Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chuẩn bị dạy học ở môn học thể dục đạt hiệu quả

Thực trạng

- Nhìn chung ý thức học tập và kết quả rèn luyện của học sinh đang có chiều hướng đi xuống, các em còn nặng tâm lý học hành, còn thờ ơ với môn học, chưa thấy rõ lợi ích của môn học, chưa quan tâm nhiều đến kết quả học tập của bộ môn; chủ yếu mượn tiết học để vui chơi – giải trí, kết quả học tập của học sinh đang bị giảm sút, không những các môn học khoa học xã hội, tự nhiên mà kể cả các môn học năng khiếu, trong đó đặc biệt có môn học thể dục, mà cụ thể là:

- Học sinh học tập còn chưa tích cực, mang tính chất đối phó.

- Học sinh còn thờ ơ với môn học, chủ yếu mượn tiết học để vui chơi.

- Trong học tập thì chưa tự giác, ý thức tự quản chưa cao khi chia nhóm tập luyện.

- Kiểm tra bài cũ (lý thuyết hoặc thực hành động tác) đa số học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt ở nhà.

- Kết quả kiểm tra qua các nội dung học nhiều em chưa đạt.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chuẩn bị dạy học ở môn học thể dục đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đế
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội dung
2
Thực trạng
2
 Nguyên nhân
2
 Giải pháp
3
Các bước lên lớp
4
Nhận xét đánh giá luyện tập
5
Những điều giáo viên cần lưu ý trong khi dạy
5
III. Kết luận và kiến nghị
6
IV. Tài liệu tham khảo và phụ lục
8
ĐỖ THỊ VÂN BÁO CÁO THÁNG 4.2021
Sáng kiến kinh nghiệm
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ DẠY HỌC Ở MÔN HỌC THỂ DỤC ĐẠT HIỆU QUẢ
I. Đặt vấn đề:
1. Lý do chọn đế tài
Thể dục là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của GDTC nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất con người, đồng thời góp phần giáo dục các phẩm chất đạo đức, chuẩn bị cho họ những điều kiện cần thiết để sống, học tập, lao động với chất lượng, hiệu quả cao và sẳn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập thể dục một cách hệ thống và khoa học sẽ có tác dụng nâng cao năng lực làm việc của các hệ thống, cơ quan của cơ thể, đặc biệt là hệ thống tuần hoàn, hô hấp và vận động. Các tố chất thể lực quan trọng như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sức khéo léo được phát triển và hoàn thiện, hình thái cơ thể cân đối. Cơ thể thích ứng tốt với môi trường sống và có khả năng phòng chống đối với các bệnh truyền nhiểm và các kích thích bất lợi từ môi trường.
Các kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn của thể dục nhằm mục đích nâng cao trình độ vận động đồng thời góp phần nâng cao năng lực lao động và những năng lực khác cần thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Từ những vấn đề trên mà tôi chọn đề tài: “Công tác chuẩn bị dạy học ở môn thể dục thể dục đạt hiệu quả ”. Áp dụng trong năm học 2020 - 2021. Nhằm giúp các em có ý thức học tập tốt hơn, yêu thích môn học, nâng cao sức khỏe và nâng cao chất lượng môn học.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3. Đối tượng về thời gian nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Khách thể: học sinh trường THCS Phong Phú
- Thời gian nghiên cứu:
+ Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021
 	4. Phương pháp nghiên cứu.
- Qua thực nghiệm giảng dạy.
- Qua nghiên cứu tài liệu.
II. Nội dung
1. Thực trạng
- Nhìn chung ý thức học tập và kết quả rèn luyện của học sinh đang có chiều hướng đi xuống, các em còn nặng tâm lý học hành, còn thờ ơ với môn học, chưa thấy rõ lợi ích của môn học, chưa quan tâm nhiều đến kết quả học tập của bộ môn; chủ yếu mượn tiết học để vui chơi – giải trí, kết quả học tập của học sinh đang bị giảm sút, không những các môn học khoa học xã hội, tự nhiên mà kể cả các môn học năng khiếu, trong đó đặc biệt có môn học thể dục, mà cụ thể là: 
- Học sinh học tập còn chưa tích cực, mang tính chất đối phó.
- Học sinh còn thờ ơ với môn học, chủ yếu mượn tiết học để vui chơi.
- Trong học tập thì chưa tự giác, ý thức tự quản chưa cao khi chia nhóm tập luyện.
- Kiểm tra bài cũ (lý thuyết hoặc thực hành động tác) đa số học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt ở nhà.
- Kết quả kiểm tra qua các nội dung học nhiều em chưa đạt.
2. Nguyên nhân:
 	a. Nguyên nhân khách quan:
- Do công nghệ thông tin ngày càng phát triển dịch vụ Internet mọc lên nhiều học sinh bị lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng nên ít quan tâm đến việc học và luyện tập thể dục thể thao. 
- Cơ sở vật chất trong giảng dạy còn ít và thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học cho học sinh.
Điều kiện sân bãi để học sinh học tập còn hạn chế, chưa đủ tiêu chuẩn theo qui định.
 	b. Nguyên nhân chủ quan:
- Do dư luận xã hội vẫn còn xem nhẹ môn học thể dục, phần nào cũng tác động đến tâm lý học tập của học sinh.
- Học sinh chưa thấy được lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao dẫn đến thờ ơ với môn học chưa phát huy hết khả năng của bản thân
3. Giải pháp về đổi mới phương pháp 
Một số đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng.
* Những yêu cầu sư phạm đối với tiết dạy:
Một số đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng.
- Luôn tìm tòi và nghiên cứu tài liệu chuyên môn từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh tại trường mình.
	- Nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề về tâm sinh lý của học sinh trường mình để có cách nhìn nhận đúng đắn, từ đó tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.
	- Không ngừng học tập trao dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm thông qua các tiết dạy của đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ở tất cả các bộ môn, tập huấn thường kỳ do các cấp tổ chức. Phải áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp đổi mới vào điều kiện thực tế của trường mình.
 	- Luôn tích cực dự giờ, học hỏi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, hệ thống các kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được từ các tiết dự giờ đồng nghiêp đẻ áp dung trong tiết dạy của bản thân, cách sử dụng đồ dùng, cách xử lý tình huống sư phạm.
- Phải biết nhìn nhận những ưu – khuyết của bản thân trong khi áp dụng các phương pháp đổi mới để điều chỉnh ở những tiết dậy tiếp theo.
 	* Xác định nội dung tiết dạy:
 	Nghiên chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và phân phối chương trình để xác định nội dung tiết học và lượng kiến thức cần truyền đạt, trên cơ sở đó xác định việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, sân bãi cho chu đáo và phù hợp.
- Chuẩn bị
Việc chuẩn bị chu đáo cho giờ học có ý nghĩa quyết định sự thành công của bài giảng. Trong khâu chuẩn bị cần phối hợp sự chuẩn bị của cả thầy và trò.
Học sinh chuẩn bị: 
Trang phục, dụng cụ học tập và vệ sinh sân luyện tập.
2 Giáo viên chuẩn bị:
- Giáo án: Xác định rõ mục tiêu, các nội dung và phương pháp cần tiến hành trong giờ học
- Đồ dùng dạy học hỗ trợ cho tiết dạy
4. Các bước lên lớp:
a. Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra sĩ số, tình hình sức khỏe học sinh và phổ biến nội dung tiết học sau đó tiến hành cho học sinh khởi động, tiếp đến là bài tập bổ trợ cho nội dung bài học.
Cần kết hợp giữa khởi động và các động tác bổ trợ cho nhịp nhàng để không làm mất thời gian. Để làm được điều này giáo viên cần căn cứ vào từng loại hình của bài dạy để chọn những động tác vừa có tác dụng khởi động, vừa có tác dụng bổ trợ cho các động tác chính mà học sinh sẽ học tiếp ngay sau đó.
Ví dụ: Khi dạy nội dung: Chạy đà kết hợp với giậm nhảy của nhảy xa.
 	Tôi hướng dẫn học sinh tập luyện như sau:
- Khởi động làm linh hoạt các khớp xương.
- Chạy nhẹ nhàng và xác định chân giậm nhảy.
	- Cho học sinh chạy nhẹ nhàng, khi tới vạch giới hạn thì giậm nhảy bật qua. Sau một số lần học sinh sẽ xác định được dùng chân giậm nhảy là chân phải hay chân trái.
- Tiếp theo cho học sinh chạy nhẹ nhàng ba bước giậm nhảy bật đi xa.
- Sau đó cho học sinh chạy nhẹ nhàng bật nhảy lên cao về phía trước, chạm vật chuẩn trên cao.
 	- Cách tập như bài tập trên đây đã bổ trợ cho kĩ thuật chạy đà, chạy đà giậm nhảy, giậm nhảy đi xa và giậm nhảy bật lên cao. Học sinh được tăng thời gian tập luyện kỹ thuật và kỹ năng của kỹ thuật nhảy xa. Khi học sinh được tập luyện nhiều, nghĩa là khối lượng vận động tăng, có ảnh hưởng tốt đến việc rèn luyện thể lực cho học sinh.
	b. Củng cố nội dung học: 
	Đây là phần rất quan trọng trong mỗi nội dung luyên tập mà giáo viên thực hiện. 
Vì sau khi luyện tập có rất nhiều học sinh thực hiện còn sai hay thiếu sót, thông qua việc củng cố lại kỹ thuật động tác sẽ giúp các em hiểu, hình thành và khắc sâu được động tác đúng và chính sát để có hướng điều chỉnh cho mình ở nhà cũng như ở tiết học tiếp theo.
5. Nhận xét, đánh giá nội dung tập luyện:
+ Phân tích kết quả luyên tập, nhắc nhở rút kinh nghiệm về thao tác chưa chính xác, giải đáp thắc mắc nảy sinh trong nội dung luyện tập.
+ Học sinh tự rút ra kết luận. 
+ Nhận xét biểu dương các cá nhân, có thể GV cho điểm khuyến khích, nhắc nhở những HS chưa cố gắng trong luyện tập. 
6. Những điều GV cần lưu ý trong khi dạy:
- GV cần nắm rõ từng đối tượng học sinh ở trong lớp giảng dạy, bằng các phương pháp dạy học tích cực tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng học sinh, các vấn đề luyện tập -> hướng dẫn học sinh tự lực tham gia vào các hoạt động giáo viên đã yêu cầu -> tạo điều kiện cho các em bộc lộ khả năng nhận thức. Khuyến khích học sinh nêu thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết vấn đề, đề xuất ý kiến khắc phục, giải quyết.
- Việc tổ chức các nội dung tập luyện phải phù hợp với loại hình bài, đối tượng HS sẽ đem lại hiệu quả trong học tập, hình thành ở HS các kỹ năng như: Kỹ năng nhận biết và xử lý tình huống trong quá trình luyện tập, kỹ năng quan sát, kỹ năng tự tin khi thực hiện động tác, kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung luyện tập và kỹ năng tư duy sáng tạo Có như vậy HS sẽ lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sâu sắc hơn, theo tôi nghĩ đây chính là hiệu quả của việc giảng dạy các tiết học; góp phần nâng cao chất lượng, đem lại niềm vui và hứng thú học tập bộ môn.
III. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết quả của việc úng dụng đề tài.
 	 - Đây là sáng kiến áp dụng trong lĩnh vực giáo dục học sinh THCS, chủ yếu là làm sao để người giáo viên có được một phương pháp dạy học môn Thể dục trong trường THCS tốt nhất, hiệu quả nhất. Sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho người giáo viên lên lớp có chất lượng, hiệu quả cao nhất, học sinh thì hứng thú, say mê học tập, tích cực tham gia các hoạt động hơn.
	- Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy tôi đã thu được những kết quả như sau:
- Trong các tiết dạy, học sinh đều sôi nổi, hứng thú học tập, tích cực và tự giác tham gia vào các hoạt động của tiết học, hạn chế hiện tượng học sinh rụt rè, nhút nhát ngại tham gia tập luyện. Trong giờ học các em mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn những động tác, những kĩ năng khó hoặc chưa hiểu. 
- Qua những giờ dạy theo phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng bộ môn nói chung và các bài dạy nói riêng, so với năm trước đã được nâng lên rõ rệt. Các em có ý thức tự giác, tích cực hơn trong tập luyện, thực hiện các kĩ thuật động tác tương đối tốt, có nhiều em đạt thành tích cao được chọn vào đội tuyển điền kinh nhà trường để dự thi Đại hội TDTT các cấp.
- Trước khi áp dụng đề tài thì một tiết học của bộ môn Thể dục ít sôi nổi, học sinh chưa hứng thú học tập, còn e dè, ngại khi tập những động tác khó.
Sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy bộ môn Thể dục tại trường THCS Phong Phú, tôi thấy những khuyết điểm đã được khắc phục và có kết quả xếp loại đạt khá cao (Tỉ lệ học sinh xếp loại đạt 100%) 
§Ó gi¶ng d¹y bé m«n thÓ dôc ®¹t kÕt qu¶ cao, Nhµ tr­êng, ngµnh vµ c¸c cÊp chÝnh quyÒn cÇn t¹o ®iÒu kiÖn h¬n n÷a vÒ c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ, kinh phÝ phôc vô cho gi¶ng d¹y vµ tËp luyÖn ®¹t kÕt qu¶ cao h¬n.
Lµ mét gi¸o viªn thêi gian c«ng t¸c ch­a nhiÒu, kinh nghiÖm gi¶ng d¹y vµ vèn sèng thùc tÕ cßn h¹n chÕ, t«i nghÜ r»ng nh÷ng ý kiÕn trªn ®©y ch¾c ch¾n sÏ cßn nhiÒu thiÕu sãt, rÊt mong ®­îc sù ®ãng gãp ý kiÕn vµ sù gióp ®ì tËn t×nh cña l·nh ®¹o ngµnh, chuyªn m«n vµ Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng, còng nh­ c¸c b¹n ®ång nghiÖp.
 Láng Tròn, ngµy 06 th¸ng 4 n¨m 2021 
Ng­êi viÕt
 Đỗ Thị Vân
IV. Tµi liÖu tham kh¶o- phô lôc
1. Tài liệu tham khảo:
Sách giáo viên thể dục 6 - 7 - 8 - 9 - NXB Giáo dục.
Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT - NXB Giáo dục 1998.
Đổi mới phương pháp dạy học trường THCS – Viện KHGD 1999.
Phương pháp dạy học môn thể dục trong trường phổ thông - NXB Giáo dục.
Trò chơi vận động - NXB TDTT 1981.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chuan_bi_day_hoc_o_mon_hoc_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan