Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non

Chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó. Với trẻ Mầm non sự mạnh dạn tự tin sẽ giúp trẻ hòa đồng với bạn bè và với mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác.

Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người

hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.

Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được

bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế

nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con

người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích

cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ

em.

 Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong

vòng tay của ông bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được

gửi tới trường mầm non để học tập nhằm giúp các bậc phụ huynh làm

việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian ở

trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào

để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết

mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó

khăn. Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở cánh cửa thành công của bạn, thế nhưng để có được sự tự tin không đơn giản chỉ nằm trong suy nghĩ, tự tin phải gắn liền với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người hãy tìm ra những ưu điểm của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm yếu để làm tiền đề cho lòng tin của mình.

 

doc28 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thói quen tự lao động phục vụ mình một cách tự giác và đầy hào hứng. 
Như vậy với cách xây dựng không khí môi trường lớp học trên tinh thần lắng nghe, khuyến khích và tôn trọng, tôi dần thấy được sự tiến bộ của trẻ khi giao tiếp và tham gia vào các hoạt động.
3.3. Biện pháp 3: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động học 
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non được đến trường, được tham gia vào các hoạt động ở trường không chỉ là niềm vui mà còn là những trải nghiệm bổ ích, những khám phá mới lạ giúp ích cho sự phát triển của trẻ, không chỉ vậy để phương pháp “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được phát huy tích cực, tôi nhận thấy lồng ghép hình thành sự tự tin cho trẻ vào trong các hoạt động học là rất cần thiết.
Với hoạt động âm nhạc khuyến khích trẻ hưởng ứng các động tác minh họa cùng cô. Khích lệ trẻ được tự nghĩ ra động tác minh họa khi hát hoặc nghe hát. Một số giờ âm nhạc tôi còn chuẩn bị sẵn một số trang phục biểu diễn cho trẻ được tự lựa chọn và giúp nhau chuẩn bị trang phục khi biểu diễn. Các giờ âm nhạc khi dạy trẻ hát, tôi không quá quan trọng việc trẻ phải hát được bài hát này trong tiết học này, tôi có thể dạy trẻ hát vào các giờ hoạt động khác, mà chú ý tới sự hứng khởi và cách trẻ tự tin thể hiện bài hát theo cách nhớ riêng của bản thân từng trẻ. Đối với hoạt động giáo dục thể chất khi hướng dẫn trẻ một bài vận động mới tôi khuyến khích trẻ tự lên và thực hiện bài tập vận động mà trẻ biết với đồ dùng, dụng cụ cô chuẩn bị sau đó chỉnh sửa và giới thiệu bài tập vận động mới tạo cho trẻ sự thoải mái khi tham gia hoạt động sau đó cho trẻ về các nhóm tự thực hiện bài tập và giúp đỡ nhau dưới sự quan sát của cô. Ngoài ra, với một số vận động mà trẻ còn lúng túng khi thực hiện tôi sẽ động viên, cổ vũ và thi đua cùng với trẻ để trẻ có thể tự tin hơn thi thực hiện. 
Ở hoạt động làm quen với toán đây thường là hoạt động trẻ có vẻ ít được hoạt động nhất vì trước kia những hoạt động này là do cô thường làm và tự thực hiện trẻ chỉ được quan sát và một số ít trẻ được thực hiện. Nhưng nắm bắt được cách giáo dục mới “lấy trẻ làm trung tâm” và nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động làm quen với toán tôi chú trọng tạo cho trẻ bầu không khí thoải mái khi hoạt động và tiếp thu những điều bổ ích.
