Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 3 trong giờ Tập đọc
Thực trạng công tác dạy và học
Trong quá trình thực hiện tôi thấy có những ưu điểm như sau
a. Ưu điểm :
Trường Tiểu học Bình Dương có đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình trong công tác giảng dạy,luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Đội ngũ giáo viên rất linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học tích cực và tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.Nhà trường đã trang bị đầy đủ các đồ dùng và phương tiện dạy học ( tranh ảnh, máy chiếu.)
Học sinh đa số các em đều ngoan ngoãn có ý thức học tập. Học sinh được trang bị đầy đủ SGK và đồ dùng học tập. Phần đông các em học sinh đều thích học môn tập đọc.
Bên cạnh những thuận lợi đó tôi còn thấy có những hạn chế sau:
b. Hạn chế
Một số em đọc còn chậm. Học sinh mới qua lớp 2 nên chỉ mới biết đọc thành tiếng bài văn , bài thơ và đọc chưa đúng các phụ âm khó. Một số em chưa phân biệt phụ âm đầu l hoặc n, tr hoặc ch, s hoặc x .Khi đọc các dấu chấm , dấu phẩy còn ngắt, nghỉ như nhau, viết còn thiếu dấu thanh. Một vài em còn bị ngọng đọc thanh ngã thành thanh sắc và phải đánh vần để đọc từng chữ.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là :
Việc đọc bài trên lớp và đọc bài ở nhà còn hạn chế. Giáo viên chưa có những biện pháp hướng dẫn rèn luyện học sinh đọc tốt. Phụ huynh và giáo viên còn chưa khuyến khích, động viên con kịp thời.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng giúp các em tiếp nhận những tri thức ban đầu về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Trên cơ sở đó hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện phát triển các năng lực và phẩm chất toàn diện cho học sinh. Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở phát triển tư duy cho học sinh để tiếp thu các môn học khác. Đối với học sinh lớp 3, các yêu cầu kĩ năng cần phải có của việc đọc là đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Người giáo viên không những rèn cho học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng từng từ, từng câu trong một đoạn văn, đoạn thơ, biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm câu... mà phải rèn cho học sinh bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với bài thơ hoặc bài văn xuôi. Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp 3, tôi thấy việc rèn đọc đúng cho học sinh là một kĩ năng rất quan trọng làm tiền đề để các em có thể đọc hiểu và đọc hay được bài văn, bài thơ. Từ đó giúp các em tự tin và học tốt môn tập đọc hơn nữa.Chính vì nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp và rút ra được : “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc .” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng công tác dạy và học Trong quá trình thực hiện tôi thấy có những ưu điểm như sau a) Ưu điểm : Trường Tiểu học Bình Dương có đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình trong công tác giảng dạy,luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Đội ngũ giáo viên rất linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học tích cực và tự 1 3A 30 17 56,6 6 20,0 4 16,6 3 10,0 Kết quả như trên cho thấy việc đọc đúng của học sinh chưa cao.Học sinh đọc đúng còn chiếm tỉ lệ thấp. Phần lớn học sinh còn đọc sai âm đầu, không biết cách ngắt, nghỉ trong câu. Để đạt được kết quả tốt sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà mình đã áp dụng Biện pháp 1 : Phát huy hiệu quả việc đọc mẫu của giáo