Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 4

THỰC TRẠNG CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 4

 Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của lớp do tôi chủ nhiệm, cho thấy tình hình chung như sau :

1.1 Thuận lợi :

 - Lớp tôi có 29 học sinh. Nhìn chung các học sinh đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm tiếng việt, viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ quy định.

 - Bản thân là giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy học và rèn chữ viết, thực sự tâm huyết với phong trào “ Rèn chữ- rèn người”.

 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện đầy đủ về cơ sơ vật chất, các phương tiện phục vụ dạy học.

 - Trường, Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức Hội thi viết chữ đẹp nên đã động viên học sinh tham gia phong trào rèn luyện chữ viết.

1.2. Khó khăn :

 - Bên cạnh mặt thuận lợi còn một số khó khăn khi thực hiện : Đó là, có một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ chữ (độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng); ghi dấu thanh không đúng vị trí,các nét khuyết thường bị chập nét và còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình.

 - Mẫu chữ hiện hành đẹp nhưng có đưỡng nét khó, đòi hỏi phải có thao tác kĩ thuật cao.

 - Một số học sinh vở viết và bút viết không đảm bảo chất lượng.

 - Lớp 4 không có phân môn Tập viết mà việc rèn chữ thông qua các tiết dạy như chính tả, tập làm văn,