Tôi nhận thấy ở hoạt động này khi cô kể 1 câu chuyện nào đó mà trẻ có thể thể hiện cảm xúc rõ ràng đó chính là giọng kể khi hóa thân vào các nhân vật trong truyện, cô kể chuyện có cuốn hút, miêu tả đúng nhân vật thì khi trẻ đóng vai nhân vật trẻ mới thể hiện được rõ nét điều đó và nhìn rộng ra thì trẻ bắt đầu biết thể hiện cảm xúc của bản thân trước những tình huống, nhân vật trong đời thực, đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn, tức giận và thể hiện rõ thái độ với những nhân vật hung ác. Nắm bắt được điều đó nên khi kể chuyện cho trẻ nghe tôi thường đọc trước tác phẩm đó, nắm bắt được tác phẩm sau đó sẽ giả giọng các nhân vật theo cốt truyện sao cho thu hút trẻ, hay giọng kể to nhỏ khác nhau cũng là một điểm khiến trẻ chú ý lắng nghe cô hơn, khi lột tả được các tuyến nhân vật hiền - ác, vui vẻ, hay nhân vật tốt - xấu, buồn - vui bằng giọng kể và các cử chỉ cũng như hình ảnh minh họa sống động, nét mặt, tôi thấy trẻ cũng thể hiện được cảm xúc của mình với câu chuyện với nhân vật .
Ví dụ: Câu chuyện “Cáo thỏ và gà trống” trẻ thể hiện rõ được thái độ khi lắng nghe câu chuyện, buồn khi bạn thỏ khóc và sợ sệt khi cáo đuổi chó, vui mừng khi Thỏ lấy lại được nhà của mình. Hoặc sau khi lắng nghe câu chuyện tôi sẽ hỏi trẻ “con cảm thấy như thế nào khi nghe xong câu chuyện cô vừa kể” để trẻ có thể thể hiện rõ được cảm xúc, thái độ của mình, tự tin nói được ý kiến của bản thân. Ngoài ra, tôi tích cực tổ chức các hoạt động đóng kịch để phát triển sự tự tin khi nói và diễn đạt bằng cảm xúc từ trẻ, ban đầu khi tổ chức cho trẻ đóng kịch vào vai các nhân vật trẻ tỏ ra khá rụt rè không dám bước lên, dù trước đó ngồi phía dưới trẻ tỏ ra rất hào hứng. Các nhân vật tự nói thoại cùng nhau, sau đó dần dần khi trẻ bạo dạn hơn tôi mới cho các nhóm cử các bạn trong nhóm lên đóng vai nhân vật mình chọn, tôi nhận thấy khi đã có một nhóm trẻ lên và đóng được kịch rồi với sự trợ giúp và những lời khen ngợi động viên “Cô tin chúng mình sẽ làm được” từ cô thì những trẻ khác cũng bớt đi sự rụt rè và dần thể hiện vai diễn của mình. 
Tóm lại thông qua các hoạt động học để hình thành sự tự tin cho trẻ, tôi
thấy được các hoạt động giúp trẻ được thể hiện và trải nghiệm nhiều hơn đồng thời hình thành sự tự tin trong trẻ.
3.4. Biện pháp 4: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
Ngoài các hoạt động học ra thì một ngày ở lớp của trẻ tôi cũng rất chú trọng làm sao để lồng ghép hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày khác.
Với hoạt động thể dục sáng, tôi nhận thấy số ít trẻ tỏ vẻ hào hứng và thoải mái khi tập còn lại đa số trẻ khi tập ngoài sân có thể do buổi sáng trẻ còn mới thức dậy nhưng qua quan sát tôi thấy đa phần trẻ đều có vẻ “ngại” khi tập.Hoạt động trò chuyện đầu giờ mỗi buổi sáng tôi tổ chức cho trẻ ngồi thành hình tròn trò chuyện với trẻ về các hoạt động diễn ra ngày hôm trước và dần dẫn dắt trẻ vào trò chuyện chủ đề diễn ra trong tuần, kích thích khả năng nói và diễn đạt của trẻ đặc biệt những trẻ nhút nhát.
Đối với hoạt động ngoài trời, trẻ không chỉ được khám phá, được trải nghiệm được quan sát mà ở đó trẻ còn được vận động, tương tác với các đồ dùng đồ chơi và tạo thành các trò chơi giúp phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo, tích cực và đúng theo tinh thần phương pháp giáo dục mới lấy trẻ làm trung tâm. Để thực hiện điều đó, tôi tổ chức cho trẻ tự lấy các đồ dùng có sẵn trong “khu vận chợ quê, góc kĩ năng sống”. Qua thực hiện tôi nhận thấy khi trẻ tự tạo ra cho mình một trò chơi nào đó trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn hơn khi thực hiện trò chơi đó.
Hoạt động góc theo hướng đổi mới và lấy trẻ làm trung tâm, mấy năm trở lại đây trẻ được tự lựa chọn các vai chơi hoạt động chơi mà trẻ thích, nhưng để phát huy hết tính tích cực và tự tin của trẻ tôi cố gắng xây dựng hoạt động ở các góc như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin nhất khi hoạt động ở các góc. 
Ở góc xây dựng tôi chuẩn bị cho trẻ các ống giấy, trẻ được thỏa sức sáng tạo với các ống giấy đó, xây những gì trẻ thích, trẻ tưởng tượng ra thì khi giới thiệu công trình của mình trẻ sẽ tự tin hơn. 
Góc âm nhạc tôi tạo cho trẻ không gian trẻ được tự hoạt động, tự lựa chọn trang phục biểu diễn, tôi nhận thấy khi trẻ được lựa chọn những đồ vật, trang phục mình thích và khoác lên người trẻ cũng dần trở nên cởi mở và tự tin hơn khi thể hiện bản thân.
3.5. Biện pháp 5: Hình thành sự tự tin của trẻ thông qua hoạt động giao lưu và ngày hội ngày lễ.
Ngay từ đầu năm học khi thực hiện xây dựng kế hoạch, chúng tôi tăng cường đưa các hoạt động giao lưu, phối hợp với giáo viên lớp A3, A5 cho các con được giao lưu cùng học với nhau thông qua các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện, biểu diễn các bài hát, trẻ được gặp các bạn ở các lớp khác, ban đầu các trẻ vẫn còn khá rụt rè khi giao tiếp nhưng qua các hoạt động thường xuyên được tổ chức như vậy tôi thấy trẻ bắt đầu trò chuyện với nhau, chơi với nhau, thậm chí có hoạt động chính các trẻ đề xuất được rủ bạn lớp khác tham gia cùng, điều đó cũng khiến trẻ trở nên mạnh dạn hơn. 
Đôi khi chỉ trẻ chỉ quan tâm xung quanh trẻ là ai và thể hiện mối quan tâm với những người trẻ biết trong phạm vi lớp học, vì vậy khi khuyến khích và giáo dục trẻ chào hỏi cũng trở nên khó hơn và mang tính khuôn phép, khi mà trẻ không biết đó là ai nhưng người lớn chúng ta cứ mặc định trẻ phải chào vì thể hiện sự lễ phép trong trường mà quên đi rằng trẻ nhỏ cần được giao lưu và tiếp xúc nhiều mới dần hình thành các mối quan hệ và dần trở nên mạnh bạo hơn. 
Các ngày hội ngày lễ lớn hàng năm đều được đưa vào tổ chức cho trẻ như ngày trung thu, khai giảng, chào mừng 20/10, 20/11, Noel, ngày 22/ 12, Tết, ngày hội khi các hoạt động được diễn ra thì các con là nhân tố chủ đạo trong các hoạt động, dưới sự chỉ đạo của BGH, giáo viên tổ chức cho trẻ được tham gia các hoạt động văn nghệ tại trường, trẻ được đứng trên sân khấu, được thể hiện mình sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Thông qua hoạt động tôi thấy trẻ tỏ ra vô cùng thích thú, và khi thể hiện ở lớp học thì trẻ cũng phần nào được tự tin hơn, dần dần khi trẻ tự tin đứng trên sân khấu nhỏ thì trẻ cũng đã hình thành sự tự tin khi biểu diễn trên sân khấu lớn ở trường.Thật sự với các bé “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh hình thành sự tự tin cho trẻ.
Ngày nay, khi phụ huynh quá bận rộn với công việc của họ thì thời gian để gặp, trao đổi và tuyên truyền với phụ huynh những phương pháp, những điều mới và khoa học giúp ích cho trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài thời gian ít ỏi trao đổi với phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm thì khoảng thời gian trao đổi khác gần như rất khó nên tận dụng sự phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay tôi mạnh dạn đề xuất với phụ huynh trong cuộc họp đầu năm là sẽ thành lập 1 nhóm kín các thành viên là các phụ huynh trong lớp thông qua phương tiện zalo trên điện thoại để phụ huynh có thể cùng nắm bắt và trao đổi tình hình với giáo viên dễ dàng hơn, không những thế các phụ huynh còn có sự trao đổi với nhau về tình hình các con và tự liên hệ với nhau để tổ chức các buổi gặp mặt giao lưu giữa các con với nhau để trẻ trở nên mạnh dạn hơn nữa. Cũng qua đó những hình ảnh các con ở lớp, các hoạt động nào diễn ra ở trường, tình hình của các con ở lớp, cũng sẽ được tôi chọn lọc cẩn thận và gửi vào nhóm cho các phụ huynh, những bài báo, bài tuyên truyền hay tôi sưu tầm được về những lợi ích đối với trẻ khi trẻ tự tin như tăng cường nói chuyện với con cái, không ngại ngần nói lời khen ngợi, tạo môi trường khác nhau cho trẻ được tiếp xúc, được hoạt động đều được tôi chọn lọc và được gửi tới phụ huynh. 
4. Hiệu quả SKKN
Qua một thời gian thực hiện tôi nhận được những phản hồi khá tích cực từ phụ huynh, phụ huynh bắt đầu quan tâm hơn tới trẻ, trò chuyện nhiều hơn với trẻ chú trọng hơn việc nuôi dạy, giáo dục trẻ và hiểu hơn về tầm quan trọng của việc hình thành sự tự tin cho trẻ ngay từ tuổi mầm non.
* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến:
Bảng đánh giá trẻ cuối năm:
STT
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Tự tin thể hiện cảm xúc của bản thân
33
10
30,3
23
69,7
31
93,8
2
6,2
2
Tự tin giao tiếp với mọi người
33
12
36,3
21
65,7
32
96,9
1
3,1
3
Mạnh dạn đưa ra những ý kiến của bản thân
33
10
30,3
23
69,7
31
93,8
2
6,2
4
Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động
33
12
36,3
21
65,7
30
91
3
 9