viên Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy. Biện pháp đầu tiên mà tôi muốn hướng tới học sinh là: Phát huy hiệu quả việc đọc mẫu của giáo viên. Khâu đầu tiên trong quy trình luyện đọc ở lớp 3 là đọc mẫu của giáo viên. Bước này rất quan trọng vì muốn học sinh đọc đúng, phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Giáo viên không được đọc thừa, không được đọc thiếu âm, vần, tiếng. Vì vậy, việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, có tác dụng với học sinh và định hướng cách đọc đúng. Để có giọng đọc đúng tốt, tôi không ngừng rèn luyện về giọng đọc. Vì thế, ở mỗi tiết học, trước khi luyện đọc cho học sinh, tôi thường luyện đọc trước nhiều lần để rèn luyện giọng đọc của mình cho trôi chảy tự nhiên. Đặc biệt là phát âm đúng chuẩn, ngắt nghỉ và nhấn giọng đúng chỗ. Giọng đọc của giáo viên phải luôn thể hiện được ngữ điệu của từng kiểu câu của nội dung từng đoạn, từng bài, từng nhân vật.Có như vậy mới làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn. Thực tế cho thấy giáo viên đọc mẫu đúng thì học sinh mới nghe chuẩn được và học sinh mới đọc đúng được. Ngược lại nếu giáo viên đọc mẫu sai thì học sinh sẽ bắt chước mẫu sai. 3 a) Hướng dẫn học sinh đọc đúng từ. Ví dụ: Khi dạy bài “ Ông ngoại” - Tôi cho học sinh tự tìm những từ mà các em cho là khó đọc: Cơn nóng, luồng khí, lặng lẽ, nhường chỗ, lặng lẽ. - Trong quá trình theo dõi học sinh đọc tôi thấy các em học sinh lớp tôi hay đọc hay sai ở những từ có phụ âm đầu l / n và dấu ngã. Nên trong số những từ các em vừa đưa ra tôi hướng dẫn các em đọc những từ sau: luồng khí, lặng lẽ, cơn nóng. + Đối với nhóm 1: Các em thường hay phát âm nhầm lẫn những tiếng có phụ âm l / n - Đưa các từ này lên bảng. - Hỏi học sinh cách đọc. - Cho học sinh nhận xét. - Giáo viên kết luận rồi hướng dẫn cụ thể như sau: + Khi phát âm, đối với tiếng có phụ âm đầu "l": Đầu lưỡi cong lên đặt lên ngạc trên rồi phát âm bật đầu lưỡi đẩy luồng hơi ra ngoài. Ví dụ: loang lổ.... + Đối với tiếng có phụ âm đầu "n": Đầu lưỡi chạm lợi (thẳng lưỡi) rồi phát âm luồng hơi sẽ thoát ra cả miệng và mũi. Ví dụ: cơn nóng Tôi tiếp tục cho học sinh luyện đọc lại nhiều lần các từ này. + Đối với nhóm 2: Các em hay đọc sai dấu thanh ngã thành dấu thanh sắc. Ví dụ: ngã / ngá, những /nhứng Trong trường hợp này, khi sửa lỗi cũng gặp rất nhiều khó khăn, giáo viên phải kiên trì, đọc mẫu để học sinh đọc theo. Tôi sẽ đọc mẫu nhiều lần hướng dẫn học sinh bật hơi mạnh khi đọc. Học sinh không phải sửa được ngay mà phải qua một quá trình rèn luyện tập đọc. Việc rèn phát âm đúng chuẩn cho học sinh, tôi chủ yếu dựa vào phương pháp trực giác và nghe nhìn. Học sinh nghe giáo viên phát âm 5 Đối với học sinh lớp tôi, tôi còn tổ chức cho vài học sinh thi đọc câu dài để tạo không khí thi đua trong lớp. Do vậy mà các em đọc đúng, đọc tốt các câu dài. *Đối với những câu thơ , khi dạy những bài thơ,ngoài phát âm đúng, giáo viên cần hướng dẫn các em biết ngắt, nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ và biết nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm xúc. Ví dụ : Đối với học sinh khá giỏi lớp tôi, tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm, nhấn giọng qua các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm.Những văn bản truyện kể có lời đối thoại, tôi hướng dẫn học sinh bằng cách: Khi nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh phải tìm ra được cách đọc của từng nhân vật và lời dẫn chuyện, sau đó cho học sinh thể hiện đúng giọng đọc các nhân vật đó dưới hình thức sắm vai. Với những câu có dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, tôi hướng dẫn các em đọc lên giọng ở cuối câu, thể hiện giọng người hỏi và sắc thái biểu cảm. Đối với học sinh yếu tôi dành thời gian để hướng dẫn trực tiếp các em đọc bài trước mỗi giờ học. Ngoài ra tôi dành thời gian vào các thứ chẵn trong 15 phút truy bài để rèn cho học sinh cách phát âm đúng, cách ngắt nghỉ đúng. Còn lại những thứ lẻ trong tuần tôi cho các em rèn đọc cho nhau theo hình thức Đôi bạn cùng tiến, tôi sẽ kiểm tra việc đọc của các em vào những buổi sinh hoạt cuối tuần. Nhóm nào có nhiều bạn tiến bộ sẽ được tuyên dương, khen thưởng trước lớp. Như vậy các em sẽ hứng thú hơn với môn học và có ý thức đọc bài tốt hơn. Khi học sinh đã đọc đúng các từ khó và câu dài thì các em sẽ đọc tốt các đoạn văn, các khổ thơ, tốt các bài văn , bài thơ. Theo tôi trong quá trình luyện đọc đoạn, nếu lúc nào giáo viên cũng gọi từng em hay chỉ định theo thứ tự thì học sinh dễ nhàm chán. Vì thế, tôi thường tạo bầu không khí vui vẻ như thi đua giữa các bàn hay từng nhóm 2- 3 học sinh thi đọc tiếp sức, đọc truyền điệnLàm như vậy, học sinh rất thích thú, em nào cũng mang hết khả năng để rèn đọc và những em khác thì chú ý lắng nghe để nhận xét, đánh giá bạn đọc. 7 Thông qua áp dụng các biện pháp trên tôi đã áp dụng vào bài tập đọc nhớ lại buổi đầu đi học như sau: BÀI SOẠN MINH HỌA TẬP ĐỌC BÀI : NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC Theo THANH TỊNH I Mục tiêu Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nao nức, bỡ ngỡ, -Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới và tình cảm yêu quê hương đất nước của em học sinh. -Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới: náo nức, mơn man, quang đãng, và ý nghĩa của bài. II Hoạt động dạy học 1 Kiểm tra bài cũ HS1: Đọc đoạn 3 của bài Bài tập làm văn HS2: Đọc đoạn 4 của bài – nhận xét, khen Câu chuyện Bài tập làm văn đã khuyên chúng ta điều gì ? Học sinh trả lời – nhận xét, khen Giáo viên nhận xét, khen 2 Bài mới 2.1 Giới thiệu bài Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 51. Bạn nào cho thày biết: Bức tranh vẽ gì? Học sinh trả lời – nhận xét Giáo viên nhận xét, giới thiệu bài Giáo viên ghi bảng – học sinh ghi vở - học sinh đọc đầu bài. 2.2 Bài mới Giáo viên đọc mẫu – nêu giọng đọc Bài này chia làm 3 đoạn: 9 Học sinh chia sẻ Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn 2 Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét Tôi áp dụng biện pháp 2, học sinh đã biết đọc thầm, biết phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí và đã biết nhấn giọng phù hợp. 4. Nhận xét giờ học. Giáo viên nhận xét tiết học Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau Như vậy tôi đã trình bày ba biện pháp ,So sánh lớp thực nghiệm (3A) và lớp kiểm chứng ( 3B ) tôi thu được kết quả như sau : Lớp thực nghiệm là lớp 3A Đọc đúng Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng Lớp Sĩ số đúng SL % SL % SL % SL % 3A 30 28 93,4 1 3,3 0 0 1 3,3 Lớp kiểm chứng là lớp 3B Đọc đúng Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng Lớp Sĩ đúng số SL % SL % SL % SL % 3B 30 21 70 3 9,9 2 6,6 4 13,3 *Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát trên, một lần nữa cho thấy chất lượng đọc của học sinh lớp tôi tăng lên rõ rệt. Các em đọc bài trôi chảy, to, rõ ràng, đọc đúng chuẩn, ngắt nghỉ đúng. Với kết quả này ,tôi thực sự tin tưởng vào những biện pháp nghiên cứu của mình và tôi tiếp tục thực hiện trong năm học này. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dung.docx