Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh Lớp 5
Thực trạng dạy học môn toán ở trường tiểu học
Đặc điểm của toán học mang tính trừu t¬ượng cao, khái quát cao, nh¬¬¬¬ưng đối tượng toán học lại mang tính thực tiễn, phư¬¬ơng pháp dạy học toán đ¬¬ược xem xét trên quan điểm thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của sự nhận thức và là tiêu chuẩn của tâm lý. Vì vậy trong quá trình dạy học toán ở tiểu học giáo viên đã tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống hàng ngày cũng nh¬ư các môn học khác, đặc biệt là kiến thức giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5.
Giáo viên nắm đ¬¬ư¬ợc mối quan hệ giữa toán học thực tế, giữa số học và hình học. Tổ chức các hoạt động thực hành có nội dung gắn liền với thực tế để học sinh nhận thức đúng những ứng dụng của toán học.
Học sinh biết vận dụng các kiến thức kỹ năng giải toán, vận dụng vào các tình huống thư¬¬ờng gặp trong thực tế cuộc sống, và ng¬ược lại các vấn đề đó đ¬-ược chứa đựng d¬ưới các dạng toán khác nhau, vì vậy việc giải các bài toán đòi hỏi không chỉ ở học sinh những kiến thức cơ bản mà còn phải có những kiến thức phong phú về cuộc sống hàng ngày
Qua nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học môn toán, tôi thấy học sinh thường mắc những sai lầm khi giải toán do những nguyên nhân sau:
1. Không nắm vững quy tắc, tính chất toán học.
2. Không nắm vững phương pháp giải các bài toán điển hình.
3. Tính toán nhầm lẫn, không cẩn thận trong làm bài.
4. Diễn đạt, trình bày lời giải bài giải còn hạn chế.
học sinh dễ dàng vận dụng để tính nhưng cần lưu ý đơn vị đo thời gian phải đồng nhất với đơn vị đo vận tốc theo yêu cầu. Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây. Vận tốc của người đó là: 400 : 80 = 5 ( m/giây ) Đáp số: 5 m/giây. Ví dụ 2: Bài tập 2/141 Toán 5 Một người đi xe đạp trong 15phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó ? - Với ví dụ 2 tương tự ví dụ 1. Chúng ta chỉ cần lưu ý học sinh đơn vị thời gian bài cho là phút, đơn vị vận tốc là km/giờ. Chính vì vậy cần phải đổi 15phút = giờ = 0,25 giờ. - Học sinh trình bày bài giải: Quãng đường người đó đi được là: 15phút = giờ = 0,25 giờ. 12,6 x 0,25 = 3,15 ( km ) Đáp số: 3,15 km. Cách giải chung: - Nắm vững đề bài. - Xác định công thức áp dụng. - Lưu ý đơn vị đo. Dạng 2: Các bài toán áp dụng công thức có các yếu tố đề cho chưa tường minh. Ví dụ 1: Bài tập 4/140 Một xe máy đi từ 6 giờ 30phút đến 7giờ 30phút được quãng đường 40km. Tính vận tốc của xe máy. - Với bài toán trên tôi tiến hành hướng dẫn học sinh thông qua các bước sau: * Đọc kĩ yêu cầu đề bài. * Phân tích đề toán. /?/ Đề bài cho biết gì ?Hỏi gì ? /?/ Để tính vận tốc xe máy cần biết yếu tố gì ? ( Quãng đường, thời gian xe máy đi ) /?/ Để tính thời gian xe máy đi ta cần biết yếu tố nào ? ( Thời gian xuất phát, thời gian đến nơi ) Giúp học sinh nắm rõ quá trình phân tích bài toán bằng sơ đồ sau: Thời gian xuất phát Thời gian đến nơi Quãng đường Thời gian đi trên đường Vận tốc xe máy Từ sơ đồ phân tích trên học sinh có thể tổng hợp tìm cách giải. * Học sinh trình bày bài giải. Giải Thời gian xe máy đi trên đường là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1 giờ = giờ. Vận tốc xe máy đi được là: 40 : = 32 km/giờ Đáp số : 32 km/giờ. * Lưu ý: Khi giải bài toán này cần hướng dẫn học sinh cách tính thời gian đi trên đường bằng cách lấy thời gian đến nơi trừ thời gian xuất phát. Ví dụ 2: Bài/166 Toán 5 Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6giờ 15phút và đến Hải Phòng 8giờ 56phút. Giữa đường ô tô nghỉ 25phút. Vận tốc của ô tô là 45km/giờ. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ? Với bài toán này cách giải cũng tiến hành tương tự VD1. Tôi hướng dẫn học sinh như sau: * Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. * Phân tích bài toán. - Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ? - Để tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ta cần biết yếu tố nào ? ( Vận tốc và thời gian xe ô tô đi trên đường ) - Để tính thời gian đi trên đường ta cần biết yếu tố nào ? ( Thời gian xuất phát, thời gian đến nơi, thời gian nghỉ ) Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng Vận tốc ô tô Thời gian xuất phát Thời gian đi trên đường Thời gian đến nơi Thời gian nghỉ *Phân tích bài toán bằng sơ đồ. *Từ sơ đồ phân tích, học sinh lập sơ đồ tổng hợp để tìm cách giải. Thời gian xuất phát Thời gian đến nơi Thời gian nghỉ Thời gian đi trên đường Vận tốc ô tô Quãng đường HN - HP * Học sinh trình bày bài giải Giải Thời gian ô tô đi trên đường là: 8giờ 56phút - 6giờ 15phút - 25phút = 2giờ 16phút. 2giờ 16phút = giờ. Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 45 x = 102 ( km ). Đáp số: 102 km. * Ở bài tập trên ta lưu ý: Nếu xe nghỉ dọc đường thì thời gian đi trên đường bằng thời gian đến nơi, trừ thời gian xuất phát và thời gian nghỉ dọc đường. Dạng 3: Bài toán dựa vào mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian Ví dụ: Trên quãng đường AB nếu đi xe máy với vận tốc 36 km/giờ thì hết 3 giờ. Hỏi nếu đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ thì hết bao nhiêu thời gian ? - Với bài toán trên, học sinh có thể giải theo 2 cách Cách 1: Theo các bước. + Tính quãng đường AB. + Tính thời gian xe đạp đi hết quãng đường. Bài giải Quãng đường AB dài là: 36 x 3 = 108 ( km ). Thời gian xe đạp đi hết quãng đường là: 108 : 12 = 9 ( giờ ). Đáp số: 9giờ. Cách 2: Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi đi trên cùng một quãng đường. Nếu vận tốc nhanh thì thời gian đi hết ít, ngược lại vận tốc chậm thì thời gian đi hết nhiều. Vận tốc giảm đi bao nhiêu lần thì thời gian tăng lên bấy nhiêu lần. * Các bước thực hiện. - Tính vận tốc xe máy gấp bao nhiêu lần vận tốc xe đạp. - Tính thời gian xe đạp đi. Bài giải Vận tốc xe máy gấp vận tốc xe đạp số lần là: 36 : 12 = 3 ( Lần ) Thời gian xe đạp đi là: 3 x 3 = 9 ( giờ ) Đáp số : 9 giờ. Dạng 4: Bài toán về 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau. Đây là một dạng toán tương đối khó với học sinh. Thông qua cách giải một số bài tập tôi rút ra hệ thống quy tắc và công thức giúp các em dễ vận dụng khi làm bài. Tổng vận tốc = vận tốc 1 + vận tốc 2. Quãng đường Tổng vận tốc Thời gian gặp nhau = Quãng đường = Tổng vận tốc x Thời gian gặp nhau. Quãng đường Thời gian gặp nhau Tổng vận tốc = Ví dụ: Quãng đường AB dài 276km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau? Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh phân tích bài toán và giải như sau: Đọc kĩ yêu cầu của bài tập và trả lời các câu hỏi sau: - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng toán nào ? ( Hai động tử chuyển động ngược chiều nhau ). - Để tính thời gian gặp nhau cần biết yếu tố nào ? ( Quãng đường và tổng vận tốc ) Hướng dẫn học sinh áp dụng hệ thống công thức về dạng toán 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau để giải. Bài giải Tổng vận tốc của 2 xe là: 42 + 50 = 92 ( km/giờ ) Thời gian 2 xe gặp nhau là: 276 : 92 = 3 ( giờ ) Đáp số: 3 giờ. * Qua bài trên điều quan trọng là: Giúp học sinh nhận diện ra dạng toán. *Dạng 5: Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau. Cách tiến hành cũng tương tự dạng toán trên, tôi hình thành cho học sinh hệ thống công thức. Hai động tử chuyển động cùng chiều trên cùng một quãng đường và khởi hành cùng một lúc để đuổi kịp nhau thì: - Hiệu vận tốc = Vận tốc 1 - Vận tốc 2 ( Vận tốc 1 > Vận tốc 2 ). Khoảng cách lúc đầu Hiệu vận tốc Khoảng cách lúc đầu Thời gian đuổi kịp - Thời gian đuổi kịp = - Khoảng cách lúc đầu = Thời gian đuổi kịp x Hiệu vận tố - Hiệu vận tốc = Ví dụ 1: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B 72km với vận tốc 36km/giờ và đuổi theo xe đạp. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp ? Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh cách giải thông qua các bước. * Đọc kĩ đề bài, xác định kĩ yêu cầu của đề. * Phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng nào ? ( Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau ) Vẽ hình để học sinh dễ hình dung nội dung bài toán. Xe máy Xe đạp A B C 72km Để tính thời gian đuổi kịp nhau ta cần biết yếu tố nào ? ( Khoảng cách lúc đầu và hiệu vận tốc ) Học sinh vận dụng hệ thống quy tắc đã được cung cấp để giải bài toán. Bài giải Hiệu vận tốc của hai xe là: 36 - 12 = 24 ( km /giờ ) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 72 : 24 = 3 ( giờ ) Đáp số: 3 giờ. Ví dụ 2: Một xe máy đi từ A lúc 8giờ 37phút với vận tốc 36km/giờ. Đến 11giờ 7phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ? Với bài toán trên cách giải tương tự như ví dụ 1 nhưng phức tạp hơn vì đây là bài toán ẩn khoảng cách lúc đầu giữa 2 xe. Tôi hướng dẫn học sinh tìm cách giải như sau: * Đọc kĩ yêu cầu của bài toán. * Phân tích bài toán. + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? + Bài toán thuộc dạng toán gì ? ( Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau ) + Để biết ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ta cần biết yếu tố nào ? ( Thời gian đuổi kịp và thời điểm ô tô xuất phát ) + Để tính được thời gian đuổi kịp ta cần biết yếu tố nào ? ( Hiệu vận tốc, khoảng cách lúc đầu ) + Muốn tính khoảng cách lúc đầu cần biết gì ?( Vận tốc xe máy và thời gian xe máy đi trước ) + Muốn tính thời gian xe máy đi trước cần biết gì ? ( Thời gian xe máy xuất phát và thời gian ô tô xuất phát ). Ta có :Thời điểm hai xe gặp nhau Thời gian hai xe đuổi kịp nhau Hiệu vận tốc Quãng đường xe máy đi trước Thời gian xe máy đi trước Vận tốc xe máy Vận tốc ô tô Thời gian xe máy xuất phát Thời gian ô tô xuất phát * Học sinh trình bày bài giải. Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11giờ 7phút - 8giờ 37phút = 2giờ 30phút = 2,5giờ. Quãng đường xe máy đi trước ô tô là: 36 x 25 = 90 ( km ) Hiệu vận tốc của 2 xe là: 54 - 36 = 18 ( km/giờ ) Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 ( giờ ) Thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy là: 11giờ 7phút + 5 giờ = 16 giờ 7phút. Vậy lúc 16giờ 7phút xe ô tô đuổi kịp xe máy. Lưu ý : Khi giải bài toán trên, học sinh phải thiết lập được mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài toán. Từ các mối quan hệ lập sơ đồ phân tích, tổng hợp dựa vào sơ đồ giải bài toán. *Dạng 6: Bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước. Đối với những bài toán này được đưa vào phần ôn tập. Sách giáo khoa không đưa ra hệ thống công thức tính nên tôi chủ động cung cấp cho học sinh một số công thức tính để các em dễ dàng vận dụng khi giải toán. - Vận tốc thực : Vận tốc tàu khi nước lặng. - Vận tốc xuôi : Vận tốc tàu khi đi xuôi dòng. - Vận tốc ngược : Vận tốc tàu khi ngược dòng. - Vận tốc dòng nước ( Vận tốc chảy của dòng sông ) * Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước. * Từ đó ta có: * Vận tốc dòng nước = ( Vận tốc xuôi dòng - Vận tốc ngược dòng ) : 2 * Vận tốc thực = ( Vận tốc xuôi dòng + Vận tốc ngược dòng ) : 2 Từ hệ thống công thức trên, học sinh dễ dàng giải được các bài toán. Ví dụ 1: Một con thuyền đi với vận tốc 7,2 km/giờ khi nước lặng, vận tốc của dòng nước là 1,6km/giờ. Nếu thuyền đi xuôi dòng thì sau 3,5giờ sẽ đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Với bài toán trên, tôi hướng dẫn học sinh như sau: * Đọc kĩ đề bài. * Phân tích bài toán. + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? ( Vận tốc xuôi dòng, thời gian đi xuôi dòng ) + Tính vận tốc xuôi dòng bằng cách nào ? * Học sinh trình bày cách giải. Vận tốc của thuyền đi xuôi dòng là: 7,2 + 1,6 = 8,8 ( km/giờ ) Độ dài quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 ( km ) Đáp số: 30,8 km. Ví dụ 2: Một tàu thuỷ khi đi xuôi dòng có vận tốc 28,4km/giờ và khi đi ngược dòng có vận tốc18,6 km/giờ. Tính vận tốc tàu thuỷ khi nước lặng và vận tốc dòng nước ? Với bài toán trên tôi hướng dẫn học sinh như sau: * Đọc kĩ đề bài. * Phân tích bài toán. + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Dựa vào hệ thống công thức đã được cung cấp, kết hợp với sơ đồ đoạn thẳng đã phân tích ở trên học sinh dễ dàng giải được bài toán. Bài giải Vận tốc dòng nước là: ( 28,4 - 18,6 ) : 2 = 4,9 ( km/giờ ) Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là: 28,4 - 4,9 = 23,5 ( km/giờ ) Đáp số: 23,5 km/giờ. 4,9 km/giờ. * Một số lưu ý :Khi giải những bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước là học sinh phải hiểu rõ " Vận tốc xuôi dòng lớn hơn vận tốc khi ngược dòng ". Đồng thời giúp các em nắm vững hệ thống công thức mối quan hệ giữa vận tốc thực với vận tốc xuôi dòng nước, ngược dòng nước. *Dạng 7: Bài toán dạng động tử có chiều dài đáng kể. - Đây là dạng toán có một động tử chuyển động mà động tử này rất dài, chiều dài của nó đáng kể như: xe lửa, đoàn tàu ... - Với dạng toán này, ta vẫn áp dụng trên cơ sở của công thức chung. Tuy nhiên, vì động tử có chiều dài đáng kể nên khi tính quãng đường đi được ta thường áp dụng công thức sau: Quãng đường đi được = Quãng đường đã đi + Chiều dài của động tử Quãng đường đã đi = Quãng đường đi được - Chiều dài của động tử ( Và S = v x t - trong đó S là quãng đường, v là vận tốc, t là thời gian) Ví dụ 1: Một xe lửa dài 120m chạy qua một đường hầm với vận tốc 72km/giờ. Từ lúc đầu tầu bắt đầu chui vào hầm đến lúc toa cuối ra khỏi hầm mất 8 phút 12 giây. Hỏi đường hầm dài bao nhiêu mét? Giải: Đổi : 72km = 72 000m 1 giờ = 3600 giây 8 phút 12 giây= 492 giây. Vận tốc xe lửa đi trong 1 giây là: 72 000 : 3600 = 20 ( mét) Quãng đường xe lửa đi được là: 20 x 492 = 9840 ( mét) Chiều dài đường hầm là: 9840 - 120 = 9720 ( mét) = 9,72km Đáp số: 9,72 km Ví dụ 2: Một đoàn tàu dài 180m lướt qua một người đi xe đạp ngược chiều với tàu hết 12 giây. Biết vận tốc xe đạp là 18 km/ giờ, tính vận tốc của tàu? ở bài toán này, cần giúp cho HS hiểu được đây là bài toán dạng chuyển động ngược chiều đuổi kịp nhau, vận tốc của tàu chính là chiều dài của tàu trừ đi quãng đường xe đạp đã đi rồi chia cho thời gian mà nó đi qua xe đạp (12 giây). Giải: Đổi: 18 km / giờ = 5m/ giây. Quãng đường xe đạp đi trong 12 giây là: 5 x 12 = 60 (mét) Quãng đường đoàn tàu đã đi được là: 180 - 60 = 120 (mét) Vận tốc của đoàn tàu là: 120 : 12 = 10 (mét/ giây) = 36 km/ giờ Đáp số : 36 mét/ giờ Ví dụ 3: Một xe lửa dài 125m vượt qua một cây cầu với vận tốc 28,8 km/giờ. Thời gian từ lúc đầu máy vào cầu đến lúc toa cuối ra khỏi cầu là 3 phút 45 giây. Hỏi cây cầu dài bao nhiêu mét? Giải: Đổi: 28,8 km/ giờ = 8m/giây 3 phút 45 giây = 225 giây. Quãng đường xe lửa đi được là: 225 x 8 = 1800 (mét) Chiều dài cây cầu là: 1800 - 125 = 1675 (mét) Đáp số : 1675 mét Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp linh hoạt như vận dụng mô hình dạy học nhóm, dạy học theo đối tượng. Giáo viên cũng cần nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài học để giảng dạy hợp lý, tránh quá sức đối với học sinh. Trong quá trình dạy học giải toán về chuyển động đều tôi đã vận dụng mô hình VNEN vào dạy học đặc biệt chú trọng phương pháp dạy học nhóm và đạt dược hiệu quả cao. Nhóm trưởng đã phát huy vai trò điều hành để các thành viên hoàn thành nhiệm vụ học tập trong từng tiết học. Từng cá nhân trong nhóm làm việc một cách tích cực theo yêu cầu của giáo viên tránh tình trạng thảo luận chung toàn nhóm kết quả bài tập làm cho học sinh yếu ghi kết quả của bạn mà không tự mình suy nghĩ để tìm cách giải. Đối với những em còn lúng túng, nhầm lẫn khi giải các bài toán về chuyển động đều thì các thành viên trong nhóm tiếp sức kịp thời, chia sẻ cách làm. Đồng thời giáo viên tạo cơ hội cho các em manh dạn phát biểu nêu lên những vấn đề còn thắc mắc cần được giải quyết để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn. Biện pháp 4: Chú trọng đến việc đánh giá học sinh. Thực hiện đúng tinh thần của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá học sinh, trong từng tiết học, tôi thường vận dụng các phương pháp và kĩ thuật đánh giá khác nhau để đánh giá thường xuyên học sinh. Bên cạnh đó việc tự đánh giá của học sinh cũng được tôi chú trọng, học sinh có cơ hội tự đánh giá bài làm của mình, của bạn từ đó các em tự bổ sung, khắc phục những thiếu sót về kiến thức kĩ năng của mình. Sau mỗi tháng, tôi cho các em làm bài kiểm tra có tính chất tổng hợp kiến thức trong đó chú trọng về dạng toán giải toán về chuyển động đều, tiến hành chấm bài và phân loại mức độ nắm kiến thức, kĩ năng làm bài để có biện giúp đỡ kịp thời. Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động ứng dụng cho học sinh sau mỗi bài học Sau một số bài học, tôi đã yêu cầu HS áp dụng kiến thức mới vừa học để giải quyết một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống Ví dụ: Sau khi dạy xong bài “ Thời gian” tôi yêu cầu các em trước khi bắt đầu đi đến trường hãy xem đồng hồ giờ xuất phát và khi đến trường hãy xem đồng hồ giờ đến trường, từ đó hãy tính thời gian thực tế các em đi đến trường trong bao lâu và sau đó chia sẻ cách tính của mình trước lớp ( Thời gian đi trong thực tế = Thời gian đến trường – thời gian xuất phát ) Biện pháp 6: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục và đánh giá HS Để giúp cho việc giáo dục học sinh một cách toàn diện về cả năng lực, phẩm chất và đạt được kết quả giáo dục, tôi thường phối hợp với phụ huynh để thông báo kịp thời những thay đổi bất thường của học sinh trong quá trình học. Đối với những HS có nhiều tiến bộ, có ý thức cố gắng tự phấn đấu và rèn luyện, tôi và phụ huynh bàn bạc cách động viên, khuyến khích em bằng lời nói hoặc những phần thưởng nhỏ. Đối với những HS còn gặp khó khăn, có biểu hiện sa sút trong học tập và rèn luyện tôi và phụ huynh thảo luận để tìm ra lí do, từ đó tìm biện pháp theo dõi, giúp đỡ, kèm cặp các em ở lớp cũng như ở nhà. Sau cuối mỗi học kì, tôi liên lạc với phụ huynh để kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, học sinh và phụ huynh để từ đó đánh giá các em một cách chính xác, từ đó giúp các em ngày càng tiến bộ. Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng những biện pháp này và nhận thấy các em nhận ra dạng toán, trình bày được bài giải, chỉ có một số ít em sơ suất do tính toán, chất lượng học tập của học sinh có chuyển biến rõ rệt. 2.3.Kết quả đạt được: Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 Điểm 0- 2 11 ( 39,3%) (Tăng 13,6%) 12 (42,9%) (Tăng 14,3%) 5(17,9%) (Giảm 7,4%) 0(0%) (Giảm 14,3 %) 0 ( 0%) 3. KẾT LUẬN 3.1.Ý nghĩa của sáng kiến Các em đã biết phân tích một bài toán, phân biệt được dạng toán, lập kế hoạch và giải được các bài toán chuyển động đều từ đó có hứng thú và yêu thích môn Toán hơn. Để giúp các em làm tốt các bài toán chuyển động đều, tôi đề xuất các biện pháp sau: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán Giúp học sinh nắm chắc các dạng toán của bài toán giải toán về chuyển động đều Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học. Chú trọng đến việc đánh giá học sinh 5.Tăng cường phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục và đánh giá HS 3.2 Kiến nghị, đề xuất Đối với giáo viên : - Khi dạy các tiết lý thuyết GV hãy dựa vào những gì đã có để xây dựng tình huống có vấn đề, đưa ra những câu hỏi hợp lý lôi cuốn HS vào bài học. Nên tăng cường những câu hỏi mà HS phải phán đoán suy luận, lựa chọn và giải thích. - Sau mỗi bài học hình thành kiến thức mới HS cần được luyện tập vận dụng kiến thức đã học, củng cố thêm kiến thức cũ, giúp HS nắm bài chắc và sâu hơn. Đối với tiết ôn tập, GV cần liên kết các kiến thức qua các bài đã học, tìm ra một số bài tập có tính tổng hợp củng cố kiến thức. Đối với nhà trường - Tổ chức các buổi hội thảo, củng cố chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học về chuyên đề về chuyển động đều. Những vấn đề được nêu trên đây chỉ có tính chất trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, rất mong được tập thể sư phạm nhà trường, các đồng nghiệp quan tâm góp ý, bổ sung cho tôi được thêm sự hiểu biết và tiếp tục ứng dụng vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giải toán về chuyển động đều ở lớp 5 nói riêng và ở các lớp học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo./. Xin chân thành cảm ơn. Mục lục PhÇn I: Më ®Çu ............ 1.1 Lí do chọn đề tài..................................................................................... ........... 1.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến ............ 1.3 Điểm mới của đề tài. ........................................................................................... PhÇn II: Néi dung ............ 2.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới đề giải quyết:......................... 2.1.1. Thực trạng dạy học môn toán ở trường tiểu học: ............................................ 2.1.2. Thực trạng dạy học Toán giải toán về chuyển động đều ở lớp 5:.................... 2.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều................................... 2.2.1.Biện pháp 1: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán................................. 2.2.2.Biện pháp 2: Phân loại và giúp học sinh nắm chắc các dạng toán của bài toán giải toán về chuyển động đều........................................................................................................ 2.2.3.Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học........... 2.2.4.Biện pháp 4: Đánh giá học sinh................................................. PhÇn III: KẾT LUẬN 3.1.Ý nghĩa của đề tài................................................................................................... 3.2. Kiến nghị, đề xuất ...................................................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc