Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay

2.1. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

2.1.1. Khái niệm văn hóa

Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn họp tại Mexico do UNESSCO tổ chức năm

1982, trên cơ sở 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, bản tuyên bố chung của Hội

nghị đã đưa ra định nghĩa về văn hóa “Văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp

của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một

nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật còn có cả

cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Đó là tổng thể các giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Văn hóa đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống

mà từng dân tộc dựa vào đó mà khẳng định bản sắc riêng của mình

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích

của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,

pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng

ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó là văn hóa”.

2.1.2. Khái niệm truyền thống và giá trị truyền thống văn hóa nhà trường

2.1.2.1. Khái niệm truyền thống

Truyền thống vốn là một từ Hán - Việt. Trong cuốn Từ điển Hán - Việt của Đào

Duy Anh "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia". Trong từ điển tiếng Việt phổ

thông truyền thống được định nghĩa là "thói quen hình thành từ lâu đời trong lối sống

và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác".

Theo quan niệm của các nước phương Tây, Truyền thống (tradition) có nghĩa là

"giao", "chuyển giao". Bách khoa thư Pháp định nghĩa "Truyền thống là tất cả những

gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường

là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử,

những mẫu hình và tấm gương".

Như vậy, có thể hiểu "truyền thống" như là một hệ thống các tính cách, các thế

ứng xử của một cộng đồng, được hình thành trong lịch sử, trong môi trường sinh thái

và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, trường tồn nhưng không vĩnh cửu, có thể được

định chế hóa bằng luật hay bằng lệ (phong tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác. Có thể gọi là sự di truyền văn hóa bên cạnh sự di truyền sinh vật

về thể xác - để đảm bảo tính thống nhất của một cộng đồng trong lịch sử. Mọi sự phát

triển đều xuất phát từ truyền thống, con người từ khi sinh ra trong một gia đình, một

xã hội đã bị chi phối bởi truyền thống và các hiện tượng văn hóa cũng vậy. Tuy nhiên

mọi vấn đề đều có tính hai mặt, truyền thống cũng vậy. Truyền thống nào cũng có

truyền thống phù hợp và truyền thống không phù hợp. Truyền thống có thể thúc đẩy6

sự phát triển nhưng mặt khác nó cũng có thể cản trở sự phát triển. Truyền thống mang

tính cộng đồng. Truyền thống được chuyên chở, lưu giữ trong ký ức và từ đó điều

khiển hành động của cá nhân. Nhiều khi nó trở thành vô thức, con người cứ hành động

theo các quy định. Truyền thống có thể thay đổi, nhưng trong sự ổn định.

2.1.2.2. Khái niệm giá trị truyền thống văn hóa

Giá trị truyền thống là sự tuyển chọn những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa

tích cực và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc. Trong các giá trị truyền thống có

cái biến đổi nhanh, có cái bị đứt gẫy, và cũng có cái bền vững trường tồn.

VD: Trong hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam, tinh thần yêu nước là một giá trị

truyền thống bền vững và trường tồn, tuy nhiên nội dung của nó cũng có quá trình hình

thành, phát triển và biến đổi, nâng cao qua các quá trình lịch sử.

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với 54 tộc người cùng chung

sống. Tính đa dạng về văn hóa tộc người thể hiện trên bình diện văn hóa các nhóm

ngôn ngữ - tộc người, và văn hóa các nhóm địa phương của mỗi tộc người. Như Việt -

Mường, Tày - Thái, Môn - Khơme, Nam Đảo, Mông - Dao, Tạng - Miến, Hoa. Mỗi

tộc người lại gồm nhiều nhóm địa phương với sắc thái văn hóa phong phú. Các sắc thái

văn hóa tộc người ấy đan kết, thâm nhập, tiếp biến giữa nhân tố bản địa và ngoại lai,

tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam.

Truyền thống văn hóa và nội dung của truyền thống văn hóa rất đa dạng và

phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề đưa giáo dục giá trị văn hóa truyền thống

ở tuổi học sinh trong nhà trường phổ thông, chỉ tập trung vào những giá trị truyền thống

văn hóa tinh thần tiêu biểu, cốt lõi của dân tộc Việt (Kinh), phù hợp với lứa tuổi, cấp

học của các em, đồng thời nhằm phát huy vai trò của truyền thống đối với xây dựng

nhân cách văn hóa học sinh trong cuộc sống và yêu cầu phát triển của đất nước hiện

nay.

Trong xã hội hiện thời, khi quan niệm về giá trị truyền thống văn hóa người ta

thường dùng cách phân chia văn hóa ra thành văn hóa truyền thống và văn hóa hiện

đại. Song, theo tôi nghĩ cách phân định tách bạch truyền thống - hiện đại chỉ có thể có

phần đúng đối với những loại giá trị văn hóa vật chất.

Còn đối với những giá trị văn hóa tinh thần, ví dụ như: tinh thần yêu nước, ý

thức dân tộc, uống nước nhớ nguồn. khó có thể phân định tách bạch truyền thống với

hiện đại. Không thể có tình yêu nước truyền thống khác biệt với tình yêu nước hiện

đại, hay ý thức độc lập tự cường dân tộc truyền thống khác ý thức độc lập tự cường

dân tộc thời hiện đại. mà những giá trị truyền thống văn hóa đó vẫn tồn tại được phát

huy, phát triển lên một trình độ mới phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát triển của thời

đại. Bởi vì, cái được gọi là hiện đại hiện thời thực chất là những cái giá trị văn hóa cốt

lõi được bảo tồn, lưu truyền từ trong truyền thống (quá khứ đã qua) được phát triển

nâng lên ngang tầm với trình độ văn hóa thời nay (tạm gọi là hiện đại), trải qua dòng

chảy của lịch sử lại được trở thành giá trị văn hóa truyền thống của quá khứ, để cho

những thời sau, sau nữa kế tục, phát triển nâng lên, cứ thế. cứ thế mãi.

pdf35 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tổ chức của trường về khai thác sử dụng các điều kiện cơ 
sở vật chất, môi trường, các phong trào, về đấu tranh ngăn chặn, bài trừ văn hoá đồi 
truỵ, phản động hoặc những văn hoá có ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người 
Việt Nam, thông qua các việc cụ thể: củng cố xây dựng, khai thác và sử dụng các cơ 
sở vật chất, kỹ thuật, các công trình văn hoá trong nhà trường phục vụ đời sống văn 
hoá tinh thần. Với quy mô đào tạo ở các trường tăng rất nhanh trong vòng mấy năm 
qua, nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của học sinh cũng ngày một cao thì số lượng 
sách, báo so với tổng học sinh và diện tích bình quân trên đầu người của các khu giảng 
đường, thư viện, khuôn viên, vườn hoa... đều ở mức thấp. Nhiệm vụ trước mắt là phải 
khai thác tốt các nguồn cơ sở vật chất mà hiện trường đang có, củng cố các cơ sở kỹ 
thuật phục vụ cho nhu cầu cấp bách, tối thiểu của học sinh. Không để xảy ra tình trạng 
đói văn hoá trong học sinh vì không có nơi tổ chức, sinh hoạt. Huy động tổng hợp 
nguồn lực xã hội hóa, của nhà trường, của địa phương và nhà nước để xây dựng nâng 
cấp các cơ sở văn hoá. Lập kế hoạch khai thác và sử dụng các công trình này một cách 
hiệu quả nhất. 
Nhà trường cần phải: 
- Tăng cường xây dựng, tu sửa, đầu tư cơ sở vật chất nhà trường như: nhà đa 
năng, phòng học, khuôn viên, trang thiết bị phục vụ dạy học để tạo môi trường văn hóa, 
từ đó tăng cường giáo dục học sinh biết tự hào, trân trọng, có ý thức bảo vệ cơ sở vật 
chất của trường đang phục vụ cho việc học tập của mình. 
- Cụ thể hóa nội dung xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường và giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong các nội qui, qui định của trường như: vấn đề 
bảo vệ tài sản, xây dựng bồn hoa cây cảnh, chăm sóc cây xanh, xây dựng môi trường: 
Xanh- Sạch- Đẹp; lối sống, tác phong, trang phục, ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử... 
- Tăng cường chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong trường tiến hành lồng ghép vào 
trong tất cả các hoạt động của trường về nội dung xây dựng giá trị truyền thống văn 
hóa nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
- Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua đó cũng chính là 
góp phần tăng cường xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường và giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh. Mỗi một cán bộ, giáo viên nhân viên của trường phải thực sự 
gương mẫu trong xây dựng giá trị truyền thống văn hóa nhà trường thể hiện trong hành 
động như: góp phần tu sửa, bảo vệ cảnh quan, khuôn viên môi trường nhà trường, tiết 
kiệm điện nước, tác phong, lối sống, trang phục, ngôn ngữ, giao tiếp đúng chuẩn mực 
nhà giáo, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Sẽ không thể giáo dục tốt và 
hiệu quả cao khi một giáo viên là người rời khỏi phòng cuối cùng nhưng không tắt điện 
hay một giáo viên đứng lớp mặc áo pull - quần Jean lại đi nhắc nhở, khiển trách học 
sinh vi phạm trang phục học đường... Đồng thời mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải 
là người biết giữ vệ sinh chung trong môi trường sư phạm, phải nâng cao ý thức tự giác 
30 
về việc này: không xả rác bừa bãi trong phòng đợi, giữ gìn vệ sinh chung... Những việc 
làm tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có một ý thức thực sự. 
- Giáo viên chủ nhiệm cần phải tăng cường giáo dục học sinh nâng cao ý thức 
xây dựng văn hóa nhà trường, giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động của công tác chủ 
nhiệm như ý thức bảo vệ môi trường, tài sản, chăm sóc cây xanh, tu sửa bồn hoa cây 
cảnh; xây dựng môi trường, lối sống lành mạnh, tác phong nghiêm túc, giao tiếp lịch 
sự, lễ phép... giáo dục các kỹ năng như: tự khám phá bản thân, tính năng động, kỹ năng 
giải quyết vấn đề, kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ 
năng đương đầu với cảm xúc, kỹ năng ứng xử. Tạo điều kiện cho học sinh tự rèn luyện, 
coi trọng việc rèn luyện của học sinh, khuyến khích và đặc biệt quan tâm đến học sinh 
thuộc diện đặc biệt như khó khăn về kinh tế, khó khăn trong rèn luyện, khó khăn trong 
học tập. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan 
trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để 
cùng giáo viên, cùng nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. 
- Giáo viên bộ môn cần phải tích hợp giáo dục kỹ năng sống cũng như xây dựng 
giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn 
tùy theo đặc trưng của từng môn học như: tiết kiệm điện, nước; bảo vệ môi trường... 
kỹ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác ứng xử, kỹ 
năng phản hồi và đánh giá tích cực... 
Một số biện pháp phối hợp, huy động nhiều chủ thể hỗ trợ hoạt động giáo dục 
văn hóa nhà trường và định hướng giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống mới cho học sinh 
bậc THPT nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi của 
cả chủ thể và đối tượng, xuất phát từ thực trạng và những yêu cầu bức xúc cần giải 
quyết trong định hướng giá trị văn hoá, đạo đức, nhân cách cho học sinh trường THPT 
hiện nay. 
2.3.8. Đổi mới hình thức đánh giá, biểu dương, khen thưởng, xử lý 
nghiêm khắc những thành viên có hành vi sai phạm về văn hóa, đạo đức, lối sống 
- Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với công việc định hướng giá trị 
văn hoá trong trường học cho học sinh. Hơn lúc nào hết cần nắm được và ngăn chặn 
ngay tình trạng xuống cấp về văn hóa, đạo đức lối sống của các thành viên trong nhà 
trường. Nhà trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: lập hòm thư góp ý, số 
điện thoại nóng để học sinh cũng như giáo viên cùng tham gia tố giác những sai phạm 
mà mình biết được. 
- Giáo dục mọi thành viên trong nhà trường, luôn ý thức tôn vinh, không chỉ 
với tài năng mà còn cả những tấm gương về ý thức, thái độ, hành vi văn hóa, những 
ứng xử đẹp, như những tấm gương nhân ái, những tấm lòng từ thiện, những tấm gương 
thực hiện tốt các nội quy nhà trường. Giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật là cơ sở để đấu 
tranh chống các tệ nạn xã hội. 
- Việc khen thưởng, kỷ luật phải được kịp thời, công khai, công minh, và phải 
thường xuyên. Những việc tưởng chừng như đơn giản này lại có tác dụng to lớn cho 
31 
học sinh. Nó làm cho học sinh tin tưởng hơn vào nhà trường, tin vào những việc làm 
đúng pháp luật, nội quy nhà trường. Học sinh cần thấy được những người làm sai sẽ bị 
trừng trị. Ngoài ra để làm tốt công tác này cần có phối hợp với các ban ngành địa 
phương, nhân dân và chính quyền để kịp thời phát hiện xử lý. 
- Đây thực chất là biện pháp xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 
để mọi lúc, mọi nơi học sinh đều có nghĩa vụ, quyền lợi làm tốt trách nhiệm của mình. 
2.4. KẾT QUẢ VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 
Những năm qua, phong trào xây dựng văn hóa nhà trường, hướng tới môi trường 
sư phạm lành mạnh trong các trường THPT ở Diễn Châu đã thu được những thành tựu rất 
đáng ghi nhận. Các thành viên trong nhà trường đã có nhận thức nghiêm túc, đúng về vai 
trò của văn hóa học đường đối chất lượng đào tạo cũng như thương hiệu của nhà trường. 
Các thành viên căn cứ trên bộ quy tắc để thực hiện các hành vi nhằm hướng tới mục 
tiêu một môi trường sư phạm văn hóa lành mạnh. Nhiều hoạt động của nhà trường được 
tổ chức triển khai đạt được kết quả đáng ghi nhận: 
Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan 
trọng của công tác xây dựng văn hóa nhà trường trong đó, coi trọng việc phát triển các 
giá trị truyền thống văn hóa nhà trường. Đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa nhà 
trường vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, của các tổ chuyên môn, tổ giáo viên 
chủ nhiệm, của Đoàn TNCSHCM, các lớp học sinh và đưa các giá trị truyền thống văn 
hóa thành mục tiêu, chỉ tiêu xếp loại thi đua các tập thể, cá nhân của nhà trường. 
Trong các kỳ họp, hội nghị, hội thảo chú trọng đến việc lồng ghép tuyên truyền, 
xây dựng ý thức phát huy giá trị truyền thống văn hóa nhà trường. 
Thông qua trang Website của nhà trường để tuyên truyền các giá trị truyền thống 
văn hóa của nhà trường là thành tích giáo dục, là sự trưởng thành của học sinh, là thành 
tích của đội ngũ nhà giáo, vv 
Hoạt động báo bảng của Đoàn trường được thực hiện đều đặn đã góp phần tuyên 
truyền tư tưởng, tinh thần yêu quê hương đất nước. Và cũng là cơ hội để những học 
sinh có khả năng và yêu thích văn hóa nghệ thuật được thể hiện, thông qua việc viết, 
vẽ, tạo hình, vv Hình ảnh báo bảng đẹp mắt, nội dung phong phú tạo sức hấp dẫn, 
đồng thời tạo nên nét đẹp và văn hóa của tuổi trẻ nhà trường. Qua hình ảnh và nội dung 
trang báo góp phần giáo dục truyền thống văn hóa nhà trường có giá trị. 
Vào giờ chào cờ tuần đầu, lãnh đạo trường luôn có sự nhắc nhở các biểu hiện 
thiếu văn hóa, vi phạm các nội quy, quy chế, quy định, các chuẩn mực mà nhà trường 
đã xây dựng; động viên, tuyên dương về việc thực hiện nề nếp học tập, việc thực hiện 
tốt các quy tắc ứng xử của học sinh. Qua đó nêu gương người tốt việc tốt trong xây 
dựng văn hóa nhà trường, kết hợp với phong trào “Mỗi tuần một hoạt động của lớp”; 
Mỗi sáng thứ 2 đã trở thành diễn đàn để học sinh được thể tâm tư nguyện vọng, nói lên 
32 
suy nghĩ, thể hiện tài năng cá nhân thông qua sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, diễn xuất 
tài năng. 
Nhiều hoạt động tập thể đa dạng, phong đã tạo được bầu không khí thân thiện 
trong tập thể nhà trường: cuộc thi làm hoa, cắm hoa của học sinh nhân ngày lễ 8/3 và 
20/10 hàng năm; tổ chức cho học sinh làm hội chợ quê dịp 20/11; tổ chức hội thi thể 
thao, hội thi quốc phòng. Các hoạt động trải nghiệm được nhà trường tổ chức có chất 
lượng mang ý nghĩa và gí trị giáo dục cao, thông qua các đợt tổ chức tham quan học 
tập các địa chỉ văn hóa, lịch sử. 
Công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân liệt sỹ, tương thân tương ái, hoạt động tình 
nghĩa đã được nhà trường tổ chức góp phần giáo dục truyền thống văn hóa nhà trường. 
Như phát động ủng hộ người ngheo, giúp đỡ gia đình khó khăn, úng hộ bạn bị tai nạn, 
ủng hộ đồng bào miền núi, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, hiến máu nhân đạo, vvv... 
Công tác phối hợp với phụ huynh trong giáo dục học sinh được nhà trường đặc 
biệt chú trọng, coi đó vừa là mục tiêu, vùa là nhiệm vụ và cũng là kết quả. Khi có tình 
huống xảy ra, Nhà trường đã mời phụ huynh đến trao đổi, tìm hướng giải quyết, giáo 
dục học sinh. Trong 2 năm, đã thực hiện phối hợp giáo dục, ngăn ngừa thành công 22 
trường hợp học sinh lười học, có hành vi không đẹp, vi phạm nội quy nhà trường, giúp 
các em tiến bộ trở thành học sinh ngoan, không bị xử lý kỷ luật. 
Trên cơ sở xây dựng “Một số biện pháp phát triển các giá trị truyền thống của 
văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay”, việc thực hiện công tác 
quản lý, giáo dục học sinh cho thấy tính hiệu quả của đề tài trên các mặt: đạo đức hạnh 
kiểm, học lực học sinh, kết quả học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT Quốc gia; 
kết quả tham gia hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ, thế thao cấp huyện cấp 
tỉnh có sự chuyển biến tích cực. 
Bảng 1: Kết quả giáo dục đạo đức hạnh kiểm 3 năm liền kề 
Trường Năm học Số HS 
Tốt Khá Trung bình Yếu 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
Ng,Xuân 
Ôn 
2015-2016 1475 1196 81,1 230 15,6 42 2,8 7 0,47 
2016-2017 1487 1222 82,18 190 12,78 59 3,97 16 1,08 
2017-2018 1451 1228 84,6 182 12,5 40 2,8 1 0,1 
2018-2019 
(HK1) 
1448 1228 84,9 184 12,7 31 2,1 5 0,3 
Diễn Châu 
2 
2015-2016 1486 937 63,1 410 27,6 103 6,9 36 2,42 
2016-2017 1476 1008 68,29 398 26,96 53 3,59 17 1,15 
2017-2018 1446 1061 73,4 297 20,5 71 4,9 17 1,2 
2018-2019 
(HK1) 
1495 989 66,2 364 24,3 77 5,2 65 4,3 
Diễn Châu 
3 
2015-2016 1456 1005 69,0 378 26,0 68 4,7 5 0,34 
2016-2017 1487 1130 75,99 290 19,50 60 4,03 7 0,47 
2017-2018 1462 1099 75,2 302 20,7 53 3,6 8 0,5 
2018-2019 1518 1094 72,1 341 22,4 53 3,5 30 2,0 
33 
Bảng 2: Kết quả học lực của học sinh 3 năm liền kề 
Bảng 3: Kết quả học thi học sinh giỏi tỉnh 3 năm liền kề 
Trong thời gian qua nhờ việc quan tâm chỉ đạo, thực hiện phát huy, phát triển 
các giá trị truyền thống văn hóa nhà trường ở các Trường THPT Diễn Châu 2, Diễn 
Châu 3, Nguyễn Xuân Ôn đã góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện tăng 
lên, các hiện tượng vi phạm đạo đức, vi phạm các quy định về hành vi thiếu văn hóa 
có chiều hướng giảm hẳn, tạo môi trường giáo đức lành mạnh trong nhà trường. Không 
có hiện tượng học sinh bị đuổi học vì vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức văn hóa. 
Không có giáo viên bị kỷ luật vì vi phạm các hành vi văn hóa bị cấm. Số liệu cho thấy 
tỷ lệ học sinh được xếp hạnh kiểm tốt và học lực loại giỏi tăng hàng năm, tỷ lệ học 
sinh yếu kém. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp của học sinh ở cả 3 trường đều đạt trên 99%. 
Từ năm 2017 đến nay, phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho 
học sinh diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, song cũng có không ít khó khăn do 
những tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong điều kiện ấy, phát triển 
giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho học sinh thu được nhiều kết quả đáng ghi 
(HK1) 
Trường Năm học Số HS 
Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
Ng,Xuân 
Ôn 
2015-2016 1475 291 19,7 764 51,8 400 27,1 20 1,4 0 0,0 
2016-2017 1487 312 20,98 826 55,55 334 22,46 15 1,01 0 0,00 
2017-2018 1451 380 26,2 828 57,1 237 16,3 6 0,4 0 0,0 
2018-2019 
(HK1) 
1448 315 21,8 779 53,8 337 23,3 17 1,2 0 0,0 
Diễn 
Châu 2 
2015-2016 1487 198 13,3 842 56,6 423 28,4 23 1,5 1 0,1 
2016-2017 1476 262 17,75 809 54,81 383 25,95 21 1,42 1 0,07 
2017-2018 1446 359 24,8 741 51,2 331 22,9 15 1,0 0 0,0 
2018-2019 
(HK1) 
1495 267 17,9 677 45,3 513 34,3 38 2,5 0 0,0 
Diễn 
Châu 3 
2015-2016 1454 193 13,3 785 54,0 420 28,9 55 3,8 1 0,1 
2016-2017 1490 240 16,11 853 57,25 367 24,63 30 2,01 0 0,00 
2017-2018 1462 297 20,3 785 53,7 351 24,0 29 2,0 0 0,0 
2018-2019 
(HK1) 
1518 322 21,2 735 48,4 412 27,1 48 3,2 1 0,1 
Trường Năm học Số HS 
Điểm 
TB 
Xếp 
hạng 
Nhất Nhì Ba Khuyến khích 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
Ng,Xuân 
Ôn 
2016-2017 28 12,32 20 0 0 5 0,18 9 0,32 6 0,21 
2017-2018 28 12,82 16 0 0 4 0,14 11 0,39 5 0,18 
2018-2019 28 12,14 22 0 0 6 0,21 5 0,18 7 0,25 
Diễn 
Châu 2 
2016-2017 28 12,79 11 0 0 4 0,14 11 0,39 7 0,25 
2017-2018 28 12,49 24 0 0 2 0,07 15 0,54 3 0,11 
2018-2019 28 11,63 35 1 0,04 1 0,04 3 0,11 4 0,14 
Diễn 
Châu 3 
2016-2017 28 12,19 23 0 0 3 0,11 8 0,29 7 0,25 
2017-2018 28 13,20 11 0 0 6 0,21 13 0,46 4 0,14 
2018-2019 28 12,99 7 1 0,04 4 0,14 11 0,39 5 0,18 
34 
nhận, tạo nền tảng vững chắc góp phần quan trọng vào mục tiêu giáo dục và đào tạo 
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xây dựng và bảo vệ đất nước trong điều 
kiện hiện nay. 
35 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường là một vấn đề cấp thiết trong 
các trường phổ thông nói chung, trường THPT nói riêng nhằm tạo ra môi trường thân 
thiện, an toàn để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 
phục vụ cho sự phát triển, hội nhập bền vững của đất nước. 
1.2. Phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường được thể hiện ở nhiều mặt, 
chịu sự chi phối của các yếu tố, từ môi trường giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường. 
Phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường là một thể thống nhất của hiệu quả tinh 
thần và hiệu quả thực tiễn được thể hiện trên các mức độ từ thấp đến cao, đó là tri thức, 
niềm tin, và hành động - hành vi thực tiễn. Tri thức và niềm tin thuộc nhóm tiêu chí hiệu 
quả tinh thần và hành động, hành vi là hiệu quả thực tiễn của phát triển giá trị truyền thống 
văn hóa nhà trường. 
1.3. Thực trạng phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường tại các Trường 
THPT Diễn Châu hiện nay đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, lãnh đạo 
các nhà trường cần đặc biệt quan tâm hơn nữa nhằm thúc đẩy và hoàn thiện các giá trị văn 
hóa cốt lõi tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường. 
1.4. Để nâng cao phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường phải tiến hành 
đồng bộ các biện pháp, trong đó biện pháp đột phá, khả thi và mang lại hiệu quả cao nhất 
đó là nguồn lực con người với khả năng sáng tạo, chủ động của chủ thể. Đó là sự mẫu 
mực, tâm huyết, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, 
hình thức, phương pháp không phải chỉ nhằm trang bị thật nhiều kiến thức mà theo hướng 
khi trao truyền một kiến thức thì kiến thức đó phải được trao truyền cả tình cảm, tâm huyết 
để kiến thức biến thành niềm tin, trở thành động lực bên trong điều chỉnh thái độ, hành vi 
của đối tượng được giáo dục; phải khơi dậy nhu cầu, lợi ích hoạt động nhận thức và hoạt 
động thực tiễn - xã hội, làm cho việc học, hiểu và hành xuất phát từ bên trong của mỗi học 
sinh; xây dựng trường THPT trở thành mô hình, thiết chế mẫu mực về văn hóa, cùng với 
cơ quan, ban ngành, địa phương tham gia xây dựng địa bàn an toàn, góp phần đấu tranh 
ngăn chặn đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, phản văn hóa, phản tiến bộ thâm nhập vào nhà 
trường vào thế hệ trẻ. 
1.5. Phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho các thế hệ học sinh là 
trực tiếp góp phần đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo ở các trường 
THPT. Để phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường có hiệu quả đòi hỏi sự quan 
tầm đồng bộ của các cấp, các ngành, của toàn xã hội, nhưng trước hết thuộc về công tác 
giáo dục trong các trường THPT. 
2. Kiến nghị 
Phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường cho các thế hệ học sinh là trực 
tiếp góp phần đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của công tác giáo dục và đào tạo ở các trường 
THPT. Để phát triển giá trị truyền thống văn hóa nhà trường có hiệu quả đòi hỏi sự quan 
tầm đồng bộ của các cấp, các ngành, của toàn xã hội, nhưng trước hết thuộc về công tác 
giáo dục trong các trường THPT. 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phát triển các giá trị truyền 
thống của văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông hiện nay” tuy thể hiện 
36 
niềm cố gắng và đam mê của tác giả nhưng vẫn mang sắc thái chủ quan. Để đề tài thực 
sự có giá trị, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô và đồng 
nghiệp để có thể hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 TÁC GIẢ 
Phan Trọng Đông 
37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn hóa - Một 
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Hoàng Chí Bảo (2011), Vấn đề văn hóa và con người trong cương lĩnh (bổ sung, 
phát triển 2011) của Đảng.Tạp chí tuyên giáo, số 7, tr 36-41. 
3. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb. Thông tin, Hà Nội. 
4. Nguyễn Minh Chung (2006), Văn hóa lớp học và mô hình lớp học văn hóa trong 
nhà trường đại học hiện nay, (Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản Đại học Sư 
phạm Hà Nội). 
5. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 
6. Hồ Ngọc Đại (2012), Giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt 
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
7. Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội 
8. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống và con 
người Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội. 
9. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Phát triển văn hóa và xây dựng 
con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
10. Thế Hùng (2011), Văn hóa ứng xử – kỹ năng giao tiếp thành công, Nxb. Văn hóa 
thông tin, Hà Nội. 
11. Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam. 
H., Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
12. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay - Từ góc nhìn 
giá trị học, Nxb. Văn hóa thông tin. 
13. Vũ Việt Hưng (2010), “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ 
đổi mới”, www.cpv.org.vn, ngày 7/5/2010. 
14. Nguyễn Công Khanh và các cộng sự (2009), Văn hóa trong nhà trường, Nxb. Đại 
học sư phạm, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_68.pdf
Sáng Kiến Liên Quan