Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết Thể dục cho học sinh Lớp 4

Sức khoẻ là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của toàn nhân loại. Tập luyện TDTT đề rèn luyện sức khoẻ là thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Đất nước càng phát triển bao nhiều thì sự quan tâm đến phong trào tập luyện TDTT càng lớn bấy nhiêu. Trên thế giới, hàng năm tổ chức rất nhiều giải đấu TDTT, cùng với nó là sự đầu tư về công sức, tiền của và niềm khát khao chiến thắng tất cả đều có mục tiêu lớn nhất là sức khoẻ (khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần)

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.

Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề giáo dục thể chất đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm mà cụ thể là các trường học khi xây dựng đều có nhà thể chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thể dục của các em đạt hiệu quả tốt. Trong chương trình thể dục của tiểu học được học một tuần 2 tiết với các nội dung cơ bản đó là:

+ Đội hình đội ngũ

+ Bài thể dục phát triển chung

+ Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản

+ Trò chơi vận động

Đó là lượng vận động đủ giúp các em cân bằng giữa cơ thể và điều kiện sinh hoạt, góp phần làm cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối, tạo cơ sở tốt để nâng cao sức khoẻ, khả năng học tập, vui chơi. GDTC trong trường tiểu học là nền tảng cho các em làm quen với tập luyện TDTT sau này và nó phải được đặt lên hàng đầu trong bậc tiểu.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết Thể dục cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục 
A: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 
1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................................1 
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2 
3. Đối tượng nghiên cứu : ....................................................................................2 
4. Thời gian nghiên cứu : .....................................................................................2 
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................3 
1. Cơ sở lí luận: ....................................................................................................3 
2. Thực trạng: .......................................................................................................3 
2.1. Thực trạng giảng dạy môn thể dục ở Trường tiểu học..................................4 
3. Biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ........................................................5 
3.1. Điều tra đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ...........................................................5 
3.2 Phương pháp tổ chức giáo viên......................................................................5 
C: KẾT LUẬN ...................................................................................................20 
1. Kết quả đạt được: ...........................................................................................20 
2. Bài học kinh nghiệm: .....................................................................................20 
3. Kết luận và khuyến nghị: ...............................................................................20 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài: 
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” 
 Đó là khẩu hiệu chung của mọi quốc gia trên thế toàn thế giới, thể hiện 
phương châm hoạt động trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
Ngày nay, trẻ em Việt Nam đang được sống và học tập dưới một chế độ xã hội 
chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại 
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được Đảng và nhân dân ta rất quan 
tâm, săn sóc. Họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử 
tương lai của cả dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. 
 Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. 
Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu 
giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mĩ). 
 Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ em là một vấn đề cấp bách, cần thiết 
trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta, là mục 
tiêu phấn đấu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của tổ chức y tế thế 
giới. 
 Trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn cần và dễ tác động nhất của hệ 
thống giáo dục quốc dân, trẻ em lứa tuổi Tiểu học luôn thu hút mối quan tâm của 
toàn xã hội. Nhiều nhà khoa học trong, ngoài ngành đã và đang tìm, cải tiến và 
hoàn chỉnh những phương tiện và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm 
sóc và giáo dục, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh 
thần. Những phương pháp “ học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi 
hấp dẫn đã một mặt mang đến cho trẻ nhỏ cảm giác mới lạ về thế giới xung 
quanh, mặt khác lại là một phương pháp giáo dục thể chất ( GDTC) quan trọng, 
đặc biệt là nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo. 
 Trò chơi vận động gồm nhiều loại hình, việc sử dụng chúng phải phù hợp 
với mục đích GDTC. Việc phát triển nhanh nhẹn và khéo léo trong lứa tuổi còn 
nhỏ đặc biệt là lứa tuổi tiểu học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi ở lứa 
tuổi này quá trình thần kinh chiếm ưu thế nên các em sử dụng bài tập đa dạng và 
phong phú. Việc nâng cao khả năng nhanh nhẹn và khéo léo còn được coi trọng 
bởi nó là cơ sở để phát triển khả năng vận động cho trẻ trong tương lai. 
 Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói 
chung và chất lượng của môn giáo dục thể chất nói riêng. Với kiến thức của bản 
thân trau dồi trong nhưng năm tháng học tập và rèn luyện cũng như sự giúp đỡ 
của bạn bè và đồng nghiệp . Nhất là mong muốn góp phần tạo một giờ học thể Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết 
 thể dục cho học sinh lớp 4 
của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể 
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. 
 Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề giáo dục thể chất đang được Đảng và Nhà 
nước hết sức quan tâm mà cụ thể là các trường học khi xây dựng đều có nhà thể 
chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thể dục của các em đạt hiệu quả tốt. 
Trong chương trình thể dục của tiểu học được học một tuần 2 tiết với các nội 
dung cơ bản đó là: 
 + Đội hình đội ngũ 
 + Bài thể dục phát triển chung 
 + Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản 
 + Trò chơi vận động 
 Đó là lượng vận động đủ giúp các em cân bằng giữa cơ thể và điều kiện 
sinh hoạt, góp phần làm cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối, tạo cơ sở tốt để 
nâng cao sức khoẻ, khả năng học tập, vui chơi... GDTC trong trường tiểu học là 
nền tảng cho các em làm quen với tập luyện TDTT sau này và nó phải được đặt 
lên hàng đầu trong bậc tiểu. 
 2. Thực trạng: 
 Trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở trường tôi thấy có những thuận 
lợi và khó khăn sau: 
 a: Thuận lợi: 
- Các em đang tuổi phát triển nên rất thích vận động. 
- Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích cho con em mình được 
 tập luyện thể dục thể thao. 
- Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của môn thể dục đối 
 với học sinh tiểu học nên rất quan tâm và tạo điều kiên tốt nhất cho môn học. 
 b: Khó khăn: 
- Do lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động nên sự tập chung chú ý chưa cao, 
 nhất là tâm lý đang học trong lớp được ra ngoài sân vận động. 
- Các em học sinh chưa hiểu được tác dụng của từng nội dung bài học đến sự 
 phát triển của cơ thể. 
 2.1. Thực trạng giảng dạy môn thể dục ở Trường tiểu học. 
 Qua quá trình công tác, bản thân tôi đã được dự giờ rất nhiều, đồng nghiệp 
dạy thể dục trong trường, trò chuyện và tiếp xúc với đồng nghiệp ở các trường 
khác qua đó tôi cũng rút ra nhiều bài học cho bản thân và tôi có suy nghỉ làm sao 
nâng cao chất lượng môn học này hơn nữa. 
 3/21 Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết 
 thể dục cho học sinh lớp 4 
 Học sinh lớp 4 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về - tâm sinh lí và tư 
duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái 
tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này, bước đầu các em đã có khả 
năng phân tích và tổng hợp đơn giản,biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản 
thân nhưng ở mức độ không cao. Học sinh đã có ý thức và khả năng tự quản 
tương đối tốt, biết phối hợp và giúp nhau trong học tập và rèn luyện. 
 Ở tuổi này các em các rất thích được tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng 
tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các 
em thường ham chơi, ưa hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng 
động tác, điệu bộ hành vi của giáo viên. 
 Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các 
đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng 
dạy huấn luyện của các giáo viên . 
 3.2 Phương pháp tổ chức giáo viên 
 * Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp: 
 Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn 
bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động 
hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý 
và thực hiện tốt một số điểm sau: 
 - Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài nghiên cứu kế 
hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân tập, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức 
quan trọng cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần phải 
chuẩn bị sân tập, dụng cụ trước khi giờ học theo yêu cầu của kế hoạch bài soạn. 
 Kiểm tra lại sân tập, dụng cụ nếu không được an toàn thì phải sửa chữa và 
bổ sung kịp thời. Mặt khác, người giáo viên cần phải chọn vị trí tập cho học sinh 
một cách phù hợp như: tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm 
bảo sạch và an toàn  
 Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên cần chuẩn bị 
trước những dụng cụ như bóng nhựa, sọt, hay sân tập luyện còn cát bụi, đá thì 
giáo viên cần vệ sinh ngay để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện, tránh phản 
tác dụng khi tập luyện Thể dục. 
 - Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế 
hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào 
tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: * Nội dung bài dạy: 
 Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về 
lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, 
chân, toàn thân...) * Không gian, thời gian: 
 5/21 Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết 
 thể dục cho học sinh lớp 4 
 động đó. Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng phù hợp với nội 
 dung bài. 
Ví dụ: 
 - Bài 47: Phối hợp chạy, nhảy, mang vác. ( SGV Thể dục lớp 4, trang 
 119). 
 Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” hoặc trò 
 chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Trò chơi này giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một 
 cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ 
 cho nội dung học tiếp theo “Phối hợp chạy, nhảy, mang vác". Hình 1 : Nhảy 
 đúng, nhảy nhanh. 
 Hình 1 
 Hình 2 : Nhảy ô tiếp sức. 
 Hình 2 
 7/21 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_mot_so_tro_choi_de_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan