Sáng kiến kinh nghiệm Giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục Trong trường trung học phổ thông

Cơ sở lý luận

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo với nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, phát triển hài hòa giữa giáo dục đức, trí, thể, mỹ với dạy người, dạy chữ, dạy nghề là vô cùng quan trọng.

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Cần tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy khả năng sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới, kết hợp hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống để có giờ dạy đạt hiệu quả và chất lượng. Biến quá trình dạy học thành quá trình tự đào tạo. Học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt kiến thức, kỹ năng tích lũy và vận dụng thành thạo kiến thức vào thực tiễn học tập, luyện tập.

Khắc phục lối truyền thụ áp đặt, ghi nhớ máy móc, không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của học sinh và tiếp nhận kiến thức thụ động không hiệu quả. Dạy cách học, cách nghĩ để giải quyết vấn đề, tự tìm ra con đường nhanh nhất cho bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Dạy cách học, tư duy, suy nghĩ hiểu sâu sắc kiến thức, từ đó hình thành các kỹ năng vận động cần thiết để thực hiện tốt các bài tập/kỹ thuật/động tác.

Khuyến khích tự học, tự nghiên cứu tiếp nhận kiến thức mới, xây dựng tính tự chủ, độc lập sáng tạo trong giải quyết vấn đề.

Mỗi học sinh đều có năng lực riêng nên phải biết khuyến khích học sinh phát huy sở trường của mình trong hoạt động tập thể. Mỗi giáo viên cần tăng cường sử dụng thiết bị sẵn có hoặc tự tạo để nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao khả năng nhận thức, đảm bảo giờ dạy có chất lượng.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục Trong trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thần đoàn kết, làm việc theo nhóm, tạo hứng thú trong luyện tập.
3.2.3. Kiểm tra, đánh giá mức độ tự học, khả năng hoàn thành bài tập
Định kỳ giáo viên bộ môn yêu cầu học sinh báo cáo về kết quả luyện tập của bản thân (thực tế các bài tập/động tác đã thực hiện được). Thông qua đó giáo viên có thể đánh giá mức độ tập luyện ngoài giờ của học sinh, góp ý những vấn đề học sinh còn vướng mắc, điều chỉnh việc tập luyện sao cho phù hợp.
Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ là một phần không thể tách rời trong dạy học. Quá trình tự học của học sinh được thể hiện qua sự tái hiện các kiến thức, bài tập, kỹ thuật thực hiện được khi giáo viên yêu cầu. Do vậy, giáo viên cần xây dựng lộ trình, các căn cứ để kiểm tra quá trình tự học của học sinh.
Nội dung kiểm tra qua các số liệu tập luyện thực tế hàng ngày
- Em tập những bài tập nào ?.
- Khởi điểm đạt thành tích/ kết quả bao nhiêu ?.
- Đến thời điểm này kết quả ra sao ?.
- Biểu hiện trạng thái trong cơ thể/ tư duy như thế nào ?.
- Cảm quan về giấc ngủ, về ăn uống về việc tập luyện của bản thân ?.
- Có hứng thú tập luyện hay không ?...
Thông qua đó giáo viên có thể kiểm tra đánh giá mức độ tập luyện ngoài giờ của học sinh, góp ý những vấn đề học sinh còn vướng mắc, điều chỉnh việc tập luyện sao cho phù hợp.
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
3.2.4. Hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng động tác/bài tập và kết thúc quá trình hình thành kiến thức.
Sau quá trình tự học, dưới sự hướng dẫn, cung cấp tài liệu của giáo viên, học sinh đã hình thành khái niệm động tác/bài tập/kiến thức ở một mức độ nhất đinh. Có thể đang còn sai sót ở một số em, xong đã thể hiện các em đã có nghiên cứu, học - tập trước. Giáo viên phải là người hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng động tác/bài tập để chuẩn hóa.
Khi thực hiện nội dung này giáo viên cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên để tránh sự hình thành kỹ năng động tác/bài tập sai quá lâu dẫn đến khó sửa.
3.2.5. Luyện tập hoàn thiện, nâng cao
Khi đã hình thành được kỹ năng bài tập/động tác kỹ thuật sơ bộ, kết hợp với củng cố kiến thức, uốn nắn của giáo viên thì sẽ chuyển quan luyện tập hoàn thiện, nâng cao, hoàn chỉnh bài tập/động tác.
Nếu làm tốt các giai đoạn giao nhiệm vụ nói trên thì quá trình luyện tập nâng cao rất có lợi vì thời lượng dành cho nó rất nhiều so với phương pháp dạy truyền thống.
