Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 2

2.1. Thuận lợi

 2.1.1. Về phía giáo viên:

 Nhà trường luôn tạo điều kiện cho đội ngũ GV được tham gia các lớp học bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tham dự các lớp chuyên đề của đồng nghiệp trong trường, của các đồng nghiệp trường bạn trong quận, trong phành phố, Các thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học cũng dược nhà trường trang bị đầy đủ. Các sách tham khảo, bồi dưỡng, cũng được mua sắm phát cho từng giáo viên và trong thư viện của trường. Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu của lớp 2 nhìn chung đã ngắn gọn, cụ thể cũng tạo điều kiện cho giáo viên dạy học đạt kết quả cao.

 2.1.2. Về phía học sinh

 Học sinh đã quen với cách tìm tiếng, từ ở lớp 1 nên các em đã biết cách lĩnh hội kiến thức và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.

 Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi

chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác.

 2.2. Khó khăn

 2.2.1. Giáo viên

 Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng.

 2.2.2. Học sinh

 Trong thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy:

 Học sinh tiểu học với lối tư duy cụ thể, mà nghĩa của từ lại rất trừu tượng, bao hàm nghĩa rộng, một số từ ít được sử dụng nên việc mở rộng vốn từ cho học sinh là một việc làm khó, ít gây được hứng thú.

 Nhiều bài tập trong sách giáo khoa đòi hỏi học sinh phải có vốn từ phong phú, kiến thức chắc chắn. Nhưng ít em hiểu được rõ nghĩa của từ. Nhiều em dùng từ chưa chính xác và phù hợp gây tâm lí “sợ” khi học tiết Luyện từ và câu đặc điệt là bài mở rộng vốn từ.

 Chủ yếu vốn từ của học sinh được cung cấp qua các bài tập đọc. Ở phân môn Luyện từ và câu, vốn từ được cung cấp trong các bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành. Vì vậy, nếu không được hệ thống hóa các kiến thức thì việc hiểu nghĩa từ, dùng từ, sử dụng từ của học sinh càng khó khăn hơn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 
	Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi
chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 
	2.2. Khó khăn 
	2.2.1. Giáo viên
	Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng. 
	2.2.2. Học sinh
	Trong thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy:
	Học sinh tiểu học với lối tư duy cụ thể, mà nghĩa của từ lại rất trừu tượng, bao hàm nghĩa rộng, một số từ ít được sử dụng  nên việc mở rộng vốn từ cho học sinh là một việc làm khó, ít gây được hứng thú. 
	Nhiều bài tập trong sách giáo khoa đòi hỏi học sinh phải có vốn từ phong phú, kiến thức chắc chắn. Nhưng ít em hiểu được rõ nghĩa của từ. Nhiều em dùng từ chưa chính xác và phù hợp gây tâm lí “sợ” khi học tiết Luyện từ và câu đặc điệt là bài mở rộng vốn từ.
	Chủ yếu vốn từ của học sinh được cung cấp qua các bài tập đọc. Ở phân môn Luyện từ và câu, vốn từ được cung cấp trong các bài mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành. Vì vậy, nếu không được hệ thống hóa các kiến thức thì việc hiểu nghĩa từ, dùng từ, sử dụng từ của học sinh càng khó khăn hơn. 
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY MỞ RỘNG VỐN TỪ TRONG PHÂN MÔN LT&C LỚP 2
	1. Biện pháp 1: Phân loại các dạng bài tập MRVT 
1.1. Dạng 1: MRVT thông qua tranh vẽ: có 3 dạng cơ bản sau: 
- Nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng
VD: Chọn tên gọi mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây (các từ cho sẵn: Học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo) (T1- tr8)
- Dựa vào tranh tìm từ tương ứng
VD: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ hoạt động. (T1- tr59)
- Gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh (tranh đố)
VD: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy dùng
để làm gì. (T1- tr52)
1.2. Dạng 2: MRVT theo quan hệ ngữ nghĩa
- Tìm từ ngữ cũng chủ điểm:
VD: Kể tên các loài cây mà em biết, theo nhóm:
+ Cây lương thực, thực phẩm. M: lúa	+ Cây ăn quả. 	M: cam
+ Cây lấy gỗ. M: xoan	+ Cây bóng mát. M: bàng
+ Cây hoa. M: cúc
- Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn
VD: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Tốt, ngoan, nhanh, tráng, cao, khỏe. M: Tốt - xấu (T1- tr133)
1.3. Dạng 3: MRVT theo quan hệ cấu tạo từ
VD: Tìm các từ: + Có tiếng học. M: học hành
 + Có tiếng tập. M: tập đọc (T1- tr17)
* Cách dạy:
- Bước 1: Giao việc HS: HS đọc yêu cầu bài và đọc mẫu (nếu có) - nhắc lại yêu cầu bài - GV gạch chân dưới từ nổi bật yêu cầu 
- Cho HS phân tích mẫu, nếu nhiệm vụ đặt ra trong bài tập ấy là khó hoặc mới. 
- Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm HS cần chú ý khi làm bài.
- Bước 2: Có thể cho HS làm việc nhóm, cá nhân tùy theo nội dung từng bài. Ở bước này GV cần kiểm tra từng nhóm, cá nhân, hỗ trợ các em nếu cần.
- Bước 3: Tổ chức báo cáo kết quả làm việc trước lớp bằng nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, hoặc chơi trò chơi. GV cho HS đánh giá lẫn nhau hoặc GV đánh giá HS. Chú ý cần yêu cầu HS giải thích 1 số từ tìm được. Nếu trò chơi, GV công bố nhóm thắng cuộc.
- Bước 4: Giúp HS ghi nhớ những nội dung chính của bài tập.
Đây là các bước chính để GV dạy một bài tập MRVT, tuy nhiên GV cần linh hoạt tùy theo yêu cầu từng bài tập.
2. Biện pháp 2: Tích hợp với các phân môn khác của môn Tiếng Việt hoặc
các môn học khác để MRVT
2.1. Tích hợp trong các phân môn của môn Tiếng Việt
2.1.1. Tích hợp trong nội bộ phân môn Luyện từ và câu
	* Mục đích: Dạy luyện câu giúp HS hiểu rõ nghĩa của từ, MRVT và biết cách
sử dụng từ.
* Nội dung: 
VD: Bài MRVT “Từ ngữ về cây cối. Dấu chấm, dấu phẩy” (T2 - tr87)
Bài tập 2: Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu câu sau :
	- Người ta trồng cam để làm gì?
	- Người ta trồng cam để ăn quả.	
	* Cách tiến hành: Sau khi hoàn thành BT 1, HS có cơ sở để làm BT 2. HS sử dụng một số từ ngữ về chủ điểm cây cối để đặt và TLCH Để làm gì? Từ đó, các em sẽ hiểu hơn các từ ngữ vừa tìm được, biết sử dụng các từ thuộc chủ điểm đúng.
2.1.2. Tích hợp khi dạy phân môn Tập đọc 
* Mục đích: HS nắm vững nghĩa các từ khó, sử dụng hợp lý từ nhất là trong phần tìm hiểu bài. Như vậy, vốn từ của HS đã được mở rộng.
* Nội dung: 	Mỗi bài Tập đọc có số từ không phải là từ mới, từ khó mà là từ địa
phương hoặc từ then chốt để hiểu nội dung bài nhiều HS chưa nắm được. Vì vậy,
khi dạy Tập đọc, GV nghiên cứu, tìm hiểu kỹ từng bài để chọn thêm từ cần giải nghĩa làm nổi bật nội dung của bài. Đặc biệt trong phần tìm hiểu bài, GV cần giúp HS cảm
nhận vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của ngôn từ thông qua các hình ảnh, chi tiết, đặc
trưng của ngôn từ nghệ thuật, biện pháp tu từ để kích thích vốn từ sẵn có của HS.
VD: Dạy bài tập đọc “Chuyện bốn mùa ”, ngoài các từ: đâm chồi nảy lộc,
đơm, bập bùng, tựu trường, mầm sống, ... thì GV cần yêu cầu HS tìm thêm các từ chỉ đặc điểm mùa hoặc hoa, quả gắn với mùa đó, ... hoặc bài “Cây dừa” (T2- tr88), GV cần hướng dẫn nêu cảm nhận về cây dừa mà nhà thơ Trần Đăng Khoa tả thông qua biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
2.1.3. Tích hợp khi dạy phân môn chính tả 
 Quan điểm tích hợp này được thể hiện rõ nét thông qua các bài tập. Qua mỗi bài, HS sẽ được cung cấp thêm một vốn từ nhất định chuẩn bị cho học LT&C của tuần đó.
VD: Chính tả - nghe viết: “Quả tim Khỉ ”, (T2 - tr53), GV yêu cầu HS làm bài
tập 3a như sau:
Tên nhiều con vật thường bắt đầu bằng s: sẻ, sói, sứa, .. Em hãy tìm thêm các tên khác
HS tìm được từ ở bài tập này thuộc chủ điểm “Muông thú ”. Và đó cũng là gợi ý để HS học bài MRVT “Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy” (T2- tr45)
2.1.4. Tích hợp khi dạy phân môn Tập viết 
Trong giờ Tập viết, ngoài yêu cầu viết chữ hoa, còn có yêu cầu viết từ và cụm từ ứng dụng. Trước khi HS viết cụm từ ứng dụng, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ý nghĩa của cụm từ đó, trong đó có giải nghĩa một số từ ngữ khó.
VD: Bài Tập viết tuần 13 có cụm từ ứng dụng là: Lá lành đùm lá rách
GV giúp HS hiểu rõ hơn nghĩa đen cũng như nghĩa bóng của cụm từ đó. 
2.1.5. Tích hợp khi dạy phân môn Kể chuyện 
	Qua phân môn Kể chuyện, GV giúp HS luyện tập sử dụng từ, nhằm phát triển hai kĩ năng: nghe (lĩnh hội văn bản) và nói (sản sinh văn bản). Khi nghe, HS phải nắm được nghĩa của các từ ngữ trong câu, trong văn bản. Từ đó, các em mới thông hiểu nội dung văn bản, nắm được nội dung câu chuyện. Khi nói (kể lại), các em phải có vốn từ, biết sử dụng từ để tạo câu, đoạn, văn bản. Qua đó, HS được mở rộng, phát triển vốn từ, củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ.
2.1.6. Tích hợp khi dạy Tập làm văn
