Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh Lớp 1

I. Cơ sở lý luận .

Các phơng pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn học. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức toán học, mà kỹ năng giải toán là phơng tiện để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phơng pháp và cách thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy-học

Xuất phát từ cuộc sống hiện tại do đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin.đòi hỏi con ngời phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm năng động, sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu giảng dạy nói chung, trong dạy học toán nói riêng đòi hỏi GVcần phải vận dụng linh hoạt sáng tạo các phơng pháp và hình thức dạy học để năng cao hiệu quả giảng dạy.

Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng phát huy tính tích cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt đợc yêu cầu đó giáo viên phải có phơng pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nớc nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.

II. Cơ sở thực tiễn:

Trong chơng trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy đợc nhiều khái niệm toán học nh: các số, các phép tính, các đại lợng, các yếu tố hình học. đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con ngời, thấy đợc mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực t duy và những đức tính của con ngời mới. Có ý thức vợt khó khăn, đức tính cẩn thận,làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng tính toán,

 Trong các mạch kiến thức toán ở chơng trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng t duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là học sinh cha biết cách tự học, cha học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng kết quả của bài nhng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có đợc phép tính nh vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Cha biết cách tóm tắt, phân tích đề toán để tìm ra hớng giải, tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, cha có biện pháp, phơng pháp học toán.Học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chớc.

Chính vì vậy việc nắm vững nội dung và phơng pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 1 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải học để nâng cao chất lợng giải toán cho học sinh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiếng khó trong đề toán như: thuyền, quyển, Quỳnh, ... tăng cường dùng các vần và tiếng dễ đọc , dễ viết nh : cam, gà, bạn,quả ... trong các đề toán. 
   - Lựa chọn câu hỏi trong đề toán sao cho học sinh chỉ cần chỉnh sửa một chút thôi là được ngay câu lời giải.
   - Cài sẵn "cốt câu" lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể dựa vào tóm tắt mà viết câu lời giải.
   - Cho phép (thậm chí khuyến khích) học sinh tự nghĩ ra nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Chẳng hạn, với bài toán : "An có 4 quả bóng. Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?"; Học sinh có thể đặt lời giải theo rất nhiều cách như: 
   + Cả hai bạn có: ........
   + Hai bạn có: ..........
   + An và bình có: ..........
   + Tất cả có: ..........
   + Số bóng tất cả là: ...........
   2) Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học
   Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh tiểu học là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn". Đồ dùng thiết bị dạy học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy "Giải toán có lời văn" cho học sinh lớp Một. Cũng trong cùng một bài toán có lời văn, nếu chỉ dùng lời để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh hoạ. Chính vì vậy rất cần thiết phải sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh "Giải bài toán có lời văn". 
   Hiện nay bộ đồ dùng trang bị đến từng lớp đã có khá nhiều các đồ dùng mẫu vật cho việc sử dụng dạy "Giải toán có lời văn" song vẫn là thiếu nếu giáo viên thực sự có trách nhiệm. Mỗi nhà trường cần có kế hoạch mua bổ sung, từng tổ khối, cá nhân giáo viên cần sưu tầm, làm thêm các thiết bị như: vật thực, tranh ảnh... làm đồ dùng, dùng chung và riêng cho từng lớp.
 Một số nơi điều kiện kinh tế phát triển GV sử dụng giáo án điện tử vào các bài học có nội dung giải toán sẽ rất hấp dẫn với HS tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài dễ dàng và hiệu quả hơn.
   Một điều hết sức quan trọng là một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng dạy nói chung và khi dạy "Giải toán có lời văn" nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có ý thức chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Cần cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn để đa việc thống nhất sử dụng đồ dùng dạy học và phơng pháp sử dụng đồ dùng dạy học.
3) Dạy  "Giải bài toán có lời văn" ở lớp Một.
3.1/ Quy trình " Giải bài toán có lời văn " thông thường qua 4 bước: 
   - Đọc và tìm hiểu đề bài.
   - Tìm cách giải bài toán.
   - Trình bày bài giải
   - Kiểm tra lại bài giải.
a) Đọc và tìm hiểu đề toán
   Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như " thêm , và , tất cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, đã thả,đã bán, ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Không nên gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
  * Tóm tắt bài toán :Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại " Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán.Sau khi HS được rèn luyện và quen dần thì HS sẽ tự đọc và tóm tắt bài toán rồi nhìn tóm tắt để giải vào vở.
   Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ, với bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:
   - Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (... có 5 con vịt)
   - Trên bờ có mấy con vịt? ( ... có 4 con vịt)
   - Em có bài toán thế nào? (...)
   Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa.
   Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, ...) để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán. 
   * Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
   - Tóm tắt bằng lời:
   Ví dụ1:Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ .Hỏi tổ emcos tất cả mấy bạn ? 
 Tóm tắt
 Có : 5 bạn nam
 Có:  5 bạn nữ
 Có tất cả: ... bạn?                    (A)
   Ví dụ 2:Hà có 35 que tính,Lan có 43 que tính.Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính ?
 Tóm tắt
? que tính
 Hà có:    35 que tính                                 
                 Lan có:  43 que tính 
 - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
   Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 3 cm và đoạn thẳng BC dài 6 cm .Hỏi đoạn thẳng BC dài mấy xăng-ti-mét ? 
6 cm
3 cm
C
B
A
? cm
- Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật:
Ví dụ: Hàng trên có 4 bông hoa,hàng dưới có 3 bông hoa .Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu bông hoa ?
Tóm tắt 
Hàng trên : 
 Hàng dưới:  
 Có tất cả : ... bông hoa ?  
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng.
   Với cách viết thẳng theo cột như: 
 Có : 15 búp bê     hoặc Giỏ 1 có  : 26 quả
                                     Bán : 12 búp bê               Giỏ 2 có : 33 quả
                                 Còn lại .... búp bê .             Tất cả có : ..... quả
  Kiểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải.
   Có thể lồng "cốt câu" lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (A) học sinh có thể viết ngay câu lời giải là : "Cả hai bạn có:" hoặc "Số vở cả hai bạn có:" hoặc: "Cả hai bạn có số vở là:". Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu? lên trước các từ như quyển, quả, ... Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như: quyển, quả ,... cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu ... là điền số (dấu) vào đó nên giáo viên cần lưu ý các em là: "Riêng trong trường hợp này (trong tóm tắt ) thì dấu ... thay cho từ "mấy" hoặc "bao nhiêu" ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào Đáp số của Bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ ... trong tóm tắt. Nếu không thể giải thích cho học sinh hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại lối cũ, tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu "Còn ? quả" cũng được, không nên quá cứng nhắc.
    Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình. Không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu. 
 b) Tìm cách giải bài toán.
   * Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn: 
   - Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)
   - Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
   - Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
   Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4  = 9); hoặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để đợc 9 ? (5 + 4 = 9).
   Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta viết "con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5   +   4   =   9 (con gà).
   Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, song cần hỏi thêm: "Em tính thế nào?" (5 + 4 = 9). Sau đó nhấn mạnh: "Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 9). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán.
   * Cách tìm lời giải: Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng một trong các cách sau:
   Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải : "Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu lời giải : "Nhà An có tất cả là: "
   Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:"
   Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. 
   Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh viết câu lời giải: "Nhà An có tất cả:"
   Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?" để học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả:
5   +   4   =   9 (con gà)
 Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà An có tất cả là" v.v...
ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc dể chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải viết theo một kiểu.
 c) Trình bày bài giải
 Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn nh sau:
	Bài giải
Nhà An có tất cả là:
 5   +   4   =   9 ( con gà )
 Đáp số : 9 con gà 
   Nếu lời giải ghi: "Số gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = 9 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ "gà"). Tuy nhiên nếu học sinh viết quá chậm mà lại gặp phải các từ khó như "thuyền, quyển, ..." thì có thể lược bớt danh từ cho nhanh.
   Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ "con gà" lại được đặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) chứ 5 + 4 không thể bằng 9 con gà được. Do đó, nếu viết: "5 + 4 = 9 con gà" là sai. Nói cách khác , nếu vẫn muốn được kết quả là 9 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng: "5 con gà + 4 con gà = 9 con gà". Song cách viết phép tính với các danh số đầy đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau: 
                             5 con gà + 4 = 9 con gà 
                             5 + 4 con gà = 9 con gà 
                             5 con gà + 4 con gà = 9
   Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ được viết 5 + 4 = 9 thôi.
   Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Có thể hiểu rằng chữ "con gà” viết trong dấu ngoặc ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 9. Do đó, nên hiểu: 5 + 4 = 9 (con gà) là cách viết của một câu văn hoàn chỉnh như sau: "5 + 4 = 9, ở đây 9 là 9 con gà". Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là một cách viết phù hợp. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính nên ta cứ việc ghi: "Đáp số : 9 con gà"  mà không cần ngoặc đơn.
 d) Kiểm tra lại bài giải
   Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này.  Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác.  
3.2/ Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn"
   Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. ở mỗi bài, mỗi tiết về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán. 
   Ví dụ 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó: 
   Bài toán: Dưới ao có ... con vịt, có thêm ... con vịt nữa chạy xuống. Hỏi ..........................................................................?
 Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
   Có                   :       7  hình tròn
   Tô màu           :        3  hình tròn
   Không tô màu : .......... hình tròn?
* Đối với bài toán giải nằm trong các tiết luyện tập thì GV có thể cho HS tự đọc và tóm tắt bài toán và sau đó dựa vào tóm tăt để tìm ra cách giải và trình bày bài giải vào vở.Sau đó chữa bài nhằm giúp cho HS nhận biết được những cái mà mình đã làm được và chưa được sau khi giải
3.3/ Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy:"Giải bài toán có lời văn" ở lớp Một.
   a) Phương pháp trực quan
   Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 1GV thường sử dụng phơng pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ  giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra hướng giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan.
   b) Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)
   Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh ...
   c) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
  	- Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này.ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn cho bài toán dạng “bớt” nhưng chưa đầy đủ dự kiện, học sinh tự nhìn vào hình vẽ viết thêm số và đặt câu hỏi và giải bài toán hoặc Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải.
   Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo
2.6. Các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên.
 Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho GV học tập nắm vững nội dung phương pháp giải toán lớp 1 và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán cho HS lớp 1. 
Tổ chức thao giảng 2dạng bài.
Dạng bài mới: Dạy tiết 85- Bài giải toán có lời văn.
Dạng bài luyện tập: Dạy tiết 87 - Luyện tập về giải toán.
- Qua thao giảng giúp cho GV vừa đối chiếu với lý thuyết đã học và vừa rút kinh nghiệm về giản dạy và sau đó thực hiện đại trà.
- Thông qua các ngày lễ lớn tổ chức thảo giảng để đánh giá việc nắm bắt, vận dụng học tập của giáo viên và đánh giá năng lực chuyên môn của GV.
IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm.
1. Kết quả:
Với một số biện pháp bồi dưỡng về giải toán có lời văn như trên sau hai năm thực hiện đã đạt được kết quả sau:
Đối với giáo viên: Đã nắm toàn diện cấu trúc nội dung,chương trình,sách toán 1 và hiểu sâu nội dung và một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán cho HS, cùng với những điểm cần lưu ý trong quá trình chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học nên đa số giáo viên nắm và vận dụng vào giảng dạy đạt kết quả tốt. Qua thanh tra toàn diện của phòng giáo dục trong khối 1 có 2 đ/c được thanh tra 2 tiết dạy giải toán xếp loại Tốt.
	Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả giải toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán sôi nổi hơn.
Cụ thể kết quả kiểm tra mụn toỏn cuối năm:
Năm học
TB trở lên
Khá giỏi
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
2008-2009
66 em
98,5
50 em
75
1 em
1,5
2009-2010
73em
100
69em
94,5
0
0
Bài học kinh nghiệm:
*Đối với ban giám hiệu: cần nắm bắt kịp thời những điểm GV, HS còn yếu và thiếu thông qua dự giờ thăm lớp, qua bài giải của HS để sớm xây dựng nội dung chuyên đề cần bồi dưỡng đó là:
   1) Bồi dưỡng cho GV Hiểu sâu cấu trúc nội dung chương trình toán 1 nói chung và mạch kiến thức giải toán có lời văn nói riêng
   2) Sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy " Giải toán có lời văn".
   3) Quy trình dạy "Giải toán có lời văn" ở lớp Một.
   4) Một số phương pháp thường sử dụng trong giảng dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1.
*Đối với giáo viên
   - Mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về “Giải toán có lời văn” ở lớp Một, để xác định được trong mỗi tiết học GV phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào?
   - Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp Một, cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy “Giải toán có lời văn” nói riêng, tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan hoặc trực quan một cách hình thức.
   - Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”.
   - Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 
c. Kết luận.
Qua việc triễn khai chuyên đề : một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán lớp 1 ,cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ GV trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ,GV đã có những chuyễn biến đáng kể. GV đã nắm và vận dụng vào quá trình giảng dạy. Chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt. Chất lượng làm bài của HS qua kiểm tra đạt kết quả tốt.
Để thực hiện được điều đó đòi hỏi người quản lý phải biết xây dựng kế hoạch nội dung bồi dưỡng kịp thời các chuyên đề. Giáo viên phải nhiệt tình, nghiêm túc học hỏi và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để mỗi giờ dạy người Giáo viên thực sự chỉ là người tổ chức hướng dẫn còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân.
Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chất lượng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
 	Người viết
	 Nguyễn Thị Tình	
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng Khoa học cấp Trường
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng Khoa học cấp huyện
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc
Sáng Kiến Liên Quan