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và được sự đồng tình của lãnh đạo, Hội đồng sư phạm Trường, tôi đã xây dựng và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp“Rèn kĩ năng viết chữ đẹp” ở lớp 4 do tôi chủ nhiệm và rất mong được sự đóng góp của Hội đồng sư phạm nhà trường, quý thầy cô, với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn.
1.2 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
 Vấn đề rèn chữ viết cho học sinh đã có một số tác giả đề cập đến nhưng đối tượng là lớp 1,2,3 được rèn thông qua các tiết tập viết. Đề tài này áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 4- theo bản chất là đã hoàn thiện về kĩ thuật viết chữ nên không có môn học riêng (Tập viết) cho đối tượng này. Đề tài này giúp giáo viên bớt khó khăn trong việc củng cố những kiến thức bị hỏng về chữ viết cho học sinh thông qua các tiết học.
 Đề tài này áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy đối với học sinh lớp 4.
 Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để rèn chữ viết cho học sinh trong trường Tiểu học nói riêng, trong ngành giáo dục huyện Lệ Thủy nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng thời chất lượng chữ viết của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1. THỰC TRẠNG CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 4 
	Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của lớp do tôi chủ nhiệm, cho thấy tình hình chung như sau :
1.1 Thuận lợi :
	- Lớp tôi có 29 học sinh. Nhìn chung các học sinh đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm tiếng việt, viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ quy định.
	- Bản thân là giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy học và rèn chữ viết, thực sự tâm huyết với phong trào “ Rèn chữ- rèn người”.
	- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện đầy đủ về cơ sơ vật chất, các phương tiện phục vụ dạy học.
	- Trường, Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức Hội thi viết chữ đẹp nên đã động viên học sinh tham gia phong trào rèn luyện chữ viết.
1.2. Khó khăn :
	- Bên cạnh mặt thuận lợi còn một số khó khăn khi thực hiện : Đó là, có một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, cỡ chữ (độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng); ghi dấu thanh không đúng vị trí,các nét khuyết thường bị chập nét và còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình. 
	- Mẫu chữ hiện hành đẹp nhưng có đưỡng nét khó, đòi hỏi phải có thao tác kĩ thuật cao.
	- Một số học sinh vở viết và bút viết không đảm bảo chất lượng.
	- Lớp 4 không có phân môn Tập viết mà việc rèn chữ thông qua các tiết dạy như chính tả, tập làm văn, 
1.3. Số liệu thống kê:
Tổng số học sinh
Viết đúng chính tả
Kĩ thuật viết
Viết đúng cỡ chữ, hình thể
Kĩ thuật nối nét, đúng khoảng cách
Kĩ thuật ghi dấu thanh, dấu phụ
Hình dáng hài hòa, mềm mại
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
29
29
100
25
86.2
23
79.3
22
75.8
24
82.7
* Nguyên nhân 
Trước hết là do nhận thức của một số giáo viên và học sinh, nhận thức của cha mẹ học sinh. Họ chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng và sự tác động của chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và sự ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của các môn học khác đối với học sinh tiểu học. Vì thế, trong quá trình dạy học chưa tạo được hứng thú và phong trào thi đua rèn chữ viết của học sinh chưa thường xuyên.
Nhiều giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của phân môn Tập viết, Chính tả với việc luyện chữ cho học sinh, do vậy chưa hướng dẫn một cách chu đáo, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu. Chưa tuân thủ đúng quy trình viết chữ (từ điểm đặt bút để viết nét đầu tiên đến các thao tác lia bút, rê bút để viết đến khi kết thúc chữ ghi tiếng), chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc dạy nghĩa của từ với việc dạy chữ; hướng dẫn chưa kĩ cho học sinh cách trình bày bài viết theo từng loại văn bản...
 Một số giáo viên do nóng vội trong việc hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều, muốn học sinh phải nắm hết các phần mở rộng nâng cao so với yêu cầu nên các em phải tăng tốc độ viết trong giờ học, dẫn đến học sinh không có thời gian để viết cẩn thận, chữ viết thường không được nắn nót, không đúng quy cách, kích cỡ và khoảng cách viết giữa các con chữ, các chữ không đều.
 Giáo viên thiếu quan tâm đến tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở của học sinh khi viết nên các em ngồi viết chưa đúng tư thế, cách để vở, cách cầm bút, để tay khi viết chưa khoa học, chưa hợp lý dẫn đến việc học sinh viết chữ cẩu thả, tùy tiện.
 Khi chấm bài một số giáo viên bắt lỗi quy trình, kĩ thuật viết chưa thật nghiêm khắc, chưa quan tâm đến việc nhận xét, đánh giá một cách kĩ lưỡng bài viết của học sinh nên các em chưa phát hiện và biết được lỗi sai của mình để sửa chữa.
 	Chữ viết của một số giáo viên chưa mẫu mực nên đã ảnh hưởng đến việc rèn chữ viết của học sinh. đánh giá nhận xét cho học sinh trong vở cũng chưa lưu ý đến chữ viết của mình. 
 Học sinh thường mắc nhiều lỗi chính tả khi viết do các em phát âm không chuẩn, không phân biệt được các tiếng có phụ âm đầu, vần đọc lên nghe na ná giống nhau. Mặt khác một số em do trí nhớ chậm, quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng từ; không nắm chắc được nghĩa của từ, luật chính tả, luật viết chữ hoa và cách viết hoa nên dẫn đến viết sai.
Một số phụ huynh cho rằng: Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì không cần thiết phải rèn chữ viết nên không quan tâm, động viên con em rèn luyện chữ viết.
 2.2. CÁC GIẢI PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH	
2.2.1- Ôn lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng:
 Trong từng giờ học, đặc biệt là các tiết chính tả, luyện viết, giáo viên cần nhắc nhở học sinh ôn lại để thực hiện đúng về tư thế ngồi viết, cách cầm bút. Bởi vì tư thế ngồi, cách cầm bút đúng không chỉ đảm bảo về sức khỏe cho học sinh mà còn giúp các em viết đúng, viết đẹp.
* Tư thế ngồi viết 
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.
*Cách cầm bút đúng
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. 
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón deo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). 
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặtgiấy. 
- Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
2.2.2- Ôn lại tiêu chuẩn chữ viết đẹp :
 Giáo viên thường xuyên tạo cơ hội để học sinh đánh giá và tự đánh giá theo các tiêu chuẩn viết chữ đẹp như:
- Viết đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm, vần, tiếng.
- Viết rõ ràng, đều nét giữa các tiếng, con chữ.
- Biết cách nối liền các chữ cái khi viết, có nét thanh, nét đậm.
- Đẹp hình dáng, độ cao giữa các chữ trên dòng kẻ, khoảng cách giữa các chữ, chữ ngay ngắn.
- Bài viết sạch, trình bày cân đối, đảm bảo tốc độ, thời gian viết.
Trên cơ sở nắm chắc các tiêu chuẩn trên, các em sẽ có ý thức phấn đấu để bài viết của mình đạt các tiêu chuẩn về viết chữ đẹp.
2.2.3- Phân nhóm các nội dung cho học sinh rèn luyện : 
	Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ, căn cứ vào kích thước, quy trình viết, chúng ta có thể chia các nhóm chữ cho học sinh luyện tập như sau:
* Phần 1 : Luyện viết chữ cái thường, chữ số .
- Nhóm 1 : Nhóm những chữ có nét tương đống là nét cong:
 o, ô, ơ, c, a, ă , â, d, đ, q.
- Nhóm 2 : Nhóm các chữ có nét tương đống là nét khuyết trên và nét khuyết dưới:
 h , k, l, b, g, y, th , nh , ph , ch , kh
- Nhóm 3 : Nhóm các chữ có nét tương đồng là nét hất( sổ) và nét móc:
 i, t, u, ư, p, m, n .
- Nhóm 4 : Nhóm các chữ có nét tương đồng là nét cong ( khó) , nét móc, nét có vòng xoắn: 
 r, s, v, c, e, ê, x
- Nhóm 5: Nhóm các chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
* Phần 2 : Luyện viết chữ cái hoa : 
- Nhóm 1 : A , Ă , Â , M , N . 
- Nhóm 2 : P , B , R , D , Đ . 
- Nhóm 3 : C , S , L , G , E , Ê. T . 
- Nhóm 4 : J , K , H , V . 
- Nhóm 5 : O , Ô , Ơ , Q 
- Nhóm 6 : X , V , U , Ư , Y . 
Sau khi đã phân nhóm, giáo viên cần giúp học sinh luyện viết đúng, đẹp và dứt điểm theo từng nhóm, không nên nóng vội. Tuỳ thuộc vào thời gian dự kiến rèn luyện mà GV lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp
2.2.4- Phát hiện và sửa sai triệt để cho học sinh:
 	 Học sinh viết chữ chưa đẹp là do các em thường mắc một số lỗi cơ bản khi viết như thiếu nét, thừa nét, sai nét, sai khoảng cách, đặt dấu sai và sai về mẫu chữ. Giáo viên cần phân tích cụ thể từng lỗi mà học sinh mắc phải để có biện pháp giúp các em sửa sai. Chẳng hạn:
	+ Lỗi viết thiếu nét do các em chưa viết hết các nét chữ đã dừng bút. Với lỗi này, giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. 
	+ Lỗi viết thừa nét do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đàu học sinh viết không đúng, điểm dừng vượt quá quy định. Giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.
	+ Sai nét do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút, khi viết biên độ dao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyền không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút đúng, khi viết các ngón tay cử động linh hoạt, phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
	+ Lỗi khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa tay đều, giúp học sinh củng cố về khoảng cách chữ là một đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ, khoảng từ ½ đến ¼ đơn vị chữ.Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.
Ví dụ: Viết chữ “hồng” : Hướng dẫn học sinh viết: hong( liền mạch) xong rồi mới ghi dấu “^” sau đó ghi dấu “ huyền” 
2.2.5- Sử dụng bảng chữ mẫu và chữ mẫu của giáo viên :
 Mỗi khi cho học sinh rèn luyện giáo viên cần sử dụng bảng chữ mẫu làm đồ dùng trực quan. Ngoài ra muốn có nhiều học sinh viết chữ đẹp thì bản thân giáo viên phải là người luyện được chữ đẹp. Để chữ viết của giáo viên luôn đảm bảo làm đồ dùng trực quan sinh động đối với học sinh, giáo viên cần thường xuyên rèn luyện để viết đúng mẫu chữ. Đặc biệt, mỗi khi viết chữ lên bảng, viết mẫu vào vở học sinh hay viết lời phê vào vở học sinh, giáo viên cần nắn nót viết sao cho đẹp ; từ đó tạo cho học sinh sự thích thú đọc, ngắm chữ của giáo viên, muốn bắt chước theo chữ của thầy, cô và mong muốn cũng viết đẹp được như thầy cô .
2.2.6- Xây dựng ý chí và nghị lực rèn luyện :
 Giáo viên cần tác động đến ý chí và nghị lực của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau : 
- Cho học sinh thấy được ích lợi của viết chữ đẹp : Làm đẹp cho mình, cho người, chính các em cũng thấy thích mắt ; mọi người ai cũng thích chữ đẹp, yêu quý, nể phục những người viết chữ đẹp. Đặc biệt chữ viết đẹp sẽ được ưu tiên điểm trong tất cả các bài thi nhất là bài viết chính tả và tập làm văn .
- GV lấy một số gương điển hình về rèn chữ viết ( sưu tầm, lưu trữ bài viết tốt của những em điển hình ở những năm trước, những bài đạt giải cao trong các hội thi) để tác động đến các em và cho các em thấy được có được chữ viết đẹp là do ở sự rèn luyện .
- Động viên khuyến khích học sinh kịp thời cho dù sự tiến bộ là không nhiều.
2.2.7- Uốn nắn nhắc nhở và động viên khuyến khích :
 - Giáo viên yêu cầu học sinh dành riêng một cuốn vở Hồng Hà để rèn chữ. Trước khi viết mỗi bài, Giáo viên cần lưu ý học sinh về điểm đặt bút, độ cao của các con chữ, các nét chữ viết hoa,... Đặc biệt là những nét chữ mà nhiều học sinh trong lớp viết chưa đúng ; yêu cầu các em phải viết tốc độ chậm hơn những bài chính tả thường ngày để điều chỉnh các nét chữ cho đúng mẫu .
 - Giáo viên thường xuyên chấm bài, kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh .
 - Mỗi khi đánh giá, chấm, cho điểm trên vở này, giáo viên không nên đánh giá quá khắt khe nhất là ở giai đoạn đầu tập luyện ( không thể cùng một lúc yêu cầu học sinh sửa ngay được tất cả các lỗi ), cần đặt ra yêu cầu ngày càng cao .
 VD : Lúc đầu chú ý tới yêu cầu viết đúng độ cao các con chữ, điểm đặt bút, viết đúng nét cơ bản, liền nét rồi đến những nét khuyết, dần dần yêu cầu học sinh phải viết đều nét, đặt đúng vị trí dấu thanh, chữ đứng, chữ nghiêng và sau cùng mới đòi hỏi tới tốc độ viết,... Ngoài ra, giáo viên cần động viên, khuyến khích học sinh mua vở tập viết dành cho học sinh Tiểu học để luyện thêm theo chữ mẫu trong vở .
2.2.8. Tổ chức cho học sinh viết chữ đẹp giúp đỡ bạn viết xấu :
 Ngoài những giờ rèn luỵện do giáo viên tổ chức cho cả lớp, giáo viên nên giao nhiệm vụ cho những em viết đẹp mỗi ngày viết cho bạn từ 2-5 chữ đầu mỗi dòng; những em được bạn giúp đỡ phải chủ động đưa vở cho bạn viết mẫu và sau đó tranh thủ thời gian luyện viết theo chữ mẫu của bạn .
 * Để thực hiện được các biện pháp trên giáo viên cần chú ý:
	- Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng dạy học cho học sinh. Khi mua vở phụ huynh nên chọn vở có bìa cứng để tránh tình trạng nhàu nát, rách bìa sau
 một thời gian sử dụng. Giấy vở tốt, dày và láng, viết không bị lem (vì học sinh tiểu học khi viết các em đè bút mạnh, mực dễ thấm sang trang khác), vở có kẻ ô li rõ ràng. Về viết : Nên mua viết lông kim hoặc viết máy.
	- Rèn luyện thói quen và kĩ năng “giữ vở sạch- viết chữ đẹp” cho các em trong giờ học.
	- Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về việc rèn chữ viết, tạo nhận thức đúng cho các bậc phụ huynh và cả học sinh về mục đích, tác dụng của viết chữ đẹp.
	- Phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác.
	- Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần lưu ý chi tiết như : gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn, bài,là nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi tuần
 dành thời gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh.
	- Luôn tuyên dương và nêu gương những em viết chữ đẹp, giữ vở sạch, kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về gương rèn chữ viết của người xưa,nhằm khuyến khích và động viên các em vươn lên trong học tập, liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, kèm cặp sát từng đối tượng để chất lượng chữ viết học sinh tiến bộ.
	- Hàng ngày, phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời, có kế hoạch giúp đỡ các em khắc phục khó khăn. Trong lớp học cần treo bảng chữ mẫu viết hoa và bảng chữ mẫu viết thường (mẫu chữ viết hiện nay).
 - Cho những em viết cẩu thả, quá xấu, hay sai ngồi những chỗ giáo viên tiện
theo dõi để kịp thời sửa chữa và uốn nắn. Ngoài ra, đối với học sinh viết quá ẩu, quá xấu giáo viên cần yêu cầu các em phải có một vở riêng để giáo viên viết mẫu và học sinh đó về nhà luyện viết theo chữ mẫu nhiều lần.
 - Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.
	* KẾT QUẢ :
	- Qua áp dụng phổ biến đề tài của mình, tôi nhận thấy chất lượng của học sinh lớp tôi trong việc rèn luyện kĩ năng “Viết chữ đẹp” được nâng dần rõ rệt, chữ viết của các em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng. Đến nay tôi đã thống kê được số liệu khả quan sau : 
Tổng số học sinh
Viết đúng chính tả
Kĩ thuật viết
Viết đúng cỡ chữ, hình thể
Kĩ thuật nối nét, đúng khoảng cách
Kĩ thuật ghi dấu thanh, dấu phụ
Hình dáng hài hòa, mềm mại
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
29
29
100
27
91.3
26
89.6
25
86.2
26
89.6
- Trong “ Ngày hội viết chữ đẹp” cấp trường năm ngoái . Tập thể lớp tôi đạt giải nhất cấp trường, có 4 em đạt giải nhất, 6 em đạt giải nhì cấp trường, trong đó có 1 em dự thi cấp tỉnh, 
III. PHẦN KẾT LUẬN:
 3.1. Ý nghĩa của đề tài:
 Qua quá trình nghiêm cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 4, bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm sau 
 - Không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với giáo viên, học sinh, phụ huynh.
	- Giáo viên là tấm gương sáng về rèn luyện chữ viết cho học sinh noi theo.
	- Giáo viên phải gây được hứng thú, lòng say mê luyện chữ đẹp cho học sinh.
 - Tổ chức cho học sinh luyện tập có bài bản, từ dễ đến khó, đảm bảo đúng kĩ thuật, nâng cao dần về kỹ năng.
	- Luôn chú ý sửa sai sót của các em thật triệt để trong tất cả các tiết học .
	- Trong tiết sinh hoạt, giáo viên cần tuyên dương, khen ngợi những em được xếp loại A, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại, kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách báo, câu chuyện, những gương rèn chữ của học sinh năm trước, của học sinh trong trường, trong lớp.
- Chữ viết đẹp là một hành trang, trang bị cho các em bước vào đời dù ở bất cứ nghề gì. Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
	- Rèn chữ viết là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta là người hướng dẫn các em vươn tới tương lai thì trước hết chúng ta phải xác định rõ mục tiêu, vai trò của người thầy, vận dụng các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học.
	Qua quá trình thực hiện và đã thu được những kết quả tốt đẹp nhờ áp dụng đề tài này, tôi xin trình bày trao đổi kinh nghiệm để các đồng nghiệp có thể ứng dụng và nâng cao chất lượng chữ viết hơn nữa. Rất mong được sự đánh giá, góp ý của Hội đồng sư phạm nhà trường và quý thầy cô để đề tài này ngày càng được hoàn thiện, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn và được nhân rộng đến các bạn đồng nghiệp, để chữ viết của mỗi học sinh chúng ta mỗi ngày một đẹp hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất :
3.2.1.Đối với phụ huynh:
 + Cần mua sắm cho con em đầy đủ vở, bút đảm bảo chất lượng.
 + Có góc học tập đảm bảo quy cách, ánh sáng, hợp vệ sinh.
 + Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc học tập và rèn chữ của con em mình.
3.2.2.Đối với giáo viên :
 + Không ngừng rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm về rèn chữ viết để đưa chất lượng chữ viết ngày càng nâng cao.
 + Phải kiên trì rèn luyện chữ viết cho học sinh.
 3.2.3.Đối với nhà trường :
 + Cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ (bàn ghế đúng quy cách), đảm bảo ánh sáng...Phụ vụ cho việc dạy học.
 + Mua sắm các loại tài liệu tham khảo có liên quan đến việc rèn luyện chữ viết.
 + Có tủ trưng bày những bài viết đẹp để học sinh tham khảo, học hỏi.
 + Thường xuyên tổ chức Hội thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh.
 + Tham mưu với Hội khuyến học để thưởng cho những giáo viên và những học sinh đạy kết quả cao ở hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.
Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm của bản thân tôi qua nhiều năm công tác ở Trường tiểu học. Trong thời gian có hạn và sự hạn chế của cá nhân, nội dung trình bày trên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo, để bản thân tôi được học hỏi thêm, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng chữ viết, giữ gìn sách vở của học sinh, xứng đáng với ý nghĩa :
 “Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp
Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi”.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_chu.doc
Sáng Kiến Liên Quan