 Dạy TLV chính là tập sử dụng từ nhằm củng cố và phát triển các KN nghe, nói, đọc, viết, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp của HS. Nội dung luyện tập sử dụng từ được hiểu theo hai phương diện: hiểu từ để lĩnh hội văn bản (nghe/đọc) và dùng từ để tạo lập văn bản (nói/viết). HS có vốn từ phong phú, việc sử dụng các từ trong văn cảnh sẽ có nhiều thuận lợi. Học tốt phân môn TLV giúp vốn từ của HS phong phú. Ngược lại, vốn từ phong phú sẽ ảnh hưởng tới KN viết văn của HS.
VD: GV yêu cầu HS tìm các từ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, óng ả, xoăn tít, ...........)
2.2. Tích hợp dạy MRVT qua các môn học khác 
Môn học nào cũng có thể dạy từ, không chỉ có môn Tiếng Việt mà ở tất cả các
môn học khác. Ở đâu dạy khái niệm mới, truyền thụ kiến thức thì ở đó có dạy từ. Người GV cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo để làm giàu vốn từ cho HS qua các môn học khác. Ví dụ, qua môn TNXH, HS được MRVT thuộc nhiều chủ điểm khác nhau trong phân môn LT&C như: Muông thú, cây cối, ... 
3. Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt các PP và kĩ thuật dạy học tích cực
Trong tiết học LT&C, GV kết hợp hài hoà nhiều PPDH: đàm thoại, trực quan,
thực hành, ...nhiều hình thức như cá nhân, nhóm, trò chơi, mô hình VNEN, các kĩ thuật phòng tranh, khăn trải bàn, ... nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, giờ học đem lại hiệu quả mà không gò bó, khó chịu cho cả thầy và trò, từ đó phát huy tối đa tính tích cực của HS. Để tiết dạy MRVT đem lại sự hứng thú, HS lĩnh hội kiến thức có hiệu quả, cần chú ý: xây dựng lớp học thân thiện, thành lập, tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, phát huy vai trò của nhóm trưởng, nêu cao vai trò và trách nhiệm của thành viên trong nhóm và xác định rõ vai trò của GV trong hoạt động nhóm. 
	Ví dụ: Với bài MRVT “Từ ngữ chỉ nghề nghiệp” (T2 – tr129), tôi sử dụng một phần kĩ thuật phòng tranh theo các bước sau:
Bước 1: HS lấy tranh ảnh mà mình sưu tầm được ra giới thiệu với các bạn trong nhóm, gắn bảng nhóm.
Bước 2: Trưng bày và thăm quan triển lãm theo định hướng: HS biết thêm một số từ chỉ nghề nghiệp, tìm hiểu thêm về công việc, lợi ích.. của ít nhất 1 nghề.
Bước 3: Báo cáo trước lớp về kết quả mình thu hoạch được.
Kĩ thuật này có thể sử dụng ở bài MRVT: Từ ngữ về loài chim, Từ ngữ về muông thú,
4. Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi để MRVT cho học sinh lớp 2
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Việc tổ chức hướng dẫn cho HS các trò chơi trong các tiết LT&C nhằm mục đích đổi mới cách dạy học, tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ học. Trò chơi còn giúp các em hứng thú trong học tập, làm cho tiết học sinh động, giúp HS tham gia các hoạt động “chơi mà học”, “ học mà chơi” một cách thoải mái hơn, tự nhiên hơn. Vì thế, GV phải tạo điều kiện cho các em tham gia học mà chơi, chơi mà học, học mà vui, vui học để hình thành kiến thức và củng cố ôn luyện kiến thức. Có như vậy mới giúp các em không chỉ nắm chắc kiến thức mới mà còn tạo cho các em sự hưng phấn, niềm say mê, ham tìm tòi, học hỏi; giáo dục tinh thần thi đua học tập, tính tập thể,  Hơn nữa, khơi dậy cho các em óc tưởng tượng, tính hài hước, vui tươi, dí dỏm cần có trong học tập cũng như lúc vui chơi. Tuy vậy, nội dung trò chơi phải phục vụ cho chủ đề bài học, giúp cho việc MRVT của HS hiệu quả hơn.
