Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ

¬ Một số trẻ em hiện nay thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin trong cuộc sống từ đó dẫn đến khi lớn lên các em sẽ thiếu tính tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Không ít thanh thiếu niên khiến cho các bậc làm cha, làm mẹ phải phiền lòng vì con mình trong một xã hội phát triển năng động và đầy tính sáng tạo như hiện nay.

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6352 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường, ở lớp, áp dụng và vận dụng linh hoạt trong chương trình giảng dạy. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đề xuất một số giải pháp thực hiện sau:
 Một là: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy Kỹ năng sống cho các em.
* Học sinh đang tự điều hành thảo luận tìm nội dung bài học 
 Hai là: Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
Ba là: Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Ở môn kĩ thuật, giáo viên cần giáo dục kĩ năng tự phục vụ bởi ở gia đình, các em thường được cha mẹ, người giúp việc làm thay hoặc không có thời gian gần gũi để hướng dẫn. Thầy cô cần cho học sinh thấy rằng việc khâu may, nấu cơm, luộc rau, lắp ráp mạch điện đơn giản hết sức cần thiết cho bản thân các em vì chẳng những có thể phụ giúp gia đình mà còn là hành trang khi các em đi học xa nhà sau này không có người chăm lo. Trong các bài khoa học, chúng ta có thể hướng dẫn, tập dần cho các em kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Ở môn đạo đức, giáo viên rất dễ dàng nâng cao kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức như kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, thương binh - liệt sĩ, những người lao động bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày. Các em biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị; biết giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè; biết xác định các giá trị hành vi đạo đức. Tùy từng bài học, chúng ta giáo dục các kĩ năng phù hợp cho các em.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.
 Bốn là: Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp, khối lớp của mình, liên trường, tham gia các hoạt động cấp huyện, cấp tỉnh.... Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện Kỹ năng sống được triển khai. Trong đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện Kỹ năng sống cho học sinh.
* Học sinh tham dự Hội trại giao lưu cấp huyện và Ban chỉ huy Đội giỏi
 Năm là: Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm, gần gũi và than thiện đối với học sinh. Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương. Phát huy tốt vai trò điều em muốn nói. Giáo viên thật sự biết nắng nghe, chia sẻ của từng học sinh.
Sáu là: Tổ chức lớp cũng phải đổi mới. Chủ tịch Hội đồng tự quả (Lớp trưởng, lớp phó), các ban (tổ trưởng, tổ phó) cần thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lý ra sao Đồng thời biết thông cảm với công việc của người chỉ huy. Qua đó rèn cho các em những kĩ năng chỉ huy - lãnh đạo cần thiết.
Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu Biết cảm thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người.
Giáo viên cũng có thể tập dần cho các em kĩ năng đặt mục tiêu từ những việc nhỏ như thói quen dậy sớm tập thể dục, đi học đúng giờ, phụ mẹ việc nhà, giữ lời hứa với mọi người
Bảy là: Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như Rung chuông vàng, hái hoa học tập, hội trại giao lưu...; Hàng năm các nhà trường tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Giáo viên Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên phải tổ chức nhiều hoạt động phong phú, xây dựng kế hoạch rõ ràng cụ thể, nội dung phải cập nhật các vấn đề mới của xã hội đang gây xôn xao dư luận như: bạo lực học đường, xâm hại tình dục, đuối nước, ma túy, .và nêu cao các gương điển hình để các em rút kinh nghiệm, học tập.
 Tám là: Nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Mục tiêu buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà trường mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm.
* Học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường
Chín là: Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng cần được thông tin đến phụ huynh để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với con em mình, giúp phụ huynh học sinh nắm bắt được các vấn đề mới đang xảy ra trong đời sống xã hội, giúp phụ huynh học sinh nắm được các đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi để có biên pháp ngăn chặn và phố kết hợp với nhà trường, cùng với giáo viên thực hiện, theo dõi, ủng hộ động viên các em. Nếu được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn.
 Mười là: Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Trong đó cần chú
 trọng tạo môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc
nam, trang trí bảng bản tin, các hình ảnh dễ hiểu về các hàng vi, các câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức Bảo vệ môi trường ở các em. Nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục Kỹ năng sống cho các em.
* Học sinh tham gia lao động vệ sinh trường lớp.
 Ngoài ra giáo viên còn chú ý giáo dục các em cách tự bảo vệ bản thân:
 Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lo ngại và quan tâm nhiều đến sự thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tai nạn thương tích ở trẻ em, đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật cắn, bạo lực học đường, trẻ em nữ bị xâm hại tình dục. 
 Hiểu biết về giới tính, tệ nạn xã hội, về phòng chống HIV/AIDS còn nhiều hạn chế.
 Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện.
 Thực hiện có hiệu quả giảng dạy và lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho
 học sinh qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh. Nhưng không phải bố mẹ nào cũng có thể luôn luôn để mắt, bao bọc, che chở con mọi lúc mọi nơi? Khi đi học các con đã gặp gỡ những ai? Lúc tan học các con đã gặp phải những chuyện gì? Khi đi chơi với bạn hay sang nhà hàng xóm chơi với người quen, liệu rằng có an toàn? Các con có hoàn toàn được an toàn trong trường học? Vì vậy nhà trường đóng vai trò chủ chốt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 Sự phát triển tràn lan khó kiểm soát của công nghệ, phim ảnh, internet, mạng xã hội với những tác động tiêu cực đã xâm nhập và ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy và đạo đức của con trẻ hiện nay. Làm bậc cha mẹ, chúng ta ai cũng cảm thấy lo lắng và bất an khi con trẻ ngày càng phát triển sớm, có nhiều bí mật riêng tư, ít giao tiếp với bố mẹ  Chính những điều này mà nguy cơ về xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, nói xấu, bắt nạt, trẻ xem phim sex v..v..ngày càng gia tăng. Thay vì bao bọc, che chở cho con dưới vòng tay bố mẹ, các bậc phụ huynh nên cho con có cơ hội được học cách nhận biết những nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Nhưng nhiều cha mẹ còn ngại chia sẻ với con cái những vấn đề tế nhị Như: cách phòng trách xâm hại trẻ em, tuổi dậy thì, sức khỏe sinh sản,
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ 
PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN.
	Dạy trẻ kỹ năng sống là điều rất cần thiết và đặc biệt là đối với trẻ tiểu học. Nếu như những ngày đầu học tiểu học các em có kỹ năng sống tốt thì cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em bởi những kỹ năng đầu tiên này sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên , nếu được dạy dỗ từ sớm,con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm sẽ thành công hơn và thành công sớm hơn.
Với bản thân một người thầy, không ai không muốn học sinh của mình trưởng thành và thành đạt trong cuộc sống. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, cơ hội cho con người rất nhiều nhưng cũng không ít những cạm bẩy, thách thức. Điều đó đòi hỏi mỗi một người chúng ta phải phát huy hết khả năng và năng lực của mình để được nhìn nhận và cống hiến. Với xu thế hội nhập hiện nay, mỗi công dân trở thành công dân toàn cầu, mà đã là công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không phải là những công dân chỉ biết: " biết nghe lời".
Qua kết quả nghiên cứu thực tế học sinh của trường Tiểu học Công Hải, huyện Thuận Bắc cho thấy :
a/ Về phía học sinh
100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. 
98% học sinh được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường hiệu quả ngày càng cao.
100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh .
Ngoài ra có 100% học sinh được rèn kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục, và
các môn học khác . 
100% trẻ được rèn luyện kĩ năng xã hội; kĩ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. 
100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
98% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp , sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh hầu hết học sinh đều đạt yêu cầu:
 Mạnh dạn tự tin 98 %; kĩ năng hợp tác 98%; kĩ năng giao tiếp 98%; tự lập, tự phục vụ 100 %; lễ phép100%; kĩ năng vệ sinh 100 %; kĩ năng thích khám phá học hỏi 95 % 
Kĩ năng tự kiểm soát bản thân 98 %; Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 100% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến .
 b/ Về phía giáo viên.
 Giáo viên phải gần gũi chuyện trò với học sinh , trả lời những câu hỏi vụn vặt của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống. 
Với những câu chuyện đang xảy ra trong thực tế, nhiều trẻ em rất đáng
thương như : một số nhóm trẻ em đi tắm sông suối đều bị chết đuối, thậm chí có em chỉ mới 10 tuổi bị xâm hại tình dục đến mang thai, có học sinh bị xâm hại tình dục ngay tại trường học, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất từ thực tế, từ nghiên cứu tài liệu, do tích lũy được trong suốt quá trình công tác với mong muốn gửi các đồng nghiệp, cha mẹ học sinh những thông điệp mang tính thuyết phục với một số điều cần làm và cần tránh nhằm giúp các bạn đồng nghiệp, cha mẹ các em những điều cơ bản để rèn kĩ năng sống như sau: 
	Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ hơn ai hết chúng ta là những người thầy dạy các em từ những cái nhỏ nhặt nhất, sơ khai nhất thì cần phải chuẩn bị và cung cấp cho các em một kiến thức thật vững vàng và một kỹ năng sống thật tốt để các em làm hành trang bước vào một môi trường mới để bước vào đời. 
Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kĩ năng sống: 
Điều cần làm trước hết là người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn. 
Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng không cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho các em thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho
 tương lai của các em.
Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kĩ năng sống: 
Không hạ thấp các em, cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh . 
Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ, không nên doạ nạt trẻ. Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn. 
Không bắt các em hứa hẹn. Sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. 
Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. 
Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh . 
Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ. 
 Cuối cùng tôi xin lĩnh hội những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, chân thành cảm ơn.
	 Công Hải, ngày 07 tháng 4 năm 2017
 Người viết 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG HẢI
 CHỦ TỊCH
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_Mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_song.doc
Sáng Kiến Liên Quan