Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2
Thực trạng kỹ năng đọc lớp 2:
2.1.1. Thuận lợi
- Trong các tiết Tập đọc, giáo viên đã biết vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt, cho học sinh được luyện đọc nhiều, luyện đọc cá nhân, đọc trong nhóm, đọc trước lớp. Qua hoạt động đọc, các bạn trong nhóm và giáo viên đã kịp thời động viên, sửa lỗi phát âm đảm bảo tốc độ đọc. Ở các tiết học, giáo viên đã lồng ghép các trò chơi, các hình thức thi đua nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học của thầy và trò.
- Một số em luôn có ý thức trong các hoạt động học tập.
- Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em, mua đủ sách vở, dụng cụ học tập cho các em
2.1.2. Khó khăn.
- Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng học sinh mới lên lớp 2 việc đọc của các em chưa được tốt vì về hè các em không luyện đọc, tốc độ đọc còn chậm, ngắt nghỉ chưa đúng. Một số em còn đọc sai phụ âm đẩu s/x; l/n; nh/d; d/gi; dấu ngã/dấu nặng Ví dụ: ngôi nhà/ngôi dà; ăn cơm/ăng cơm. Một số em do ảnh hưởng của phương ngữ nên đọc còn sai các vần như: anh/ân; ơm/ôm.Ví dụ: xanh/xăn. Số em đọc trôi chảy thì chưa thể hiện được chất giọng của nhân vật, chưa biết ngắt nhịp khi đọc thơ.
- Do đặc điểm tâm lý của trẻ 7-8 tuổi còn hiếu động, khả năng tập trung chưa cao. Một số em chưa thực sự hứng thú với môn học nên còn lơ là, thiếu sự tập trung, chú ý.
- Hoàn cảnh gia đình các em chưa đồng đều, cha mẹ đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà. Ông bà đã già yếu không thể chỉ bảo cháu học tập. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đọc của các em.
t mà chủ yếu là đọc, viết. Song do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện, nên dẫn đến hiệu quả học môn Tiếng Việt chưa cao. Học sinh vẫn có một số đánh vần ê - a, ngắc ngứ trong quá trình đọc sau thời gian nghỉ hè. Đây là vấn đề mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Tôi luôn tự đặt ra câu hỏi: “Phải làm thế nào để trò đọc đúng, đọc tốt đây?”. Xuất phát từ những yêu cầu, lý do trên sau khi nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả nên tôi mạnh dạn chọn sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2”. Vì trong giai đoạn hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện mô hình trường học mới VNEN mức 1là tiền đề để chuẩn bị cho công tác thay sách phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu chương trình SGK, các tài liệu hướng dẫn, chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn giúp học sinh tự hoạt động để tiếp cận với tri thức và rèn kĩ năng theo yêu cầu. Mỗi giáo viên phải xác định rõ nội dung công việc của từng bài dạy, chọn hình thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp và phân bố thời gian thật hợp lý nhằm giúp học sinh có điều kiện để tìm hiểu tiếp cận tri thức, rèn kĩ năng theo yêu cầu. 1.2. Điểm mới của sáng kiến. Luyện cho học sinh phát âm đúng, nắm được cấu tạo của những âm, vần mà mình thường hay nhầm lẫn. Rèn luyện cho học sinh trong quá trình đọc phát âm chuẩn xác hơn giữa các phụ âm đầu như s/x; l/n; nh/d; d/gi, giữa thanh hỏi/ thanh nặng, giữa các vần như: ăn/ăng; anh/ênh. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, áp dụng sáng kiến: Đối tượng: Học sinh lớp 2 tại đơn vị trường Tiểu học đang công tác. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện, thời gian, năng lực có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong năm học 2019 - 2020 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng kỹ năng đọc lớp 2: 2.1.1. Thuận lợi - Trong các tiết Tập đọc, giáo viên đã biết vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt, cho học sinh được luyện đọc nhiều, luyện đọc cá nhân, đọc trong nhóm, đọc trước lớp. Qua hoạt động đọc, các bạn trong nhóm và giáo viên đã kịp thời động viên, sửa lỗi phát âm đảm bảo tốc độ đọc. Ở các tiết học, giáo viên đã lồng ghép các trò chơi, các hình thức thi đua nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học của thầy và trò. - Một số em luôn có ý thức trong các hoạt động học tập. - Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của con em, mua đủ sách vở, dụng cụ học tập cho các em 2.1.2. Khó khăn. - Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng học sinh mới lên lớp 2 việc đọc của các em chưa được tốt vì về hè các em không luyện đọc, tốc độ đọc còn chậm, ngắt nghỉ chưa đúng. Một số em còn đọc sai phụ âm đẩu s/x; l/n; nh/d; d/gi; dấu ngã/dấu nặng Ví dụ: ngôi nhà/ngôi dà; ăn cơm/ăng cơm. Một số em do ảnh hưởng của phương ngữ nên đọc còn sai các vần như: anh/ân; ơm/ôm.Ví dụ: xanh/xăn. Số em đọc trôi chảy thì chưa thể hiện được chất giọng của nhân vật, chưa biết ngắt nhịp khi đọc thơ. - Do đặc điểm tâm lý của trẻ 7-8 tuổi còn hiếu động, khả năng tập trung chưa cao. Một số em chưa thực sự hứng thú với môn học nên còn lơ là, thiếu sự tập trung, chú ý. - Hoàn cảnh gia đình các em chưa đồng đều, cha mẹ đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà. Ông bà đã già yếu không thể chỉ bảo cháu học tập. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đọc của các em. Trước những vướng mắc đó, bản thân tôi rất lo lắng và trăn trở: làm sao để học sinh đọc tốt hơn. Chính vì những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập đọc. 2.1.3. Số liệu qua khảo sát: Qua khảo sát chất lượng đọc đầu năm học tôi thu được số liệu cụ thể như sau: Số em đọc diễn cảm tốt Số em đọc đúng, rõ ràng Số em thường lẫn lộn dấu thanh, phụ âm đầu và vần Số em đọc còn chậm, hay mắc lỗi dấu thanh, phụ âm đầu và vần Số em đọc còn đánh vần Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 5 15,1 12 36,5 8 24,2 5 15,1 3 9,1 2.2. Giải pháp: 2.2.1. Phương pháp trực quan: Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lý, lứa tuổi học sinh. Trực quan bằng giọng đọc của giáo viên, giọng đọc của bạn. Giọng đọc mẫu của giáo viên là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả cao, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Mỗi bài văn, bài thơ viết ở thể loại khác nhau. Có bài giọng đọc náo nức, phấn khởi; có bài giọng đọc trang nghiêm trầm lắng; có bài giọng đọc ân cần, khuyên nhủ. Do đó giáo viên cần đọc đúng thể loại, ngữ điệu, tránh đọc đều đều, không cảm xúc kết hợp biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười. Muốn luyện đọc cho học sinh trước hết tôi phải chuẩn bị giọng đọc cho mình thật tốt. Vì giọng đọc mẫu của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến việc luyện đọc của học sinh (học sinh thường hay bắt chước giọng đọc của cô). Vì thế tôi luyện đọc trước bài tập đọc hôm sau mình sẽ dạy cho trò. Thậm chí có bài tôi đọc thuộc văn bản để cảm thụ được bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, tinh tế và tìm ra cách đọc hấp dẫn. Ví dụ: Bài “ Cây và hoa bên lăng Bác” Tôi phải đọc với giọng trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của toàn dân tộc đối với Bác. Đồng thời xác định những từ ngữ mà học sinh thường mắc phải và dùng bút chì gạch chân để hôm sau rút từ khó luyện đọc cho học sinh (luyện trong nhóm hoặc trước lớp). Ví dụ: Bài “Cô giáo lớp em” Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mãi. Khi giới thiệu bài nên dùng trực quan bằng tranh ảnh, vật thật giúp các em háo hức tìm hiểu và cảm thụ bài đọc. Trực quan bằng một đoạn văn chép sẵn được ngắt theo cụm từ để các em đọc ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ. 2.2.2. Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em. Các em thích hoạt động lời nói giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài để học sinh trả lời tìm ra cái hay của tác phẩm. Muốn đọc ngắt giọng đúng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm trước tiên phải đọc tốt và cảm thụ tốt bài văn bằng những câu hỏi đàm thoại để hiểu nội dung bài. Phương pháp này được tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh luyện đọc nhiều lần. Phương pháp dùng phiếu bài tập được sử dụng dưới một hệ thống câu hỏi và những bài tập ngắn như đọc đúng một đoạn văn, thơ ngắn với những âm thanh, vần dễ lẫn . Ví dụ:- Bài tập phân biệt nh/d + Em hãy đọc đúng các từ sau: Nhẹ nhàng, dịu dàng, nhí nhảnh, duyên dáng, nhảy nhót, giáo dưỡng, Bài tập phân biệt thanh hỏi, ngã, nặng: + Em hãy đọc đúng các từ sau: Nũng nịu, thủ thỉ, vương vãi, vại cà, lẫm chẫm, 2.2.3. Luyện phát âm đúng Đây thực chất là biện pháp rèn luyện ngữ âm cho học sinh. Tôi thống kê lỗi phát âm mà ở lớp các em hay sai, tôi quy về ba loại: + Sai phụ âm đầu + Sai vần + Sai dấu thanh Để dạy cho học sinh phát âm đúng tôi không quên kỹ năng nghe. Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ nên rèn kỹ năng nghe hỗ trợ rất nhiều cho kỹ năng đọc. Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lý thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ. Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. Ví dụ: Phát âm nh/d Âm nh: Đặt đầu lưỡi lên giữa hàm trên rồi bật hơi đẩy đầu lưỡi ra ngoài. Ví dụ: nhẹ nhàng Âm d: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng rồi bật hơi đẩy đầu lưỡi ra ngoài. Ví dụ: dịu dàng Mặt khác là việc sửa sai qua giảng nghĩa từ Ví dụ: tầm tã phân biệt với tầm tạ, sao phân biệt với xao, .... Tôi cho nhóm trưởng hướng dẫn cho những bạn đọc sai, hỏi các em điểm khác biệt rồi giảng nghĩa của từ đó để các em có thể phân biệt và nhớ lâu hơn. 2.2.4. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh luyện đọc câu, đoạn: Giáo viên cho học sinh đọc thầm văn bản, việc làm này tôi tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp đều được đọc. Khi luyện đọc câu hay đọc đoạn tôi dùng cách đọc nối tiếp để tiết kiệm thời gian và tạo nhịp khẩn trương và tất cả học sinh đều được luyện đọc. Sau khi học sinh đọc tốt và hiểu nội dung bài tập đọc tôi cho học sinh đọc thi đua cá nhân hoặc đọc phân vai (đối với những văn bản có nội dung đối thoại). Các bước luyện cho học sinh đọc tôi cụ thể hóa như sau: + Luyện đọc câu Nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Giáo viên có thể tổ chức cho từng học sinh đọc, từng cặp học sinh đọc, đọc theo nhóm. Tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều, đặc biệt chú ý tới các em học chưa được tốt. Để mọi học sinh đều được đọc, đọc nhiều, khi đọc từng câu giáo viên để cho các nhóm trưởng chỉ đạo các bạn đọc nối tiếp theo nhóm Ở hoạt động này giáo viên đã tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng câu cho đến hết bài. Thông qua hình thức luyện đọc này vừa giúp học sinh có điều kiện rèn kỹ năng đọc, vừa tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết học. Nên chú ý luyện đọc nhiều lần các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc các câu có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung. Trước khi luyện đọc từng câu, giáo viên cần hướng dẫn trước cho học sinh những chỗ cần nghỉ hơi, để ý những lỗi mà học sinh thường vấp phải. Ví dụ: Bài “ Bàn tay dịu dàng” Luyện đọc từ: nhẹ nhàng, nặng trĩu Học sinh tôi thường sai: nhẹ nhàng/dẹ dàng; dòng sông/dòng xông. Tôi thường gọi những em mắc lỗi nh/d, s/x, ngã/nặng, ăn/ăng để luyện đọc. Tôi gọi những em đọc tốt đọc mẫu, các em đọc sai đọc theo. Nếu đọc đúng tôi sẽ khen ngợi. Nếu không đúng tôi hướng dẫn cách phát âm cho học sinh bằng cách phát âm tiếng đó một cách cụ thể. Qua đó để học sinh có thể phân biệt và cố gắng đọc đúng. Với các lỗi khác, tôi cũng hướng dẫn tương tự như trên. Bước đầu luyện cho học sinh cũng gặp khó khăn và mất thời gian nhưng về sau thì các em quen dần và dễ sửa hơn. Việc làm này không chỉ diễn ra trong một bài mà thường xuyên ở các bài tập đọc. Nên học sinh tôi dần dần cũng bớt nhầm lẫn và đọc đúng hơn. Trong quá trình luyện đọc câu với những câu dài tôi thường viết lên bảng phụ rồi gọi học sinh luyện đọc, hướng dẫn cho học sinh ngắt nghỉ đúng. Nếu học sinh đọc không đúng thì giáo viên đọc mẫu để học sinh luyện đọc theo. + Luyện đọc đoạn Sau khi giáo viên chia đoạn, học sinh các nhóm tự phân đoạn rồi gọi các bạn trong nhóm lần lượt đọc từng đoạn. Trong quá trình luyện đọc đoạn, giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc. Nếu phát hiện lỗi sai hay bạn ngắt nghỉ chưa đúng thì nhóm trưởng cho bạn dừng lại đọc lại. Nếu thấy khó sửa thì nhóm trưởng báo cáo cho giáo viên. Giáo viên cho học sinh đó đọc lại và sửa lỗi đó cho học sinh. Đặc biệt ở luyện đọc đoạn khi đọc đoạn dài có một số em sẽ đọc thừa hoặc thêm từ vào câu. Ở trường hợp này giáo viên cho học sinh đọc lại câu đó và giúp học sinh nhận ra mình đã đọc thừa hay thiếu để học sinh nhớ lâu và lưu ý lần sau cần cẩn thận hơn. Đối với những bài thơ, giáo viên hướng dẫn cách đọc, ngắt giọng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Ví dụ: Khổ thơ 3 bài “ Bê Vàng đi tìm bạn” Bê Vàng đi tìm cỏ/ Lang thang/ quên đường về/ Dê Trắng thương bạn quá/ Chạy khắp nẻo /tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng/ Vẫn gọi hoài:/ “ Bê!// Bê!”// Nếu học sinh đọc quá to, đọc nhát gừng, đọc sai ngắt nghỉ, giáo viên phải kiên trì hướng dẫn và yêu cầu các bạn đọc tốt ở trong nhóm giúp đỡ bạn đọc dễ sai. + Luyện đọc trong phần tìm hiểu bài Khi học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy thì học sinh mới hiểu nội dung của bài. Vì vậy trong quá trình tìm hiểu bài tôi cho học sinh luyện đọc nhiều rồi mới đưa ra câu hỏi . Ví dụ: Bài “ Quà của bố” Tôi cho một vài học sinh đọc đoạn văn một trong bài rồi mới nêu câu hỏi: “Quà của bố đi câu về có những gì?” để học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. Để trả lời câu hỏi 2 tôi yêu cầu học sinh đọc thầm, một học sinh đọc to đoạn văn hai và trả lời câu hỏi “Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?”. Khi đã nghe bạn đọc và bản thân mình đọc thầm đoạn văn thì các em dễ dàng trả lời câu hỏi đó. Qua phần tìm hiểu bài một lần nữa kỹ năng đọc lại được rèn luyện thêm và đọc đúng, có thời gian để suy nghĩ các em đã có thể hiểu được văn bản và trả lời đúng nội dung câu hỏi. + Luyện đọc diễn cảm Sau phần tìm hiểu nội dung bài, tôi thường cho học sinh luyện đọc lại bài với yêu cầu cao hơn. Học sinh đọc diễn cảm với nhiều hình thức khác nhau. Các em được chọn đoạn mình thích và đọc trong nhóm cho các bạn nghe. Phần thi đọc tôi tránh gọi những em đọc tốt để thi đọc mà gọi những học sinh đọc tương đương nhau để nhận thấy sự tiến bộ của từng em. Trong quá trình luyện đọc tôi thường khuyến khích, động viên các em kịp thời, không chê bai nặng nề làm cho các em tự ti ảnh hưởng đến quá trình luyện đọc. Đối với những bài văn có lời đối thoại, tôi cho học sinh đọc phân vai thể hiện giọng nhân vật dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Ví dụ: Khi dạy bài “ Chuyện bốn mùa” tôi hướng dẫn học sinh cách phân vai Người dẫn chuyện: nhẹ nhàng, chậm rãi Giọng Đông nói với Xuân: trầm trồ, thán phục Giọng Xuân: nhẹ nhàng Giọng Hạ: tinh nghịch, nhí nhảnh Giọng Đông nói về mình: lặng xuống vẻ buồn tủi Giọng Thu: thủ thỉ Giọng bà Đất: vui vẻ, rành rọt. Nếu các em thể hiện chưa đúng giọng nhân vật hay lệch giọng thì tôi hướng dẫn cho các em đọc đúng bằng cách đọc mẫu, chỉnh sửa ở những từ, câu mà các em đọc sai. Đối với bài thơ khi đọc các em biết phải nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Ví dụ: Bài thơ “Cây dừa” Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng.// Thân dừa/ bạc phếch tháng năm, / Quả dừa – /đàn lợn con/ nằm trên cao.// Yêu cầu cần đạt được ở phần luyện đọc diễn cảm đó là: Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu. Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. Ngoài các tiết tập đọc ở buổi sáng, tôi còn rèn kỹ năng đọc cho học sinh vào các tiết luyện buổi chiều với yêu cầu cao hơn. 2.2.5. Kết quả đạt được Trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc bản thân tôi đã nhiệt tình, chịu khó, tìm tòi, suy nghĩ đưa ra các hoạt động dạy luyện đọc như đã nói trên cộng với sự nỗ lực vươn lên của học sinh nên chất lượng đọc lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Số học sinh đọc to, lưu loát các bài tập đọc tăng lên hơn hẳn so với đầu năm. Số em đọc hay, thể hiện được giọng đọc của các nhân vật cũng nhiều hơn. Những em đọc chậm, rời rạc từng tiếng đã mạnh dạn, tự tin đọc tốt hơn. Kết quả Số em đọc diễn cảm tốt Số em đọc đúng, rõ ràng Số em thường lẫn lộn dấu thanh, phụ âm đầu và vần Số em đọc còn chậm, hay mắc lỗi dấu thanh, phụ âm đầu và vần Số em đọc còn đánh vần Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 14 42,4 16 48,6 2 6,0 1 3,0 0 0 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 là một việc làm cần thiết nhằm hình thành cho các em những kỹ năng khi đọc và hiểu một bài văn, bài thơ. Tạo cơ sở để học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở lớp trên. Đồng thời nhờ đọc đúng, hiểu đúng học sinh được bồi dưỡng về vốn hiểu biết, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ. Qua việc rèn kỹ năng đọc đúng để phát hiện và khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải. Tạo cho các em tính cẩn thận và tự tin hơn khi đọc và thể hiện trước mọi người. Các em sẽ dần từ bỏ thói quen sử dụng phương ngữ, giúp cho việc học các phân môn Tiếng Việt có kết quả cao hơn. Là một giáo viên giảng dạy lớp 2 ở trường Tiểu học, tôi nhận ra rằng: Để rèn kỹ năng đọc đúng cho các em học sinh lớp 2 thì trong quá trình dạy phân môn Tập đọc, người giáo viên cần phải: - Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh để hiểu rõ về hoàn cảnh cũng như về năng lực học tập. Tiến hành khảo sát học sinh để phân loại và tiến hành theo dõi và có hướng rèn đọc cho từng đối tượng học sinh. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc các em đọc chưa tốt và có hướng khắc phục. - Luyện giọng đọc tốt cho bản thân (Giọng đọc mẫu của cô không chuẩn, không hay thì không thể luyện cho học sinh đọc tốt được). - Giúp học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi đọc cần phải đứng ngay ngắn, cầm sách đúng quy định. Khoảng cách từ mặt đến sách vừa phải, cổ và đầu thẳng. Đọc to, rõ ràng đủ để cô giáo và các bạn cùng nghe. - Sưu tầm các tranh ảnh, nội dung có liên quan đến bài dạy. - Giáo viên cần có sự tâm huyết với nghề, với trò. Không được nản chí, buông tay trước sự chậm tiến của học sinh. Đối với các em còn yếu, chưa đạt yêu cầu cần phụ đạo thêm cho các em vào những tiết ôn luyện, động viên các em tin vào sức mình và có sự động viên kịp thời, khích lệ học sinh bằng những lời khen, những tràng pháo tay của bạn và cả ánh mắt nhìn của cô. Phân công các bạn giỏi, khá kèm cặp thêm. Liên hệ với phụ huynh học sinh để giúp đỡ các em học sinh có thời gian ở nhà và quan tâm đến con em mình hơn. - Giáo viên phải biết tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và vận dụng các phương pháp tối ưu nhất vào bài dạy nhằm phù hợp với đối tượng học sinh của mình. - Trước những cố gắng, sự tiến bộ của học sinh giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các em kịp thời với các hình thức như: tuyên dương, khen ngợi ở lớp, thưởng hoa học tốt, được làm nhóm trưởng, thưởng bút chì, bút màu, truyện, bình chọn xuất sắc cuối tuần Chính những lời động viên và những món quà nhỏ khiến các em có ý thức rèn luyện để được khen, thưởng như các bạn. Song bên cạnh đó, đối với các em đọc còn chậm, hay sai giáo viên cần lắng nghe, biết phát hiện những tiến bộ nhỏ để khen ngợi. Tránh chê trách trước lớp làm tổn thương các em, khiến các em nhụt chí. - Rèn kỹ năng đọc đúng không chỉ ở các tiết tập đọc mà ở các tiết học khác cũng khuyến khích các em luyện đọc nhất là những em học sinh yếu. + Cần phát huy luyện đọc theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau. - Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú cho học sinh. - Cho học sinh làm các bài tập để phân biệt các lỗi phương ngữ, tạo điều kiện để cho các em có cơ hội được nói và làm quen nhiều hơn với từ ngữ phổ thông và được lồng ghép trong các tiết dạy phân môn chính tả. - Phối hợp với Liên đội, Nhà trường mở những tủ sách nhỏ đặt ở các vị trí thích hợp để giờ ra chơi các em có thể đọc. Ở thư viện nhỏ của lớp cũng để những quyển truyện tranh phù hợp cho các em đọc. Từ đó hình thành thói quen ham thích đọc sách để các em đọc tốt hơn. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Đối với giáo viên: Cần tằng cường hơn nữa trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thông qua dự giờ đồng nghiệp, thảo luận, chia sẽ theo từng chuyên đề, theo hướng nghiên cứu bài học, qua nghiên cứu tài liệu, sách, báo, các kênh thông tin nghe, nhìn. Tham gia có hiệu quả các buổi tập huấn, chủ động trong trao đổi chia sẽ, xây dựng các chuyên đề về đổi mới dạy học, trong đó có nội dung về rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đối với nhà trường: Cần tổ chức các buổi phổ biến các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo viên tham khảo, học hỏi và linh hoạt trong vận dụng ở khối lớp học đang giảng dạy. Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn các kĩ năng trong học tập, đặc biệt là kĩ năng đọc của các em ở nhà nhiều hơn nữa. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao việc tự học, tự rèn ở nhà của các em. Luôn có thông tin với giáo viên về tình hình học tập của con để phối hợp rèn kĩ năng tiếng Việt nói chung và kĩ năng đọc đúng nói riêng cho các em. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc luyện đọc đúng cho học sinh lớp 2 và đã đạt được một số kết quả nhất định. Những kinh nghiệm mà bản thân tôi trình bày ở trên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục và các bạn đồng nghiệp góp ý thêm để bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh hiệu quả hơn và tạo tiền đề cho những năm học sau. Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dung.doc