Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường mầm non nông thôn

Từ năm 2009 đến nay nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp các ngành y tế trường học đã có biên chế chính thức tại hầu hết tất cả các trường học trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng, tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh những hoạt động trong lĩnh vực này và là cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế trong trường học. Tạo tiền đề thúc đẩy cho công tác này được hoạt động tốt, hạn chế tới mức thấp nhất trẻ mắc bệnh ở tuổi học đường, thực hiện mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu “Vì sức khoẻ trẻ em”.

 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là trường c«ng lËp cã 1 ®iÓm tr­êng nằm ở trung tâm xã với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế khá phát triển. Nhà trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng việc thực hiện chăm sóc sức khỏe học đường còn gặp nhiều khó khăn. Cộng đồng dân cư tại địa phương chưa thay đổi được nhận thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mà chỉ đợi có bệnh mới “vái tứ phương”, chưa hiểu hết tầm quan trọng của y tế dự phòng. Chính vì vậy trẻ em tại địa phương hầu hết được chăm sóc theo kinh nghiệm của cha ông để lại, nhiều trẻ chưa được chăm sóc đúng cách, khoa học ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất và tinh thần.

 Các em cần lắm sự đảm bảo an toàn về sức khỏe để phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, để học tập thật tốt sau này là những chủ nhân tương lai của đất nước. “Cầu” thì quá cấp thiết xong “cung” thì chưa đủ đáp ứng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường mầm non nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hướng điều trị thích hợp. Đối với những trường hợp vượt ngoài khả năng của phòng y tế tôi chủ động sơ cấp cứu (nếu cần), sau đó chuyển ngay sang trạm y tế để được trợ giúp.
 	Tôi tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn y tế, sơ cấp cứu do phòng giáo dục, trung tâm y tếtổ chức,chủ động học đọc nghiên cứu thêm tài liệu về xử trí sơ cấp cứu, các bệnh truyền nhiễm, bệnh theo mùachủ động đăng ký theo học cao đẳng điều dưỡng để tự nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, phục vụ tốt cho nhiệm vụ quan trọng mà mình đang nắm giữ. Năm học vừa qua tôi đã xử trí 54 trường hợp sốt(2 trường hợp sốt co giật), 4 trường hợp dị ứng, 6 trường hợp đi ngoài(do rối loạn tiêu hóa), Tư vấn chuyển tuyến 12 trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm (thủy đậu, quai bị, chốc lở), 02 trường hợp đau ruột thừa Phòng y tế ghi nhận chưa để xẩy ra tai biến do dùng thuốc tại trường, chưa có trường hợp nào tai nạn thương tích tại trường phải chuyển tuyến và nằm viện điều trị, chưa xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường và chưa để xảy ra bùng phát dịch tại trường. Do đặc điểm vùng miền nông thôn kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn, phụ huynh trẻ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con đúng cách, tôi chủ động là cầu nối y tế cơ sở với phụ huynh, đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt nhất để phụ huynh có hướng đưa con đến cơ sở y tế khám chữa bệnh không ngồi nhà đoán già đóan non con mắc bệnh, không tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi (nhất là kháng sinh - thói quen vô cùng có hại)Phụ huynh học sinh rất tin tưởng vào y tế nhà trường.
 	Biện pháp 8: Làm tôt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc cha mẹ phòng chống dịch bệnh cho trẻ
 	Là một trong 3 nhiệm vụ (Theo quyết định số 55 ngày 3/2/1999) của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục là: “Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học tới các bậc cha mẹ”. Vì môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ là bố mẹ - gia đình. Thông qua công tác tuyên truyền là các cô giáo, đã tạo nề nếp hàng ngày, trao đổi các diễn biến của trẻ với các bậc phụ huynh
	a..Tổ chức các góc tuyên truyền ở nhóm lớp:
 	Để góc tuyên truyền với các bậc cha mẹ thực sự có ý nghĩa và đạt kết quả như mong muốn, tôi đã cùng trao đổi, thảo luận và hướng dẫn cho chị em giáo viên vấn đề này. 
Thứ nhất nội dung tuyên truyền phải thường xuyên thay đổi, cập nhật thông tin mang tính thời sự.
 	 Thứ hai thông tin chính xác, ngắn gọn, súc tích, trọng tâm
	 Thứ ba có tranh ảnh minh họa màu sắc minh họa. 
 	Tôi đã đề xuất với ban giám hiệu mua thêm tranh ảnh tuyên truyền ( như tháp dinh dưỡng, hình ảnh bé làm vệ sinh cá nhân)kết hợp với các nhóm lớp sưu tầm sách báo, bảng biểu có nội dung giáo dục sâu sắc để trang trí tại góc tuyên truyền của các nhóm với nhiều nội dung và chủ đề chăm sóc sức khoẻ của trẻ như: (Phòng và chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em, , Bé cần gì để lớn và khoẻ mạnh. Hãy giúp bé giữ vệ sinh sạch sẽ. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi). Ngoài ra tôi mạnh dạn xin tranh ảnh tuyên truyền phòng bệnh cho trẻ( Phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết) từ trạm y tế, trung tâm y tế, công ty cung cấp sữa để làm phong phú thêm, tăng thêm hiệu quả tuyên truyền cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ mà tôi đang phụ trách.
 	Qua đó phụ huynh được xem tranh ảnh kết hợp với những lời minh hoạ cụ thể giúp họ dễ tiếp thu. Chính vì vậy, góc tuyên truyền ở các nhóm lớp thu hút được nhiều phụ huynh đến quan sát, học tập. (Ảnh minh họa: Hình 5)
	b. Tuyên truyền tại bảng tin sức khỏe và bảng tin của phòng y tế:
 Bảng tin được thiết kế dể dàng di chuyển, thay đổi thông tin. Tôi thường xuyên chủ động cập nhật thông tin tuyên truyền mới nhất về tình hình bệnh dịch để giáo viên và phụ huynh nắm bắt kịp thời. Phụ huynh nào cần thêm thông tin có thể chủ động tới phòng y tế để được giải đáp.
 	Biện pháp 9: Tham mưu bổ sung trang thiết bị y tế, báo cáo kịp thời với lãnh đạo nhà trường và y tế cấp trên khi có hiện tượng bất thường:
 Là cán bộ chuyên trách y tế học đường của nhà trường bản thân tôi luôn y thức được trách nhiệm và ý nghĩa cao cả của công việc đang phụ trách. Một ngày làm việc của tôi bắt đầu bằng việc đi bao quát các lớp phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh và tai nạn thương tích để yêu cầu các lớp kịp thời loại bỏ đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối cho trẻ. Những bàn ghế, trang thiết bị, đồ chơi hỏngtôi yêu cầu các lớp mang về kho và xin ý kiến hiệu trưởng xử lý.
 	Tôi trực tiếp giám sát việc giao nhận thực phẩm của nhà bếp. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tôi yêu cầu tổ nhà bếp không sơ chế, yêu cầu bên giao thực phẩm ở lại, mời ban giám hiệu xuống nhận và xin ý kiến chỉ đạo. Do lỗi thiết kế nên cửa kho thực phẩm của nhà trường đi qua khu thực phẩm chin, không đảm bảo quy trình bếp một chiều. Tôi đã tham mưu kịp thời với ban giám hiệu nhà trường sửa lại và hiện tại bếp ăn tập thể trường luôn đảm bảo yêu cầu bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 	Bản thân là người trực tiếp bảo quản, quản lý việc sử dụng thuốc cũng như trang thiết bị tại phòng y tế nhà trường. Tôi luôn chủ động đề xuất dự trù thuốc, dự trù mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác y tế trình hiệu trưởng phê duyệt để nhà trường có kế hoạch mua bổ xung kịp thời. Phòng y tế ban đầu chưa có labo rửa tay tại phòng, thiết kế chưa phù hợp tôi đã chủ động đề nghị nhà trường bố trí nơi lắp đặt vòi rửa tay trong phòng. Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng y tế hiện nay đã có giường inox, tủ thuốc, bàn ghế làm việc....đảm bảo phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tài trường.
 	Hiện nay trẻ trong cộng đồng liên tiếp có dịch bệnh xảy ra nhất là đối với trẻ em như: Tay- Chân- Miệng, Sốt xuất huyết, Thủy đậu... nên khi trẻ có những biểu hiện bệnh, những lớp có nguy cơ bùng phát lây truyền bệnh... tôi báo cáo ngay xin ý kiến chỉ đạo cuả Hiệu trưởng nhà trường, cần thiết báo cáo với đồng chí tram y tế xã hoặc y tế cấp trên để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
 	 Chính vì vậy công tác vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng tránh tai nạn thương tích tại trường luôn đạt được hiệu quả cao. 
 Biện pháp 10: Tích cực hoạt động, nhiệt tình trong công tác chữ thập đỏ của nhà trường:
 Bản thân tôi vừa là cán bộ y tế tại trường vừa được lãnh đạo tin tưởng giao cho phụ trách công tác chữ thập đỏ tại trường. Tuy là hai nhiệm vụ nhưng có liên quan mật thiết đến nhau, bổ trợ cho nhau, phát triển tỷ lệ thuận với nhau. 
 Ý thức được việc làm nhân đạo của công tác chữ thập đỏ tôi chủ động tham mưu với lãnh đạo nhà trường tham gia quyên góp ủng hộ các địa chỉ nhân đạo do ngành giáo dục, hội chữ thập đỏ xã, huyện... phát động, đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường, tổ chức vận động cán bộ giáo viên nhân viên, phụ huynh, các nhà hảo tâm ủng hộ phong trào “ Tết vì người nghèo, người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam” tặng quà tết cho trẻ em nghèo và người bệnh hiểm nghèo. Đặc biệt chi hội chữ thập đỏ nhà trường đã vân động ủng hộ ba cháu nhỏ ở Bắc Ninh với số tiền hơn mười bốn triệu đồng. Tổng số tiền quyên góp ủng hộ được của nhà trường trong năm học vừa qua là hơn bốn mươi bốn triệu đồng Số tiền tồn quỹ nhân đạo chữ thập đỏ cuối năm là bốn triệu đồng. Chi hội chữ thập đỏ nhà trường năm nào cũng có giấy khen và bằng khen của các cấp lãnh đạo và được đánh giá là chi hội xuất sắc của huyện nhà. Có được thành tích đó là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần của 100% cán bộ giáo viên nhân viên, phụ huynh và học sinh toàn trường. Thông qua các việc làm từ thiện nhân đạo nhà trường cũng đã giáo dục cho các cháu về sự sẻ chia, nhường cơm sẻ áo với những trường hợp khó khăn, bất hạnh trong xã hội. Phụ huynh ngày càng tin tưởng, yên tâm giao con em cho nhà trường chăm sóc giáo dục.(Ảnh minh họa: Hình 6, hình 7)
 Với lực lượng 59 cán bộ hội viên, cán bộ nòng cốt của chi hội năng nổ nhiệt tình nên chi hội chữ thập đỏ nhà trường luôn là đơn vị xuất sắc trong hoạt động cứu trợ từ thiện, nhân đạo....Chính vì lẽ đó công tác sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường luôn được duy trì và hoạt động rất hiệu quả. Mỗi cán bộ giáo viên nhân viên trong trường đều nắm được kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, biết phòng và xử trí tốt khi trẻ gặp tai nạn thương tích tại trường hoặc cộng đồng. Toàn trường không có cháu nào phải nghỉ học, nằm viện do tai nạn thương tích tại trường
	IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 	Sau 3 năm học áp dụng, thực hiện các biện pháp trên công tác y tế của nhà trường được trung tâm y tế huyện Gia Lâm và Phòng giáo dục xếp loại Tốt, kế hoạch mà tôi đề ra phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và yêu cầu của Y tế địa phương. Tôi luôn chủ động trong công tác và đã thu được một số kết quả cụ thể sau:
 	1. Kết quả kiểm tra y tế và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:
 	- Trong nhiều năm trường mầm non phú thị đạt trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, kết quả kiểm tra vệ sinh bát thìa, xoong nồi, dụng cụ nấu bếp và vệ sinh ăn uống đạt kết quả tốt. 