Với mỗi chủ đề MRVT, tôi đều nghiên cứu kĩ kiến thức trong mỗi chủ đề, tìm những trò chơi phục vụ cho bài học để các em thư giãn, thể hiện năng khiếu của mình. Ngoài ra, tôi cũng xác định rõ yêu cầu của trò chơi, chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng cách chơi và luật chơi, thực hiện chơi trong thời gian hợp lý.
Căn cứ vào nội dung của từng chủ điểm, tôi đã sử dụng một số trò chơi sau:
4.1. Trò chơi “Truyền điện”:
 	4.1.1. Mục đích: Giúp HS MRVT, phát huy óc liên tưởng so sánh; rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh.
4.1.2. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn bài giải để bổ sung một số từ sau khi trò
chơi kết thúc mà các em chưa tìm được.
 4.1.3. Cách tiến hành:
Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên nhóm từ, yêu cầu các em kể ra những từ thuộc nhóm đó.
Cho HS thảo luận nhóm, trao đổi tất cả các phương án trả lời. GV nêu yêu cầu tiếp sức theo hàng ngang rồi chỉ định HS ở bàn đầu của nhóm trả lời. Cứ như vậy, HS trả lời nối tiếp hết dãy bàn hàng ngang này đến dãy bàn hàng ngang khác. Mỗi lần HS trả lời đúng thì ghi được 10 điểm. Số lượng HS tham gia trả lời câu hỏi của các đội bằng nhau. Những em trả lời sai hoặc chậm thì không được tính điểm. Nhóm nào có số điểm cao sẽ chiến thắng.
Ví dụ: Với bài MRVT “Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?”
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển. M: tàu biển, biển cả.	 (T1- tr17)
Lần lượt mỗi HS trả lời một từ nối tiếp nhau: cá biển, bờ biển, bãi biển, .
Trò chơi này tôi thường dùng khi dạy các bài tập 1 tuần 1, bài tập 1 tuần 2, bài tập 1 tuần 13, bài tập 2 tuần 31, 
4.2. Trò chơi “Tìm nhanh, tìm đúng”
4.2.1. Mục đích: Giúp HS mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, nắm được cách dùng những từ đó. Hiểu nghĩa một số từ và nắm được cách dùng. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tập thể và đoàn kết trong nhóm.
4.2.2. Chuẩn bị: 2 bảng nhóm có kẻ sẵn cột cho từng đội chơi, bút dạ
4.2.3. Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 2 đội chơi, phát cho mỗi đội 1 bảng nhóm đã được kẻ sẵn (như phần chuẩn bị)
- GV phổ biến luật chơi:
+ Lần lượt từng bạn trong mỗi đội chơi sẽ lên ghi nhanh yêu cầu vào từng cột của bảng nhóm vào từng nội dung
+ Cứ như vậy, từng bạn của mỗi đội lên điền vào từng cột trong bảng của đội mình. Mỗi lượt lên, mỗi học sinh chỉ được điền 1 từ và mỗi bạn chỉ được lên 1 lần cho đến khi hết lượt.
Hết thời gian chơi (tùy GV dựa vào thực tế HS), GV cùng HS tổng kết, đánh giá kết quả chơi của mỗi đội chơi, phân đội thắng thua.
Ví dụ: Với bài tập 1 bài MRVT “Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm
 gì?” (T2 – Tr87)
GV phát cho học sinh bảng nhóm đã kẻ sẵn 5 cột cho từng đội chơi
Cây lương thực, thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây bóng mát
Cây hoa
Lúa, ngô, su hào, bắp cải, ...
Cam, bưởi, ổi, táo, xoài, ....
Xoan, lim, xà cừ, thông .....
Bàng, phượng, xà cừ, .....
Cúc, hồng, nhài, ....
4.3. Trò chơi “Xếp từ theo nhóm”
4.3.1 Mục đích: Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những đặc điểm giống nhau của từ . Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh đặc điểm của đối tượng.
4.3.2. Chuẩn bị
 - Làm các quân bài (mảnh bìa); trên mỗi quân bài ghi một từ cần phân nhóm. 
 - Số lượng người chơi: từ 2 đến 4 người (hoặc từ 2 đến 4 nhóm). Mỗi người (nhóm) chơi có 1 bộ bài như nhau.
4.3.3. Cách tiến hành
- GV phát cho mỗi người (nhóm) chơi 1 bộ bài (ảnh các loài cá), nêu luật chơi.
Ví dụ: Bài 1 (T2 – Tr73), xếp các loài cá vào nhóm 2 nhóm: Cá thu, cá mè, cá chép, cá chim, cá trên, cá chuồn, cá nục, cá quả.
Cá nước mặn (cá biển)
Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao)
 - Mỗi người (nhóm) chơi cầm các quân bài, đọc 1 lượt các từ rồi xếp các quân bài theo nhóm.
 - Hết thời gian quy định, cá nhân (nhóm) nào phân loại được đúng và nhanh sẽ được tính điểm (mỗi từ phân loại đúng được 1 điểm)
4.4. Trò chơi “Cây nào sai quả”
4.4.1. Mục đích: Giúp HS MRVT, nắm được nghĩa,biết cách dùng các từ ngữ.
Rèn tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt.
4.4.2. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị hình cây hoặc vẽ trên từ giấy lớn hoặc có thể sử dụng cây thật (tùy theo tình hình thực tế) và một số hình quả bằng bìa cứng, bút dạ màu, ....
4.4.3. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành hai đội chơi.
- GV phổ biến luật chơi và phát cho mỗi đội một số bìa cứng, bút dạ màu, mỗi thành viên trong mỗi đội chơi được phát một bìa cứng. Lần lượt từng em gài thật nhanh một từ ra phía ngoài cây trên tờ bìa.
- HS chơi theo hình thức tiếp sức. Bạn gắn sau không được trùng từ với bạn chơi trước.
- Sau một thời gian nhất định, đội nào gắn được nhanh và nhiều từ đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- HS cùng HS nhật xét, đánh giá, khen thưởng đội thắng cuộc.
Ví dụ: Với bài của bài MRVT “Từ ngữ về vật nuôi” (T1- Tr133). Giáo viên chuẩn bị một số bìa cứng hoặc thẻ từ cho các nhóm ghi tên các con vật.	
4.5. Trò chơi “Phóng viên” 
4.5.1. Mục đích: MRVT, ôn luyện lại kiến thức đã học. Rèn khả năng giao tiếp, ứng xử nhanh. Luyện phản ứng nhanh, tác phong nhanh, kích thích các em có nhu cầu nói qua việc trả lời câu hỏi ngắn của bạn.
4.5.2. Chuẩn bị: Cần xác định phần trọng tâm kiến thức cần củng cố, hệ thống câu hỏi. Dự kiến thời gian.
4.5.3. Cách chơi:
 	- GV nêu mục tiêu của trò chơi
 	- Cho HS xung phong làm phóng viên.
 	 - Giao nhiệm vụ cho người phóng viên, tổ chức chơi thử rồi tiến hành chơi trong lớp.
Ví dụ 1: Với bài MRVT “Từ ngữ về Bác Hồ”(T2- Tr104).
+ HS giới thiệu: Mình là Nguyễn Văn A là phóng viên chương trình QRT đến
thăm lớp, các bạn vui lòng cho mình phỏng vấn nhé!
+ Hỏi bạn B: Bạn cho biết hôm nay lớp ta học bài gì? Bạn B trả lời. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
+ Tiếp tục với bạn C: Bạn hãy tìm 3 từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi
+ Tiếp tục bạn D: Bạn hãy tìm 3 từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi 
Với trò chơi này, tôi đã sử dụng phổ biến trong nhiều bài MRVT như: bài 1
tuần 7 bài 1 tuần 13, bài 1 tuần 25, bài 2 tuần 26, tuần 34 trang 135, ..
4.6. Trò chơi “Đối mặt”. 
4.6.1. Mục đích: Giúp HS MRVT, biết cách dùng các từ ngữ đó. Rèn tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt.
4.6.2. Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị các chủ đề cho học sinh lựa chọn.
4.6.3. Cách chơi:
- Mỗi tổ cử 2 bạn lên chơi và xếp thành vòng tròn.
- Giáo viên đưa ra chủ đề. Giáo viên chỉ định người đầu tiên kể rồi lần lượt các bạn tiếp theo kể. Bạn nào trong vòng 6 giây không kể được hoặc kể sai hoặc trùng sẽ bị loại ra khỏi vòng chơi. Học sinh nào còn lại cuối cùng là người chiến thắng
Ví dụ 1: Với bài tập 2 của bài MRVT “Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi” (T1- Tr82).
III. KẾT QUẢ
Triển khai, áp dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy mở rông vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2” trong những năm qua, tôi nhận thấy:
- Giờ học LT&C nhẹ nhàng, hiệu quả hơn góp phần tạo nên những tiết học thân thiện, hấp dẫn, lớp học vui, sôi nổi; HS hào hứng, tự mình khám phá lĩnh hội kiến thức mới; trình độ tư duy được nâng lên, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- HS tích cực, chủ động hơn trong giờ học, sôi nổi, tự tin xây dựng bài, việc
sử dụng từ của các em có tiến bộ rõ rệt. 
- Vốn từ của HS phong phú hơn, khả năng diễn đạt, viết văn đúng, hay. Trong giao tiếp, HS tự tin, dùng từ chuẩn hơn. Từ đó, kĩ năng sống của các em được nâng cao hơn.
Sau đây là kết quả học tập môn Tiếng Việt trong 3 năm học vừa qua:
Xếp loại
Năm học 
2017 - 2018
Năm học 
2018 - 2019
Năm học 
2019 - 2020
Cuối HK1
HTT
15 HS = 36,7%
15 HS = 30,6%
19 HS = 39,6%
HT
26 HS = 63,3%
34 HS = 69,4%
29 HS = 60,4%
Cuối HK2
HTT
19 HS = 46,4%
19 HS = 38,8%
20 HS = 42, 6%
HT
22 HS = 53,6%
30 HS = 61,2%
27 HS = 57,4%
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
	Để dạy tốt môn Tiếng Việt nói chung cũng như phân môn LT&C nói riêng, mỗi GV cần quan tâm đến việc MRVT cho HS. Muốn HS lớp 2 bước đầu có được vốn từ phong phú, dùng từ chuẩn, có chọn lọc thì không thể ''nhồi nhét'' một cách cứng nhắc kiến thức vào đầu HS mà đòi hỏi GV và HS phải kiên trì. HS thực hành nhiều tạo thói quen, từ đó hình thành kĩ năng hành văn, diễn đạt ngôn ngữ trong sáng, lưu loát. Để đạt được điều đó, GV cần làm tốt một số việc sau:
- Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ chương trình phân môn Luyện từ và câu để nắm chắc phương pháp dạy cho từng dạng bài.
- Tự trau dồi cho mình có kiến thức từ ngữ phong phú, ngôn ngữ phải chuẩn
xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng.
- Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy và các phương tiện dạy học một cách chu đáo.
- Giáo viên luôn trau dồi kiến thức để có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực, tổ chức hiệu quả các hình thức dạy học và có khả năng vận dụng kết hợp linh hoạt để tìm ra phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với từng bài gây hứng thú.
- Luôn biết tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp, có tinh thần cầu tiến.
- Biết khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học.
- Phân loại đối tượng HS trong lớp để có biện pháp giúp đỡ, động viện sự cố gắng của HS.
2. KHUYẾN NGHỊ
Để chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung, phân môn LT&C nói riêng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Về phía SGD&ĐT, PGD & ĐT: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các chuyên đề cấp thành phố, cấp quận để đội ngũ GV được trau dồi, học tập kiến thức, nâng cao kĩ năng sư phạm; cập nhật, ứng dụng các PPDH mới vào giảng dạy.
- Về phía BGH nhà trường: Bên cạnh tranh ảnh, ĐDDH tự làm, nhà trường trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy đa vật thểđể phục vụ hiệu quả trong công tác giảng dạy.
- Về phía GV: Cần chủ động, tích cực nghiên cứu bài dạy, tài liệu, nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT hiệu quả trong mỗi tiết học. Đặc biệt mỗi GV cần tự ý thức được việc tự làm mới mình, nâng cao khả năng của mình, mạnh dạn đổi mới PPDH để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục trong thời kì mới.
	Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng khi dạy MRVT cho HS lớp 2. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các cấp Lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.doc
Sáng Kiến Liên Quan