Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường mầm non

 Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là chức năng đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được của người Hiệu trưởng. Chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý. Kiểm tra vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã được kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cho một chu trình quản lý tiếp theo. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu.

Kiểm tra trong nhà trường không phải là ở chỗ phát hiện những cá nhân hay tập thể sai phạn mà vì sự tiến bộ của nhà trường và sự hoàn thiện công việc của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát hiện kịp thời những nhân tố điển hình. Động viên, tư vấn thúc đẩy cho những người còn mắc sai sót, lệch lạc, những việc làm chưa tốt của giáo viên từ đó động viên, khen ngợi, phê bình, nhắc nhỡ, uốn nắn, điều chỉnh, kịp thời giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ có kiểm tra thì Hiệu trưởng mới có kênh thông tin ngược lại. Đồng thời qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng thấy được sự hợp lý và bất hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo, trên cơ sở đó đánh giá được những lệch lạc sơ hở trong quá trình quản lý từ đó tìm ra những biện pháp tốt để Hiệu trưởng điều chỉnh lại chu trình quản lý của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới trong giai đoạn hiện nay.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý chỉ đạo kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề công tác kiểm tra nội bộ trường học.
	Trước hết phải làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thấm nhuần về việc kiểm tra nội bộ trường học là việc làm cần thiết để phát triển đơn vị. Đổi mới nhận thức về kiểm tra nội bộ cho lực lượng giáo viên là việc làm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và xây dựng phương pháp tự kiểm tra trong nhà trường.
	Hoạt động thanh kiểm tra giúp cấp trên nắm được tình hình, giúp cấp dưới sửa chữa, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc. Giúp đỡ cấp dưới thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật. Do vậy, công tác kiểm tra luôn luôn đòi hỏi tính kịp thời "Khi đã có Nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành Nghị quyết ấy. Phải biết rõ sự linh hoạt và cách làm việc của tập thể. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để họ vượt qua mọi khó khăn". 
	Hiệu trưởng có thể tổ chức cho Hội đồng giáo viên cùng thảo luận học tập các văn bản, Nghị quyết có liên quan đến công tác kiểm tra để họ trao đổi. Giúp nhau đi đến hiểu đúng việc kiểm tra nội bộ trường mầm non. Cần phân tích chấm dứt tình trạng giáo viên có hành động đối phó với kiểm tra. Tuyên truyền để họ hiểu rằng công tác kiểm tra là rất quan trọng, để họ có ý thức biến quá trình kiểm tra của Hiệu trưởng thành quá trình kiểm tra của giáo viên. Nếu tất cả mọi người hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trường học và tác dụng của nó thì công tác kiểm tra nội bộ của người Hiệu trưởng sẽ thuận lợi và hiệu quả. 
	Như vậy, hoạt động kiểm tra mới giúp cá nhân, bộ phận nâng cao tinh thần trách nhiện và ý thức tổ chức kỹ luật, vừa kịp thời biểu dương những người tốt, việc tốt, vừa kịp thời giáo dục xử lý đúng mức đối với những người mắc khuyết điểm sai lầm. Do đó những thông tin mà kiểm tra cung cấp cho cơ quan cấp trên, cho người lãnh đạo đòi hỏi độ chính xác rất cao. Muốn có được độ chính xác đó, thái độ của người kiểm tra là phải cẩn thận, xem xét một cách tỷ mỷ, thấu đáo và đánh giá một cách khách quan, không áp đặt theo ý chủ quan của mình, Người khẳng định: "Thái độ của người cán bộ là kiểm tra phải cẩn thận. Nghe không được thiên lệnh, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia, phải khách quan. Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình. Chống quan liêu. Kiểm tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cá nhân, bộ phận nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó. Phải cẩn thận, khách quan, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, chịu khó.
	2.3. Hiệu trưởng xây dựng tổ chức lực lượng kiểm tra của nhà trường và phân cấp trong kiểm tra; chế độ kiểm tra
	Trong nhà trường Hiệu trưởng là người tổng hợp. Do vậy không phải lúc nào người Hiệu trưởng cũng tiến hành công tác kiểm tra trực tiếp và liên tục được, mà cần phải có lực lượng chuyên gia tham gia vào quá trình kiểm tra của Hiệu trưởng. Lực lượng này bao gồm những người có uy tín, có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm vì: Muốn kiểm soát có kết quả tốt phải có hai điều: "Một là kiểm tra phải có hệ thống, phải làm thường xuyên. Hai là người đi kiểm tra phải là những người rất có uy tín" và thực hiện tốt nguyên tắc "Tập trung dân chủ" trong trường học.
Bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra về các văn bản pháp quy, hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra như: Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Hướng dẫn số 4057/BGD&ĐT-TTr ngày 18/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn số 1783/SGD&ĐT-TTr ngày 29/8/2016 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện công tác thanh tra năm học 2016-2017; Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2016-2017; Công văn số 794/QĐ-GD&ĐT ngày 04/10/2016 của PGD&ĐT về việc Ban hành kế hoạch kiểm tra trường học năm học 2016-2017; Công văn số 931/HD-GD&ĐT ngày 07/11/2016 hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016-2017; 
	Học tập các văn bản mới của Bộ, kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra cho phù hợp quy định. Tổ chức tập huấn xếp loại về từng mặt, từng nội dung: như phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kết quả công việc được giao.. cách đánh giá xếp loại chung khi kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề. 
	* Sau khi đã lựa chọn được thành viên trong Ban kiểm tra: Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học. Nội dung Quyết định phải thể hiện rõ chức danh, nhiện vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi (chế độ bồi dưỡng), hiệu lực thi hành và được công bố qua Đại hội cán bộ công chức đầu năm. Cơ cấu ban kiểm tra nội bộ trường học bao gồm: 
	Trưởng ban: Hiệu trưởng
	Phó ban: Phó hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn.
	Ủy viên: Là các tổ trưởng chuyên môn. 
- Phân công quyền hạn: Trách nhiện cho các thành viên, trách để trong quá trình kiểm tra có sự chồng chéo và vi phạm nguyên tắc kiểm tra.
	Cụ thể như: Đ/c Chủ tịch công đoàn kiểm tra việc thực hiện nề nếp, nội quy của nhà trường và các mối quan hệ với phụ huynh học sinh của các đối tượng kiểm tra.
	Đ/c Phó hiệu trưởng 1: Phụ trách chuyên môn và thực hiện quy chế chuyên môn.
	Đ/c Phó hiệu trưởng 2: Phụ trách bán trú dinh dưỡng và theo dõi cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. 
	Các Đ/c tổ trưởng lên kế hoạch hoạt động của tổ, phối hợp với ban gián hiệu tổ chức kiểm tra các hoạt động khối mình. Kiểm tra giáo viên trong khối đánh giá trẻ cuối giai đoạn. Kiểm tra chéo chất lượng học sinh từng kỳ.
	Hiệu trưởng thực hiện công tác kiểm tra bao quát và thu thập các thông tin trong kiểm tra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các thành viên trong ban kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
	* Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc của Ban kiểm tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, dự giờ ..... Ban kiểm tra hàng tuần báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ, lập hồ sơ kiểm tra, trao đổi rút kinh nghiệm, đề xuất khen thưởng và điều chỉnh đối tượng kiểm tra. Đưa ra kế hoạch tuần tới. Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.
	Hiệu trưởng nêu rõ mục đích, nội dung, của đợt kiểm tra và yêu cầu kiểm tra với tinh thần khách quan, thẳng thắn, Hiệu trưởng phải chấp nhận kết quả thực tế sau những đợt kiểm tra, kết quả đó có thể là tốt hoặc xấu để đưa ra biện pháp chỉ đạo sát sao, hiệu quả hơn.
	2.4. Xây dựng những chuẩn mực đánh giá, mục tiêu cho đối tượng kiểm tra. 
	* Xây dựng những chuẩn mực đánh giá: 
	Xây dựng chuẩn mục đánh giá có nghĩa quan trọng, làm cơ sở tin cậy cho việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao và mang tính khách quan trong kiểm tra.
	Căn cứ vào hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo. Hiệu trưởng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với trường mình quản lý.
	Công tác xây dựng chuẩn phải được thảo luận đóng góp của tập thể sư phạm nhà trường, được sự thống nhất của tập thể sư phạm và đưa vào Nghị quyết của nhà trường. Chuẩn kiểm tra phải được công bố công khai để mọi đối tượng kiểm tra thấy rõ và có sự phấn đấu đạt chuẩn và trên chuẩn. Giúp cho chủ thể kiểm tra căn cứ vào đó đánh giá chính xác hơn, giúp cho công tác kiểm tra nội bộ đạt hiệu quả. Biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.
	* Đánh giá xếp loại chuẩn mực các đối tượng kiểm tra:
	Việc đánh giá có ý nghĩ hết sức quan trọng trong công tác kiểm tra. Vì nếu đánh giá không chính xác, thiếu trung thực, khách quan thì không những không thúc đẩy các hoạt động mà còn làm thui chột những nhân tố tích cực.
	Đánh giá phải dựa vào các tiêu chí, cần nêu rõ ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân, hướng khắc phục giải quyết. Mọi kết quả đánh giá đều phải lưu hồ sơ đầy đủ.
	Các đối tượng được kiểm tra, được Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra nhưng kết luận cuối cùng là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải xem xét kỹ càng trước khi kết luận. Vì Hiệu trưởng đã kết luận thì rất khó thay đổi lại mặc dù kết luận đó chưa chính xác lắm.
	Hiệu trưởng đánh giá đối tượng được kiểm tra phải thật chính xác, dân chủ, công bằng, khách quan, đánh giá dựa vào chuẩn đánh giá. Việc đánh giá chuẩn mực các đối tượng kiểm tra là rất cần thiết, vì có đánh giá chính xác thì mới thực hiện các chức năng của kiểm tra, mới nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đặc biệt là mới biến quá trình kiểm tra của Hiệu trở thành quá trình kiểm tra của giáo viên.
2.5. Kiểm tra công tác của giáo viên.
* Kiểm tra kế hoạch.
Kế hoạch cá nhân, kế hoạch chuyên môn cả năm, tháng, tuần. Xem kế hoạch năm có phù hợp với kế hoạch của nhà trường không? như kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch chủ nhiện lớp ... từ đó góp ý cho kế hoạch của giáo viên hoàn chỉnh và kế hoạch đó được xem là pháp lệnh lao động giáo viên không được tùy tiện thay đổi.
* Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
 Kiểm tra giáo án là hình thức thiết thực nhất, có tác động thường xuyên và mạnh mẽ nhất đối với giờ dạy của giáo viên. Kiểm tra xem giáo viên soạn giáo án có đúng với quy định hay không (như soạn bài trước, ghi đúng ngày soạn giảng, các bước lên lớp phải đúng tuần tự) mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức, phương pháp, đúng đảm bảo truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh và phù hợp với đối tượng.
 Giờ học chính thức là tấm gương phán ánh đời sống nhà trường, phản ánh trình độ giáo dục một cách phong phú và sâu sắc. Trong quá trình kiểm tra dự giờ tôi chỉ dự giờ những giáo viên có năng lực yếu và những giáo viên giỏi có nghiệp vụ vững vàng. Từ đó tư vấn bồi dưỡng thêm cho họ tốt hơn. Việc kiểm tra làm cho kinh nghiệm của người giỏi trở thành tài sản chung của tập thể sư phạm. 
Kiểm tra có báo trước để giáo viên chủ động bài dạy và bộc lộ hết khả năng của mình. Kiểm tra không báo trước và kiểm tra đột xuất giúp cho tôi thấy được tình hình hoạt động của giáo viên thường ngày, có tác dụng duy trì kỷ luật lao động một cách tự giác.
- Kiểm tra chuyên đề: Chuyên đề vệ sinh, chuyên đề dinh dưỡng, chuyên đề về giáo dục như lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời vv.; Kiểm tra toàn diện là kiểm tra tất cả các hoạt động của giáo viên và học sinh (phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kết quả được giao, kết quả trên trẻ vv .....) 
- Kiểm tra kết quả trên trẻ: Muốn đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn chất lượng lao động của giáo viên, cơ bản phải đánh giá kết quả của họ thông qua việc kiểm tra trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, sự phát triển của học sinh. Muốn kiểm tra được các mặt cần tiến hành kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ qua các chỉ số, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra theo giai đoạn, kiểm tra các sản phẩm của trẻ, kiểm tra học kỳ, cuối năm. Đây là phương pháp đánh giá chắc chắn tiến độ thực hiện kế hoạch chất lượng giáo dục trẻ.
	2.6. Kiểm tra hoạt động sư phạm tổ, nhóm chuyên môn.
	Công tác hoạt động của tổ giúp cho Hiệu trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của toàn thể giáo viên mà mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Khi kiểm tra tổ chuyên môn có thể kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề.
	Kiểm tra tổ trưởng. Kiểm tra về nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn
	Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ. Bản kế hoạch, biên bản, nề nếp sinh hoạt tổ có đúng quy định và chất lượng không, công tác bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
	Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh, 
	Thông qua kiểm tra chuyên môn giúp Hiệu trưởng hiểu được năng lực của tổ trưởng và các thành viên trong tổ, từ đó có biện pháp bồi dưỡng giúp đỡ thêm cho tổ chuyên môn thực sự là hạt nhân trong công tác chỉ đạo chuyên môn.
	2.7. Kiểm tra cơ sở vật chất trang thiết bị, tài chính. 
	- Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường: Nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Hiệu trưởng chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra với hình thức gọn nhẹ. Kiểm tra không chỉ dừng lại ở con số liệt kê trên sổ sách cái còn, cái mất, cái hư hỏng, mà kiểm tra nhằm thúc đẩy, nâng cao giá trị sử dụng tính hiệu quả của các trang thiết bị hiện có trong nhà trường.
	Như kiểm tra phòng học, phòng làm việc, nắm được tình trạng sử dụng, trạng thái tốt xấu, hợp lý hay không hợp lý của các lớp, các phòng làm việc, từ đó có biện pháp sửa chữa kịp thời khi bị rạn nứt, hư hỏng.
	Kiểm tra thiết bị bên trong phòng nhóm là để chống tình trạng mất mát, hư hỏng, biết được số liệu thừa, thiếu để điều chỉnh bổ sung.
	Đầu năm học Hiệu trưởng triệu tập Ban kiểm tra kiểm kê tài sản của nhà trường, mỗi loại đều có số lượng phần % (nhà bếp, bàn ghế, bảng biểu, tài liệu, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời, các đồ dùng ở bếp ...) chất lượng sử dụng, sau đó bàn giao số tài sản cho từng giáo viên chủ nhiệm lớp. Kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối năm. Sau khi kiểm tra có sự hư hỏng thì thanh lý; có kế hoạch cải tạo, mua bổ sung kịp thời cho giáo viên, trường, lớp.
- Kiểm tra tài chính: tài chính là vấn đề phức tạp nhất, hay gây dư luận tiêu cực, gây mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường. Tài chính trong nhà trường không lớn, song cũng cần phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. Hiệu trưởng yêu cầu thủ quỹ, kế toán thông báo các khoản thu chi hàng tháng, mọi khoản thu chi phải có chứng từ cụ thể, rõ ràng, chứng từ phải đảm bảo nguyên tắc tài chính (phiếu chi phải đầy đủ chữ ký, chủ tài khoản, kế toán thủ quỹ, ngày ký có giấy biên nhận kèm theo) những giấy tờ có liên quan đến tài chính, Hiệu trưởng phải lưu trong hồ sơ nhà trường và công khai trong hội đồng sư phạm biết (thông qua theo quí, theo năm) có vấn đề gì thắc mắc Hiệu trưởng phải giải đáp ngay. Tránh để thắc mắc không được trả lời kịp thời, hoặc trả lời không được thỏa đáng, gây ra dư luận bàn tán, mất đoàn kết ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
	3. Hiệu quả.
	* Qua việc đổi mới chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non đã đưa lại một số kết quả như:
	- Về số lượng đảm bảo kế hoạch giao và được huyện công nhận về công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
- Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục: Trong học kỳ I mức ăn của trẻ 10.000đ/cháu/ngày sau Hội nghị nâng mức ăn của trẻ lên 12.000đ/cháu/ngày. Nhờ vậy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm 5,9%, giảm so với đầu năm 2,3%; tỷ lệ thấp còi là 6,5% giảm so với đầu kỳ 2,1%. 
+ Tổng số trẻ được đánh giá: 341//341; Số trẻ đạt 336/341 đạt 98,5%
Kết quả trẻ đạt được các chỉ số ở các lĩnh vực đạt 98,5%, tăng 2,2% so với học kỳ 1. 
+ Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%; trên chuẩn 31/32 đ/c đạt 96,8%
+ Về năng lực: Tốt 21 đ/c; khá 8 đ/c.
- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 4 cô đạt (trong đó 1 cô đạt giải ba, 3 cô đạt). Hội thi “Ngày hội của bé” cấp cụm: Đạt giải nhất và tham gia cấp huyện đạt giải nhất.
- Qua kiểm tra Bếp ăn bán trú của trung tâm y tể dự phòng huyện: 3 bếp đều được cấp giấy chứng nhận bếp đạt tiêu chuẩn.
* Những bài học kinh nghiệm.
- Người Hiệu trưởng trước hết phải có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc các văn bản pháp quy, có uy tính của mình trong nhà trường, phụ huynh và lãnh đạo địa phương.
- Trong quá trình kiểm tra Hiệu trưởng phải kiểm soát toàn bộ, sự vận động của nhà trường, kiểm soát tốt sẽ phát hiện những mặt ưu, khuyết điểm của từng đối tượng quản lý. Định hướng các hoạt động của nhà trường đi đúng quy định.
- Lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của giáo viên, thu nhận kết quả và các quy trình hoạt động giáo dục trẻ, xem xét, so sánh, đánh giá và xử lý. Đánh giá một cách chắn tiến độ thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trong công tác kiểm tra nên dùng phương pháp phòng ngừa để ngăn chặn những sai lệch có thể dẫn đến hiệu quả xấu.
- Khi tiến hành kiểm tra, người hiệu trưởng cần hiểu rõ mục đích, hình thức, nội dung kiểm tra, không thể tiến hành một cách tùy tiện, mà phải đảm bảo nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính pháp chế, tính kế hoạch, tính khách quan, tính giáo dục.
- Người Hiệu trưởng muốn kiểm tra tốt phải nắm vững kế hoạch năm học, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chủ động đầu tư thời gian cho công tác kiểm tra và kiểm tra tất cả các hoạt động trong nhà trường; xây dựng ban kiểm tra và chuẩn đánh giá kiểm tra.
- Người Hiệu trưởng cần lưu ý chức năng thông tin ngược là cơ sở khoa học của kiểm tra và chức năng đánh giá là chức năng tích cực nhất, cơ bản nhất của việc kiểm tra. 
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài.
Kiểm tra nội bộ trường học là một trong những chức năng quan trọng trong chu trình quản lý của người Hiệu trưởng, là chức năng không thể thiếu được của người làm công tác quản lý. Kiểm tra nội bộ giúp cho chúng ta tìm ra những điểm mạnh để phát huy và tìm ra những hạn chế để khắc phục từ Ban giám hiệu cho đến giáo viên, học sinh, nhằm đưa nhà trường từng bước phát triển đi lên.
Kiểm tra nội bộ trường mầm non là một hoạt động hết sức đa dạng phức tạp, vì nó có rất nhiều công việc, động chạm đến nhiều đối tượng, cho nên Hiệu trưởng không thể tùy tiện mà phải hết sức cẩm trọng. Để tránh những sai sót, đem lại kết quả cao thì người Hiệu trưởng trước tiên phải nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ trường mầm non, sau đó phải nắm vững nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức và quy trình kiểm tra, nhưng tránh rập khuôn, máy móc.
Qua thực trạng và kết quả đạt được có thể khẳng định rằng: Hoạt động kiểm tra nội bộ có ý nghĩ hết sức to lớn trong hoạt động giáo dục. Đối với trường mầm non, hoạt động kiểm tra nội bộ trường học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là một công việc thiết yếu, thường xuyên và liên tục của người cán bộ quản lý. Vì vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phải giành nhiều thời gian, công sức, phải điều hành đồng bộ, không được tiến hành nữa vời. Phải trung thực, công bằng, khách quan trong quá trình tiến hành kiểm tra. Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chủ động linh hoạt trong quá trình thực hiện. Phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và bán sát hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT về hoạt động kiểm tra nội bộ, làm cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành kiểm tra xem xét. Có như vậy mới đạt kết quả cao, mới phát huy tác dụng bồi dưỡng và xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ trường học.
	Việc quan trọng của người Hiệu trưởng là sau khi kiểm tra phải tạo ra được môi trường sư phạm lành mạnh cho nhà trường đạt hiệu quả.
* Phạm vi áp dụng đề tài.
 Thông qua đề tài này Tôi chỉ muốn mọi người hiểu thêm về công tác kiểm tra trường học mà nhất là Hiệu trưởng trường Mầm non cần phải xác định công tác kiểm tra nội bộ là một trong những nhiệm vụ của người quản lý, cần làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thấy gần gũi thân thiện với hoạt động này.
	Đề tài này được áp dụng trong phạm vi trường mầm non mà nhất là trường mầm non của Tôi trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo.
	2. Những kiến nghị, đề xuất.
	- Đối với Phòng, Sở: 
	Cần mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn về công tác kiểm tra nội bộ trường học cho Hiệu trưởng và các thành viên trong ban kiểm tra. Có biện pháp khen thưởng kịp thời.
	- Đối với nhà trường: 
	Phải nhận thức đúng đắn và thực sự coi trọng công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non. Ngoài những chuẩn đánh giá theo quy định của Nhà nước, Hiệu trưởng cần xây dựng được chuẩn đánh giá cho các hoạt động còn lại của nhà trường. Xây dựng hình thức khen thưởng, xử phạt phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. 
	Từ phân tích thực trạng việc thực hiện "Một số biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non" có hiệu quả.
	Song vẫn còn hạn chế về nhiều mặt, đề tài chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được từ đồng nghiệp, độc giả, ban giám khảo những ý kiến đóng góp chân thành bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh hơn, để vận dụng tốt hơn vào thực tế công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Mầm non trong thời gian tới, để có nhiều trường thực hiện tốt hơn nữa, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện ngày một phát triển bền vững./.

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_quản_lý_chỉ_đạo_kiểm_tra_nội_bộ_của_Hiệu_trưởng_trường_Mầm_non.doc
Sáng Kiến Liên Quan