Qua bảng khảo sát trên, tôi nhận thấy số trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện cảm xúc, tự tin giao tiếp với mọi người, mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân, chủ động tích cực tham gia các hoạt động tăng nhiều so với đầu năm. Tỷ lệ % trẻ đạt ở các tiêu chí khá cao. Chỉ còn số ít trẻ chưa đạt do yếu tố tâm lý, sức khỏe của cá nhân trẻ mà đa số là do trẻ mắc hội chứng tự kỷ thể nhẹ. Tôi hy vọng thời gian từ giờ đến hết năm học tôi sẽ cố gắng dành nhiều thời gian, tâm huyết để giúp những trẻ chưa đạt mạnh dạn tự tin hơn trước khi vào lớp 1.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau khi thực hiện đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non” tôi rút ra một số kết luận như sau: 
- Để hình thành được sự tự tin cho trẻ, trước hết giáo viên phải có lòng yêu thương với trẻ, lòng yêu nghề và có tâm với nghề. Tự tin khi tham gia các hoạt động và khi đứng trước trẻ. Tích cực tìm tòi và thực hiện những phương pháp mới vào việc giáo dục trẻ, tích cực nghiên cứu về tâm lí của trẻ để có những biện pháp đúng đắn nhất trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
- Giáo viên luôn là người đồng hành với trẻ nên cần nắm bắt được tâm lí trẻ, từ đó xây dựng những kế hoạch giáo dục phù hợp.
- Khuyến khích trẻ tích cực chia sẻ những tâm tư, tình cảm của bản thân, cô cần lắng nghe trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Tạo môi trường điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, khám phá và thể hiện sự bạo dạn, tự tin của bản thân.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm giáo dục cho trẻ những nhân cách tốt, tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện ngay từ lúc còn nhỏ.
1.1. Đối với trẻ.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp tôi đã nghiên cứu và thực hiện tôi nhận thấy chất lượng hình thành sự tự tin của trẻ tăng lên rõ rệt, đạt yêu cầu đề ra theo bản kế hoạch đã lập. Đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều giúp tôi có nghị lực trong công tác. Đăc biệt với những cháu cá biệt đã có sự tiến bộ rõ rệt không còn nhút nhát và sẵn sàng hợp tác cùng cô, cùng các bạn trọng mọi hoạt động.
 Qua bảng tổng hợp và so sánh trên cho thấy việc hình thành sự tự tin cho trẻ ở nhóm lớp tôi thực hiện đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Trước tiên điều dễ dàng nhận thấy và đáng ghi nhận là sự mạnh dạn chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của trẻ so với trước khi thực hiện đề tài.
- Trẻ đã bắt đầu có sự thể hiện của bản thân khi tự tin thể hiện cảm xúc của bản thân chiếm (93,8%). 
- Không những vậy trẻ đã dần hình thành các mối quan hệ giao tiếp xung quanh, tự tin giao tiếp với mọi người chiếm (96,9%).
 - Trẻ đã biết mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân chiếm (93,8%).
1.2. Đối với phụ huynh.
Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hình
thành sự tự tin cho trẻ, phụ huynh có sự tin tưởng với các cô và sẵn sàng
phối hợp với các cô trong các hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
1.3. Đối với bản thân tôi sau khi thực hiện đề tài.
Sau thời gian thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá cho bản thân, chính sự phối hợp của các con với tôi thông qua các hoạt động mà bản thân tôi cũng tạo nên được một nền tảng và những bài học, những kiến thức quý giá về sự tự tin. Đề tài này cũng được tôi nghiên cứu dựa trên chính thực trạng của bản thân tôi đã từng trải qua khi thiếu đi sự tự tin nên kết quả thực hiện được đối với tôi vô cùng ý nghĩa khi thấy các con từng bước được hoàn thiện bản thân được trở nên bạo dạn và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động bổ ích và thú vị sau này. 
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với Phòng giáo dục: Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề các hoạt động hình thành sự tự tin của trẻ mầm non tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
2.2. Đối với nhà trường: Đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi, cho trẻ được trải nghiệm nhiều hơn nữa .
2.3. Đối với phụ huynh: Quan tâm hơn nữa tới con em mình, phối kết hợp kịp thời cùng giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục và rèn các kỹ năng, thói quen, hành vi văn minh cho trẻ.
Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non” của tôi phụ trách, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phụ lục
- Biện pháp 1: Giáo viên là tấm gương cho trẻ, tự tin trong giao tiếp với trẻ, phụ huynh và đồng nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Hình ảnh cô và trẻ giao lưu nói chuyện với trẻ.
- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học tạo sự tự tin cho trẻ.
 Hình ảnh giờ ăn của trẻ theo hình thức “bữa ăn gia đình”
Hình ảnh trẻ tự kê và sắp xếp tủ khi hoạt động góc
- Biện pháp 3: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động học.
Hình ảnh trẻ tham gia biểu diễn trong giờ hoạt động âm nhạc
- Biện pháp 4: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
Hình ảnh trẻ tự tin thao tác với đồ dùng tự tạo của cô
- Biện pháp 5: Hình thành sự tự tin của trẻ thông qua hoạt động giao lưu và ngày hội ngày lễ.
Hình ảnh trẻ giao lưu, trò chuyện với cô nhân viên y tế- ông già Noel
- Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh hình thành sự tự tin cho trẻ. 
Hình ảnh cô giáo trao đổi với phụ huynh ở lớp trẻ.
TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua
các hoạt động ở trường mầm non”
(Dành cho CB-GV-NV- PHHS trường mầm non Đặng Xá)
Để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường cùng với chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học.
	1. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về việc áp dụng" Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non”” tại lớp mẫu giáo lớn?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
2. Anh (chị) hãy cho biết lớp mẫu giáo lớn có khả năng làm tốt áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non” " không?
Khả năng rất tốt
Khả năng tốt
Khả năng trung bình
Ít khả năng
3. Anh (chị) cho biết, theo anh (chị) lớp mẫu giáo lớn có cần sự phối hợp của phụ huynh trong lớp kết hợp để giúp giáo viên trong lớp hoàn thành kế hoạch nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non tại lớp hay không?
Rất cần
Cần
Không cần
	4. Anh (chị) cho biết nếu lớp mẫu giáo lớn cần anh (chị) ủng hộ một phần nhỏ sự phối hợp của anh (chị) để giúp giáo viên trong lớp hoàn thành kế hoạch nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non cho trẻ tại lớp anh ( chị ) có sẵn sàng không?
Rất sẵn sàng
Sẵn sàng 
Không sẵn sàng
	11. Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Tên:	
Tuổi:	
Nơi công tác:	
 Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của anh (chị)! 
TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua 
các hoạt động ở trường mầm non” 
(Dành cho CB-GV-NV-PHHS trường mầm non Đặng Xá)
Để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường cùng với chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học.
1. Anh (chị) hãy cho biết lớp mẫu giáo lớn đã làm tốt đề tài “Một số biện pháp biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non "chưa?
Làm rất tốt
Làm tốt
Làm trung bình
Làm chưa tốt
2. Anh (chị) nêu cảm nhận của mình về con em sau khi được học và áp dụng các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non "?
Rất hài lòng
Hài lòng
Hài lòng bình thường
Chưa hài lòng
3. Sau khi áp dụng các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non như hiện nay, anh (chị) hãy cho biết trẻ có sự thay đổi như thế nào trong các hoạt động?
Trẻ thích đi học, yêu bạn bè, thầy cô.
Trẻ vui vẻ khi đến trường.
Trẻ sợ đi học
	4. Xin chị (anh) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Tên:	
Tuổi:	
Nơi công tác:	
 Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của chị (anh)! 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
1. Cơ sở lý luận
2
2. Cơ sở thực tiễn
2
3. Một số biện pháp
4
Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương cho trẻ, tự tin trong giao tiếp với trẻ, phụ huynh và đồng nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
4
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học tạo sự tự tin cho trẻ
5
Biện pháp 3: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động học
10
 Biện pháp 4: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ
11
Biện pháp 5: Hình thành sự tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động giao lưu và ngày hội ngày lễ
12
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh hình thành sự tự tin cho trẻ
13
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
13
III- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
15
2. Đề xuất, kiến nghị
16
VI. Phụ lục
V. Phiếu điều tra

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_manh_da.doc
Sáng Kiến Liên Quan