Ở giai đoạn này có thể vận dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu, so tàiđể hoàn chỉnh kiến thức, kỹ/chiến thuật cho học sinh. Thông qua đó có thể phát hiện các nhân tố điển hình để bồi dưỡng, tham gia các cuộc thi TDTT của nhà trường, của ngành như HKPĐ
4. Phân tích, so sánh
Với việc giao nhiệm vụ học tập cụ thể, rõ ràng từng bài tập, từng giai đoạn kỹ thuật, hay các kiến thức về luậtmà có tài liệu giáo viên biên soạn đính kèm, sự theo dõi, động viên quá trình tập luyện của học sinh, thì quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng vận động, các bài tập, động tác của học sinh rất nhanh chóng.
Năm học 2019-2020, tôi được phân công giảng dạy 2 lớp đó là 10B và 10E. Thông qua các biện pháp đã được nghiên cứu, bản thân đã áp dụng vào lớp mình giảng dạy song song hai hình thức lên lớp đó là:
Lớp 10E: 
Áp dụng hình thức giảng dạy truyền thống, giáo viên lên lớp xây dựng khái niệm, làm mẫu, tập các bài tập bổ trợ, tập các giai đoạn kỹ thuật, hoàn chỉnh bài tập, củng cố
Lớp 10B: 
Áp dụng triệt để việc giao nhiệm vụ học tập. Trước mỗi giờ học, nội dung học, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu nội dung liên quan đến nội dung sẽ thực hiện cũng như việc giao các nhiệm vụ tập luyện ngoài giờ. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, củng cố, sửa chữa các sai lầm thường mắctrong quá trình học tập, tháo gỡ các khó khăn cho học sinh.
Thông qua các chỉ số dưới đây để đánh giá mức độ chủ động và hiệu quả học tập của học sinh:
(1) Có thường xuyên luyện tập TDTT hàng ngày.
(2) Có thường xuyên tập lại các bài tập, động tác được học trên lớp ở ngoài giờ
(3) Có nghiên cứu các nội dung đang và sẽ học trong chương trình
(4) Có hứng thú mỗi khi đến giờ Thể dục
(5) Số học sinh có thể làm cán sự thể dục, điều hành nhóm tập luyện.
Kết quả 
Tuy số học sinh luyện tập TDTT hàng ngày 10B và 10E tương đương nhau (10E có nhỉnh hơn) có chơi các môn thể thao ở địa phương, song 4 chỉ số còn lại thì 10B cao hơn hẳn thể hiện qua bảng, biểu dưới đây:
Nội dung
Lớp
Tỉ lệ % các nội dung nói trên/số học sinh được hỏi
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
10E (45)
10
22.2
14
31.1
2
4.4
27
60.0
5
11.1
10B (42)
8
19.0
36
85.7
28
66.7
39
92.9
19
45.2
(Số liệu khảo sát năm học 2019-2020)
5. Kết luận
Như vậy, nhìn vào kết quả nói trên, chúng ta có thể thấy hình thức, phương pháp dạy học sẽ quyết định đến tinh thần, thái độ và hiệu quả của việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng của người dạy đến người học. 
Trên cùng một đối tượng, nếu chúng ta tác động đúng cách, giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng từng mảng kiến thức, kỹ năng và yêu cầu học sinh thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, có kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc tự học của học sinh, có động viên, khích lệ quá trình tự họcthì hiệu quả rất tốt.
Giao nhiệm vụ là cách thức tạo ra áp lực cho học sinh luyện tập, vì trong thời đại này, với sự bùng nổ của các mạng xã hội, ngoài giờ học trên lớp thì học sinh mất rất nhiều thời gian vào các trang mạng xã hội, quá trình luyện tập TDTT rèn luyện sức khỏe rất hạn chế. Vì thế, giao nhiệm vụ và kiểm tra thường xuyên thì mới tạo cho học sinh ban đầu là nhiệm vụ phải hoàn thành, lâu dần hình thành thói quen luyện tập tốt, góp phần nâng cao thể lực, sức khỏe cho bản thân. Với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập ngoài giờ bằng các bài tập thể chất rèn luyện thể lực, các bài tập bổ trợsẽ tạo điều kiện tốt để hoàn thành nội dung bài học trên lớp.
VII. KẾT QUẢ
Phát huy những ưu điểm của việc giao nhiệm vụ học tập trong dạy học bộ môn Thể dục, từ năm học 2019-2020 cá nhân tôi và một số đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường đã thực hiện việc áp dụng hình thức, phương pháp này trong hoạt động dạy học và thu được nhiều kết tốt.
Khảo sát đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong việc giảng dạy bộ môn trong phạm vi đề tài này ở 26 giáo viên Thể dục các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn cho thấy:
TT
Nội dung biện pháp
Mức độ cần thiết
Rất cần thiết
Cần thiết
Bính thường
Không cần thiết
SL
% 
SL
% 
SL
% 
SL
% 
1
Xây dựng ý thức, tinh thần, thái độ
24
92.3
2
7.7
0
0
0
0
2
Hình thành động cơ học tập cho học sinh
25
96.2
1
3.8
0
0
0
0
3
Nắm được tình hình sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ vận động của học sinh.
20
76.9
6
23.1
0
0
0
0
4
Mô phỏng, hệ thống hóa các động tác/bài tập/kỹ thuật để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh nghiên cứu, tập luyện.
21
80.8
3
11.5
2
7.7
0
0
5
Giao nhiệm vụ tập luyện ngoài giờ học
24
92.3
2
7.7
0
0
0
0
6
Kiểm tra, đánh giá mức độ tự học, khả năng hoàn thành bài tập
23
88.5
3
11.5
0
0
0
0
7
Hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng động tác/bài tập và kết thúc quá trình hình thành kiến thức.
25
96.2
1
3.8
0
0
0
0
8
Luyện tập hoàn thiện, nâng cao
25
96.2
1
3.8
0
0
0
0
(Số liệu khảo sát năm học 2020-2021)
- Thông qua việc áp dung hình thức, phương pháp lên lớp này cho thấy tinh thần, thái độ học tập của hoc sinh đối với môn Thể dục được nâng lên rõ rệt; học sinh tích cực, chủ động khi tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng thông quan giáo viên, qua tìm hiểu thông tin trên mạng. 
- Quá trình tự học, tự nghiên cứu trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với học sinh; học sinh hào hứng báo cáo kết quả học tập của bản thân trước với giáo viên và bạn bè.
- Phong trào luyện tập TDTT được đẩy mạnh; đã thành lập được các CLB như Bóng chuyền, Cầu lông, Tenisđược nhà trường tạo điều kiện hoạt động thường xuyên. 
- Tiếng nói và uy tin của đội ngũ giáo viên Thể dục trong nhà trường được xem trọng.
- Đạt được nhiều thành tích trong các hội thi của địa phương, của ngành. Đặc biệt trong HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX năm 2020 nhà trường đã đạt 6 giải. 
Trong đó:
+ 01 giải Nhất bóng chuyền Nữ, 
+ 01 giải Nhì Bóng chuyền Nam, 
+ 01 giải Nhất chạy 100m nữ, 
+ 01 giải Nhì Cờ vua, 
+ 01 giải Nhì chạy 1500m
+ 01 giải Ba Vovina
VIII. KẾT LUẬN CHUNG
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 
Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. 
Giao nhiệm vụ học tập là cách để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, hình thành kỹ năng và đặc biệt là có sự luyện tập, bởi suy cho cùng muốn rèn luyện sức khỏe thì phải tăng cường vận động, dù vận động đó có thể chưa đúng với yêu cầu kỹ thuật bộ môn, song nó đã có tác dụng kích thích cơ bắp, xương, thần kinhđể rèn luyện sức khỏe cho người học.
Ví dụ như khi học nhảy cao. Việc tập luyện ở nhà không đáp ứng được điều kiện về giá nhảy, đệmthì giáo viên chỉ cần giao nhiệm vụ tập luyện nhảy dây bằng hai chân, một chân hàng ngày với số lần tăng dẫn đều, thì sau một thời gian lực giậm nhảy của học sinh chắc chắn sẽ tốt lên, kết hợp với kỹ thuật thì thành tích sẽ cao hơn nhiều.
Còn về kỹ thuật các giai đoạn thì giáo viên có thể biên soạn tài liệu trước, phôtô gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tài khoản học tập, các trang mạng của nhóm lớp với các chỉ dẫn kỹ thuật đơn giản, ngắn gọn để học sinh nghiên cứu:
Ví dụ
Phụ lục 3
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG KỸ THUẬT NHẢY CAO NĂM NGHIÊNG
Giai đoạn
kỹ thuật
Hình ảnh minh họa
Chỉ dẫn kỹ thuật 
ngắn gọn
Chạy đà
Tùy vào trình độ người tập mà chạy đà từ 7 - 11 bước. Góc chạy đà chếch  với xà ngang khoảng 30 - 40 độ
Chú ý 3 bước cuối cùng
Bước thứ nhất: Chân giậm nhảy bước ra trước nhanh hơn bước trước đó, chạm đất bằng gót bàn chân, tiếp theo đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước thứ hai.
Bước thứ hai: Bước này dài nhất trong 3 bước đà cuối, bàn chân khi chạm đất cần thẳng hướng chạy đà, tránh đặt lệch.
Bước thứ ba: Đây là bước đặt chân vào điểm giậm nhảy.
Giậm nhảy
Sau khi đặt chân vào điểm giậm nhảy, chân giậm nhảy hơi chùng ở gối tạo thế co cơ, sau đó dồn sức để giậm nhảy. Khi đá lăng chân ra trước cần chủ động dùng sức của đùi và độ linh hoạt của khớp hông đá chân lên cao. 
Trên không
Co nhanh chân giậm nhảy đồng thời xoay mũi chân đá lăng về phía xà, thân người nằm nghiêng trên xà
Tiếp đất
Sau khi qua xà chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất, 2 tay duỗi thẳng ra để hỗ trợ giữ thăng bằng. Chùng chân để giảm chấn động, cần thiết thì chống 2 tay, tạo thành 3 điểm chống khi tiếp đất.
Giao nhiệm vụ đúng cách, phù hợp sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú tìm hiểu động tác/bài tập mới và quá trình hình thành, hoàn thiện nội dung học tập được rút ngắn, tạo điều kiện về mặt thời gian cho luyện tập nâng cao
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức/khối lượng vận động ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để hình thành kiến thức, kỹ năng cho bản thân. 
Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. 
IX. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Cần biên soạn hệ thống tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho học tập của học sinh được dễ dàng hơn.
- Xây dựng kho tư liệu các hình ảnh, hình ảnh động về kỹ thuật động tác các môn học để giáo viên làm làm phương tiện giảng dạy, học sinh có thể tự nghiên cứu học tập.
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Quan tâm tổ chức tập huấn bồi dưỡng, chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động dạy và học bộ môn.
- Ngoài Hội khẻo Phù Đổng theo định kỳ, nên tổ chức các hoạt động giao lưu TDTT từng môn cụ thể, luân phiên gắp gỡ ở các địa phương (cấp huyện) để phát hiện điển hình, bồi dưỡng sớm cho các kỳ HKPĐ toàn quốc.
3. Đối với giáo viên bộ môn Thể dục
- Cần xây dựng tác phong chỉnh chu trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công; không để giáo viên khác môn, học sinh, BGH trong các nhà trường và nhân dân địa phương có cái nhìn phân biệt, xem thường.
- Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, là đầu mối quan trọng trong các phong trào luyện tập TDTT ở các nhà trường.
Trên đây là báo cáo kinh nghiệm trong vấn đề “Một số kinh nghiệm giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục trong trường trung học phổ thông”. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến trở nên hoàn thiện hơn, góp phần vào công tác giáo dục toàn diện, nâng cao thể chất của học sinh. Xin chân thành cảm ơn !.
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất
- Sinh lý học TDTT
- Tâm lý học TDTT.
- Y học TDTT.
- Thông tin khoa học TDTT trên Internet.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Phụ lục 4
PHIẾU HỎI
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY, LUYỆN TẬP BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỂU/ THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG Ở TRƯỜNG THPT 
Họ và tên (không phải ghi nếu thấy không tiện):..Chức vụ.
Chuyên môn:.....Đơn vị công tác:
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Xin quý Thầy, Cô cho biết đánh giá của mình về: 
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích P vào mức độ đó)
TT
Nội dung
Giáo viên được hỏi cho rằng
Ghi chú
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Mức độ thành thạo về kỹ năng khi giảng dạy đến phần TDNĐ/ TDPTC trong trường phổ thông ?
m
l
k
j
2
Học sinh có hứng thú với bài TDNĐ/TD phát triển chung ?
m
l
k
j
3
Việc giao bài tập về nhà (ôn luyện hoặc học mới) và khả năng thực hiện của học sinh ?
m
l
k
j
4
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đang sử dụng cho việc giảng dạy: băng đĩa nhạc, nhịp trống, vỗ tay?
m
l
k
j
5
Sử dụng các phương pháp phát huy tính tự giác, tích cực cho học sinh ?.
m
l
k
j
Xin chân thành cảm ơn !
Phụ lục 5
PHIẾU HỎI
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUYỆN TẬP BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỂU/ THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG Ở TRƯỜNG THPT 
Họ và tên (không nhất thiết ghi mục này):..Lớp.
Trường:.
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Em hãy cho biết đánh giá của mình về: 
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích P vào mức độ đó)
TT
Nội dung
Số giáo viên được hỏi cho rằng
Ghi chú
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Có thường xuyên luyện tập TDTT hàng ngày không ?
m
l
k
j
2
Em có thường xuyên tập lại các bài tập, động tác được học trên lớp ngoài giờ học không ?
m
l
k
j
3
Em có hứng thú với bài thể dục hay không ?
m
l
k
j
4
Ở nhà em có tập lại bài thể dục nhịp điệu/TDPTC mà thầy/cô đã dạy không ?
m
l
k
j
5
Em có nghiên cứu trước các bài tập, động tác sẽ học trong giờ Thể dục không ?
m
l
k
j
Xin chân thành cảm ơn !
Phụ lục 6
PHIẾU HỎI
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP CỦA MỘT GIỜ DẠY THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
Họ và tên:..Chức vụ
 Chuyên môn:.Đơn vị công tác:..
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Xin Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về:
Khi giảng dạy nội dung bài mới của hầu hết các bài tập/động tác trong giờ Thể dục ở trường phổ thông, thầy/cô thường:
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích P vào mức độ đó) 
TT
Hình thức
Nội dung
Số giáo viên được 
hỏi cho rằng
Ghi chú
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
I
Xây dựng khái niệm, 
m
l
k
j
2
Làm mẫu thị phạm
m
l
k
j
3
Tập các bài tập bổ trợ, 
m
l
k
j
4
Tập các giai đoạn kỹ thuật 
m
l
k
j
5
Củng cố, hoàn thiện
m
l
k
j
6
II
Yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu nội dung liên quan đến nội dung sẽ thực hiện của buổi học sau
m
l
k
j
7
Giao nhiệm vụ tập các bài tập bổ trợ, các kỹ thuật đơn giản, các nội dung kiến thức lý thuyết
m
l
k
j
8
Giáo viên hướng dẫn, củng cố, sửa chữa các sai lầm thường mắc
m
l
k
j
Xin chân thành cảm ơn !
Phụ lục 7
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY BỘ MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THPT 
Họ và tên:..Chức vụ
 Chuyên môn:.Đơn vị công tác:..
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Xin Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về:
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích P vào mức độ đó) 
TT
Nội dung biện pháp
Mức độ cần thiết
Rất cần thiết
Cần
thiết
Bính thường
Không cần thiết
1
Xây dựng ý thức, tinh thần, thái độ
m
l
k
j
2
Hình thành động cơ học tập cho học sinh
m
l
k
j
3
Nắm được tình hình sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ vận động của học sinh.
m
l
k
j
4
Mô phỏng, hệ thống hóa các động tác/bài tập/kỹ thuật để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh nghiên cứu, tập luyện.
m
l
k
j
5
Giao nhiệm vụ tập luyện ngoài giờ học
m
l
k
j
6
Kiểm tra, đánh giá mức độ tự học, khả năng hoàn thành bài tập
m
l
k
j
7
Hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng động tác/bài tập và kết thúc quá trình hình thành kiến thức.
m
l
k
j
8
Luyện tập nâng cao
m
l
k
j
Xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:..
2
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:.
2
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:...
3
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..
3
VI. NỘI DUNG.
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng...
4
3. Giải pháp.
7
3.1. Giải pháp chung...
7
 3.1.1. Xây dựng ý thức, tinh thần, thái độ
7
 3.1.2. Hình thành động cơ học tập cho học sinh.
8
 3.1.3. Nắm được tình hình sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ vận động của học sinh
8
3.2. Giải pháp cụ thể
8
 3.2.1. Mô phỏng, hệ thống hóa các động tác/bài tập/kỹ thuật để học sinh nghiên cứu, tập luyện.
8
 3.2.2. Giao nhiệm vụ tập luyện ngoài giờ học.
12
 3.2.3. Kiểm tra, đánh giá mức độ tự học, khả năng hoàn thành bài tập..
15
 3.2.4. Hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng động tác/bài tập và kết thúc quá trình hình thành kiến thức.
16
 3.2.5. Luyện tập hoàn thiện, nâng cao.
16
4. Phân tích, so sánh
16
5. Kết luận
18
VII. KẾT QUẢ: 
18
VIII. KẾT LUẬN CHUNG..
20
IX. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
22
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO...
23
PHỤ LỤC.
24
MỤC LỤC
28

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_nhiem_vu_hoc_tap_o_mon_the_duc_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan