Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5

Thực trạng dạy học môn toán ở trường tiểu học

 Toán là một môn học cung cấp kiến thức, kĩ năng, phươơng pháp mang tính khoa học sáng tạo, góp phần xây dựng khả năng tơơư duy logic cho học sinh. Ph-ương pháp dạy học toán tiểu học là sự vận dụng các phơơương pháp dạy học toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học ở tiểu học. Thực tế giáo viên đã vận dụng các PPDH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hớng dẫn các em biết t duy, tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức qua các bài học. Chú trọng luyện tập thực hành nhằm củng cố kiến thức mới

 Đặc điểm của toán học mang tính trừu tơượng cao, khái quát cao, nhơơơơưng đối tượng toán học lại mang tính thực tiễn, phươơơng pháp dạy học toán đơơược xem xét trên quan điểm thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của sự nhận thức và là tiêu chuẩn của tâm lý. Vì vậy trong quá trình dạy học toán ở tiểu học giáo viên đã tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống hàng ngày cũng nhơư các môn học khác, đặc biệt là kiến thức giải toán tỉ sụ́ phõ̀n trăm cho học sinh lớp 5.

 Giáo viên nắm đơơươợc mối quan hệ giữa toán học thực tế, giữa số học và hình học. Tổ chức các hoạt động thực hành có nội dung gắn liền với thực tế để học sinh nhận thức đúng những ứng dụng của toán học.

Học sinh biết vận dụng các kiến thức kỹ năng giải toán, vận dụng vào các tình huống thươơờng gặp trong thực tế cuộc sống, và ngơược lại các vấn đề đó đơơược chứa đựng dơưới các dạng toán khác nhau, vì vậy việc giải các bài toán đòi hỏi không chỉ ở học sinh những kiến thức cơ bản mà còn phải có những kiến thứcphong phó vÒ cuéc sèng hµng ngµy

 Qua nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học môn toán, tôi thấy học sinh thường mắc những sai lầm khi giải toán do những nguyên nhân sau:

1. Không nắm vững quy tắc, tính chất toán học.

2. Không nắm vững phương pháp giải các bài toán điển hình.

3. Tính toán nhầm lẫn, không cẩn thận trong làm bài.

4. Diễn đạt, trình bày lời giải bài giải còn hạn chế.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ nhất
	+ Tìm số huy chương nhà truyền thống tăng năm thứ hai.
	+ Tìm tổng số huy chương có sau năm thứ hai
Bài giải:
 Năm thứ nhất tăng số huy chương là:
 6 000 : 100 x 20 = 1 200 (huy chương)
 Sau năm thứ nhất số huy chương có là:
 6 000 + 1 200 = 7 200 (huy chương)
 Năm thứ hai tăng số huy chương là:
 72 000 : 100 x 20 = 1 440 (huy chương)
 Sau hai năm số huy chương có tất cả là:
 72 000 + 1 440 = 8 640 (huy chương)
	 Đáp số: 8 640 huy chương
GV gợi ý HS giải theo cách 2: 
 Tỉ số phần trăm của số huy chương năm sau so với năm trước là:
 100% + 20% = 120%
 Năm thứ nhất có số huy chương là:
 6 000 : 100 x 120 = 7 200 (huy chương)
 Năm thứ hai số huy chương có tất cả là:
 72 000 : 100 x 120 = 8 640 (huy chương)
 Đáp số: 8 640 huy chương
Ví dụ 4: Lãi suất tiết kiệm là 0,5 % một tháng. Một người gửi tiết kiệm 15 000 
000 đồng. Hỏi sau một tháng người đó thu được bao nhiêu tiền lãi. 
 * Hướng dẫn: 
 Bước 1: Giúp HS nhận dạng bài toán.( đây là bài toán tìm giá trị phần 
trăm của một số) 
 Bước 2: giúp học sinh nhận ra cấu trúc của bài toán: 
 - Biết số tiền là 15 000 000 đồng 
 - Tìm 0,5 % của 15 000 000 đồng 
 Bước 3: Trình bày bài giải 
 Cách 1:  Bài giải 
 Sau một tháng người đó thu được số tiền lãi là: 
 15 000 000 : 100 x 0,5 = 75 000 (đồng) 
 Đáp số: 75 000 (đồng) 
 Cách 2: :
 Sau một tháng người đó thu được số tiền lãi là: 
 15 000 000 x 0,5 : 100 = 75 000 (đồng) 
 Đáp số: 75 000 đồng 
Ví dụ 5:  So với năm ngoái, số dân của thôn Tân Hòa năm nay tăng 25%. Hỏi so với năm nay, số dân năm ngoái chiếm bao nhiêu phần trăm?
* Phân tích và hướng dẫn giải 
 + Bài toán cho biết: Số dân của thôn Tân Hòa năm nay tăng 25%. 
 + Bài toán hỏi: So với năm nay, số dân năm ngoái chiếm bao nhiêu phần trăm?
 + Phân tích: Ta giả sử số dân năm ngoái là một số cụ thể rồi tính số dân tăng lên của năm nay so với của năm ngoái. Từ đó tìm được số dân năm nay và tỉ số phần trăm của số dân năm ngoái so với số dân năm nay.
 + Các bước giải: - Tìm số dân năm nay tăng thêm .
Tìm số dân năm nay.
- Tìm so với năm nay, số dân năm ngoái chiếm bao nhiêu phần trăm.
Bài giải:
Ta giả sử số dân năm ngoái là 100 người. Như vậy số dân năm nay tăng thêm là:
100 : 100 x 25% = 25 (người)
 Số dân năm nay là:
100 + 25 = 125 (người)
 So với năm nay, số dân năm ngoái chiếm:
 100 : 125 = 0,8
 0,8 = 80%
 Đáp số: 80%
Chốt cách giải
Bước 1: Đọc thật  kĩ đề toán,  xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm .
Bước 2: Tóm tắt bài toán thông qua đó để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.
 Bước 3: Xác định đúng tỉ số phần trăm của một số chưa biết với một số đã biết để thiết lập đúng các phép tính.
 Bước 4 : Phải hiểu rõ các tỉ số phần trăm có trong bài toán. Cần xác định rõ đơn vị so sánh ( hay đơn vị gốc) để coi là 100 phần bằng nhau hay 100%
 Trong bài toán có nhiều đại lượng, có những đại lượng có thể vừa là đơn vị so sánh, vừa là đối tượng so sánh.
Dạng 3: Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó
 Với dạng này, học sinh cần biết cách tìm một số khi biết m% của số đó là n theo hai cách tính: Số cần tìm là: n:m x 100 hoặc n x 100: m
Ví dụ 1: 
 Số học sinh khá giỏi của một trường tiểu học là 552 em chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Phân tích: Coi số HS toàn trường là 100% thì 552 học sinh khá giỏi chiếm 92%. Ta tìm 1% số học sinh toàn trường rồi từ đó tìm số học sinh toàn trường.
Bài giải:
Cách 1: 1% số học sinh toàn trường là:
552 : 92 = 6 ( học sinh)
 Số học sinh toàn trường là:
6 x 100 = 600 (học sinh)
 Đáp số: 600 học sinh
Cách 2: Coi số học sinh toàn trường là 100 phần thì số học sinh khá giỏi là:
: 100 x 92 = 92 ( phần)
 Giá trị một phần là:
 552 : 92 = 6 ( học sinh)
 Số học sinh toàn trường là:
 6 x 100 = 600 (học sinh)
 Đáp số: 600 học sinh
Cách 3: Số học sinh của trường tiểu học là:
 552 x 100 : 92 = 600(học sinh)
 Đáp số: 600 học sinh
HS nhắc lại cách làm: 
Muốn tìm một số biết 92% của nó là 552, ta có thể lấy 552 chia cho 92 rồi nhân với 100 hoặc lấy 552 nhân với 100 rồi chia cho 92.
Ví dụ 2: Tìm một số biết 30% của nó là 72
Bài giải
 Số cần tìm là:
72 x 100 : 30 = 240
 Đáp số: 240
Ví dụ 3: Biết 60 bông hoa là 40% số bông hoa mà Hà gấp được. Tính số bông hoa mà Hà gấp được?
 	 Bài giải
 Số bông hoa mà Hà gấp được là:
 60 : 40 x 100 = 150 (bông hoa)
 Đáp số: 150 bông hoa
Đối với dạng bài này, học sinh dễ dàng làm được. Các em chỉ cần dựa vào các bước giải của dạng toán: giải toán về tỉ số phần trăm.
Ví dụ 4: Sau khi kêt thúc hội khỏe Phù Đổng, huấn luyện viên nói:“Số huy chương vàng chiếm 25%, số huy chương bạc ít hơn 5%”. Biết rằng có tất cả 18 huy chương vàng và bạc. Hỏi có tất cả bao nhiêu huy chương?
* Phân tích và hướng dẫn giải 
 + Bài toán cho biết: Số huy chương vàng chiếm 25%
 Số huy chương bạc ít hơn 5%
 Huy chương vàng và bạc: 18 huy chương 
+ Bài toán hỏi: Có tất cả bao nhiêu huy chương? 
* Phân tích:
 + Tính số huy chương bạc chiếm bao nhiêu phần trăm?
 + Tính số huy chương vàng và bạc chiếm bao nhiêu phần trăm? 
 + Đưa bài toán về dạng cơ bản 3 để tìm tổng số huy chương.
Bài giải:
 Số huy chương bạc chiếm:
25% - 5% = 20%
 Số huy chương vàng và huy chương bạc chiếm:
25% + 20% = 45%
 Có tất cả số huy chương là:
 18 x 100 : 45 = 40 (huy chương)
 Đáp số: 40 huy chương
Ví dụ 4: Một nhà máy ngày thứ nhất làm được 28% số sản phẩm, ngày thứ hai làm được 32% toàn bộ số sản phẩm dự định làm, ngày thứ ba làm nốt 240 sản phẩm còn lại. Hỏi trong ba ngày nhà máy đó đã làm được bao nhiêu sản phẩm?
 * Phân tích và hướng dẫn giải 
 + Bài toán cho biết: Ngày thứ nhất: 28% số sản phẩm
 Ngày thứ hai : 32% toàn bộ số sản phẩm
 Ngày thứ ba: 240 sản phẩm còn lại.
 + Bài toán hỏi: Trong ba ngày nhà máy đó đã làm được bao nhiêu sản phẩm?
 + Phân tích: Coi toàn bộ sản phẩm của nhà máy là 100%. Ta tìm được 240sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm toàn bộ số sản phẩm, từ đó suy ra số sản phẩm làm được trong 3 ngày.
 + Các bước giải: - Tìm số sản phẩm 2 ngày đầu làm chiếm bao nhiêu phần trăm.
 - Tìm 240 sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm.
 - Số sản phẩm làm trong 3 ngày.
Bài giải:
Số sản phẩm làm được trong hai ngày đầu chiếm:
28% + 32% = 60%
 240 sản phẩm chiếm:
100% - 60% = 40%
 Số sản phẩm làm trong ba ngày là:
240 x 100 : 40 = 600(sản phẩm)
 Đáp số: 600 sản phẩm
Ví dụ 5: Một tấm vải sau khi giặt bị co mất 2% chiều dài ban đầu. Giặt xong tấm vải chỉ còn 24,5 m. Hỏi trước khi giặt tấm vải dài bao nhiêu?
 * Phân tích và hướng dẫn giải 
 + Bài toán cho biết: Một tấm vải khi giặt co 2% chiều dài ban đầu.
 Giặt xong tấm vải còn 24,5m.
 + Bài toán hỏi: Trước khi giặt tấm vải dài bao nhiêu?
 + Phân tích: Coi chiều dài tấm vải ban đầu khi chưa giặt là 100% để tính sau khi giặt co mất 2% còn mấy %, rồi tính chiều dài tấm vải khi chưa giặt.
 + Các bước giải: - Tìm chiều dài của tấm vải sau khi giặt.
 - Tìm chiều dài tấm vải lúc đầu.
Bài giải:
Sau khi giặt chiều dài tấm vải còn
100% - 2% = 98%
 Chiều dài tấm vải lúc đầu là:
 24,5 x 100 : 98 = 25 (m)
 Đáp số: 25 m
Chốt cách giải
Bước 1: Đọc kĩ đề, tóm tắt bài toán.
 Bước 2: Biết vận dụng cách tính tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
 Mở rộng một số dạng toán khác liên quan đến tỉ số phần trăm
Ngoài 3 dạng toán: giải toán về tỉ số phần trăm các em được củng cố và luyện tập ở trên, ta còn thường gặp một số bài toán thuộc dạng khác liên quan tới tỉ số phần trăm. Cách giải các bài toán đó như thế nào? Tôi đã mạnh dạn hướng dẫn HS có năng lực một số bài sau:
Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật nay được mở rộng chiều dài thêm 20%, chiều rộng thêm 20%. Hỏi diện tích hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhêu phần trăm?
 Phân tích: Muốn biết diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm phải đi so sánh diện tích mảnh đất sau khi mở rộng với diện tích ban đầu.
 Từ công thức: S = a x b 
Ta có cách giải sau:	Bài giải:
 Coi chiều dài mảnh đất ban đầu là 100%
 Coi chiều rộng mảnh đất ban đầu là 100%
 Coi diện tích mảnh đất ban đầu là 100%
 Thì chiều dài mới là:
 100% + 20% = 120%(chiều dài ban đầu)
 Chiều rộng mới là:
 100% + 20% = 120% (chiều rộng ban đầu)
 Diện tích mảnh đất mới sẽ là:
 120% x 120% =144%( diện tích ban đầu)
Như vậy, diện tích của mảnh đất tăng thêm số phần trăm là so với diện tích mảnh đất ban đầu là:
 144% - 100% =44 %
 Đáp số: 44%
Bài 2: Trong phong trào thi đua lao động ở một cơ sở sản xuất bàn ghế, hiện nay năng suất lao động của các công nhân đã tăng 25% so với trước đây. Hỏi thời gian làm ra một bàn ghế hiện nay đã giảm bao nhiêu phần trăm so với trước đây.
	Bài giải:
 Do tăng năng suất 25%, nên trong cùng một khoảng thời gian, trước đây sản xuất được 100% bộ bàn ghế thì hiện nay sản xuất được :
 100% + 25% = 125% (bộ bàn ghế)
 Thời gian làm xong một bộ bàn ghế hiện nay so với thời gian làm xong một bộ bàn ghế trước đây thì bằng :
 100% : 125%= 0,8
 0,8 = 80%
 Thời gian làm xong một bộ bàn ghế hiện nay so với thời gian trước đây đã giảm là :
 100% - 80% = 20% 
 Đáp số : 20% 
 Biện pháp 3: Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học
Suốt quá trình dạy học, giáo viên quan tâm tới mức độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để giúp các em vượt qua khó khăn. Những vấn đề học sinh chưa nắm chắc giáo vên nên ghi vào sổ nhật kí để có biện hỗ trợ hướng dẫn học sinh làm bài. Trước khi vào bài mới giáo viên cần có biện pháp củng cố bài cũ để bổ sung thêm kiến thức nhằm tạo điều kiện để các em học bài mới tốt hơn.
Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp linh hoạt như vận dụng mô hình dạy học nhóm, dạy học theo đối tượng. Giáo viên cũng cần nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài học để giảng dạy hợp lý, tránh quá sức đối với học sinh.
Trong mỗi tiết học tôi đã chú trọng hoạt động ứng dụng, nêu các ví dụ mang tính thực tế để học sinh đề hiểu và vận dụng tốt.
 Trong quá trình dạy học giải toán về tỉ số phần trăm tôi đã vận dụng mô hình VNEN vào dạy học đặc biệt chú trọng phương pháp dạy học nhóm và đạt dược hiệu quả cao. Nhóm trưởng đã phát huy vai trò điều hành để các thành viên hoàn thành nhiệm vụ học tập trong từng tiết học. Từng cá nhân trong nhóm làm việc một cách tích cực theo yêu cầu của giáo viên tránh tình trạng thảo luận chung toàn nhóm kết quả bài tập làm cho học sinh yếu ghi kết quả của bạn mà không tự mình suy nghĩ để tìm cách giải. Đối với những em còn lúng túng, nhầm lẫn khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm thì các thành viên trong nhóm tiếp sức kịp thời, chia sẻ cách làm. Đồng thời giáo viên tạo cơ hội cho các em manh dạn phát biểu nêu lên những vấn đề còn thắc mắc cần được giải quyết để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn.
 Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động ứng dụng giúp học sinh vận dụng vào thực tế
 Nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh tôi chú trọng vào hoạt động ứng dụng sau mỗi bài học. Tôi đưa ra các tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Đây là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống gắn với cuộc sống hằng ngày của các em. 
 Khi dạy dạng: Tìm tỉ số phần trăm của một số. Tôi đưa ra tình huống: Bà bảo bà có 10 000 000 đồng, bà muốn gửi tiết kiệm. Lãi suất ngân hàng một tháng 0,7%. Em hãy giúp bà tính số tiền lãi xem sau một tháng bà lãi được bao nhiêu tiền?
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 16m, chiều rộng 12m. Ông muốn dành 20% diện tích mảnh để trồng cam. Em hãy giúp ông tính diện tích phần đất trồng cam.
 Khi dạy dạng: Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó. Tôi đưa ra tình huống: Ngày hôm nay mẹ bán hoa quả lãi được 152 000 đồng. Tính ra số tiền lãi này bằng 9% số tiền mua hoa quả ban đầu. Hỏi mẹ đã bán hoa quả được bao nhiêu tiền?
 Biện pháp 5: Chú trọng việc đánh giá học sinh, khen thưởng động viên học sinh
 Điều tôi rất quan tâm là việc đánh giá học sinh trong quá trình học tập theo đúng tinh thần của Thông tư 22. Mỗi bài học, trong từng hoạt động của từng tiết toán về tỉ số phần trăm tôi lập kế hoạch đánh giá thường xuyên: Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Viết; Một số kĩ thuật khác. Kĩ Thuật: Ghi chép, thang đo; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng; Viết nhận xét; Phân tích phản hồi....
 Qua đó có các biện pháp cụ thể để tiếp sức giúp đỡ các em nắm chắc từng dạng toán giải toán về tỉ số phần trăm nhất là mở rộng một số dạng toán khác liên quan đến tỉ số phần trăm như: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán; Phân loại và giúp học sinh nắm chắc các dạng toán của bài toán giải toán về tỉ số phần trăm; Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học;Tăng cường hoạt động ứng dụng giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn; Chú trọng việc đánh giá học sinh, khen thưởng động viên học sinh.
 Trong từng tiết học, tôi đánh giá trên lớp bằng nhận xét nhằm thúc đẩy hoạt động học tập, phát triển nhân cách cho học sinh. Đồng thời tạo cơ hội cho học sinh đánh giá lẫn nhau, từ đó các em tự bổ sung, khắc phục những thiếu sót về kiến thức kĩ năng của mình. Tự đánh giá sẽ giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn những gì mình đã học, mình đã tiến bộ và hình thành ý thức tự học cao.
 Sau mỗi tháng tôi cho các em làm bài kiểm tra có tính chất tổng hợp kiến thức trong đó chú trọng về dạng toán giải toán về tỉ số phần trăm, tiến hành chấm bài và phân loại mức độ nắm kiến thức, kĩ năng làm bài để có biện pháp củng cố kèm cặp kịp thời .
 Trong các đợi kiểm tra định kì tôi luôn quan tâm đến kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm, thống kê kết quả làm bài riêng kĩ năng này để đánh giá và có kế hoạch bổ sung những thiếu sót mà các em mắc phải.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng cần có sự khen ngợi động viên học sinh kịp thời dù sự tiến bộ của các em rất nhỏ. Động viên học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn trong quá trình học tập. 
Phối hợp cùng gia đình học sinh động viên giúp đỡ học sinh bằng các hình thức như điện thoại, sổ liên lạc,Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tuyên dương những em có sự tiến bộ trong học tập, các ‘Đôi bạn cùng tiến”, các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập...trong các buổi chào cờ đầu tuần.
Ngoài ra, ở lớp lập quỹ khen thưởng trích từ quỹ thưởng cho HS có bài kiểm tra tháng sau tiến bộ hơn tháng trước.	
2.3 Kết quả
Năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy lớp 5. Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng những biện pháp này và nhận thấy các em nhận ra dạng toán, trình bày được bài giải, chỉ có một số ít em sơ suất do tính toán, chất lượng học tập của học sinh có chuyển biến rõ rệt.
