Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4

Thực trạng công tác dạy và học phân môn Tập đọc lớp 4

 1. Ưu điểm:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp chính quyền địa phương.

- Là giáo viên giảng dạy lớp 4 nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.

- Được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn.

- Được sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.

- Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học cũng được nhà trường trang bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.

- Sách vở và đồ dùng học tập của học sinh được phụ huynh mua sắm đầy đủ.

2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

Qua điều tra chúng tôi thấy rằng giáo viên chưa hiểu khái niệm “ Đọc” một cách đầy đủ, khi dạy chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài. Do vậy họ chưa đạt được mục tiêu của một giờ tập đọc. Có những người cho rằng dạy tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế , giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc.Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế.

Qua khảo sát, điều tra tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh đọc bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh khá, giỏi mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp.

Khảo sát tại lớp 4A do tôi làm công tác chủ nhiệm đầu năm học thấy việc đọc của các em chưa tốt, mức độ đọc còn chậm và chưa biết cách đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm 
con đường ngắn nhất để đạt chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Đặc biệt đối với 
bậc Tiểu học - Bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát 
triển nhân cách học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về 
tự nhiên, xã hội, phát triển năng lực, phát huy những tình cảm thói quen và những 
đức tính tốt đẹp của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu 
và cần thiết. Mục tiêu này dạt được thông qua việc dạy - học các môn và thực hiện 
có định hướng theo yêu cầu giáo dục. 
 Ở Bậc Tiểu học, cùng với các môn học khác,Tập đọc là một phân môn có 
vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân 
môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển 
cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn 
khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc 
nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến 
thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải 
đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt 
động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học 
tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, 
kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ Tập đọc là 
môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà 
còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ 
năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm 
tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, 
bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn 
hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết 
đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các 
em được nâng cao lên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình 
nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của 
ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho 
người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình 
phân tích tổng hợp cho các em. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4
luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế , giáo viên còn 
dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện 
đọc.Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế.
 Qua khảo sát, điều tra tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. 
Học sinh đọc bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những 
học sinh khá, giỏi mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc 
một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được 
điều gì là cốt yếu trong văn bản. điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành 
kĩ năng giao tiếp.
 Khảo sát tại lớp 4A do tôi làm công tác chủ nhiệm đầu năm học thấy việc 
đọc của các em chưa tốt, mức độ đọc còn chậm và chưa biết cách đọc đúng, đọc 
ngắt giọng, nhấn giọng.
 II. Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học 
sinh lớp 4
 Biện pháp thứ nhất: Khảo sát phân loại học sinh qua từng giai đoạn:
 Để nắm được khả năng đọc của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến 
hành tìm hiểu, phân loại học sinh. Tôi tiến hành kiểm tra các em về đọc và kiến 
thức trong bài. Kết quả điều tra kỹ năng đọc của học sinh lớp 4A do tôi phụ trách 
cũng như các lớp 4 trong toàn trường trong đợt khảo sát chất lượng đầu năm như 
sau:
 Đọc đánh 
 Lớp SL Đọc diễn cảm Đạt chuẩn Còn chậm
 vần
 4A 30 1 26 3 0
 4B 30 2 26 2 0
 4C 30 1 26 3 0
 Bên cạnh đó tôi gặp gỡ với giáo viên cũ để trao đổi, từ đó có thêm hiểu biết 
về khả năng học phân môn tập đọc của các em.
 Từ những hiểu biết trên, tôi lập thành các nhóm học tập. Mỗi nhóm có em 
khá và em kém để các em giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tập và cũng để dễ dàng 
kiểm tra, hướng dẫn các em.
 Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo cho giờ học SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4
phương tiện dạy học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu 
quả.
 + Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài tập đọc sắp dạy, trao đổi 
học tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải 
và cách sửa các tình huống đó. 
 + Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã 
dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình 
cảm của từng bài.
 + Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi 
dẫn dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung.
 Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm:
 Việc đọc mẫu của giáo viên là cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng, đọc hay 
giáo viên phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu của giáo viên nhằm định hướng 
cho học sinh đọc đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng nội dung bài học. Nếu 
là văn bản nghệ thuật còn có tác dụng khơi gợi hứng thú và sự tưởng tượng của 
học sinh – giúp các em dễ đi vào thế giới của tác giả, tác phẩm dưới một ánh sáng 
hấp dẫn hơn. Với văn bản nghệ thuật đọc mẫu của giáo viên là đọc diễn cảm. Còn 
văn bản thông thường đọc mẫu là đọc đúng. Yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra 
với học sinh lớp 4, nhưng nếu giáo viên biết khích lệ, động viên học sinh sẽ bắt 
chước thầy cô. Giáo viên đọc mẫu tốt, chuẩn mực thì không có gì đáng ngại nếu 
như học sinh bắt chước thầy cô. 
 Đọc mẫu của GV bao gồm:
 - Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm 
thế học đọc cho học sinh.
 - Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh 
nhận xét, giải thích nội dung bài đọc.
 - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh
 Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu tốt, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ 
bài văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác 
giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết 
cấu, nghệ thuật. SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4
việc khó nhất trong giờ tập đọc. Theo tôi có 2 căn cứ giúp giáo viên rút từ chính 
xác, trọng tâm đó là: 
 - Căn cứ vào nội dung cần truyền thụ chính là mục tiêu bài dạy.
 - Căn cứ tên bài (tiêu đề bài tập đọc). Giáo viên cần lưu ý việc giảng từ khó 
và rút từ chìa khoá hoàn toàn khác nhau. Từ khó hiểu chỉ yêu cầu học sinh đọc 
chú giải để hiểu nghĩa của từ. Còn từ chìa khoá là từ yêu cầu học sinh hiểu để nắm 
nội dung bài.
 Có 6 cách giải nghĩa từ:
 + Đặt câu với từ cần giải nghĩa.
 + Tìm từ đồng nghĩa.
 + Từ trái nghĩa.
 + Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần giải nghĩa.
 + Tách từ để miêu tả.
 + Sử dụng đồ dùng dạy hoc (vật thật, tranh ảnh)
 Cách tìm hiểu từ chủ yếu là phải đặt trong ngữ cảnh. Cần giới hạn việc giải 
nghĩa từ trong phạm vi nghĩa cụ thể bài đọc giải nghĩa, đơn giản với học sinh lớp 
4, tránh dài dòng, giải nghĩa cồng kềnh quá tải làm mất thời gian luyện đọc của 
học sinh.
 Biện pháp thứ năm: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học 
sinh:
 Có 2 kiểu ngắt giọng: Ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm.
 Ngắt giọng logic là những chỗ dùng để tách nhóm trong câu. Ngắt giọng 
logic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu.
 Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic đó là những chỗ nghỉ lâu 
hơn bình thường hoặc chỗ nghỉ không do logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người 
đọc nhằm tạo ra ấn tượng về cảm xúc.
 * Kỹ năng ngắt giọng logic:
 Khi đọc một văn bản nếu gặp dấu câu ta cần phải ngắt, nghỉ giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh sau dấu chấm, dấu hai chấm, chấm cảm ta cần phải nghỉ. Song 
sau dấu chấm xuống dòng cần nghỉ lâu hơn sau dấu chấm. Sau dấu phẩy ta phải 
ngắt giọng, sau dấu phẩy có lúc cũng phải ngắt giọng khác nhau. Dấu phẩy ngăn 
cách giữa vế và câu ngắt lâu hơn, dấu phẩy sau trạng ngữ. Khi đọc một số bài văn SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4
 + Nội dung học tập phải gắn với các tri thức và kỹ năng của một nhóm học 
hoặc một lĩnh vực tri thức, kỹ năng nào đó. Nói cách khác khi sáng tạo ra trò chơi 
thì người giáo viên cần dựa vào các kiến thức và kỹ năng của môn học. 
 + Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện 
không đòi hỏi thời gian dài. Trò chơi học tập thường diễn ra thời gian ngắn, phù 
hợp với trình độ học sinh.
 Ngoài ra với cách tổ chức trò chơi ở tập đọc giáo viên có thể tổ chức một 
số trò chơi như: Thi đọc đồng thanh; biết một câu, đọc cả đoạn; tìm nhanh - đọc 
đúng; nhớ nhanh, đọc đúng; ghép các dòng thơ thành bài; đọc thơ truyền miệng,...
 Qua thực tế giảng dạy việc tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu 
hút nhiều học sinh tham gia. Nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi 
học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Chúng ta cũng nên 
tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. 
Theo tôi với các tiết tập đọc chỉ nên sử dụng trò chơi vào cuối tiết học, khi xuất 
hiện yêu cầu củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Tuỳ theo tiết học giáo viên có 
thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình (nếu thấy 
cần thiết) thì hiệu quả giờ dạy đạt chất lượng cao.
 III. Thực nghiệm sư phạm
 1. Mô tả cách thức thực hiện
 - Phạm vi áp dụng thực nghiệm lớp 4C trường Tiểu học Đại Lai
 - Khảo sát, đánh giá từng học sinh bằng cách phối hợp nhiều hình thức: 
Quan sát; thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ; thông qua các thầy cô trong nhà 
trường; thông qua phụ huynh học sinh; đặc biệt thông qua việc chia sẻ tâm sự với 
các em học sinh trong lớp.
 - Trao đổi với phụ huynh cùng bàn các giải pháp phối hợp để giáo dục các 
em.
 - Thực nghiệm 6 biện pháp nêu trên vào trong các bài học cụ thể: Tiết đọc 
và lồng ghép vào trong các tiết học khác. 
 - Thường xuyên theo dõi, khảo sát học sinh dưới nhiều hình thức để đánh 
giá sự tiến bộ của học sinh để từ đó có các biện pháp phù hợp kịp thời.
 2. Kết quả sau khi thực nghiệm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_trong.docx
  • docxBIA.docx
  • pptxHUONG.pptx
Sáng Kiến Liên Quan