 	 - Kết quả kiểm tra công tác y tế học đường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường xếp loại tốt và rất được khen ngợi.
 	 - Năm học 2015 - 2016 qua hội thi “Gia đình điểm 10“ trường vinh dự có nhân viên thi đạt giải ba cấp Huyện
 	2. Tình hình dịch bệnh của trường:
 	- Trong nhiều năm ngoài cộng đồng tuy có nhiều bệnh dịch đe dọa sức khỏe khả năng học tập của trẻ nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vệ sinh phòng bệnh nên chưa để xảy ra dịch bệnh trong trường.
 	- Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt tỷ lệ chuyên cần của học sinh đạt kết quả cao.
 	- Không có học sinh phải nghỉ học nằm viện do tai nạn thương tích tại trường. 
 	- 100% học sinh ốm, sốt được chăm sóc sơ cứu hợp lý, chính xác trước khi giao cho phụ huynh, Phụ huynh đến đón trẻ được chăm sóc tại phòng y tế được giải thích, tư vấn tận tình về tình hình sức khỏe của con em họ và hướng điều trị tiếp theo.
 	 - 100% không xảy ra ngộ độc, tai nạn thương tích tại trường.
 	3. Đối với cán bộ giáo viên nhân viên:
 	- Kiến thức về phòng chống dịch bệnh ngày một năng cao rõ rệt.
 	- 100% có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
 	- Nghiêm túc trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
 	- Xây dựng góc tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp, đạt hiệu quả cao
 	- Phối hợp tốt với bộ phận y tế trường học, nâng cao hiệu quả của công tác vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như năng cao chất lượng dạy và học cho cô và trẻ.
4. Đối với trẻ:
 	a. Kết quả theo dõi biểu đồ tăng trưởng:
	Từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017: Số trẻ phát triển bình thường về cân nặng tăng 2,7%, Trẻ suy dinh dưỡng giảm 1,9%, Trẻ có nặng cao hơn so với tuổi giảm 0,7% . 
 Về chiều cao: số trẻ phát triển bình thường về chiều cao tăng 3,5%, trẻ thấp còi giảm 3,5%.. 
	4.1.Kết quả theo dõi cân nặng:
Năm học
TS trẻ cân
Trẻ phát triển BT về cân nặng
Trẻ suy dinh dưỡng
Thừa cân
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
2014 -2015
520
493
4,9
19
3,6
8
1,5
2015-2016
560
535
95,6
18
3,2
7
1,2
2016- 2017
590
575
97,5
10
1,7
5
0,8
 Qua biểu đồ theo dõi cân nặng chiều cao ta thấy rõ sức khỏe của trẻ đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cũng như suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm đáng kể. Các cháu học sinh đi học ngoan hơn, đều hơn, ăng ngủ tốt hơn hát hay, múa giỏi, nhiều trẻ được phát hiện với những tài năng nổi trội như: hát, múa, giao tiếp kể chuyện bằng tiếng anh, làm toán nhanh Đó là tất cả những gì mà tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường mong đợi
.2. Kết quả theo dõi chiều cao:
Năm học
TS trẻ cân
Trẻ phát triển BT về chiều cao
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
(thấp còi)
SDD vừa
SDD nặng
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
2014 -2015
520
488
93,8
32
6,2
0
0
2015-2016
560
533
95,1
27
4,9
0
0
2016- 2017
590
574
97,3
16
2,7
0
0
Biểu đồ theo dõi cân nặng theo độ tuổi
. Biểu đồ theo dõi chiều cao theo độ tuổi
 4.3. Kết quả theo dõi khám sức khỏe định kì:
Năm học
Tổng số trẻ khám
Số trẻ mắc các bệnh
TS trẻ mắc bệnh
Tỷ lệ %
Mắt
Tỷ lệ %
Tai, mũi, họng
Tỷ lệ %
Răng
Miệng
Tỷ lệ %
Bệnh khác
Tỷ lệ %
2013-2014
504
11
2,2
86
17,1
109
21,6
13
2.6
219
43,4
2014-2015
520
12
2,3
80
15,4
97
18,7
9
1,7
198
38,1
2016- 2017
560
1
0,2
50
8,9
78
13,9
5
0,9
134
23,9
	Theo kết quả khám sức khỏe định kỳ ta thấy tỷ lệ học sinh mắc bệnh giảm đi rõ rệt 19,5%. Tỷ lệ trẻ khỏe mạnh trong các năm tăng đảm bảo sức khoe để vui chơi và học tập.
	- 100 % trẻ đến trường được an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
	- Trẻ tự tin, vui vẻ thích đến lớp, tỷ lệ trẻ ra lớp cao, tỷ lệ chuyên cần cao. Chất lượng dạy và học được nâng cao rõ rệt. Trẻ khỏe mạnh, tự tin tham gia các phong trào hội thi của ngành tổ chức và đạt kết quả cao.(Ảnh minh họa: Hình 8)
	5. Đối với phụ huynh học sinh:
 	- Tin tưởng vào công tác Y tế học đường trong trường mầm non, tin tưởng vào nhà trường tỷ lệ trẻ ra lớp cao.
 	- Phụ huynh đã nắm chắc một số kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ ở độ tuổi mầm non.
 	- Thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu được phương pháp cho trẻ ăn uống hợp lý, phù hợp với độ tuổi, cách thay thế thực phẩm có cùng nguồn gốc.
 	- Uy tín của giáo viên chủ nhiệm, cô nuôi ngày một nâng cao
 	- Phối hợp tốt với hoạt động y tế học đường trong trường học cũng như các hoạt động giáo dục khác.
 	6. Đối với lãnh đạo các cấp:
 	- BGH nhà trường rất tin tưởng vào bộ phận y tế trường, coi công tác y tế học đường là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động chung của nhà trường
 	- Trạm y tế xã Phú Thị rất coi trọng công tác y tế học đường trong trường học, coi y tế trường học là cầu nối quan trọng giữa hoạt động y tế và giáo dục.
 	 - UBND xã Phú Thị tin tưởng vào nhà trường, tạo điều kiện kinh phí hỗ trợ cho công tác y tế nhà trường hai triệu đồng/ năm, tham mưu với trung tâm y tế dự phòng huyện phun thuốc diệt muỗi cho nhà trường.
 	- Ngành giáo dục đánh giá cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng – chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường.
 	7. Đối với bản thân 
 	- Kiến thức vệ sinh phòng bệnh, nhận thức phòng bệnh hơn chữa bệnh ngày càng được nâng cao.
 	- Thấy được tầm quan trọng của y tế công cộng, công tác y tế dự phòng tốt sẽ mang lại lợi ích vô giá cho cả thế hệ, cả một đất nước, tiết kiệm cho ngân sách quốc gia được khoản tiền lớn hàng năm mà nhà nước phải chi cho y tế.
 	- Tự nhận thấy bản thân yêu nghề mến trẻ, mến công việc với nhiệm vụ rất quan trọng mà mình đang đảm nhiệm.
 	- Bản thân tôi cũng đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm trong lòng lãnh đạo, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
 	- Bản thân tôi nhiều năm liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp Huyện, có sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực y tế học đường đạt loại A cấp huyện, giấy khen đạt giải ba môn năm kỹ thuật băng bó cấp cứu do ban chỉ huy quân sự huyện Gia Lâm tặng, giấy khen cán bộ chữ thập đỏ có thành tích xuất sắc của thành phố Hà Nội trao tặng....
 Có thể khẳng định trong 3 năm học trở lại đây cán bộ giáo viên nhân viên trường mầm non tôi đang công tác ngày càng đoàn kết thành một khối thống nhất, được lãnh đạo các cấp tin tưởng, các phong trào, hội thi ở trường ngày càng đi lên và có kết quả tốt. Chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh... tại trường ngày càng được khẳng định và được phụ huynh hết lòng tin yêu, ca ngợi.
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 	I. KẾT LUẬN:
 	Trong những năm gần đây phong trào giáo dục trẻ Mầm non đang được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Y tế học đường đã được xác định là một dự án thành phần độc lập của Chương trình mục tiêu quốc gia y tế theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Để làm tốt công tác này, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong trường Mầm non là một việc làm hết sức cần thiết. Vì tương lai của dân tộc Việt Nam, vì hạnh phúc của mọi gia đình, chúng ta quyết tâm thực hiện tốt công tác Y tế học đường nhằm nâng cao sức khoẻ cho trẻ Mầm non. Đó là hành động thiết thực để thực hiện khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta - Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Mong rằng công tác Y tế học đường trong trường Mầm non được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể trong thời gian tới để nhiệm vụ này ngày càng được nâng cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng đã được xác định. Sự quan tâm đó của toàn xã hội sẽ góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những biện pháp trên, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo, phối kết hợp chặt chẽ với trung tâm Y tế Huyện và trạm y tế làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
- Cùng với các cô giáo duy trì nề nếp thường xuyên về thực hiện quy chế chuyên môn và các thao tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ theo quy định.
- Tạo môi trường thân thiện trong sạch an toàn, vệ sinh phòng bệnh, xây dựng tốt kế hoạch Y tế học đường và kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong trường Mầm non. 
- Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kì. 
 - Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với nhân viên nhà bếp và vệ sinh nhà bếp, giáo viên đứng lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức khoẻ cho trẻ trong trường Mầm non.
* Phương hướng tới: Tiếp tục duy trì kết quả đạt được đồng thời chú trọng chất lượng chăm sóc sức khoẻ, làm tốt công tác y tế học đường trong trường tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về kinh phí cho công tác y tế trường học.
	III. KIẾN NGHỊ:
 Cán bộ y tế học đường tại các trường học đều có trịnh độ trung học điều dưỡng hoặc y sỹ đa khoa. Bán thân tôi luôn ý thức được rằng trong ngành y “ sai một ly “ thì “ đi một mạng người”. Muốn không sai xót thì người cán bộ y tế buộc phải có tính cẩn thận, tỷ mỷ, và tận tâm với người bệnh, hơn nữa còn phải chủ động học hỏi năng cao hiểu biết năng lực bản thân. Đối với ngành y tuyệt đối không được phép sai xót do thiếu hiểu biết. Chính vì vậy để người cán bộ y tế học đường phát huy hết năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tôi đề nghị lãnh đạo các cấp tạo điều kiện cử cán bộ y tế các trường đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
 	 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác y tế học đường trong trường mầm non nông thôn” bước đầu thu được một số kết quả rất đáng khích lệ xin mạnh dạn trình bày để chị em đồng nghiệp, bạn bè cùng tham khảo. Đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp để tôi tự hoàn thiện mình và công tác y tế trường học tại trường mầm non đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Tôi xin trân thành cám ơn! 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1
Hướng dẫn các hoạt động y tế học đường và cấp cứu ban đầu tại trường học.
Nhà xuất bản y học
Năm 2007
2
Kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thương tích trong trường học.
Nhà xuất bản lao động - xã hội.
Năm 2011
3
Tuyển tập 1059 câu giải đáp các tình huống đối với công tác hoạt động y tế trong các trường học.
Nhà xuất bản y học.
Năm 2011
4
Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Năm 2013
5
Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục.
Nhà xuất bản y học.
Năm 2011
PHỤ LỤC
Hình 1 : Các bé đang dọn vệ sinh nhóm lớp
Hình 2: Bé rửa tay đúng quy trình, lau miệng xúc miệng sau ăn
Hình 3: Hình ảnh bếp ăn tại trường
	Hình 4: Kết hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ
Hình 5: Góc tuyên truyền
Hình 6: Tặng quà tết cho học sinh khó khăn
Hình 7: Tặng quà tình nghĩa cho ba cháu mồ côi ở Bắc Ninh
Hình 8: Các bé biểu diễn hát múa trong ngày lễ Nô - en

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.doc
Sáng Kiến Liên Quan