Kết quả đạt được:
9- 10
7- 8
5- 6
3- 4
 0- 2
11 ( 39,3%)
(Tăng 13,6%)
 12 (42,9%)
(Tăng 14,3%)
 5(17,9%)
(Giảm 7,4%)
 0(0%)
(Giảm 14,3 %)
0 ( 0%)
3. KẾT LUẬN
Ý nghĩa của đề tài
Dạy toán ở Tiểu học là cả một quá trình kiên trì, đầy sự sáng tạo, nhất là đối với dạng toán liên quan đến tỷ số phần trăm, cho nên khi hướng dẫn học sinh giải dạng toán liên quan đến tỷ số phần trăm tôi giúp học sinh nắm chắc lí thuyết. Tôi hướng dẫn cụ thể từng dạng toán qua bài tập để học sinh hiểu được bản chất của 3 dạng toán về tỉ số phần trăm. Hướng dẫn học sinh phải kĩ càng, kiên trì, liên tục theo từng dạng từ dễ đến khó. Giúp HS tự làm bài theo khả năng của mình, tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Học sinh nắm chắc dạng toán và có hứng thú say mê học toán, các em đã chủ động tìm cách giải và chọn cách giải nhanh, dễ hiểu.Tôi vận dụng đánh giá theo Thông tư 22 vào trong quá trình dạy học để giúp học sinh biết vận dụng và biết tự đánh giá kết quả học tập của mình.Tôi đã vận dụng các biện pháp sau:
 - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán
 - Phân loại và giúp học sinh nắm chắc các dạng toán của bài toán giải toán về tỉ số phần trăm
 - Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học
 - Tăng cường hoạt động ứng dụng giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn
 - Chú trọng việc đánh giá học sinh, khen thưởng động viên học sinh.
 3.2 Kiến nghị, đề xuất 
1. Đối với giáo viên 
- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất. 
 -	Khi dạy các tiết lý thuyết GV hãy dựa vào những gì đã có để xây dựng tình huống có vấn đề, đưa ra những câu hỏi hợp lý lôi cuốn HS vào bài học. Nên tăng cường những câu hỏi mà HS phải phán đoán suy luận, lựa chọn và giải thích.
 - Sau mỗi bài học hình thành kiến thức mới HS cần được luyện tập vận dụng kiến thức đã học, củng cố thêm kiến thức cũ, giúp HS nắm bài chắc và sâu hơn. Hãy xâu chuỗi những bài tập có liên quan và cho HS tự tìm ra các đặc trưng của những nhóm bài cũng như sự khác biệt giữa các nhóm.
	Đối với tiết ôn tập, GV cần liên kết các kiến thức qua các bài đã học, tìm ra một số bài tập có tính tổng hợp củng cố kiến thức.
	2. Đối với nhà trường
- Tổ chức các buổi hội thảo, củng cố chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học về chuyên đề giải toán về tỉ số phần trăm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 tôi chia sẻ trong công tác giảng dạy, rất mong được tập thể sư phạm nhà trường, các đồng nghiệp quan tâm góp ý, bổ sung cho tôi được thêm sự hiểu biết và tiếp tục ứng dụng vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 nói riêng và ở các lớp học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo./.
Xin chân thành cảm ơn. 
môc lôc
PhÇn I: Më ®Çu	............
1.1 Lí do chọn đề tài.....................................................................................	.........1
1.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến 	..........2
1.3 Điểm mới của đề tài. ...........................................................................................	2
PhÇn II: Néi dung	..........3
2.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới đề giải quyết:....................
 2.1.1. Thực trạng dạy học môn toán ở trường tiểu học: .......................................
 2.1.2. Thực trạng dạy học Toán giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5:....................
2.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm...................................
 2.2.1.Biện pháp 1: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán.................................
 2.2.2.Biện pháp 2: Phân loại và giúp học sinh nắm chắc các dạng toán của bài toán giải toán về tỉ số phần trăm.......................................................................................
 2.2.3.Biện pháp 3: Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học.....
 2.2.4.Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động ứng dụng giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn.....................................................................................................................
 2.2.5.Biện pháp 5: Chú trọng việc đánh giá học sinh, khen thưởng động viên học sinh..............................................................................................................................
PhÇn III: KẾT LUẬN
3.1Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................
3.2 Kiến nghị, đề xuất ....................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc
Sáng Kiến Liên Quan