Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được
học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh
mông sẽ mở ra trước mắt các em. Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các
em đến trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy người. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã
nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng,
viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ
luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thày và bạn mình”. Chữ viết
và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thày cô giáo đã trăn trở, góp
công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ
viết. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh
viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các
loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn
là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều
giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết
của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để
học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt
chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa
tuổi học sinh lớp 1.Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân
môn tập đọc – học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ
viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt
hơn.
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch
sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin
vào tương lai con trẻ.Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan
trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ
luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự
dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.Trong trường tiểu học, việc dạy tập
viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi
bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học sinh.Dạy tập viết không
chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ
thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản
về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng
con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác Đồng thời, học sinh
được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành
nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu
viết ( Tuần 26) Bài Tập viết: TÔ CHỮ HOA: C, D, Đ 1.Mục tiêu dạy học Sau bài học HS có khả năng 1.1 Kiến thức - Tô được các chữ hoa : C, D, Đ - Viết đúng các vần: an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đõ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo mẫu 1.2 .Kỹ năng: HS viết đều nét, dãn cách đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết. 1.3 Thái độ : - GD HS ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch. 2.Nhiệm vụ học tập và thực hiện mục tiêu 2. 1 Cá nhân GV: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập viết. Các chữ hoa C, D, Đ - Chữ mẫu trong bài giảng điện tử và hình ảnh ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Học sinh bảng có kẻ ô li như trong vở Tập viết học sinh, phấn màu, giẻ lau, 2. 2. Nhóm Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập viết. Các chữ hoa C, D, Đ 3.Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động 1. Mục tiêu Học sinh biết cách tô chữ hoa 2.Hướng dẫn tô chữ hoa : - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Quan sát chữ C, D, Đ hoa trên bảng phụ và trong vở TV rồi nêu nhận xét. Tập viết vào bảng con: C, D, Đ hoa 31/41 Giáo viên gắn chữ mẫu hoa A cỡ vừa (trong bộ chữ dạy tập viết ) lên bảng và hỏi: -Chữ hoa C gồm mấy nét? -Giáo viên chỉ lên chữ hoa C và nói: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6 tô chữ hoa C gồm 1 nét là kết hợp của hai nét cơ bản. Nét cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ -Độ cao của chữ hoa D, Đ bằng mấy li? - Giáo viên dùng que chỉ bảng vừa tô vừa hướng dẫn quy trình tô chữ hoa D. Nét 1: Đặt bút ở giữa ô của ĐK ngang 6, tô nét móc trái cong xuống theo chiều mũi tên cong dần xuống ĐK ngang 1 của li thứ 1, sao cho nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. Nét 2: Từ đường ĐK 1 tô nét xoắn của li thứ 1 tô nét móc phải theo chiều mũi tên, sao cho nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. Điểm dừng bút dưới ĐK ngang 4 của li thứ 3 một chút. Chữ Đ khác chữ D có nét ngang Nét 3: Cuối cùng lia bút lên tô nét ngang từ trái sang phải, nét tô trùng khít lên nét chấm mờ. - Giáo viên cùng học sinh tô chữ hoa D,Đ trên không. - Chữ mẫu trong bài giảng điện tử và hình ảnh ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Bảng lớp có kẻ ô li như trong vở Tập viết học sinh, phấn màu, giẻ lau, + Học sinh: - Bảng con, phấn trắng, giẻ lau, bút mực, giấy kê tay - Vở Tập viết lớp 1, tập hai. - Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét - Vừa tô chữ trong khung chữ vừa hướng dẫn quy trình. - Nhận xét , sữa sai. Hoạt động 2 : .Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng: Hướng dẫn viết các từ ứng dụng : -Giáo viên đưa chữ mẫu: bàn tay , hạt thóc,gánh đỡ, sạch sẽ cỡ nhỏ. + Những con chữ nào có độ cao 1 li? + Những con chữ nào có độ cao 2 li? + Những con chữ nào có độ cao một li rưỡi ? + Những con chữ nào có độ cao hai li rưỡi? *Chú ý : Độ rộng của các con chữ này gần bằng 1 ô li, riêng con chữ s có độ cao hơn 1 li một chút. -Giáo viên viết mẫu chữ ghi từ bàn tay ( vừa viết vừa nêu quy trình viết): - Khi viết chữ ghi từ mái trường ta viết chữ bàn trước, viết chữ tay sau. 32/41 Viết chữ bàn, đặt bút từ bên dưới ĐK 2 một chút viết con chữ b, từ điểm dừng bút của con chữb lia bút viết tiếp nét thắt nối với con chữ a, từ điểm dừng bút của con chữ a rê bút viết tiếp con chữ n, dừng bút ở điểm 1/3 đơn vị chữ. Chú ý độ cao của các con chữ này bằng 2,5 li, nét nối giữa bvà a bằng một nửa li, nét nối giữa a và n bằng 1 li.Viết chữ tay cách xa chữ mái một khoảng bằng một con chữ o (1 li). Quy trình viết chữ tay hướng dẫn tương tự. -Cho học sinh viết bảng con chữ ghi từ bàn tay. Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh gặp khó khăn khi viết, sửa tư thế ngồi viết cho học sinh ngồi chưa đúng. -Giáo viên nhận xét bảng con: Giáo viên nhận xét kĩ về độ cao, về nét nối, cách ghi dấu phụ, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, chỉ rõ những nét chữ viết chưa đúng hoặc viết còn cẩu thả nghệch ngoạc,Giúp các em sửa lỗi. Nhắc học học sinh cần viết đúng, viết đẹp, viết ngay ngắn, đều nét, liền mạch. -Cho học sinh đọc lại chữ vừa viết và xoá bảng. *Chữ ghi từ: điều hay, sao sáng, mai sau. Hướng dẫn tương tự. -Cuối cùng giáo viên đưa cả bài Tập viết lên bảng (mẫu chữ và cách trình bày giống như trong vở Tập viết của học sinh). Hoạt động 3 : Hướng dẫn tập tô, tập viết: - Quan sát, hướng dẫn giúp đỡ HS yếu. - Hướng dẫn HS chữa lỗi. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết: -Cho học sinh mở vở Tập viết , tập hai (trang 23,24) để lên bàn. -Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. -Giáo viên kiểm tra bút viết và cách cầm bút, để vở của học sinh.Nhắc học sinh thực hiện đúng tư thế ngồi học. -Giáo viên gõ tiếng thước thứ nhất yêu cầu học sinh tô một dòng chữ hoa C. - Tương tự học sinh tô và viết từng dòng theo lệnh của giáo viên. Trong khi học sinh viết bài giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn khi viết, nhắc nhở những học sinh viết chưa đúng, sửa lại tư thế ngồi, cách cầm bút để vở cho từng em, uốn nắn từng nét chữ cho các em. *Lưu ý: Đối với học sinh trung bình, yếu chỉ yêu cầu các em viết 1/2 số lượng chữ và dòng trong vở Tập viết. Học sinh phát triển năng lực tốt thì viết đủ số chữ, số dòng quy định. Giáo viên cần hướng dẫn, kèm cặp học sinh năng lực phát triển chậm để các em viết được từ ít đến nhiều, từ chưa đẹp đến đẹp theo khả năng của mình, nên động viên khuyến khích những sự tiến bộ dù nhỏ của các em để các em tự tin và cố gắng. 33/41 -Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh, chỉ ra các lỗi sai mà học sinh hay mắc , hướng dẫn các em sửa lỗi. - Chấm, chữa bài cho học sinh (1/3 lớp) số còn lại mang về nhà chấm. Đọc vần và từ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở Tập viết, vở chính tả. Tập viết vào bảng con một số từ Tập tô, tập viết vào vở theo mẫu. 4. Kiểm tra đánh giá Gv nhận xét nhưng em học tập tốt Bài làm tốt viết tiến bộ Uốn nắn những em chưa hoàn thành bài - Nhắc lại nội dung bài viết 5. Định hướng học tập tiếp theo - Khen ngợi những HS viết đẹp. Về nhà luyện viết thêm Điều chỉnh bổ sung ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngoài rèn học sinh ở môn tập viết thì môn chính tả vô cùng quan trọng để các em thực hành những kỹ năng viết mà mình tiếp thu được, qua bài tập viết ta biết được năng lực thực hành của học sinh để có kế hoạch hướng dẫn cụ thể đạt hiệu quả cao. Để học sinh viết đúng và đẹp thì phải tiến hành song song và đồng bộ việc dạy - học phân môn Tập viết với các môn học khác. Học sinh không chỉ viết đúng và đẹp ở vở Tập viết mà cần phải viết đẹp ở tất cả các loại vở. Muốn viết đẹp và thành thạo thì cần phải nắm được kĩ thuật viết. Muốn viết đúng, không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng, đọc hiểu. Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo mà còn phải đọc thông. Để làm được điều này khi dạy các giờ Tập viết, Học vần, Tập đọc, Chính tả tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọng cho những học sinh đọc còn ngọng. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ địa phương hoặc những tiếng, những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn như : l/n, x/s, tr/ch, r/d... Chính tả: BÀN TAY MẸ 1.Mục tiêu dạy học Sau bài học HS có khả năng 1.1 Kiến thức - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn " Hằng ngày, ... chậu đã lót đầy." 35 chữ trong khoảng 15 -17 phút. 34/41 - Điền đúng vần an, at; chữ g, gh vào chỗ trống. 1.2 .Kỹ năng: - GD HS ý thức viết đúng chính tả và luyện viết chữ đẹp. 1.3 Thái độ : Yêu thích viết chữ đẹp 2.Nhiệm vụ học tập và thực hiện mục tiêu 2. 1 Cá nhân GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài chính tả, bài tập chính tả. 3.Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động 1 : 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 2 : 2.Hướng dẫn tập chép : - Chỉ bảng những từ khó -Luyện viết từ khó vào bảng con. - Nhận xét, sữa sai. - Quan sát, giúp đỡ HS viết chậm. - Đọc thong thả chỉ vào từng chữ để HS soát, dừng lại chữ khó đánh vần. Sau mỗi câu hỏi xem có HS nào viết sai không. - Hướng dẫn gạch chân chữ sai sữa bên lề vở. -Cầm bút chì chữa bài. - Thu chấm tại lớp một số vở, số còn lại về nhà chấm. Chữa lỗi trên bảng những lỗi phổ biến. Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - Hướng dẫn gợi ý cách làm. Đọc yêu cầu bài tập -Làm bài vào vở sau đó chữa bài trên bảng. -Đọc lại toàn bộ bài tập đã hoàn thành. - Nhận xét. 4. Kiểm tra đánh giá Gv nhận xét nhưng em học tập tốt Bài làm tốt viết tiến bộ Uốn nắn những em chưa hoàn thành bài - Khen ngợi những HS chép bài đúng, đẹp. 5. Định hướng học tập tiếp theo - Về nhà chép lại đoạn văn, làm lại bài tập chưa đúng. Điều chỉnh bổ sung ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 35/41 Tóm lại ta cần phải rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ. Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Ngay ở học kỳ I, trong các giờ học vần đều có giờ tập viết, giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra, giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát - chữ viết của cô phải đúng theo mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp thời. Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết, chính tả giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn. + Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp rên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giao viên kiểm tra và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng. khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa. 5.1.Xác định khoảng cách Qua các giờ tập viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét. Khoảng cách giữa các chữ trong một từ là cách nhau một thân con chữ. Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách li bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau. Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá. 5.2. Giáo viên phối hợp với phụ huynh: Để thống nhất cách hướng dẫn đọc và luyện viết ở nhà. Phụ huynh luôn nhắc nhở các em khi luyện viết ở nhà cũng như giữ vở sạch khi ở nhà 5.3. Động viên, khen thưởng Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến độ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch... 36/41 4. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu, thực nghiệm chuyên đề chúng tôi nhận thấy chữ viết của học sinh đã có nhiều tiến bộ, chữ viết của các em rõ ràng, đúng độ cao, đủ nét, viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các từ, đã xác định được điểm đặt bút và điểm dừng bút, các em luôn có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch... Cụ thể kết quả từ 15tháng 10 đến 15 tháng 2 thu được kết quả như sau: - Số học sinh yếu giảm dần trong năm học: 2017-2018 * Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái đã học ở đầu năm học: * Kết quả cuối năm học Cụ thể kết quả từ 6 tháng 9 đến 15 tháng 4 năm học 2017-2018 thu được kết quả như sau:Cụ thể đạt kết quả sau: Từ kết quả của lớp 1A tôi thấy kết quả bài viết lớp thực nghiệm cao . Cụ thể các em đạt hoàn thành tốt đã tăng nhiều so với so với năng lực hoàn thành và chưa hoàn thành. Từ kết quả trên đã khẳng định biện pháp rèn chữ viết cho học sinh mà tôi đề xuất là phù hợp và có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết đúng mà các em còn có tư thế ngồi viết đúng. Đây là một kết quả rất đáng mừng, bù đắp cho công sức và sự kiên nhẫn của cả thầy và trò trong quá trình rèn luyện. Ngoài những kết quả đã đạt được như thống kê ở trên việc rèn luyện chữ viết còn có tác dụng đem lại hứng thú học tập cho các em . Nhiều em bắt đầu cố gắng nổ lực và có tính kiên trì chịu khó cao. Tuy thời gian nghiên cứu lí luận và khảo sát không dài nhưng cũng giúp tôi nhận ra được vai trò của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1. Nhận thức Tổng số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp 1A Học sinh nhận biết hết Học sinh biết từ 5 – 10 chữ Không biết chữ cái nào SL % SL % SL % 34 học sinh 10 29,4 19 55,9 5 14,7 Tổng số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp 1A SL % SL % SL % 34 học sinh 19 55,9 17 44,1 0 0 37/41 được điều đó tôi đã áp dụng các biện pháp trên và đã thu lại kết quả khá mĩ mãn. Và từ đó tôi cũng nhận ra rằng : Mọi hoạt động muốn thu lại kết quả đều dựa vào chủ thể học sinh rất nhiều Giáo viên chỉ là người hướng dẫn , định hướng để các em phát huy hết năng lực của mình nhưng cũng có vai trò không kém phần quan trọng . Sự rèn luyện của giáo viên không chỉ giúp học sinh hình thành kỹ năng, năng lực sáng tạo mà còn rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các em. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Để học sinh viết đúng, viết đẹp người giáo viên cần có đức tính kiên trì, chịu khó, hết lòng vì học sinh. Mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, quy trình kỹ thuật viết chữ để dạy tốt từng tiết Tập viết cho học sinh. Phải đưa ra phương pháp dạy học cụ thể để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phải phân loại chữ viết học sinh thành từng nhóm chính để có kế hoạch rèn chữ cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên phải mẫu mực sư phạm, chữ viết đúng chuẩn, rõ ràng, đẹp cho học sinh noi theo. Giáo viên thường xuyên nhận xét, tuyên dương, khích lệ sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh phấn khởi tích cực rèn luyện. Trong dạy học Tập viết cần phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết nhanh, viết đẹp tạo sự hứng thú rèn luyện cho học sinh. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp, chưa đúng. Từ đó tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục yếu điểm. Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với các thầy cô giáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về mọi mặt, giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. 38/41 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng là rất cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp, biện pháp khéo léo, linh hoạt giúp cho giờ học Tập viết diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh hứng thú say mê học tập từ đó nâng cao chất lượng về chữ viết. Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy trong các bài Tập viết, nắm vững mục đích yêu cầu của từng bài để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đồng thời cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh bộc lộ và phát triển khả năng, năng khiếu của mình. Từ kết quả trên đã cho thấy những biện pháp mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy mới đạt hiệu quả cao. Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh .Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn không những các em học sinh khối 1 mà học sinh ở các khối lớp khác sẽ có những bài viết đẹp. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 . Đề xuất + Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau: – Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết. – Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh. -Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Viết chữ đẹp” tiêu biểu. Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra, cũng ít nhiều không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý kiến của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp. 39/41 3 . Khuyến nghị : Mỗi năm áp dụng đã đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm để có hướng điều chỉnh ở những năm học sau. Theo tôi mỗi giáo viên khi muốn bắt tay vào việc dạy rèn chữ cần rút cho mình bài học kinh nghiệm sau: +Đối với mỗi giáo viên đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú cho học sinh. +Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn và đẹp trẻ ,ngoài ra chúng cũng nên sưu tầm những bài viết đẹp của các học sinh đạt gải để học sinh tham khảo (vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước). +Chuẩn bị đồ dùng dạy học chữ mẫu trong mỗi tiết dạy. +Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học, sưu tầm chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học. +Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc rèn chữ giữ vở. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2018 40/41 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tác giả Tên tác phẩm NXB Năm xuất bản 1 Đặng Thị Lanh Hoàng Hoà Bình Hoàng cao Cương Trần Thị Minh Phương-Nguyễn Trí ( Biên soạn) Vở Tập viết 1 -Tập 1,2 NXB Giáo dục Việt Nam 2013 2 Đặng Thị Lanh (Chủ biên) Hoàng Cao Cương - Lê Thị Mai Tuyết - Trần Thị Minh Phương “ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 - tập 1, 2” NXB Giáo dục 2002 3 Nguyễn Chủ Trại (Chủ biên) Lê Thị Huyền “ Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 1 - tập 1, 2” NXB Hà Nội 2007 4 Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh - Giải Đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt NXB Giáo dục 2009 5 Trịnh Quốc Thái “Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 1 -tập 2” NXB Giáo dục 2007 6 Nguyễn My Lê “ Tài liệu BDTX NXB Giáo dục 2005 41/41 cho giáo viên Tiểu học chu kỳ III ( 2003-2007) -tập 1” 7 Trần Mạnh Hưởng Nguyễn Quý Thao Trần Thanh Hiếu “ Bộ chữ dạy Tập viết” NXB Giáo dục 2003 8 Nguyễn Thị Ngọc Bảo Vũ Mai Hương Vũ Thái Nhu Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Lê Hồng Vân Ngô Thị Thanh Hương Phạm Vĩnh Thông “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 1” NXB Giáo dục 2009 9 Lê Hữu Tỉnh “Thực hành luyện viết 1 - tập 1,2 ” NXB Mĩ Thuật 2013 10 Trung tâm bản đồ và tranh ảnh Giáo dục “Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học (Chữ cái viết thường và chữ số, Chữ cái viết hoa)” NXB Giáo dục 2003 42/41 43/41
File đính kèm:
- SKKN REN CHU CHO HOC SINH LOP 1_12589446.pdf