Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả Chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non

* Đặc điểm tình hình nhà trường :

Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn một xã miền núi của

Huyện Ba vì, thành phố Hà nội. Năm học này, nhà trường có tổng số 50

CBGVNV, trong đó có 35 giáo viên, 100% giáo viên đạt trình độ trở lên ( ĐH,

CĐ: 34 = 97%; Trung cấp: 1 = 2,9%).

Nhà trường có 1 điểm trường. Tổng số trẻ trong toàn trường: 380 trẻ.

* Thuận lợi:

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh

đạo, đặc biệt bộ phận tổ chuyên môn Phòng giáo dục đào tạo Ba Vì tạo điều

kiện để trường thực hiện tốt các chuyên đề trong năm học.

- Nhà trường đã đón bằng công nhận «Trường chuẩn quốc gia» vào năm

học 2018, có 15 nhóm lớp. Trường có nhiều cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua

cấp cơ sở, và LĐTT.

- Bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đặc

biệt tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp Thành phố về hoạt động phất triển

thể chất.

pdf21 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả Chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghề nghiệp 
GVMN năm học 
2018- 2019, tự đánh 
giá đầu năm về kiến 
thức, kỹ năng về Phát 
triển thể chất. 
+ Thông qua kiểm tra 
giáo viên đầu năm, 
các hoạt động dự giờ 
đột suất các hoạt động 
Tuần 1,2 
Tuần 1 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
trang thiết bị, dụng 
cụ PTVĐ. 
- Tuyên truyền về 
chuyên đề tới 
PHHS, cộng đồng. 
- Lựa chọn lớp 
điểm, giáo viên lớp 
điểm và báo cáo 
PGD. 
- Xây dựng kế 
hoạch chỉ đạo thực 
hiện chuyên đề cấp 
trường. 
- Triển khai kế 
hoạch chuyên đề tới 
GV tại nhóm lớp. 
Hằng 
- CB, GV, 
NV 
- Đ/C 
Hằng 
- Đ/C 
Hằng 
- Đ/C 
Hằng GV 
thể dục sáng, hoạt 
động ngoài trời, HĐ 
thể dục, vận động sau 
ngủ dậy, hoạt động 
VĐ chiều... 
+ Dựa vào kế hoạch 
giáo dục để đánh giá, 
phân loại. 
- Dựa vào khảo sát 
trong tháng 8 để lên 
kế hoạch bổ sung, 
mua sắm. 
+ Lên kế hoạch mua 
sắm, bổ sung. 
- Tuyên truyền qua 
buổi họp phụ huynh 
chung của nhà trường, 
họp phụ huynh từng 
lớp.Qua bảng tin nhà 
trường, góc vận động. 
- Thông qua khảo sát 
chọn giáo viên lớp có 
năng lực về PTVĐ: 
Lớp A1, B1, C1, D1; 
- Thông qua khảo sát, 
tài liệu chuyên đề, 
nhiệm vụ năm học để 
xây dựng kế hoạch. 
- Giáo viên tự xây 
dựng kế hoạch gắn 
vớikế hoạch chăm sóc 
giáo dục hàng tháng 
dựa vào kế hoạch của 
trường. 
tuyên truyền lớp. 
Tuần 2 
Tuần 3 
Tuần 3 
Tuần 4 
Hàng tháng sau khi nhà trường họp triển khai nghị quyết, họp hội đồng sư 
phạm, họp chuyên môn, tôi căn cứ vào dự kiến kế hoạch chuyên đề phát triển 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
vận động từng tháng, bổ sung các nhiệm vụ thực tế, phát sinh mà xây dựng kế 
hoạch phát triển vận động của mỗi tháng . Cuối tháng tôi lại có đánh giá kết quả, 
có sự điều chỉnh từ kết quả của tháng trước để lập kế hoạch cho tháng tiếp theo. 
Nhờ có kế hoạch cụ thể đề ra mà tôi đã rất chủ động trong việc chỉ đạo, triển 
khai chuyền đề PTVĐ tại trường. 
 6.2. Phân công giáo viên phù hợp với năng lực. 
Năm học này nhà trường có sự thay đổi về đội ngũ giáo viên: Có 04 giáo 
viên trẻ mới trúng tuyển viên chức; 01 giáo viên trong chế độ nghỉ thai sản nên 
nhà trường phải phân công, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên cho phù hợp. Nhận 
thấy việc sắp xếp đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng. Nên tôi đã chủ động 
tham mưu và thống nhất với Ban giám hiệu lựa chọn, sắp xếp giáo viên vào các 
nhóm lớp trên nguyên tắc: 
- Không lựa chọn tất cả các giáo viên xuất sắc nhất trong nhà trường vào 
khối 5 tuổi không sẽ làm ảnh hưởng tới giáo viên nòng cốt của các khối khác 
trong trường. Sắp xếp giáo viên trẻ cùng lớp với giáo viên có năng lực tốt về 
phát triển vận động, nhiều năm kinh nghiệm để giáo viên trẻ học tập tạo tiền đề 
cho những năm tiếp theo. Mỗi nhóm lớp có 01 giáo viên có năng lực tốt kèm với 
01 giáo viên năng lực trung bình hơn để tạo sự đồng đều giữa các lớp và để giáo 
viên học hỏi lẫn nhau. Chú ý đến năng lực cá nhân của từng giáo viên và tính 
cách của từng giáo viên để phân công sao cho các giáo viên ở cùng một lớp có 
thể giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ. 
Nhờ việc bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lý mà năm học này kết quả chăm sóc 
giáo dục trẻ nói chung và chuyên đề Phát triển vận động nói riêng khá đồng đều 
ở các nhóm lớp. Giáo viên rất năng động nhiệt tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng 
tiến bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ phân công. 
6. 3: Triển khai thực hiện chuyên đề PTVĐ phù hợp. 
6.3.1. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: 
Muốn bồi dưỡng được cho giáo viên thì bản thân mình phải có kiến thức 
vững vàng và khả năng quản lý, truyền đạt tốt. Nên tôi không ngừng tự học tập 
nâng cao trình độ. Bản thân đã đạt được giải xuất sắc Thành phố về hoạt động 
PTVĐ, đã từng tham gia chấm thi “GVDG” cấp Huyện về chuyên đề “PTVĐ”. 
Nhờ vậy mà năng lực quản lý cũng như hiểu biết về chuyên đề của tôi được 
nâng lên rõ rệt. Tôi cũng nghiên cứu học hỏi nhiều tài liệu để có thể nắm vững 
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ trong 
trường để có thể tư vấn, bồi dưỡng giáo viên một cách chuyên sâu. 
Ý tưởng của các nhà quản lý có biến thành thực tiễn sinh động hay không 
là nhờ giáo viên. Vì giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
Nhà trường luôn tạo cơ hội để giáo viên đi tiếp thu học tập chuyên đề của Phòng 
giáo dục triển khai ở các trường điểm đầy đủ. Khi về trường, tôi bồi dưỡng, giúp 
đỡ giáo viên đó thực hiện dạy mẫu, kế hoạch tập huấn tôi đã xây dựng mỗi một 
nội dung vào 2 buổi khác nhau để một nửa giáo viên tập huấn vào hôm trước, 
một nửa giáo viên còn lại sẽ được tham gia tập huấn vào ngày hôm sau. Như vậy 
đảm bảo 100% giáo viên đều được tham gia tập huấn. 
Trong tháng tôi luôn tổ chức sinh hoạt chuyên môn hai lần/ tháng, hai 
tuần/lần theo định kỳ để bồi dưỡng giáo viên những tồn tại phát sinh trong quá 
trình thực hiện. 
VD: - Bài tập 1: Lập kế hoạch giáo dục của 1 tuần sao cho tăng thời lượng 
phát triển vận động của trẻ. 
- Bài tập 2: Xác định tố chất thể lực của vận động: Đi trên dây, ném xa 
bằng 1 tay. 
Trong các đợt kiểm tra, thao giảng, hoạt động phát triển vận động nào 
xếp loại tốt, hoặc tổ chức trò chơi vận động mới, hay thì ở các buổi sinh hoạt 
chuyên môn hàng tháng tôi cho giáo viên trao đổi, phổ biến để đồng nghiệp 
học tập 
Bồi dưỡng giáo viên ngay khi phê duyệt kế hoạch giáo dục. Tôi yêu cầu 
giáo viên nộp kế hoạch giáo dục trước khi thực hiện 1 tuần vào thứ sáu hàng 
tuần. Tôi sẽ chỉnh sửa, góp ý, với những giáo viên mắc sai sót ít tôi phê duyệt, 
yêu cầu giáo viên ghi bổ sung vào ngay giáo án. Nhưng với giáo viên sai sót 
nhiều, tôi không phê duyệt và yêu cầu soạn lại. Khi trả giáo án lại tôi sẽ góp ý 
trực tiếp những sai sót mà giáo viên đó mắc phải. 
Bồi dưỡng giáo viên ngay trong quá trình kiểm tra, dự giờVD: Khi 
kiểm tra giáo viên tổ chức hoạt động học phát triển vận động, giáo viên trường 
mình về khẩu lệnh, hiệu lệnh, dự lệnh còn hạn chế, hay giáo viên rất hay nhầm 
lẫn khi xác định tư thế chuẩn bị của hoạt động học như tư thế chuẩn bị của ( Bật 
xa 35 cm ), thường giáo viên chỉ xác định tư thế chuẩn bị là 2 tay đưa ra trước, 
khụyu gối , giáo viên chưa xác định được tư thế chuẩn bị là tư thế sẵn sàng nhất 
để thực hiện vận động là khuỵu gối, tay đưa từ trước ra sau lấy đà. Sau khi dự 
giờ, kiểm tra tôi đã góp ý, tư vấn trực tiếp cho giáo viên. Trong sinh hoạt chuyên 
môn tôi yêu cầu giáo viên làm bài tập ra giấy xác định tư thế chuẩn bị cho 5 Vận 
động cơ bản, sau đó, tôi sẽ trao đổi, rút kinh nghiệm. 
Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng nên năm học này giáo viên đã đều tay 
hơn khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. 
100% giáo viên đã biết tăng thời lượng PTVĐ cho trẻ, đưa cụ thể vào trong kế 
hoạch tuần. 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
 6.3.2. Làm tốt công tác tuyền truyền về phát triển vận động. 
Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, 
tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, 
phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng 
như ở gia đình nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. 
Qua quan sát thực tế, tôi nhận thấy phụ huynh trường mình đa số làm nông 
nghiệp nên sự quan tâm đọc các thông tin trên góc tuyên truyền còn hạn chế,tôi 
chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền phải thật nổi bật, đẹp mắt bằng 
hình ảnh hoạt động phát triển vận động và giáo viên phải trực tiếp trao đổi với 
phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, hướng phụ huynh tìm hiểu thông tin của con 
mình ở góc tuyên truyền. Qua thời gian tôi nhận thấy số phụ huynh quan sát, đọc 
thông tin ở góc tuyên truyền ngày càng tăng. 
Chỉ đạo các nhóm lớp mời phụ huynh đến thăm quan dự giờ hoạt động 
PTVĐ ở lớp ít nhất 1 lần đầu năm học, 1 lần cuối năm để phụ huynh tận mắt 
chứng kiến hoạt động của con mình. Phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt 
mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện. 
Tôi nhận thấy phụ huynh rất quan tâm, phối hợp với giáo viên trong việc 
giáo dục PTVĐ cho trẻ. Phụ huynh không đòi hỏi nhà trường phải giáo dục trẻ 
những gì quá sức. Như phụ huynh đã hiểu đến lớp trẻ được phát triển toàn diện 
chứ không phải chỉ để học chữ với hát múa 
 Với sự tâm huyết mong muốn trẻ được phát triển thể chất tốt, trong năm 
học nhà trường đã xây dựng thêm khu vận động như vách leo núi, thang leo đã 
mua sắm bổ xung thêm các đồ dùng, tu sửa nhà bóng và mua bổ sung bóng mới 
thay thế những quả bóng đã hỏng  (Hình ảnh trẻ chơi vách leo núi, thang leo 
) 
 Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và thời gian nghỉ dịch bệnh dài nên 
việc triển khai các hoạt động PTVĐ cũng phần nào bị ảnh hưởng, sau nghỉ dịch 
tôi chỉ đạo giáo viên dạy bù bài và đánh giá các mục tiêu, để 100% trẻ tiếp thu 
đầy đủ kiến thức và các mục tiêu ngân hàng nội dung đã xây dựng. 
 6.3.3 Làm dụng cụ tự tạo phục vụ cho trẻ phát triển vận động 
Tuyên truyền đến phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế liệu mà phụ 
huynh nhiệt tình giúp đỡ lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp, vỏ lon bia, vỏ chai lọđể 
giáo viên làm đồ dùng cho trẻ như cổng chui bằng lốp xe được trang trí bằng vỏ 
lon bia, như thang leo vận động bằng lốp xe, hàng rào khu vận động... 
Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi “Đồ dùng dạy học tự làm cấp 
trường”, tham gia hội thi cấp tiểu khu, trong đó quy định mỗi giáo viên có từ 02 
sản phẩm trở lên, 30 đồ dùng được xếp loại thì 20 là đồ dùng phát triển vận động 
, các giải xếp loại cao đều là đồ dùng phát triển vận động 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
Qua đợt hội thi đặc biệt là lớp nào cũng có rất nhiều các dụng cụ phát triển 
vận động tự tạo, nhất là những dụng cụ phục vụ trò chơi vận động và để trẻ chơi ở 
góc vận động. 
 6.3.4. Xây dựng lớp điểm trong nhà trường. 
 Khi một lớp điểm thực hiện tốt và thành công thì các lớp khác sẽ định 
hướng rất dễ dàng để học hỏi và thực hiện. 
Vai trò của lớp điểm là rất quan trọng nên tôi luôn bố trí giáo viên có năng 
lực toàn diện để phụ trách lớp điểm. Năm học này nhà trường đã xây dựng 01 lớp 
điểm là lớp 5 tuổi A1 làm điểm thực hiện chuyên đề phát triển vận động. Lớp 
điểm, với sự hỗ trợ, tư vấn của nhà trường đã xây dựng mô hình để các lớp khác 
học tập góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển vận động. 
 6.3.5.Phát động giáo viên sưu tầm, sáng tạo trò chơi vận động phù hợp 
với lứa tuổi. 
Ở mỗi kỳ sinh hoạt chuyên môn, tôi đều động viên giáo viên phổ biến 
những trò chơi mà mình sưu tầm, sáng tác để đồng nghiệp học tập. Giáo viên sẽ 
phổ biến chuẩn bị, cách chơi, luật chơi để bạn trao đổi học tập sau mỗi đợt tổ 
chức đều đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm động viên khuyến khích khen ngợi 
kịp thời những giáo viên đã sưu tầm những trò chơi mới sáng tạo một trong 
những tiêu chí thi đua xếp loại của tháng. 
 VD1. Cô giáo: Nguyễn Thị Hòa - Lớp A1 (5 tuổi) sáng tạo trò chơi vận 
động “ Quả bóng kỳ diệu”: Cách chơi: Tất cả trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô giáo 
để 5 quả bóng bay ở giữa, trẻ sẽ đập quạt để tạo ra gió sao cho quả bóng không 
chạm đất. 
 VD2.Cô giáo: Nguyễn Thị Lợi - lớp 4T B1 sáng tạo trò chơi vận 
động « Ném vòng vào chai » 
 Chuẩn bị : - Vòng bằng nhựa làm bằng ống dây nhựa ti ô sau đó quấn đề 
can các màu xanh đỏ vàng đường kính 15-20 cm 
 - Giá gỗ gắn 4 chai C2 ở bốn góc. 
 Cách chơi : Trẻ đứng cách xa giá gắn các chai C2 khoảng cách 1.5m-2m 
Nhiệm vụ của các trẻ là ném các vòng nhựa các màu trúng vào các chai C2 
bằng tay phải và tay trái trúng càng nhiều vòng càng tốt. Cùng một lúc 2-3 trẻ 
cùng tham gia chơi, cô và trẻ đứng cổ vũ đếm xem ai ném được nhiều nhất. 
Lưu ý: Mỗi trẻ một số vòng có màu giống nhau. 
 6.4.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và sơ - tổng kết: 
 * Công tác kiểm tra, đánh giá. 
Để thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường thì không thể không thực 
hiện việc kiểm tra, đánh giá. Vì vậy để thực hiện tốt chuyên đề PTVĐ thì tôi 
không bao giờ lơ là công tác này. 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
Kế hoạch chỉ nằm trên giấy tờ; trang thiết bị, dụng cụ mua sắm, làm 
xong rồi chỉ để đấy; giáo viên có kiến thức nhưng không sử dụng thì chuyên đề 
không bao giờ đạt hiệu quả. Vì thế tăng cường công tác kiểm tra đột suất các 
hoạt động phát triển vận động cho trẻ thường xuyên. Có kiểm tra đột xuất mới 
nắm rõ đúng, thực chất nhất kết quả giáo dục của giáo viên.Kiểm tra, giám sát 
thường xuyên, giáo viên rất nghiêm túc thực hiện chuyên đề, cũng nhờ đó mà sự 
PTVĐ của trẻ cũng tăng lên rõ rệt. 
 5. Một số kết quả đạt được. 
 Sau một năm nghiên cứu và áp dụng SKKN “Một số biện pháp quản lý, 
chỉ đạo nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm 
non” đã thu được một số kết quả như sau: 
 * Đối với bản thân người viết SKKN 
Năm thứ tư làm công tác quản lý, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, tôi đã 
chỉ đạo thực hiện chuyên đề PTVĐ có hiệu quả tại trường, hoàn thành tốt nhiệm 
vụ được phân công. 
 * Về giáo viên 
Giáo viên đã hiểu tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho 
trẻ. Trình độ, kỹ năng của giáo viên về giáo dục PTVĐ đã tăng lên rõ rệt. 
Kết quả so sánh, đối chứng khả năng của giáo viên trước và sau khi 
thực hiện đề tài: 
Nội dung khảo sát 
Đầu năm Cuối năm 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Xây dựng môi trường 
nhóm lớp, xây dựng 
góc vận động 
5 
14% 
12 
34,2% 
18 
51,4% 
21 
60% 
9 
25,7% 
5 
14,2% 
Lập kế hoạch, đưa 
các hoạt động PTVĐ 
vào chế độ sinh hoạt. 
6 
17,1 % 
13 
37,1% 
16 
45,7 % 
25 
71,4% 
8 
22,8% 
2 
5,7% 
Tổ chức các hoạt 
động PTVĐ 
4 
11,4 % 
11 
31,4 % 
20 
57,1 % 
18 
51,4% 
12 
34,2% 
5 
14,2% 
Làm đồ dùng dạy 
học PTVĐ 
7 
20 % 
13 
37,1 % 
15 
42,8 % 
21 
60% 
10 
28,5% 
4 
11,4% 
Sử dụng hiệu quả các 
trang thiết bị để giáo 
dục PTVĐ 
8 
22,8 % 
17 
48,5 % 
10 
28,5 % 
19 
54,2% 
14 
40% 
2 
5,7% 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
 Đánh giá trẻ cuối năm theo quy định.Tổng số trẻ: 380. 
 Đầu năm trẻ SDD 37 = 9,7%. TC 47 = 12,4% 
 Cuối năm trẻ SDD 21 =5,5%. TC 35 = 9,2% 
SDD cuối năm giảm 5,5%. TC giảm 3,2% 
* Về học sinh: Khảo sát 80 trẻ ở các lứa tuổi, mỗi lứa tuổi 20 trẻ. 
- Kết quả so sánh đối chứng về các mục tiêu phát triển vận động của trẻ: 
Nội dung 
đánh giá 
Lứa 
tuổi 
Đầu năm Cuối năm 
Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 
Sự tập trung 
chú ý, hứng 
thú của trẻ 
khi tham gia 
vận động 
5 tuổi 3 5 7 5 14 5 1 0 
4 tuổi 2 6 8 4 13 6 1 0 
3 tuổi 4 5 8 3 12 6 2 0 
Nhà 
trẻ 
3 5 8 3 10 7 3 0 
Trẻ khỏe 
mạnh có thể 
lực tốt, 
nhanh nhẹn, 
5 tuổi 5 6 5 4 15 3 2 0 
4 tuổi 4 5 7 4 13 5 2 0 
3 tuổi 5 5 6 4 11 6 3 0 
Nhà 
trẻ 
3 5 7 5 12 6 2 0 
Có kỹ năng 
vận động. 
5 tuổi 4 5 6 5 13 5 2 0 
4 tuổi 3 7 6 4 11 7 2 0 
3 tuổi 4 6 7 3 12 6 2 0 
Nhà 
trẻ 
2 2 7 6 11 7 2 0 
* Về phụ huynh học sinh. 
 - Phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện ở trẻ về tất 
cả các mặt, không coi nhẹ hoạt động phát triển vận động. 
 - Phụ huynh đã ủng hộ ngày công để xây dựng vườn rau của bé, ủng hộ 
giáo viên trong công tác sưu tầm học liệu, làm đồ dùng 
 * Về cơ sở vật chất. 
- Trường xây dựng được khu vui chơi vách leo núi, thang leo... 
 - Bổ sung, mua sắm một số dụng cụ phát triển vận động 
- Giáo viên đã tự làm rất nhiều dụng cụ phát triển động cho trẻ. 
* Những mặt chưa làm được: 
 - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc thực hiện các bài “PTVĐ” 
chưa thực hiện được đúng lịch phân công 
- Một số đồ dùng phát triển vận động giáo viên tự làm chưa đảm bảo thẩm 
mỹ, có độ bền và đảm bảo sự an toàn. 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
* Phương hướng khắc phục những tồn tại: 
- Xác định giáo viên nào còn yếu ở nội dung nào để tiếp tục bồi dưỡng 
trong hè và trong năm học tiếp theo. 
- Cùng với Hiệu trưởng nhà trường tham mưu, đề xuất cấp trên hỗ trợ 
kinh phí mua sắm thêm đồ dùng cho trẻ tập trong phòng chức năng, đồ chơi 
“PTVĐ” ngoài sân chơi, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phát triển 
vận động. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận 
động. Giúp giáo viên nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức các hoạt động phát 
triển vận động cho trẻ, giúp trẻ đạt được các mục tiêu, phát triển các tố chất 
nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ 
trong giai đoạn mới. 
* Những bài học kinh nghiệm 
 Việc lập kế hoạch thực hiện một cách đầy đủ, khoa học để kế hoạch làm 
kim chỉ nam trong quá trình triển khai thực hiện. 
 Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác tuyên truyền sâu rộng phát 
triển vận động tới phụ huynh. Xây dựng lớp điểm; Chỉ đạo giáo viên tăng cường 
thời lượng vận động cho trẻ, Phát động giáo viên sưu tầm, sáng tạo trò chơi vận 
động phù hợp với lứa tuổi. Đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá và sơ kết, tổng kết 
để rút kinh nghiệm để điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch. 
 2. Khuyến nghị sư phạm. 
* Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Ba Vì. 
 Tiếp tục tạo điều kiện mở các lớp tập huấn để cán bộ quản lý và nhiều 
giáo viên được tham gia tập huấn về phát triển vận động tại Phòng giáo dục 
cũng như tại các trường điểm 
Trên đây là SKKN của tôi về đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo 
nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm 
non”. Rất mong Hội đồng kho học cho ý kiến đánh giá và xếp loại. 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung 
của người khác 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết ( Đồng chủ biên) 
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non- Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam. 
3.Vụ giáo dục mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên 
mầm non chu kỳ II ( 2004- 2007) Quyển một, Nhà xuất bản Hà Nội. 
4. Tuyển chọn phát triển thể chất cho trẻ mầm non. 
5. Sổ tay mầm non 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể. 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
Giáo viên tự làm đồ dùng phát triển vận động 
Trẻ vận động leo núi ở vách đá 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
Trẻ tham gia chơi thang leo ở khu vận động 
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề 
 phát triển vận động tại trường mầm non” 
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG TRANG 
PHẦN I: ĐẶT VẦN ĐỀ 1 
 Tên đề tài 1 
1 Lý do chọn đề tài 1 
2 Mục đích nghiên cứu 1 
3 Đối tượng nghiên cứu 2 
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2 
5 Các phương pháp thực hiện 2 
6 Phạm vi & thời gian thực hiện đề tài 2 
PHẦN II: 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1 Cơ sở lý luận 2 
2 Cơ sở thực tiễn 3 
3 Khảo sát thực trạng 3 
4 
Khảo sát đội ngũ giáo viên, dụng cụ PTVĐ của nhà 
trường, khả năng VĐ của trẻ 
4 
5 
Các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng chuyên 
đề PTVĐ tại trường MN 
6 
6.1-6.3 Biện pháp thực hiện từng phần 6 
6.4 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá sơ – tổng kết 12 
PHẦN III. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 
1 Kết luận 15 
2 Khuyến nghị 15 
PHẦN IV: 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

File đính kèm:

  • pdfSKKN_PTVd_HaNG_2020_96d503d580.pdf
Sáng Kiến Liên Quan