mình.
Trong xã hội hiện nay, nhiều kẻ xấu lợi dụng sơ hở của các bậc phụ huynh, sự ngây thơ của trẻ em, nên tệ nạn bắt cóc trẻ em thường xảy ra tại nhiều nơi chính vì vậy tôi tạo tình huống trẻ bị lạc giữa chốn đông người như ở chợ, hoặc được bố mẹ đưa đi tham quan, hay đi chơi siêu thị.
Cô hỏi trẻ khi bị lạc con sẽ làm như thế nào?
Trẻ đưa ra ý kiến của mình
Tình huống 1:
+ Trẻ sợ quá khóc to
Hình ảnh trẻ ngồi khóc khi bị lạc
Cô nói: Khi bị lạc mà khóc thì sẽ không tìm được mẹ, ngược lại kẻ xấu sẽ lợi dụng bắt cóc các con, vì vậy lúc này các con phải dũng cảm, bình tình thì mới tìm được mẹ.
Tình huống 2:
+ Các con đi theo người lạ
Cô nói: Các con không được đi theo người lạ, chạy lung tung , vì người lạ chưa chắc đã là người tốt nên các con sẽ không tìm được ba, mẹ.
Tình huống 3: 
+ Đứng một chỗ gọi to tên bố, mẹ
Gọi to tên mẹ để mẹ nghe tiếng đến đón mình
Hình ảnh bé đứng gọi to
+ Tìm người tin cậy như chú công an, bảo vệ, nhân viên.
Dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố, mẹ, đọc to số điện thoại của bố, mẹ cho cô và các bạn cùng nghe.
Hình ảnh nhờ chú công an tìm giúp
Từ những tình huống cụ thể gần gũi dễ xảy ra trong cuộc sống đối với trẻ, và bằng cách trẻ được thảo luận, suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình để giải quyết vấn đề, đó chính là kinh nghiệm của người lớn truyền lại cho trẻ và trẻ sẽ có nhiều vốn kiến thức, cũng như kỹ năng sống của trẻ được hình thành.
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trong ngày
Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn kỹ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng hoạt động theo nhóm, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, rèn kỹ năng ứng xử văn hóa. Trong khi đó trẻ mẫu giáo kinh nghiệm sống chưa có, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi việc phòng chống tai nạn, xử lý tình huống còn gặp nhiều khó khăn, trẻ ngây thơ chưa nhận biết được mối nguy hiểm trong xã hội. chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động trong ngày.
+ Giờ đón trẻ, trả trẻ
Cô giáo dục trẻ đến lớp biết lễ phép chào cô, chào bố, mẹ để vào lớp, hướng dẫn trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
Hình ảnh bé lễ phép chào cô
Hình ảnh bé tự cất dép đúng nơi quy định
Giáo dục thông qua hoạt động vệ sinh, thực hành kỹ năng sống của trẻ
Ngày nay do các bậc phụ huynh nuông chiều con, không dạy trẻ cách tự vệ sinh bản thân, nên trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra biện pháp cho trẻ tự vệ sinh cá nhân, cô hướng dẫn và cho trẻ thực hành tự rửa tay, tự rửa mặt , khuyến khích trẻ tự làm, trẻ nào chưa thực hiện được cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
Hình ảnh bé tự rửa tay
Cho trẻ tập tự trải đầu cho bạn, cho bản thân
Trong giờ ăn cũng vậy tôi giáo dục trẻ những thao tác văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như biết tự đi lấy bát thìa, biết tự lên lấy cơm, chia đĩa về các bàn ăn, khi ăn, biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn, và chỉ ăn uống tại bàn ăn của mình, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết ăn hết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác.
+ Giáo dục thông qua hoạt động thể dục
Giáo dục trẻ kỹ năng vận động, kỹ năng không xô đẩy khi xếp hàng, biết thực hiện lần lượt
Hình ảnh trẻ biết thực hiện lần lượt
+ Giáo dục thông qua hoạt động nghệ thuật
Tôi sẽ tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình, giúp trẻ tự tin mạnh dạn trong mọi hoạt động.
Ví dụ hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà của bé, cô giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết vệ sinh môi trường, sắp xếp đồ dùng gọn gàng sạch sẽ.
Đối với hoạt động âm nhạc dạy hát : Cả nhà thương nhau. 
Có trẻ không lên biểu diễn bài hát, cô hỏi trẻ con có yêu những người trong gia đình con không? Trẻ trả lời: có ạ
Vậy thì cô mời con lên biểu diễn bài hát này nào? Như vậy trẻ sẽ mạnh dạn hơn, không còn nhút nhát nữa. 
Hình ảnh trẻ tự tin biểu diễn
+ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với văn học
Với hoạt động kể chuyện: Nhổ củ cải, cô kể truyện cho trẻ nghe, đàm thoại với trẻ nội dung câu chuyện, cô tổ chức cho chơi trò chơi, qua đó cô giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh.
+ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động khám phá xã hội, khám phá khoa học
Thông qua chủ đề gia đình với hoạt động khám phá xã hội tìm hiểu về các thành viên trong gia đình của bé, cô cho trẻ được kể về thành viên trong gia đình, công việc của bố, mẹ, chị... qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác nói, nói rõ ràng để người khác hiểu.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi.
Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này trẻ sẽ bộc lộ những hành vi tốt và không tốt. Cô giữ vai trò quan sát hành động lời nói của trẻ trong khi chơi, để sửa, uốn nắn trẻ
Ví dụ: Qua góc chơi “Bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Như: Trẻ nói “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ khác trả lời: Mua bánh - trả tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một cái bánh, bán cho tôi một cái ạ, nếu trẻ đã biết thưa gửi lễ phép tôi sẽ gắn cho trẻ một bông hoa vào áo và cuối ngày nhận xét trước lớp. Với hình thức này các cháu rất thích. 
Hình ảnh trẻ chơi bán hàng
Ví dụ chơi trò chơi gia đình nấu ăn: Khi trẻ bắc nồi lên để nấu thức ăn cô hướng dẫn trẻ đặt đúng cách, nếu không sẽ bị đổ, bị bỏng gây nguy hiểm.
Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống mạnh dạn tự tin, một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, mạnh dạn của trẻ. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
 Ví dụ: Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Xếp quân lô tô” ở trò chơi này cháu thực hiện đúng luật chơi. Trò chơi này giáo dục trẻ luôn tự tin mình sẽ chiến thắng và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên.
Hình ảnh trẻ tự tin trong khi chơi
Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
 Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các chủ để, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để giáo dục trẻ cho phù hợp và đặt hiệu quả.
* Ví dụ:
Chủ đề bản thân: Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự rửa tay, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
 Chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc
 Chủ đề gia đình: Tôi giáo dục trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, .
Chủ đề động vật, bé yêu cây xanh: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, yêu quý các con vật, biết trồng nhiều cây xanh, không bẻ hoa, ngắt lá, lớp nhà, ở lớp giúp cô nhổ cỏ cho hoa...
 Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề, và ước mơ của trẻ về các nghề đó
Chủ đề: “ Giao thông” Giáo dục trẻ kỹ năng về một số quy định giao thông khi đi trên đường như: Đi trên đường phải đi vào lề đường, đi bên tay phải, không được chơi bóng, trò chơi trên lòng đường, khi sang đường phải có người lớn dắt qua, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau
Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễ phép, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
Chủ đề: “ Quê hương - đất nước” Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ, giữ gìn bảo vệ môi trường quê hương.
Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Ngay từ buổi họp phụ huynh từ đầu năm, tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong lớp về việc phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi 4-5 tuổi. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên nuông chiều, làm hộ con nhiều quá, phải để dạy con tính tự lập làm những công việc vừa sức đúng với câu: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Đối với xã hội ngày nay trước những nguy cơ không an toàn , mối đe dọa từ bên ngoài, vì thế trẻ càng được hướng dẫn việc xử lý các tình huống, biết cách tự lập, dũng cảm, đối mặt và tự xử lý có hiệu quả càng sớm thì trẻ sẽ có nhiều kỹ năng biết tự bảo vệ mình hơn.
Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi qua điện thoại về việc học tập của cháu ở lớp và đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thíchcủa cháu ở nhà.
Ví dụ: Phối hợp với gia đình giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân: quần áo, dày dép đúng nơi quy định, và yêu cầu phụ huynh cùng quan sát hướng dẫn trẻ khi trẻ sinh hoạt ở nhà.
 Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt thì phải biết kết hợp hài hòa các biện pháp trên và không thể thiếu một trong những biện pháp đó. Bên cạnh đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu thương của cô giáo đối với trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh trong việc áp dụng đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” đạt được kết quả như sau: 
Đối với hoạt động giáo dục:
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Bảng so sánh dự kiến kết qủa thực hiện đề tài
Nội dung
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
So sánh
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
 Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi
15/34
44,1%
34/34
100%
Tăng 55,9%
 Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 
13/34
38,2%
34/34
100%
Tăng 61,8%
 Kỹ năng hợp tác, chia sẻ hoạt động cùng nhóm
15/34
44,1%
34/34
100%
Tăng 55,9%
 Trẻ mạnh dạn tự tin
16/34
47,1%
34/34
100%
Tăng 52,9%
 Kỹ năng phòng chống tai nạn 
14/34
41,1%
33/34
97,1%
Tăng 56%
 Kỹ năng thích nghi
14/34
41,1%
34/34
100%
Tăng 58,9%
 Kỹ năng vệ sinh
16/34
47,1%
34/34
100%
Tăng 52,9%
Kỹ năng sử lý tình huống
10/34
29,4%
33/34
97,1%
Tăng 67,7%
Đối với bản thân
Sử dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả
Nắm chắc kiến thức về một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 
Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, được phụ huynh tín nhiệm.
Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ.
Đối với đồng nghiệp và nhà trường
Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, 
Đồng nghiệp trong trường học hỏi được một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Góp phần nâng tỉ lệ trẻ ở lớp nói riêng và tỉ lệ trẻ trong toàn trường nói chung, trẻ có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi người lớn, kỹ năng tự lập, tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ trong khi chơi, kỹ năng phòng chống tai nạn, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng sử lý tình huống, trẻ mạnh dạn tự tin hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Giáo dục mầm non là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy là một giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng, lập trường vững vàng. Luôn bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, tìm tòi, sáng tạo vận dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, vì ngoài việc học tập về kiến thức thì vốn kỹ năng sống ngay từ đầu cho trẻ đóng một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ biết xử lý, giải quyết tình huống xảy ra, biết phòng chống cái xấu, tự phục vụ chăm sóc bản thân, sống tự lập ngay từ nhỏ.
Vì thế mỗi giáo viên mầm non cần nắm vững cách giáo dục trẻ, biết giáo dục lồng luồn qua tất cả các hoạt động ngày bao gồm hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ và phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác soạn giảng nhằm giúp trẻ phát triển một cách hoàn chỉnh.
Qua việc thực hiện đề tài tôi thấy trẻ rất hứng thú tạo cho trẻ sôi nổi đạt kết quả cao, phụ huynh cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp...
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp, tự rửa tay, đeo dép, mặc quần áo
Nếu thực hiện được các bước trên đây tôi tin rằng vốn kỹ năng sống của trẻ sẽ được nâng cao. Như vậy chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
2. Kiến nghị
Đối với ban giám hiệu 
Thường xuyên tổ chức những chuyên đề, các buổi thao giảng, qua đó giáo viên có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nâng cao chất lượng chuyên môn của mình.
Mua bổ sung một số các đồ dùng, đồ chơi dạy học, nhất là đồ dùng, đồ chơi cho các lớp vào năm học 2019 - 2020 và các năm học tiếp theo.
Tổ chức hội thi nhằm tạo cho trẻ sân chơi bổ ích, qua sân chơi trẻ tích lũy được vốn kỹ năng sống như: Hội thi bé với an toàn giao thông, hội thi bé bảo vệ môi trường
Đối với phòng giáo dục
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Tổ chức hội thảo chuyên đề dự giờ rút kinh nghiệm “Lấy trẻ làm trung tâm”.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại lớp 4 - 5 tuổi B Trung Tâm. Rất mong được các đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng cấp trên tham gia bổ sung để đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” của tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI PHÚ NĂM HỌC 2018 – 2019
Sáng kiến xếp loại:..
 Đại Phú, ngày . / / 2019
TM. HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH
HIỆU TRƯỞNG
Hà Thị Hồng Nhung
XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN SƠN DƯƠNG NĂM HỌC 2018 – 2019
Sáng kiến xếp loại:
Sơn Dương, ngày ......././ 2019
TM. HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
Phạm Thị Nhị Bình

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem mot so bien phap ren ky nang song cho tre 4 tuoi_12621949.doc
Sáng Kiến Liên Quan