Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, khai thác và quản lý website của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đặc biệt là
mạng xã hội như Facebook, Twiter, Google plus thì website là một điều
không thể thiếu đối với mỗi đơn vị. Không thể phủ nhận rằng trong thời đại
hiện nay chúng ta đang sống trong 2 thế giới: thế giới thực và internet. Nếu bộ
mặt của đơn vị ngoài thế giới thực là trụ sở, văn phòng, vị trí địa lý, bộ
brochure, danh thiếp, thì bộ mặt của đơn vị trên internet là website. Tất cả
những gì người khác biết về đơn vị trên internet sẽ tập trung vào website của
đơn vị đó. Màu sắc, phong cách, tính năng, nội dung trên website sẽ phản ánh
được hình ảnh của đơn vị đến với mọi người. Chính vì vậy có thể nói website
là bộ mặt của đơn vị trên internet.
Việt Nam đang có trên 77 triệu thuê bao internet (chiếm 2/3 dân số).
Khi có bất cứ nhu cầu gì, họ sẽ dùng Google tìm kiếm, chat hỏi bạn bè,
dùng Facebook để tham khảo thông tin, website chính là một trong
những con đường ngắn nhất, liên tục nhất để cung cấp thông tin của đơn
vị tới mọi người.
Nhận thức được điều trên đơn vị đã sớm đưa vào sử dụng và khai thác
website nhằm phục vụ công tác tuyển sinh, công tác chuyên môn và các hoạt
động khác. Quá trình khai thác và sử dụng website tại đơn vị đã thu được
những kết quả đáng kể, tuy vậy việc khai thác và sử dụng website còn chưa
đạt được kỳ vọng cũng như hiệu quả to lớn mà một website có thể mang lại.
này là do nội dung của website chỉ dựa vào một vài cá nhân trong đơn vị chịu trách nhiệm duy trì. Điều này dẫn đến nội dung website nghèo nàn và lỗi thời. 7.2.2.1. Mục tiêu - Huy động được cán bộ giáo viên trong đơn vị cùng tham gia viết bài và xây dựng nội dung website. Tăng cường sự giao lưu, học hỏi giữa các tác giả trong và ngoài đơn vị thông qua việc chia sẻ thông tin. - Tạo ra một môi trường để mọi người chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo động lực và hứng thú cho cán bộ giáo viên tiếp tục đóng góp bài viết cho website. 7.2.2.2. Nội dung biện pháp Kích thích mỗi cán bộ giáo viên tham gia viết bài chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, học tập hoặc các lĩnh vực mà họ đam mê, yêu thích. Tạo ra một diễn đàn với các chủ đề thiết thực gắn liền với các hoạt động thực tế của mỗi cán bộ giáo viên như trao đổi về đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý, chia sẻ kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi thông tin chuyên môn ... 7.2.2.3. Cách thức tiến hành - Ban quản trị website đặc biệt là bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm chuẩn bị môi trường, công cụ để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người 16 dùng như tạo tài khoản, cấp quyền, xây dựng diễn đàn, phân công người phụ trách kỹ thuật ... - Mỗi cán bộ, giáo viên đều có những mặt sở trường riêng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ và còn về các lĩnh vực khác trong đời sống. Tuy nhiên không phải ai cũng có hứng thú chia sẻ với người khác nhất là chia sẻ với cộng đồng trên website thông qua mạng internet. Chính vì vậy để lôi kéo và tạo hứng thú cho mỗi cán bộ giáo viên viết bài ở mỗi chủ đề chính cần có một hạt nhân. Hạt nhân là người có uy tín, có trình độ để tạo ra những bài viết đầu tiên hoặc những bài viết gợi mở và nêu vấn đề. Theo kinh nghiệm cho thấy, đối tượng hạt nhân không chỉ là cán bộ giáo viên đang công tác ở trong hoặc ngoài đơn vị mà còn có thể là những người đã hết tuổi công tác, những người mà có thừa kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian. Hạt nhân sẽ do lãnh đạo đơn vị hoặc ban quản trị mời tham gia. Những bài viết có chất lượng của các hạt nhân này sẽ lôi kéo được rất nhiều người theo dõi và hưởng ứng. - Thành lập các câu lạc bộ online sinh hoạt theo chủ đề và nội dung cụ thể. - Đơn vị cũng có những cơ chế khen thưởng kịp thời để động viên những cá nhân, tập thể tích cực tham gia viết bài và xây dựng nội dung website. 7.2.2.4. Điều kiện thực hiện - Lãnh đạo đơn vị hay lãnh đạo ban quản trị phải tìm được những hạt nhân có tâm huyết, nhiệt tình, phù hợp với mỗi nội dung chuyên đề. - Ban quản trị website phải xây dựng được giao diện thân thiện, dễ dùng, đảm bảo các hoạt động đăng tin và bài viết của các thành viên được liên tục, tạo tâm lý tốt cho người dùng. 17 7.2.3. Giải pháp 3: Tạo thư viện số để lưu trữ tài liệu tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên tra cứu và tìm kiếm thông tin. Trong thực tế hiện nay, khi một cán bộ giáo viên muốn tìm một công văn hay một văn bản giấy tờ nào đó thì thường phải liên hệ trực tiếp với nơi lưu trữ tài liệu đó (thường là bộ phận văn thư hoặc cán bộ tổ chức). Hầu hết các trường hợp chỉ cần tham khảo nội dung thông tin mà không cần sử dụng văn bản gốc. Các hoạt động tìm, mượn, trả lặp đi lặp lại nhưng không tránh khỏi mất mát tài liệu do người mượn quên không trả hoặc khi trả thì không được lưu trữ về vị trí cũ... Xuất phát từ thực tế trên tôi đề xuất giải pháp số hóa tài liệu lên website để khắc phục tình trạng kể trên. 7.2.3.1. Mục tiêu - Giúp việc lưu trữ, quản lý, tìm kiếm tài liệu khoa học và hiệu quả - Hạn chế được việc mất mát tài liệu. - Tăng năng suất và hiệu quả công việc. 7.2.3.2. Nội dung biện pháp Các tài liệu được scan và lưu trữ trên website bao gồm các tài liệu do đơn vị phát thành (các thông báo, văn bản, quyết định ...) hoặc các tài liệu chuyển đến có liên quan đến các hoạt động chuyên môn của đơn vị. Mỗi cán bộ giáo viên hoặc phòng ban sẽ được cung cấp tài khoản để truy cập vào cơ sở dữ liệu lưu trữ tài liệu. Khi một bộ phận cần tìm kiếm tài liệu sẽ thông qua việc truy cập website với tài khoản đã được cung cấp trước để tìm kiếm. Tùy vào mức độ quan trọng của tài liệu và quyền của tài khoản đăng nhập mà người dùng có thể có các thao tác với tài liệu như xem, in ấn, download ... 18 7.2.3.3. Cách thức thực hiện - Ban quản trị website liên hệ với bộ phận văn thư, tổ chức và các bộ phận khác có lưu trữ tài liệu để thống kê, phân loại tài liệu. - Tài liệu sẽ được scan, đặt tên, phân loại và lưu trữ theo nguyên tắc sau: + Tài liệu sẽ được lưu trữ theo các tiêu chí nơi phát hành, nội dung tài liệu, mã số tài liệu, thời gian ... + Mỗi tài liệu đều có cấp độ quan trọng khác nhau. Ví dụ: các tài liệu quan trọng nhất chỉ cho phép người dùng xem tài liệu mà không thể chỉnh sửa, copy hay download. Các tài liệu có mức độ quan trọng thấp hơn người dùng sẽ có nhiều quyền với tài liệu đó hơn trừ quyền xóa tài liệu. - Quá trình tìm kiếm dữ liệu sẽ tìm kiếm theo trình tự: nơi phát hành, nội dung tài liệu, số tài liệu (nếu có), ngày tháng phát hành. - Dựa trên quyền truy cập, mức độ quan trọng của tài liệu mà người dùng có các quyền khác nhau với tài liệu được tìm thấy. 7.2.3.4. Điều kiện thực hiện - Website phải được xây dựng dựa trên giải pháp công nghệ đảm bảo tính bảo mật cao. - Việc tổ chức, phân loại, lưu trữ tài liệu phải đảm bảo chính xác và đầy đủ. - Cần sự phối kết hợp tốt giữa bộ phận tiếp nhận tài liệu mới và ban quản trị website. 7.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng thư viện tài nguyên “hiệu quả“ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng Một trong những tiêu chí đánh giá website là số lượng lượt truy cập website đó. Nó là thước đo cho sự phát triển của website. Có rất nhiều cách để 19 tăng số lượng lượt truy cập như tối ưu hóa mã nguồn để website thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, ... thì việc tạo ra một nguồn tài nguyên phù hợp cho các đối tượng sử dụng website là một biện pháp để người dùng thường xuyên truy cập website của đơn vị. Cách làm này tuy không mới nhưng nếu tài nguyên trên website không được chọn lựa, biên tập, cập nhật sẽ trở thành một kho rác trên website và không thu hút được người dùng. 7.2.4.1. Mục tiêu - Tạo ra nguồn tài nguyên có sự chắt lọc đảm bảo đầy đủ, kịp thời, phù hợp cho người truy cập website. - Tạo ra địa chỉ tin cậy cung cấp các tài nguyên có chất lượng đáp ứng cho người dùng. 7.2.4.2. Nội dung biện pháp Để xây dựng được nguồn tài nguyên có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi sự đóng góp tích cực của mọi thành viên ban quản trị cũng như các cộng tác viên. Việc này cũng đòi hỏi ở người quản trị có hiểu biết rõ ràng về tài nguyên mình sẽ đưa lên, liên tục tìm hiểu, cập nhật tài nguyên mới, phiên bản mới đáp ứng nhu cầu người dùng. Ví dụ: trước đây hầu hết người sử dụng đều dùng hệ điều hành bản 32bit. Nhưng hiện nay rất nhiều dòng máy tích hợp sẵn hệ điều hành có bản quyền và thường là bản 64bit. Vì vậy khi download các phần mềm theo thói quen người dùng thường không lựa chọn cho phiên bản 64bit và thường mất công download lại. Do vậy nếu trên website thiết kế một thông báo yêu cầu 20 người dùng kiểm tra phiên bản hệ điều hành đang dùng sẽ giúp việc download tài nguyên được chính xác hơn, tăng sự hài lòng đối với người sử dụng. Một ví dụ khác: Người dùng thứ nhất chia sẻ một tài nguyên trên website cho một người dùng thứ 2 nhưng người dùng thứ 2 này lại sử dụng macbook (máy tính của hãng Apple sử dụng hệ điều hành OS). Nếu tài nguyên trên website không có phiên bản cho hệ điều hành OS thì việc lan truyền của website là thất bại. Qua hai ví dụ trên ta có thể thấy chất lượng của tài nguyên ảnh hưởng rất nhiều đến “uy tín“ của website. 7.2.4.3. Cách thức thực hiện Để có được nguồn tài nguyên chất lượng hiệu quả thì việc tổ chức và phân loại các nguồn tài nguyên là một công việc đòi hỏi nhiều công sức của ban quản trị website. Lãnh đạo ban quản trị cần có sự phân công thành viên quản trị tổ chức nguồn tài nguyên một cách khoa học, hợp lý. Tài nguyên trên website cần được chọn lựa kỹ càng, phù hợp với đa số đối tượng truy cập website. Tài nguyên cần phải liên tục được kiểm tra, cập nhật phiên bản mới, xóa hoặc thay thế tài nguyên cũ đã lỗi thời không còn phù hợp. Quản trị viên phải thường xuyên bổ sung các nguồn tài nguyên mới, nguồn tài nguyên mà nhiều người có nhu cầu sử dụng nhưng cũng cần đảm bảo không vi phạm các quy định về bản quyền, quyền tác giả cũng như các quy định khác của pháp luật. 21 7.2.4.4. Điều kiện thực hiện - Máy chủ đặt website cần có băng thông rộng, tốc độ nhanh, dung lượng lưu trữ lớn. - Quản trị viên phải có kiến thức chuyên môn vững, linh hoạt, nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của người dùng. 7.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức lấy ý kiến, đánh giá trực tuyến đối với người sử dụng nhằm đánh giá chất lượng của website Hỏi ý kiến trực tiếp người sử dụng là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để đánh giá được sự hài lòng, sự quan tâm của người dùng đối với một website. Trong xu thế mạng xã hội phát triển như hiện nay việc bình luận, trả lời câu hỏi trực tuyến đã trở thành thói quen đối với người sử dụng internet. Tuy nhiên hầu hết các website có mục thăm dò ý kiến người dùng chỉ dừng lại ở 1 lần thăm dò duy nhất ở một trang giao diện duy nhất, một lĩnh vực chính duy nhất. 7.2.5.1. Mục tiêu - Thăm dò ý kiến người dùng ở mọi chức năng, mọi giao diện của website nhằm có được cái nhìn tổng quát nhất về đánh giá của người dùng đối với mọi chức năng của website. 7.2.5.2. Nội dung biện pháp Không phải lúc nào người dùng cũng chú ý hay có hứng thú trả lời những câu hỏi thăm dò trên website. Chính vì vậy, nội dung thăm dò ý kiến cần phải được thiết kế ở mỗi mục, mỗi trang của website. Các nội dung thăm dò cũng cần được thay đổi liên tục để kích thích người đọc. 22 Ví dụ: cùng trong mục tin tức ở bản tin thứ nhất chúng ta có thể đặt câu hỏi thăm dò về sự phong phú của các bản tin, ở bản tin thứ 2 chúng ta có thể đặt câu hỏi thăm dò về tính phù hợp của các bản tin với người đọc ... Một ví dụ khác: trong mục thông tin tuyển sinh chúng ta có thể điều tra nhu cầu của người đọc về các ngành nghề, ở một trang khác chúng ta có thể điều tra về cách mà người đọc biết được thông tin tuyển sinh của đơn vị ... Việc tổ chức các câu hỏi điều tra tuần hoàn và khoa học sẽ giúp chúng ta thu được nhiều câu trả lời hơn, phản ánh đầy đủ, khác quan hơn về website để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. 7.2.5.3. Cách thức thực hiện: Dựa trên giao diện và các chức năng của website để bố trí các vị trí của câu hỏi, các chủ đề và nội dung câu hỏi, các chức năng thống kê kết quả và phân tích kết quả. Việc xây dựng câu hỏi cần tập chung vào các vấn đề cần tìm hiểu và đánh giá, câu hỏi cần đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, phương án trả lời không quá nhiều, có tính khơi gợi, kích thích người xem trả lời. Dựa trên kết quả thu được sẽ phát huy những điểm mạnh của website, khắc phục những điểm yếu, cải thiện hoặc thay đổi những chức năng ít được quan tâm, sử dụng. 7.2.5.4. Điều kiện thực hiện - Kỹ thuật thiết kế nội dung thăm dò ý kiến cần đảm bảo thẩm mỹ, không gây khó chịu cho người sử dụng. - Người phụ trách cần phải có khả năng phân tích và tổng hợp dữ liệu, có óc phán đoán và lên kế hoạch hành động dựa trên các kết quả thu được. 23 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua kết quả thực hiện áp dụng các giải pháp cho thấy hầu hết các giải pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi và rất khả thi. Đối với lãnh đạo đơn vị: Dựa trên những biện pháp đề ra cụ thể ban lãnh đạo đơn vị có những chỉ đạo sát sao, kịp thời, phù hợp trong việc phát triển website của đơn vị. Đối với cán bộ giáo viên: Thông qua các giải pháp, cán bộ giáo viên luôn chủ động, tích cực, tự nguyện tham gia viết bài và xây dựng nội dung website. Đối với học sinh, sinh viên và người dùng khác: Với việc bám sát nhu cầu thực tế của người sử dụng để làm mục tiêu xây dựng website nên website có sức hút lớn đối với mọi học sinh, sinh viên của đơn vị cũng như mọi đối tượng người dùng khác. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành trong tỉnh. - Cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, hiểu biết về công nghệ thông tin. - Cơ sở vật chất: phòng mạng, phòng máy tính được đầy đủ trang thiết bị, máy tính máy chiếu, bảng từ, không gian rộng, đủ ánh sáng. - Cơ chế khen thưởng phù hợp. 24 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, khai thác và quản lý website của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” được nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm từ năm học 2017-2018. Sáng kiến được toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiếp tục áp dụng rộng rãi trong năm học 2018-2019. Kết quả cho thấy chất lượng dạy và học, chất lượng quản lý công nghệ thông tin tại Trung tâm được nâng lên rõ rệt Năm học 2017-2018: 100% cán bộ, giáo viên đã sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, các bài được đăng trêm Website có chất lượng, hình thức trình bày khoa học, nội dung phong phú đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin đến với người dùng. Website của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những đơn vị sử dụng và khai thác công nghệ thông tin có hiệu quả cao trên toàn tỉnh (Theo đáng giá của Phòng Công nghệ thông tin của Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc). Trung tâm là một trong những đơn vị đứng thứ nhất về đảm bảo an toàn an ninh mạng trong những năm qua. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, khai thác và quản lý website của đơn vị đã đáp ứng được các vấn đề sau: Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị. Do vậy, website là công cụ không thể thiếu ở mỗi đơn vị trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay. Nói 25 cách khác, đơn vị có website hoạt động kém hiệu quả sẽ là một nguyên nhân khiến đơn vị đó về đích chậm, muộn. Qua việc áp dụng các biện pháp nâng cao có thể thấy website Quảng bá hình ảnh của đơn vị thông qua việc giới thiệu truyền thống, sứ mệnh đào tạo, chiến lược phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên, những thành tựu đơn vị đã đạt được, những tin tức, hoạt động, sự kiện của đơn vị. Phục vụ công tác đào tạo: website có thể phục vụ tốt công tác đào tạo của đơn vị bởi với các đặc trưng nhanh, tiện dụng, truy cập được ở mọi nơi, mọi lúc, website góp phần cung cấp một môi trường thông tin, tương tác tốt giữa nhà quản lý – người học, giữa người dạy và người học ở góc độ hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên – học sinh học tập, đơn vị cung cấp lên website những thông tin mà giảng viên – sinh viên cần như: kế hoạch đào tạo, lịch học, lịch thi, chế độ - chính sách đối với sinh viên, quyền lợi – nghĩa vụ của sinh viên, Phục vụ công tác quản lý: với sự phát triển của Công nghệ thông tin, website có thể tích hợp nhiều ứng dụng trực tuyến trên website như: thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản, quản lý đào tạo Với các ứng dụng này, tuỳ theo mức độ khai thác – sử dụng, các nhà quản lý có thể tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc quản trị. Phục vụ tra cứu, tìm kiếm thông tin: website cho phép tích hợp, đưa lên mạng Internet những kho tài nguyên phong phú để phục vụ hoạt động học tập và hoạt động chuyên môn khác của đơn vị. 26 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Vĩnh Yên, ngàytháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2019 Tác giả sáng kiến Thiều Thị Hạnh Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Ban Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 2 Phòng Tin học ngoại ngữ Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 2 Giáo viên Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 3 Học sinh lớp 10, 11, 12 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 4 Học viên các lớp Cao đẳng,đại học hệ VLVH, Từ xa Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 27 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu ................................................................................................. 2 2. Tên sáng kiến: ............................................................................................... 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: .......................................................................... 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ......................................................................... 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ............................ 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ....................................................................... 3 7.1. Về nội dung của sáng kiến: ........................................................................ 3 7.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3 7.1.2. Cơ cở thực tiễn ........................................................................................ 5 7.1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng website .............................................. 11 7.1.4. Những hạn chế trong khai thác và sử dụng website ............................. 12 7.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, khai thác và quản lý website tại đơn vị: ........................................................................................... 12 7.2.1. Giải pháp 1: Đổi mới và nâng cao chất lượng các buổi thảo luận và sinh hoạt chuyên môn của ban quản trị .................................................................. 12 7.2.2. Giải pháp 2: Huy động cán bộ giáo viên trong đơn vị cùng tham gia viết bài, xây dựng nội dung website. ...................................................................... 14 7.2.3. Giải pháp 3: Tạo thư viện số để lưu trữ tài liệu tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên tra cứu và tìm kiếm thông tin. ....................................... 17 7.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng thư viện tài nguyên “hiệu quả“ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng .................................................................................. 18 7.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức lấy ý kiến, đánh giá trực tuyến đối với người sử dụng nhằm đánh giá chất lượng của website ................................... 21 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: ........................................................ 23 8. Những thông tin cần được bảo mật: ............................................................ 23 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ............................................ 23 10. Đánh giá lợi ích thu được: ......................................................................... 24 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: .... 24 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ............................................................ 24 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: ............................................................................................ 26
File đính kèm:
- 40.68.02.pdf