Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh trong môn thể dục

Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập, được bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng năm được nhưng kỷ năng kỷ xảo,cùng hiểu biết có liên quan, phất triển thể chất và tinh thần.

Rỏ ràng, tính hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác, tích cực của học sinh.

Để phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện chung củng như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập.

 Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động. Động cơ tham gia tập luyện rất đa dạng, ở mổi lứa tuổi, mổi người khác nhau và mổi giai đoạn khác nhau thì củng khác nhau. Thông thường ở trẻ em những động cơ đó là ngẫu nhiên, không quan trọng và sâu sắc.(ví dụ: ham muốn có thể hình đẹp, thích thể thao theo ý nghĩa nông cạn ). Vì vậy, phải xây dựng động cơ đúng đắn cho học sinh và người tập.

Do đó, giáo viên TDTT phải biết hình thành cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của hoạt động thể dục thể thao, hiểu được bản chất xã hội của TDTT và TDTT như một phương tiện để phát triển toàn diện câu đối cơ thể, củng cố và nâng cao sức khỏe, chuẩn bị cho hoạt động sáng tạo và Bảo vệ tổ quốc.

 Hứng thú là hình thức biểu hiện của động cơ: đó là sự tập trung tích cực sự chú ý và ý nghĩ về một đối tượng, một hoạt động nhất định. Chính vì vậy, hứng thú giử một vai trò quan trọng trong tích cực tự giác học tập của học sinh. Nên việc xây dựng hứng thú tập luyện cho học sinh là cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.

Hứng thú được biểu hiện dưới 2 hình thức:

Hứng thú nhất thời: biểu hiện thái độ tự giác tích cực trong buổi tập khi có các hình thức tập luyện hợp lý hấp dẫn.

 

docx11 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 4897 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh trong môn thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU Trang
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu:................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................... 3
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:................................................... 3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:..........................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề...............................................................6
2.2.1. Thực trạng về cơ sớ vật chất:..................................................6
2.2.2. Thực trạng về học sinh:..........................................................6
2.2.3. Thực trạng về giáo viên.........................................................6
2.3. Giải pháp
2.3.1. Xây dựng nội quy của môn học............................................. 7
2.3.2. Đối với cơ sở vật chất:...........................................................7
2.3.3. Đối với giáo viên:...................................................................8
2.4. Kết quả đạt được : ....................................................................9
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ...................................................................................10
3.2. Kiến nghị :................................................................................10
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Đó là nhờ vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Từ đó đã dần từng bước nâng cao được nền kinh tế xã hội giúp cho đời sống nhân dân ngày càng đầy đủ hơn, đãm bảo hơn nền văn hoá phát triển cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. 
Cùng với sự đổi mới đó nền thể dục thể thao cũng không ngừng phát triển, sự phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của nền TDTT nước ta. Vì tập luyện TDTT nhằm nâng sức khoẻ, phát huy thành tích, tôi luyện tinh thần kỷ luật tập thể như Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “Thể dục thể thao là mục tiêu không thể thiếu được trong quan điểm giáo dục của chúng ta”. 
Sức khoẻ là vốn quý là tiền đề, là cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế xã hội nước ta phát triển. Vì một người yếu sẽ làm cả nước thêm một phần yếu đi. 
Hơn nữa tập luyện TDTT nhằm nâng cao thành tích còn có ý nghĩa trên trường quốc tế, nó vì màu cờ sắc áo của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thông qua những tấm Huân chương, huy chương. 
 Chính vì vậy mà Bộ giáo dục đã đưa môn thể dục vào giảng dạy trong các cấp học và bậc học nhằm rèn luyện sức khỏe cho học sinh, ngoài ra cũng nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường để bổ xung cho ngành thể thao nước nhà những vận động viên xuất sắc.
Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở các trường phổ thông nói chung và trường THCS Ngô Quyền, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nơi mà tôi đang công tác nói riêng hiện nay chất lượng vẫn chưa cao. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mà tôi đã đề cập ở trên đó là trong quá trình dạy và học bộ môn thể dục chưa phát huy hết được tính tự giác tích cực của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn, cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của anh chị em đồng nghiệp và qua một số tài liệu tham khảo. Tôi xin mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh trong môn thể dục” từ đó có thể khai thác hết hiệu quả của tiết dạy thể dục. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bộ môn thể dục trong trường học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc học sinh chưa phát huy hết tính tự giác tích cực trong học môn thể dục.
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh khi học môn thể dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh khối 9 trường THCS Ngô Quyền, xã Quảng Tân , huyện Tuy Đức, tỉnh Đấk Nông năm học 2018 - 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Qua thực tiễn giảng dạy thể dục các lớp khối 9 tại trường. 
 Qua các kênh thông tin: Sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan.
 Qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 9 trường THCS Ngô Quyền, huyện Tuy Đức, tỉnh Đấk Nông năm học 2018-2019.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập, được bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng năm được nhưng kỷ năng kỷ xảo,cùng hiểu biết có liên quan, phất triển thể chất và tinh thần.
Rỏ ràng, tính hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác, tích cực của học sinh.
Để phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện chung củng như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập.
 Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động. Động cơ tham gia tập luyện rất đa dạng, ở mổi lứa tuổi, mổi người khác nhau và mổi giai đoạn khác nhau thì củng khác nhau. Thông thường ở trẻ em những động cơ đó là ngẫu nhiên, không quan trọng và sâu sắc.(ví dụ: ham muốn có thể hình đẹp, thích thể thao theo ý nghĩa nông cạn). Vì vậy, phải xây dựng động cơ đúng đắn cho học sinh và người tập.
Do đó, giáo viên TDTT phải biết hình thành cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của hoạt động thể dục thể thao, hiểu được bản chất xã hội của TDTT và TDTT như một phương tiện để phát triển toàn diện câu đối cơ thể, củng cố và nâng cao sức khỏe, chuẩn bị cho hoạt động sáng tạo và Bảo vệ tổ quốc.
 Hứng thú là hình thức biểu hiện của động cơ: đó là sự tập trung tích cực sự chú ý và ý nghĩ về một đối tượng, một hoạt động nhất định. Chính vì vậy, hứng thú giử một vai trò quan trọng trong tích cực tự giác học tập của học sinh. Nên việc xây dựng hứng thú tập luyện cho học sinh là cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
Hứng thú được biểu hiện dưới 2 hình thức:
Hứng thú nhất thời: biểu hiện thái độ tự giác tích cực trong buổi tập khi có các hình thức tập luyện hợp lý hấp dẫn.
Xây dựng hứng thú nhất thời bằng các PP sau:
Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn.
Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng PP trò chơi.
Sử dụng các hình mẫu trực quan, hợp lý, đẹp để tăng tính nghệ thuật của kỷ thuật động tác
 Hứng thú bền vững: biểu hiện trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, trong quá trình giáo dục thể chất phải xây dựng hứng thú bền vững cho học sinh tức là làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT. Điều đó sẻ tạo cho học sinh củng như người tập có thái độ tự giác tích cực trong suốt quá trình tập luyện.
Kích thích sự phân tích một cách có ý thức, việc kiểm tra và dùng sức hợp lý khi thực hiện các BT thể chất.
Trong GDTC chỉ có thể lặp lại động tác một cách thường xuyên, liên tục, có phân tích chỉ rỏ nhưng ưu nhược điểm thì người tập mới nhanh chóng năm được kỷ thuật động tác và mới nâng cao được hiệu quả các lần thực hiện động tác. Ngoài vai trò chủ sđạo của giáo viên trong đánh giá và uốn nắn hoạt động của người tập thì kết quả của tập luyện còn phụ thuộc nhiều vào sự tự đánh giá của người tập kể cả năng lực đánh giá cả không gian và thời gian và dùng sức trong quá trình thực hiện động tác.
Do vậy, trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao, cần phải nâng cao khả năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh bằng cách thông tin cấp tốc các thông số động tác, tạp luyện bằng tư duy
Phải giáo dục tính tự lập, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
Tính tự lập, chủ động, sáng tạo là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động vận động. Vì vậy phải giáo dục cho học sinh những kỷ năng tự giải quyết các nhiệm vụ vận động và sử dụng một cách hợp lý các phương tiện, PP giáo dục thể chất. Muốn vậy cần truyền thụ một cách có hệ thống cho người tập các kiến thức nhất định trong giáo dục thể chất, phải phát triể ở học các kỷ xảo sư phạm cho dù đơn giản nhất củng như kỷ xảo tự kiểm tra
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Thực trạng về cơ sớ vật chất:
 Trong tất cả các hoạt động TDTT muốn kích thích được tính tự giác cũng như sự hưng phấn trong tập luyện và thi đấu thì cơ sở vật chất – trang thiết bị tập luyện đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay trang thiết bị dành cho thầy trò trường THCS Ngô Quyền trong việc học tập và giảng dạy môn thể dục thật sự quá khiêm tốn, cụ thể như sau:
 Chưa có sân tập thể dục riêng biệt.
Chưa có nhà đa năng.
 Hố nhảy xa chưa đạt chuẩn.
Thiếu hầu hết các thiết bị tối thiểu trong việc dạy và học môn thể dục do bộ giáo dục quy định như: Nệm, đồng hồ bấm giờ, bóng, đường chạy, bàn đạp, dây nhảy... 
Chính sự thiếu thốn về cơ sở vật chất như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy tính tự giác tích cực và tinh thần học tập của học sinh. Từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn.
2.2.2. Thực trạng về học sinh:
Hiện nay việc thực hiện tập luyện thể dục thể thao trong đại đa số học sinh còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thực trạng yếu kém này là do nhiều học sinh còn lơ là, chễnh mảng, đối phó tập luyện qua loa chưa có hiệu quả trong học tập. Cụ thể là khi học một môn học nào đó thì các em lại vừa yếu, lại vừa nhút nhát nên lẫn tránh sự quản lí, nhắc nhở của giáo viên bằng mọi cách nên yếu kém lại càng yếu kém hơn.
2.2.3. Thực trạng về giáo viên.
 Thực tế hiện nay giáo viên giảng dạy bộ môn tại các trường đa số đều đạt chuẩn về trình độ và có năng lực chuyên môn. Tuy nhiên thực tế họ đều chưa phát huy hết được năng lực của mình trong công tác giảng dạy vì một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định, cụ thể:
Chủ quan: Một số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp cũ trong giảng dạy; một số giáo viên chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu áp dụng một số phương pháp mới, đặc thù của bộ môn trong giảng dạy như: Phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu
Khách quan: Do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị tập luyện, sân bãi... từ đó dẫn đến việc giáo viên không vận dụng được một số phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn.
 Với thực trạng như trên, sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau nhằm nâng cao chất lượng môn Thể dục như sau:
2.3. Giải pháp
2.3.1. Xây dựng nội quy của môn học:
Ngoài các biện pháp trên để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy đầu năm học ở trường lớp tôi đã nêu rõ nội quy quy định riêng cho môn thể dục thể thao để các em cùng thực hiện. Tôi đã thực hiện tốt phương châm: dỗ trước và dạy sau, yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội quy của nhà trường, lớp nói chung và của môn thể dục thể thao nói riêng đó là:
+ Tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong giờ
+ Trang phục phù hợp thoải mái phù hợp với đặc trưng môn học.
+ Không đội mũ rộng vành, nón, mũ cứng, đi dép trong luyện tập thể dục thể thao.
+ Không nói tục trong giờ học, phải có ý thức bảo vệ của công, dụng cụ luyện tập.
2.3.2. Đối với cơ sở vật chất:
 Muốn kích thích được tính tự giác tích cực của học sinh trong việc học tập bộ môn thì đầu tiên đó là cần phải có đầy đủ dụng cụ tập luyện và cần đãm bảo về quy cách và chất lượng. Đối với bất kỳ nội dung nào cũng vậy, đều phải có những dụng cụ tối thiểu thì giáo viên mới có thể giảng dạy được và học sinh cũng mới tập luyện được. 
Ví dụ: 
Đối với các nội dung như nhảy xa, nhảy cao thì cần phải có hố cát, cột và xà nhảy cao, tranh minh họa kỹ thuật.
Đối với bóng chuyền cần phải có bóng, sân và lưới.
Đối với bóng đá cần phải có bóng, sân, cầu môn.
Đối với cầu lông thì phải có vợt, cầu, sân.
Đối với nội dung Bật nhảy cần có nệm.
 	Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất trong quá trình dạy và học bộ môn cho nên tôi đã tham mưu với BGH nhà trường về tính cấp bách và cần thiết của dụng cụ đối với việc học tập và giảng dạy bộ môn thể dục nên nhà trường đã huy động học sinh lao động đào hố nhảy và mua cát đổ vào hố để phục vụ cho việc học tập của học sinh, cho làm một sân bóng chuyền, một bộ cột chống xà để nhảy cao. Ngoài ra GV cũng đã tự làm thêm một số dụng cụ để phục vụ trong quá trình giảng dạy của mình như vẽ các tranh ảnh mô phỏng các kỹ thuật liên quan đến chương trình học tập của bộ môn. Bên cạnh đó giáo viên cũng đã huy động sự đóng góp của học sinh và phụ huynh học sinh trong việc mua sắm một số dung cụ học tập của các em như: Cầu đá, vợt cầu lông, bóng chuyền, bóng đá để các em có đủ dụng cụ tập luyện, từ đó đã phần nào đã kích thích được tính tự giác tích cực của học sinh trong qua trình học tập đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bôn môn
2.3.3. Đối với giáo viên:
Trong giảng dạy môn thể dục để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú và tích cực trong học tập, tập luyện nắm vững nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, tập luyện qua loa. Muốn đạt được những yêu cầu trên, đã sử dụng những phương pháp thiết yếu sau :
Trước hết tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tập làm mẫu từng động tác, thao tác thật nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay.
Tìm hiểu thực trạng thể lực của học sinh thông qua kiểm tra đánh giá đầu năm, để nắm được tình trạng sức khỏe của học sinh mà có những phương pháp giảng dạy và phân chia lượng vận đông phù cho phù hợp với tùng đối tượng.
Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác tôi cố gắng phân tích ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu, không làm mẫu, giảng giải quá dài chiếm mất nhiều thời gian cần thiết để học sinh tập luyện. Ngoài ra tôi cũng sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh họa để làm tăng sự chú ý trong học sinh . 
	Tôi đã áp dụng nhiều biện pháp để giảng dạy với nội dung phong phú và phù hợp với mục đích của các giờ dạy. Tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu tạo tình huống cho học sinh tự quản, tự đánh giá và tham gia đánh giá để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Trong giảng dạy sử dụng phương pháp này để kích thích sự hứng thú và phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh.
 Ví dụ: Trong quá trình dạy học ,nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú và trạng thái vui tươi. Có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ (cướp cờ ,bịt mắt bắt dê) và cho các tổ, nhóm thi đấu với nhau.
	Khi học sinh tập luyện, tôi luôn có những nhận xét và động viên kịp thời là một trong những điều kiện đảm bảo phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. 
Tôi thực hiện công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập thật chính xác.Để thực hiện được vấn đề này tôi đã thực hiện dân chủ trong giờ kiểm tra bằng cách cho cán bộ lớp giám sát, nhận xét khi cần thiết. Cho điểm minh bạch, công bằng trước lớp. Nêu rõ tiêu chí kiểm tra để các em phấn đấu và quan sát khi giáo viên đánh giá.
 Vào cuối học kỳ, cuối năm học tổ chức cho học sinh thảo luận góp ý cho giáo viên một cách công khai dân chủ có tổ chức trước lớp để giáo viên có thể hoàn thiện mình, và tôi cũng nêu rõ các ưu điểm các em đã đạt được để khích lệ tinh thần. Nêu rõ khuyết điểm của cả lớp để lớp các em rút ra kinh nghiệm.
2.4.Kết quả đạt được : 
	Đa số học sinh đều hứng thú và tích cực luyện tập 
 Chất lượng thể lực của học sinh được nâng lên. Do đó kết quả học tập môn thể dục có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm đối với học sinh lớp 9 năm học 2018-2019 với tỉ lệ Đạt là 100%
 Đạt được một số thành tích khi tham gia giải thể thao học đường các cấp
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận: 
 Để có thể phát huy được tính tự giác, tích cực và sáng tạo trong tập luyện cần rất nhiều yếu tố. Bằng kiến thức đã học và nghiên cứu cũng như qua trao đổi với đồng nghiệp và bằng kinh nghiệm thực tế của mình tôi nhận thấy rằng để có thể phát huy được tính tự giác, tích cực và sáng tạo trong môn thể dục thì người giáo viên chúng ta phải tự trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp giảng dạy, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để kích thích tính tự giác, chủ động của học sinh. Đồng thời nếu sân bãi, dụng cụ tập luyện đầy đủ thì cũng sẽ góp phần rất lớn vào việc kích thích tính tự giác tích cực, chủ động của học sinh trong học tập góp phần đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển.
3.2. Kiến nghị :
 Theo nội dung cũng như yêu cầu của phương pháp mới hiện nay. Tôi thấy điều kiện sân bãi cũng như trang thiết bị quá hạn chế, một số trang thiết bị kém chất lượng không phù hợp với trình độ tập luyện của học sinh. Vì thế tôi xin kiến nghị nhà trường và các cơ quan chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị, dụng cụ, sân tập để có một giờ học thể dục đạt hiệu quả.
 Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để giáo viên có thể trao đổi các phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm với nhau. 
 Đề tài này chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy. Rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Quảng Tân, tháng 05 năm 2020
 NGƯỜI VIẾT SÁNH KIẾN
 PHẠM MINH TRUNG

File đính kèm:

  • docxskkn the duc_12844393.docx
Sáng Kiến Liên Quan