Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường mầm non Kim Thủy

 V.I. Lê Nin từng cho rằng “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Trong tiến trình phát triển của loài người, ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu được nhau và hoạt động cùng nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể truyền đạt, tiếp thu những kinh nghiệm xã hội từ đời này sang đời khác. Nhờ ngôn ngữ mà các thao tác muôn màu muôn vẽ của tư duy mới thực hiện được. “Ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bằng ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ” (Usinxki).

 Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Theo Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định tâm lí trẻ em. Nó giúp trẻ mau chóng trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới phong phú, đa dạng xung quanh. Thông qua đó, trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, công dụng của chúng, biết được cái hay - dở, tốt - xấu để phản ứng cho phù hợp. Đồng thời nhờ ngôn ngữ, trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động nhằm góp phần hình thành nhân cách trẻ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường mầm non Kim Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và dưới bức tranh có từ “Nhà ga”. Tôi cho xuất hiện thẻ chữ rời được xếp thành từ “Nhà ga”. Trẻ nhận biết trong từ “Nhà ga” có bao nhiêu tiếng? Có mấy con chữ cái? Sau đó tôi cho trẻ tìm và đọc những chữ cái trẻ đã được học. Cứ thế, tôi lần lượt giới thiệu chữ cái mới, phát âm mẫu và cho trẻ phát âm nhiều lần. Tôi chú ý phân tích rõ cấu tạo chữ để trẻ ghi nhớ được sâu hơn cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. Mặt khác, trong hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi thường chú ý luyện tập cho trẻ nói đúng, sữa sai kịp thời nhất là đối với trẻ yếu.
	Bên cạnh đó, tôi cũng chú ý giúp cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái dễ dàng thông qua các trò chơi đơn giản nhưng khá hứng thú đối với trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này các hoạt động thường được tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học. Trẻ rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt động thông qua các trò chơi. Nắm bắt được đặc điểm này, tôi đã không ngừng sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên sách báo, tạp chí để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ điểm.
	Ví dụ : Trò chơi luyện phát âm chữ cái “m”
	Khi học chữ cái “m” tôi cho trẻ đọc các bài thơ có vần điệu dễ đọc:
 “Mèo con đi học	 “Mẹ Minh đi chợ
 Mèo khóc meo meo	 Mua một cây mía
	 Mèo mẹ mĩm cười	 Mẹ mang về nhà
	 Meo meo meo meo”	 Minh kêu: Mía mía”
	Ngoài ra, tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như: “Xếp chữ cái bằng hột hạt”, “Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái đó”, “Chọn chữ cái theo yêu cầu của cô” gắn trên đồ dùng đồ chơi, “Xếp các nét cơ bản tạo thành chữ cái”, “Tìm và gạch chân các chữ cái có trong từ, câu, bài thơ, đồng dao”. Bên cạnh đó, tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc hơn. Từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ. Qua một thời gian thực hiện, lớp tôi tiến bộ rõ rệt. Cháu hứng thú trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do tôi cung cấp. 
	2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số hoạt động ( HĐC, HĐG, Sinh hoạt chiều, đón trẻ, trả trẻ)
	Đa số tất cả các hoạt động ( HĐC, HĐG, Sinh hoạt chiều, mọi lúc mọi nơi) đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu chúng ta biết tìm tòi, khám phá, lựa chọn nội dung phù hợp để truyền tải đến trẻ. Trong đó phải kể đến một số hoạt động ưu thế (văn học, môi trường xung quanh, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi). 
	Hoạt động làm quen với văn học là tiết học chiếm ưu thế nhất so với các tiết học khác khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ, đặc biệt là hình thành và phát triển vốn từ, phát triển lời nói mạch lạc và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật. Tôi luôn chú ý linh hoạt trong việc lựa chọn cho trẻ tiếp xúc với ca dao, đồng dao, thơ, truyện,Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là cho trẻ nhớ nội dung truyện, nhớ lời thoại và một số sắc thái biểu cảm, mà tôi chú ý nghiên cứu kĩ tác phẩm để đưa ra hệ thống câu hỏi logíc để trẻ dễ dàng tiếp thu được nội dung tác phẩm. Hình thức đóng kịch và kể chuyện sáng tạo được xem là một hình thức để trẻ có thể thể hiện lại một cách phong phú và sáng tạo những gì trẻ thu nhận được sau khi nghe kể chuyện cũng được tôi chú trọng. Khi trẻ trả lời các câu hỏi chưa trọn câu hoặc câu sai về trật tự từ tôi chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc nhở trẻ trả lời trọn câu.
	Làm quen với môi trường xung quanh cũng là một trong những hoạt động tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc cung cấp cho trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh. Qua đó trẻ biết được những từ chỉ tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng chúng. Từ đó vốn từ của trẻ được mở rộng và phong phú hơn. Tôi luôn chú ý sử dụng các nhóm phương pháp trực quan, dùng lời, thực hành, trò chơi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức, tham gia vào hoạt động tích cực hơn.
	Ví dụ: Đối với một số tiết học theo chủ điểm gần gũi với trẻ, chẳng hạn “ Thế giới thực vật” tôi đã sử dụng các loại hoa quả thật cho trẻ được tri giác, nếm, ngửi kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Tôi sử dụng phương pháp dùng lời, cho trẻ được phát biểu ý kiến riêng của mỗi trẻ. Tôi chú ý sữa lỗi ngữ pháp cho trẻ bằng cách nhắc lại những câu trẻ nói sai giúp trẻ sữa lại cho đúng.Trong quá trình đàm thoại tôi thường dùng những câu hỏi mở để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.Cứ thế trẻ được thoải mái bày tỏ những hiểu biết của mình.
	Ví dụ: Câu hỏi “ Cháu đang làm gì thế?”, “Cháu thấy trò chơi đó như thế nào?” thay cho những câu hỏi “ Cháu đang xem tranh à?”, “ Cháu có thích trò chơi đó không?”
	Không những thế, vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi cũng dành nhiều thời gian rãnh rỗi cung cấp thêm cho trẻ phát triển vốn từ, diễn đạt mạch lạc.
	Giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn vui vẽ, gần gũi, thân thiện trò chuyện với trẻ về những kiến thức trẻ học trong ngày, những sinh hoạt ở gia đình trẻ kích thích trẻ trả lời. Từ đó tôi có thể nắm bắt khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ và có biện pháp phù hợp luyện tập thêm cho trẻ.
	Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuỵện và phát âm, đọc các từ có trong tranh, từ ở mỗi góc, tôi cho trẻ chỉ vào chữ và phát âm nhiều lần. Qua nhiều lần trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, trẻ lớp tôi không còn rụt rè nữa. Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ôn kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm, đọc thành thạo hơn, lưu loát hơn.
	Hay vào các giờ hoạt động góc, chủ yếu ở các góc phân vai, tôi chú ý hướng dẫn gợi mở cho trẻ được giao lưu trao đổi mua bán trò chuyện với nhau. Từ đó khắc sâu, mở rộng thêm cho trẻ vốn từ, diễn đạt câu mạch lạc, mở rộng vốn kinh nghiệm sống.
	Những buổi sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức cho trẻ tập kể chuyện sáng tạo từ những bức tranh. Trẻ được quan sát, thảo luận cùng nhau và kể lại câu chuyện theo sự tưởng tượng, sáng tạo của mỗi trẻ. Chính nhờ vậy mà lớp tôi đa số trẻ biết dùng từ để diễn đạt thành câu có nghĩa trong giao tiếp với bạn, với cô.
	3. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp, các đồ dùng đồ chơi, các góc	
	Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào cửa lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ điểm, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
	Vì vậy để trẻ hứng thú khi đến lớp tôi đã chú ý trang trí tranh ảnh, môi trường chữ viết ở các góc, các mảng trong lớp đầy đủ. Ví dụ như các bài thơ câu chuyện trong và ngoài chương trình được tôi nắn nót viết trên khổ giấy rô ky trang trí ở góc học tập cho trẻ được tập đọc, tri giác các dòng chữ. Tôi thường lựa chọn các cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các kiểu chữ này tôi thường để ở dạng chữ in thường với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa của góc. Vào những lúc đón trẻ hoặc trả trẻ tôi thường cùng trẻ trò chuyện đàm thoại về các nội dung trong bức tranh, cho trẻ đọc các bài thơ, câu chuyện, các dòng chữ chú thích bức tranh nhiều lần, cho trẻ hiểu nội dung bức tranh là gì. Từ đó trẻ sẽ dần dần tri giác, ghi nhớ được các từ một cách chính xác.
	Ngay từ khi nhận lớp và ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với chữ, với từ, tên của mình bằng cách: Viết các danh sách của ba tổ có kèm theo kí hiệu để trẻ biết tên mình ở chổ nào, có những bạn nào trong tổ của mình. Chữ của trẻ tôi thường viết ở dạng chữ in thường và chữ viết hoa (vì đây là tên riêng) kèm theo kí hiệu. Trẻ được khắc sâu hình ảnh tên của mình và được làm quen với các kiểu chữ. Vì thế mà trẻ dễ dàng nhận biết các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ca, cốc, vở tập tô, vở toán, vở tạo hìnhkhi trẻ hoạt động. Hàng ngày trẻ sử dụng đồ dùng, biết tên, kí hiệu của mình, của bạn, biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào. 
	Thực tế cho thấy, trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt động ăn, ngủ, còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như: mảng tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập cũng cố chữ cái và từ rất tốt. Ví dụ như nơi để đồ dùng cá nhân giày, dép, mũ, túi xách của trẻ tôi đều quy định vị trí của mỗi trẻ cụ thể và kèm theo ký hiệu tên riêng của mỗi trẻ. Từ đó mỗi khi trẻ hoạt động không những rèn khả năng tự phục vụ cho trẻ mà còn bổ trợ rất hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
	Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ mới và làm quen từ. Đây là một trong những hình thức phát triển vốn từ cho trẻ một cách rất tự nhiên, thoải mái, không gò bó áp đặt trẻ và trẻ cũng rất thích thú khi tham gia.
	4. Cung cấp Tiếng Việt thông qua việc cho trẻ tập tô
	Nghe, nói, đọc, viết là những nội dung cơ bản của phát triển ngôn ngữ. Giữa những nội dung đó có sự gắn bó mật thiết, bổ trợ cho nhau. Hoạt động tập tô là tiền đề của hoạt động tập viết, là một trong những hoạt động góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngôn ngữ và việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết làm tiền đề cho trẻ bước vào học phổ thông được thuận lợi, dễ dàng. Tuy nhiên, để tổ chức một hoạt động tập tô có hiệu quả là một điều rất khó, nhất là đối với các cháu dân tộc miền núi. Bởi vì hoạt động tập tô có cấu trúc gần giống tiết học ở trường phổ thông nên ít nhiều mang tính chất bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ. Trẻ dân tộc miền núi rất nhút nhát, tự do, khả năng tập trung chú ý chưa cao, kỹ năng tô còn nhiều hạn chế, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút như thế nào, tô như thế nào. Bởi vậy, để có được sự dẫn dắt, uốn nắn trẻ đúng đắn đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết khéo léo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động. Tôi luôn cố gắng tìm tòi những biện pháp phù hợp áp dụng vào dạy trẻ. Tất cả các thao tác tôi luôn hướng dẫn tỉ mỉ và làm mẫu cho trẻ quan sát từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tập dần dần cho trẻ. Từ cách cầm bút thế nào, cách ngồi đúng tư thế đến cách giở vở, lật từng trang vở, cách tô theo quy trình con chữ không lem ra ngoài đều được tôi kiên trì hướng dẫn cho trẻ cụ thể.
	Ví dụ: Hướng dẫn cách tô chữ, cách cầm bút: Tôi luôn hướng dẫn trẻ tô theo đúng quy trình con chữ, theo chiều mũi tên, tô trùng khít lên nét chấm mờ sao cho không bị lem ra ngoài, biết đưa mắt khi tô. Cách cầm bút bằng tay phải và cầm bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), không cầm cao quá hay thấp quá, không chặt quá hay lỏng quá Đặc điểm của trẻ dân tộc thiểu số là tiếp thu rất chậm và lại quên rất nhanh. Kết hợp cho trẻ tô viết các nét cơ bản hay tô viết các chữ cái, một số từ tôi đều cho trẻ luyện phát âm, đọc theo cô nhiều lần. Dần dần tôi thấy trẻ có phần tiến bộ hơn, ham thích được tập tô, nhiều cháu tô đẹp, đúng quy trình, trình bày khoa học hơn và phát âm chuẩn các chữ cái.
	Bên cạnh đó, vì điều kiện miền núi khó khăn, tôi đã tận dụng những quyển vở tập tô cũ để cho trẻ tập tô. Tôi dùng tẩy tẩy lớp chì trẻ đã tô sau đó cho trẻ tập tô nhiều lần. Đây là một hình thức vừa tiết kiệm vừa tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động thoải mái.
	5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc làm quen công nghệ thông tin
	Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ đồng thời thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Nhà trường giao đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy thông qua việc khai thác trò chơi Kidsmart, các nguồn dữ liệu thiết kế trên máy tính.
	Tôi tham khảo trong chương trình Kidsmart, cho trẻ ôn chữ đã học thông qua các trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”, “Ô chữ kì diệu”, “Bé nhanh trí”, “Trổ tài cùng gấu Pooh”, “Thử tài của bé”. Các trò chơi này được thiết kế sẵn, có hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao, kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ. Có rất nhiều trò chơi nhưng điều quan trọng là sử dụng làm sao cho phù hợp và trẻ luôn tỏ ra thích thú mới là điều quan trọng. Tôi luôn tìm tòi, sắp xếp, lồng ghép sao cho trò chơi phải phù hợp và có sự bổ trợ tích cực cho hoạt động chung. Trẻ được chơi dưới hình thức chọn chữ cái theo yêu cầu, Trẻ quan sát phát âm các chữ cái tìm được và đọc các từ dưới hình ảnh, và ngẫu nhiên trẻ được ôn luyện, phát triển ngôn ngữ rất nhẹ nhàng thông qua các trò chơi này. Không chỉ bổ trợ cho hoạt động chung mà ở các hoạt động mọi lúc mọi nơi như hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường xuyên cho trẻ được chơi. Những câu chuyện bài thơ mà trẻ lớp tôi dễ thuộc mà nhớ lâu cũng nhờ vào công nghệ thông tin. Các câu chuyện với những hình ảnh sóng động, hấp dẫn, lời kể nhẹ nhàng truyền cảm gây hứng thú làm cho trẻ không bao giờ nhàm chán. Qua đó tôi nhận thấy đa số trẻ rất hứng thú và đặc biệt vốn từ của trẻ cũng được tăng dần lên đáng kể.
	6. Kết hợp với phụ huynh
	Phụ huynh các cháu dân tộc miền núi hầu hết ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Nhiều phụ huynh chưa phối kết hợp với giáo viên để dạy trẻ theo một phương pháp nhất định. Nắm bắt điều này, ngay từ khi nhận lớp, tôi tiến hành nắm bắt nhận thức của trẻ và tiến hành tổ chức họp phụ huynh nhằm tuyên truyền thông báo về khả năng học lực của mỗi trẻ. Qua đó yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy dỗ các cháu. Mới đầu phụ huynh chưa thực sự quan tâm nhưng dần dần tôi tranh thủ thời gian đến từng nhà dân động viên các bậc phụ huynh kèm cặp con em mình nhiều hơn về các môn học, đặc biệt là chữ cái. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết một số cách thức tập luyện chữ cái chính xác. Ví dụ hiện nay một số phụ huynh dạy các cháu phát âm một số chữ cái chưa đúng:
	+ Chữ “q” đọc là “Cu” nhưng có một số phụ huynh lại dạy cho trẻ là “Quờ”.
	+ Hay chữ “l”, “m”, “n” lại đọc là “e lờ”, “e nờ”, “e mờ”
	Nếu không thống nhất trẻ sẽ giao động không biết thế nào là đúng, hơn nữa nếu đã đọc sai thì rất khó sữa. 
	Bên cạnh đó trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ thuận lợi cho trẻ rất nhiều trong việc tiếp thu bài học không chỉ ở cấp học mầm non mà còn cả cấp học sau này. Từ những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em hơn. Chăm lo cung cấp vốn Tiếng Việt ở nhà cho trẻ nhiều hơn. Cho nên trẻ lớp tôi hiện nay nói khá lưu loát ngôn ngữ Tiếng Việt, biết dùng từ, câu để diễn đạt điều trẻ muốn nói, không còn trẻ nói câu không rõ nghĩa, câu thiếu chủ ngữ vị ngữ. Trẻ mạnh dạn giao lưu cùng cô cùng bạn. Đa số phụ huynh hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình.
IV. Kết quả đạt được
 Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi rất phấn khởi khi kết quả đạt được khá cao.
 * Đối với trẻ:
Nội dung
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
Nhận biết, phát âm chữ cái
13
85
2
13.3
Phát triển vốn từ
8
53.3
6
40
1
20
Trả lời câu hỏi mạch lạc
7
46.6
6
40
2
13.3
Kĩ năng tô
8
53.3
5
33.3
2
13.3
Nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. 
 * Đối với giáo viên:
 Giáo viên nắm chắc phương pháp, linh hoạt trong các tiết dạy, đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
 * Đối với phụ huynh:
Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh có sự hợp tác tích cực. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi.
V. Bài học kinh nghiệm
 Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã học tập và đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý. 
	1. Trẻ nhận biết và luyện phát âm đúng cần phải có sự luyện tập thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi và thời gian lâu dài.
	2. Cần biết nắm bắt những hoạt động ưu thế, khai thác những nội dung để lồng ghép, phát triển ngôn ngữ cho trẻ phù hợp.
3. Cần tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp, trên các đồ dùng đồ chơi để trẻ được làm quen, được tri giác và phát triển ngôn ngữ được tốt.
4. Tận dụng vật liêu, phế liệu (vở cũ), rèn luyện tập tô thông qua mọi lúc mọi nơi, chú ý rèn luyện kỹ năng tô, cách cầm bút, kỹ năng ngồi cho trẻ.
5. Tìm tòi, học hỏi công nghệ thông tin áp dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ trên mọi lĩnh vực nhất là phát triển ngôn ngữ.
6.Bản thân tích cực phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đăc biệt là trao đổi về kiến thức môn toán, làm quen chữ cái , cách phát triển ngôn ngữ.
c. kết luận
“Tiếng Việt ta vừa giàu lại vừa đẹp. Tiếng nói ấy lâu đời như dòng giống Việt Nam, nó trở nên thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc” - Hồ Chí Minh. U.U. Rêz-nep-xki cũng đã từng nói: “Quá trình phát triển tiếng mẹ đẻ đối với con người không gián đoạn theo thời gian”. Vì vậy ngay từ tuổi mầm non, phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng - học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, phải được bắt đầu sớm nhất và cần phải được quan tâm nhất. Để giúp cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ được tốt cần chuẩn bị cho các cháu nhiều phương diện cần thiết ở những mức độ sơ giản ban đầu. Nội dung, phương pháp và hình thức chuẩn bị có hình thức rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi, tạo được sự liên thông với chương trình lớp 1 sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Kết quả thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ ở lớp mẫu giáo lớn Cụm Chuôn do bản thân tôi trực tiếp chủ nhiệm trong năm học 2009 – 2010 bước đầu có hiệu quả đáng trân trọng nhưng bản thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm của các đơn vị bạn để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Kim Thủy nói riêng và các trường mầm non trên địa bàn Lệ Thủy nói chung. Bản thân rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để bản sáng kiến cải tiến kĩ thuật của tôi hoàn thiện hơn, áp dụng rộng rãi hơn.
 Kim Thủy, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Hội đồng khoa học nhà trường Người viết
 Võ Thị Ngân
Mục lục
A.Mở đầu.....................................................................................................Trang 1
B. Nội dung..................................................................................................Trang 1
I. Cơ sở khoa học...............................................................................Trang 1
II. Cơ sở thực tiễn..............................................................................Trang 2
	1. Thuận lợi.............................................................................Trang 2
	2. Khó khăn.............................................................................Trang 3
	3. Điều tra thực tiễn.................................................................Trang 3
III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển 
 ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc miền núi....................................Trang 4
	1. Dạy trẻ nhận biết và luyện phát âm đúng 29 
chữ cái Tiếng Việt........................................................................Trang 4
	2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số hoạt động ...Trang 5
	3. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc .................................Trang 6	
4. Cung cấp Tiếng Việt thông qua việc cho trẻ tập tô.............Trang 7
5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc làm quen
 công nghệ thông tin...............................................................Trang 8
6. Kết hợp với phụ huynh........................................................Trang 9
	IV. Kết quả đạt được.........................................................................Trang 9
	V. Bài học kinh nghiệm.....................................................................Trang 10
C. Kết luận...................................................................................................Trang 10

File đính kèm:

  • docMot_so_BP_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_tuoi_Dan_toc_thieu_so..doc
Sáng Kiến Liên Quan