Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Những năm gần đây công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh về mọi lĩnh vực đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế, chính sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển đã đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước đã kéo theo nhiều hệ lụy đi cùng trong đó nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản.

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình (CĐSP) là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và các tỉnh lận cận. Trong những năm qua nhà trường luôn có số lượng đông đảo học sinh sinh viên trong tỉnh và các tỉnh bạn về học tập và rèn luyện. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú cho sinh viên nhà trường có khu ký túc xá 4 tầng có thể đáp ứng nhu cầu trên 300- 400 sinh viên ở học tập và rèn luyện.

 

docx26 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 7621 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SV là rất quan trọng để các em thấy được tác hại và hậu quả nếu sự cố cháy, nổ xảy ra. Tuyên truyền thông qua nhiều hình thức và phương pháp khác nhau mục đích để SV thấy được vai trò của mình trong việc PCCC. Công tác tuyên truyền PCCC không chỉ trong khu KTX mà cần phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, cán bộ lớp. Kịp thời khen thưởng những Sv thực hiện tốt, đồng thời xử phạt các em vi phạm công tác PCCC
2.2. Biện pháp kỹ thuật
	Để hạn chế sự cố cháy, chập, nổ xảy ra tại KTX cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau;
- Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn nhiệt và các thiết bị có nguy có cháy, nổ cao 
- Đảm bảo an toàn cho mọi người và người tham gia chữa cháy
- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy và các khu vực xung quanh
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.
- Thông báo cho mọi người biết có cháy xảy ra. Số điện thoại báo cháy 114.
- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ) và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, kết hợp phun mưa để làm mát chiến sỹ trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát cấu kiện xây dựng.
- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.
2.3. Các biện pháp kỹ thuật an toàn khi xảy ra đám cháy:
- Hướng dẫn mọi người thoát nạn an toàn. 
Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới, tập kết mọi người thành khối cán bộ, giáo viên, lớp học sinh, sinh viên. Trong trường hợp khẩn cấp không thoát được theo cầu thang thì hướng dẫn thoát ra các lối ra ban công, ra mái và thông báo mọi người biết để ứng cứu. Đặc biệt đối với các cháu thuộc các nhà trẻ, trường mầm non khi có sự cố thường hoảng loạn có thể dẫn đến việc không thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên nên cần vừa kết hợp hướng dẫn tự thoát nạn đồng thời vừa phải huy động người để cưỡng chế thoát nạn.
- Thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn.
- Lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai các phương án và phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
- Sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy khi phát hiện có cháy xảy ra, cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh cần chủ động lấy bình cứu hỏa dập tắt đám cháy.
2.4. Các phương pháp chữa cháy cơ bản
	Đám cháy xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên khi đãm cháy xảy ra mỗi người có thể sử dụng các phương pháp chữa cháy cơ bản sau đây để dập tắt đám cháy làm giảm thiệt hại do đám cháy gây ra, cụ thể như sau;
a. Phương pháp làm loãng:
	Là phương pháp làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy ( sử dụng khí trơ, bột, hơi nước để chữa cháy)
b. Phương pháp làm lạnh
	Là phương pháp làm hạ thấp nhiệt độ đám cháy dưới nhiệt độ cháy của vật cháy để làm dừng sự cháy ( sử dụng khí, nước để chữa cháy)
c. Phương pháp cách ly
	Là phương pháp cách nguồn nhiệt với vật cháy và chất oxy làm cho vật cháy tự tắt( sử dụng bột, khí, chất chữa cháy)
d. Phương pháp làm ngạt
	Là phương pháp làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám cháy sẽ tự tắt( sử dụng bình chữa cháy, bột chữa cháy, nước)
	Bốn phương pháp trên đều có tác dụng cắt đứt một trong 3 yếu tố cấu thành đám cháy, do đó đám cháy được dập tắt
2.5. Tập huấn nghiệp vụ PCCC cho đội PCCC cơ sở
Năm 2019 nhà trường thành lập đội PCCC cơ sở với 25 đội viên. Đội PCCC được Phòng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn công an tỉnh Hòa Bình tập huấn nghiệp vụ PCCC. Đội PCCC cơ sở làm nòng cốt trong công tác PCCC để thực hiện tốt nhiệm vụ hàng năm Đội PCCC cơ sở của nhà trương được tập huấn những kiến thức, kỹ năng về công tác PCCC.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình các đội viên Đội PCCC cần tham gia các đợt tập huấn, ngoài ra cần tự tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp PCCC phù hợp với thực tế tại cơ sở, đáp ứng được số lượng và chất lượng thực hiện công tác PCCC của nhà trường nói chung và khu KTX nói rieng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra
2.6. Xây dựng các phương án xử lý tình huống cháy
	Các tình huống cháy, nổ xảy có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào vì thế trong công tác PCCC cần có các phương án xử lý tình huống cháy, khi có phương án tốt sẽ góp phần thực hiện tốt công tác chữa cháy, sau đây là hai phương án chữa cháy cơ bản áp dụng trong KTX nhà trường
2.7. Các phương án xử lý tình huống cháy
a. Tình huống 1
* Nội dung giả định tình huống cháy tại KTX
-Thời điểm xảy ra cháy: Vào hồi 10h30 phút, ngày 20 tháng 5 năm 2019
- Địa điểm xuất phát cháy: Tại phòng 310 tằng 3 khu KTX 4 tầng
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do vi phạm việc sử dụng thiết bị điện
- Chất cháy: Thiết bị tiêu thụ điện, vải, gỗ, kết cấu công trình
+ Thời gian báo cháy: 02 phút
+ Thời gian lực lượng PCCC cơ sở triển khai phương tiện chữa cháy: 02 phút
+ thời gian cháy tự do: 04 phút
-Khả năng cháy lan rộng
+ Thời gian cháy tự do kéo dài nên đám cháy phát triển nhanh, lửa cháy lan truyền theo các chất cháy. Vạn tôc cháy là 20-30m/phút
-Diện tích đám cháy:
	Do kết cấu KTX nhiều vật dễ cháy, khi xảy ra sự cố cháy, đam cháy lan nhanh theo các hướng lan rộng và hướng lên nóc nhà
-Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ
+ Đám cháy phát triển theo 02 hình thức do bức xạ nhiệt và truyền nhiệt. Đám cháy tảo khói độc, đám cháy lan nhanh đe dọa tính mạng của SV và tiếp tục lan sang các phòng, tầng khác rất nguy hiểm
+ Đám cháy tỏa nhiều khí độc, nhiệt độ cao làm cho công tác cứu hộ gặp nguy hiểm và khó khăn nếu không kịp thời phát hiện và triển khai các phương án PCCC.
b. Tổ chức triển khai chữa cháy
Khi có sự cố cháy xảy ra thì Đội trưởng Đội PCCC cơ sở là người trực tiếp chỉ huy chữa cháy. Nhanh chóng xác định đúng điểm cháy, quy mô, tốc độ, độ nguy hiểm của đám cháy. Kịp thời phận công nhiệm vụ chữa cháy nhằm giảm thiệt hại thấp nhất có thể xảy ra.
c. Nhiệm vụ của tổ PCCC cơ sở như sau;
- Công tác thông tin
+ Nhanh chóng phát tín hiệu báo động bằng mọi phương tiện nhanh nhất như hô bằng miệng, đánh trống, kẻng, còi báo động
+ Gọi điện thoại báo cháy qua số điện thoại 114 hoặc số 02183. 855. 832
+ Nhanh chóng cắt điện toàn khu vực cháy và khu vực xung quanh
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác liện quan đến PCCC
-Tổ chức cứu người bị nạn
+ Hướng dẫn mọi người thoát nạ theo hướng đã được quy định nhanh chóng di chuyển ra nơi an toàn
+ Tiến hành tổ chức cứu người bị mắc kẹt , bị nạn trong đám cháy đưa ra khu vực an toàn
+ Gọi điện báo Bệnh viện đa khoa hỗ trợ, nhanh chóng sơ cứu người bị nạn và sơ cấp cứu ban đầu
-Tổ chức chữa cháy
+ Sử dụng các phượng tiện PCCC sẵn có để dập tắt đám cháy, tập trung dùng bình cứu hóa phun vào khu vực cháy lớn nhất, khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn mới dừng việc phun chất chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ khác
+ Sử dụng xô, chậu và các thiết bị chứa nước để dập tắt đám cháy không để đám cháy lan sang các khu vực khác
-Di chuyển tài sản
Huy động mọi người có mặt để di chuyển tài sản đưa ra khu vực an toàn và không để đám cháy lan rộng. Khi di chuyển tài sản không được cản trở bộ phận PCCC đang làm nhiệm vụ
-Tổ bảo vệ
+ Chốt chặt các cửa ra vào không để người không nhiệm vụ vào khu vực đang cháy. Hướng dẫn các lực lượng cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ
+ Tăng cường công tác bảo vệ tài sản khi cháy nổ đang xảy ra
+ Đón xe chữa cháy, cứu thương vào làm nhiệm vụ, hướng dẫn xe cứu hỏa đến bể nước để lấy nước
+ Làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Đội PCCC	
* Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện tình huống1
b. Tình huống 2
* Nội dung giả định tình huống cháy tại KTX
-Thời điểm xảy ra cháy: Vào hồi 20h30 phút, ngày 12 tháng 9 năm 2019
- Địa điểm xuất phát cháy: Tại phòng 110 tầng 01 khu KTX 4 tầng
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do vi phạm việc sử dụng thiết bị điện
- Chất cháy: Thiết bị tiêu thụ điện, vải, gỗ, kết cấu công trình
+ Thời gian báo cháy: 02 phút
+ Thời gian lực lượng PCCC cơ sở triển khai phương tiện chữa cháy: 02 phút
+ thời gian cháy tự do: 04 phút
-Khả năng cháy lan rộng
+ Thời gian cháy tự do kéo dài nên đám cháy phát triển nhanh, lửa cháy lan truyền theo các chất cháy. Vạn tôc cháy là 20-30m/phút
-Diện tích đám cháy:
	Do kết cấu KTX nhiều vật dễ cháy, khi xảy ra sự cố cháy, đám cháy lan nhanh theo các hướng lan rộng và hướng lên nóc nhà
-Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ
+ Đám cháy phát triển theo 02 hình thức do bức xạ nhiệt và truyền nhiệt. Đám cháy tỏa khói độc, đám cháy lan nhanh đe dọa tính mạng của SV và tiếp tục lan sang các phòng, tầng khác rất nguy hiểm
+ Đám cháy tỏa nhiều khí độc, nhiệt độ cao làm cho công tác cứu hộ gặp nguy hiểm và khó khăn nếu không kịp thời phát hiện và triển khai các phương án PCCC.
* Tổ chức triển khai chữa cháy
Khi có sự cố cháy xảy ra thì Đội trưởng Đội PCCC cơ sở là người trực tiếp chỉ huy chữa cháy. Nhanh chóng xác định đúng điểm cháy, quy mô, tốc độ, độ nguy hiểm của đám cháy. Kịp thời phân công nhiệm vụ chữa cháy nhằm giảm thiệt hại thấp nhất có thể xảy ra.
* Nhiệm vụ của tổ PCCC cơ sở như sau;
-Công tác thông tin
+ Nhanh chóng phát tín hiệu báo động bằng mọi phương tiện nhanh nhất như hô bằng miệng, đánh trống, kẻng, còi báo động
+ Gọi điện thoại báo cháy qua số điện thoại 114 hoặc số 02183. 855. 832
+ Nhanh chóng cắt điện toàn khu vực cháy và khu vực xung quanh
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác liện quan đến PCCC
-Tổ chức cứu người bị nạn
+ Hướng dẫn mọi người thoát nạn theo hướng đã được quy định nhanh chóng di chuyển ra nơi an toàn
+Tiến hành tổ chức cứu người bị mắc kẹt, bị nạn trong đám cháy đưa ra khu vực an toàn
+Gọi điện báo Bện viện đa khoa hỗ trợ, nhanh chóng sơ cứu người bị nạn sơ cấp cứu ban đầu
-Tổ chức chữa cháy
+ Sử dụng các phượng tiện PCCC sẵn có để dập tắt đám cháy, tập trung dùng bình cứu hóa phun vào khu vực cháy lớn nhất, khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn mới dừng việc phun chất chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ khác
+ Sử dụng xô, chậu và các thiết bị chứa nước để dập tắt đám cháy không đẻ đám cháy lan sang các khu vực khác
+ Sử dụng các thiết bị chiếu sáng hỗ trợ công tác PCCC
-Di chuyển tài sản
Huy động mọi người có mặt để di chuyển tài sản đưa ra khu vực an toàn và không để đám cháy lan rộng. Khi di chuyển tài sản không được cản trở bộ phận PCCC đang làm nhiệm vụ
-Tổ bảo vệ
+ Chốt chặt các của ra vào không để người không nhiệm vụ vào khu vực đang cháy. Hướng dẫn các lực lượng cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ
+ Tăng cường công tác bảo vệ tài sản khi cháy nổ đang xảy ra
+ Đón xe chữa cháy, cứu thương vào làm nhiệm vụ, hướng dẫn xe cứu hỏa đến bể nước để lấy nước
+ Làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Đội PCCC	
* Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện phương án 2
2.8. Đầu tư trang thiết bị PCCC
	Trong công tác PCCC ngoài nhân tố con người thì các trang thiết bị phục vụ PCCC là rất quan trọng. Việc đầu tư thiết bị PCCC đầy đủ, đúng chủng góp phần vào thành công của công tác PCCC
	Hiện nay tại KTX các trang thiết bị PCCC rất hạn chế, số lượng ít không đảm bảo an toàn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Các trang thiết bị PCCC tại KTX hiện nay mới chỉ có các bình cứu hỏa. Các bình cứu hỏa được trang bị tại các tầng, mỗi tầng có từ 2 đến 3 bình. Tuy nhiên các bình cứu hỏa thì nhiều bình đã cũ, hết hạn sử dụng. 
	Trong KTX không có hệ thống báo cháy, không có họng nước vách tường, không có van xả tự động điều này rất khó khăn trong công tác PCCC nếu có sự cố xảy ra
Để đảm bảo công tác PCCC tại KTX cần trang bị các thiết bị sau;
- Thiết bị báo cháy: Thiết bị báo cháy là thiết bị cảm ứng khi có khói, tia lửa, đám cháy xảy ra các thiết bị báo cháy sẽ báo động để mọi người được biết và nhanh chóng thực hiện các biện pháp chữa cháy
- Van xả nước tự động: Van xả nước tự động có hệ thống cảm ứng khi có đám cháy xảy ra van tự động sẽ kích hoạt hệ thống nước phun nước ra khắp xung quanh để dập tắt đám cháy
- Họng nước vách tường: Họng nước vách tường là hệ thống ống nước được kết lối với bể nước trên nóc của KTX. Khi có đám cháy xảy ra Đội PCCC hoặc người có mắt sẽ thao tác lắp dây nước từ họng nước để phun vào đám cháy, nhanh chóng dập tắt đám cháy
- Bình chữa cháy: Bình chữa cháy là những bình chứa các chất gây ra phản ứng khi gặp tia lửa hay đám cháy. Khi phun trực tiếp vào đám cháy sẽ nhanh chóng dập tắt đám cháy
-Xô, chậu, xẻng, cát, câu liêm: đây là những vật dụng hỗ trợ công tác PCCC
*Các thiết bị PCCC cơ bản
Các trang thiết bị chữa cháy cơ bản
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng SKKN
	Trong công tác PCCC thì công tác phòng cháy là chính, khi đã xảy ra cháy, nổ thì thiệt hại về người và tài sản là rất nghiêm trọng. KTX trường CĐSP Hòa Bình là nơi hàng năm đón tiếp khoảng 300-400 SV trong toàn tỉnh và một số tỉnh lận cận, ngoài công tác học tập và rèn luyện thì công tác ăn, ở tại KTX là một phần rất quan trọng cho các SV. Trong những năm qua nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC, nhà trường đã sữa chữa lại hệ thống điện, bổ sung các bình cứu hỏa, nội quy PCCC tại KTX đã góp phần vào công tác PCCC tại KTX
	Tuy nhiên, để đảm bảo tốt hơn nữa thì công tác PCCC tại KTX cần được đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết mới đảm bảo mtoots công tác PCCC. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này Tôi rút bài học kinh nghiệm như sau;
-Thứ nhất: Công tác PCCC là công tác cần có sự tham gia của toàn thể nhà trường.
Công tác PCCC có sự tham gia chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu, CBGV và HSSV, đặc biệt là SV ở KTX. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCC, cần chủ động phòng ngừa là chính. Mỗi người là một thành viên trong phong trào phòng chống cháy, nổ đảm bảo tốt công tác PCCC
Đối với SV trong KTX cần nâng cao ý thức, trách nhiệm khi sử dụng các thiết bị điện, không sử dụng các thiết bị điện không đạt chuẩn, không vi phạm các quy định về sử dụng điện, thực hiện tốt nội quy PCCC và nôi quy của KTX
-Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCC tại KTX
	Trong KTX công tác PCCC thì phòng là chính, để phòng tốt thì công tác tuyên truyền cần thực hiện đa dạng, hiệu quả. Trong Ban quản lý KTX hàng tuần thông qua các buổi phát thanh đã lồng ghép công tác phòng chống cháy nổ đến toàn thể SV trong KTX, nhìn chung các SV đã thực hiện những quy định về PCCC, tuy nhiên một số SV chưa thực hiện nghiêm như vi pham viêc sử dụng các thiết bị điện dẫn đến chập, cháy nhỏ.
	Ngoài ra cần phối hợp với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong công tác PCCC tại nhà trường và KTX. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ năng PCCC cho SV
-Thứ ba: Đầu tư thiết bị PCCC
	Các trang thiết bị hiện có tại KTX chưa đầy đủ, chưa đảm bảo yêu cầu trong công tác PCCC. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi nhà trường cần đầu tư sửa chữa hệ thống điện, nước, hệ thống van tự động, họng nước vách tường và trang bị thêm các bình cứu hỏa đặt tại KTX, khi đám cháy xảy ra thì các trang thiết bị PCCC sẽ quyết định đến việc dập tắt đám cháy giảm tối đa thiệt hại xảy ra
-Tăng cường công tác huấn luyện cho Đội PCCC cơ sở
	Khi xảy ra cháy nổ thì các thành viên Đội PCCC cơ sở là người trực tiếp xử lý các tình huống để dập tắt đám cháy. Các thành viên đội PCCC cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ, các kỹ năng, phương án PCCC. Có thể nói Đội PCCC rất quan trong khi đám cháy xảy ra, để đáp ứng yêu cầu trong công tác PCCC thì hàng năm các thành viên Đội PCCC tham gia huấn luyện nghiệp vụ, ngoài ra các thành viên cần tự tìm hiểu, thảo luận để đưa ra các phương án chữa cháy phù hợp với thực tế của nhà trường đáp ứng yêu cầu trong công tác PCCC tại nhà trường nói chung và KTX nói riêng đảm bảo môi trường học tập an toàn cho SV 
Chương III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Các nội dung cơ bản và nổi bật, những điểm mới của SKKN
	Trong những năm qua công tác PCCC được sự quan tâm của nhà trường, Ban quản lý KTX cũng như các đơn vị trong trường vì thế đã không để xảy ra vụ việc cháy nổ lớn, đảm bảo cho sinh viên yên tâm học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, công tác PCCC trong KTX còn rất nhiều hạn chế như đường điện xuống cấp, hệ thống PCCC không có, các trang thiết bị PCCC còn thiếu.điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về cháy nổ, khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong KTX việc đảm bảo an toàn về PCCC, tính mạng và tài sản là rất khó khăn.
	Có thể nói công tác PCCC hiện nay trong KTX còn rất nhiều hạn chế tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ gây mất an toàn về tính mạng và tài sản cho sinh viên. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những hạn chế trong công tác PCCC trong KTX để khắc phục những hạn chế đó chúng tôi đưa ra các biện pháp PCCC một cách toàn diện đảm bảo an toàn về công tác PCCC trong KTX. 
Những biện pháp chúng tôi đưa ra nếu thực hiện đồng bộ sẽ đảm bảo tốt công tác PCCC. Trong công tác PCCC thì vấn đề “ phòng ” được đặt lên hàng đầu, để làm được điều đó thì công tác tuyên truyền và công tác chuẩn bị về PCCC sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra là rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi cần có sự quan tâm của nhà trường, của toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động và học sinh sinh viên phải cùng tham gia vào công tác PCCC, phải hiểu rõ bản chất, hậu quả của cháy, nổ từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC đảm bảo môi trường làm việc, học tập và lao động an toàn, thân thiện góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
1.2.Giá trị của sáng kiến
Giá trị của sáng kiến được thể hiện rõ trong việc nâng cao hiệu quả công tác PCCC của KTX và khả năng áp dung đối với hai cơ sỏa thực hành và nhà trường, cụ thể:
Hiểu rõ quy trình và giá trị công tác PCCC trong nhà trường từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác PCCC trong những năm tiếp theo
Hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung các trang thiết bị PCCC, nắm vững quy trình PCCC, phát huy thế mạnh và sự tham gia của toàn thể CBGV, HSSV và các bên liên quan đến hoạt động PCCC của nhà trường
Các quy trình PCCC sau khi được áp dụng có hiệu quả sẽ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện làm cho công tác PCCC của nhà trường ngày càng an toàn, đảm bảo tính mạng và tài sản cho mọi người.
2. Đề xuất, kiến nghị
2.1. Đối với Ban lãnh đạo trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình
- Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường đưa công tác PCCC khu KTX nói riêng và nhà trường nói chung thành chủ trương để toàn thể cán bộ, nhân viên, học sinh sinh viên nhà trường thực hiện
- Đề nghị nhà trường thực hiện đồng bộ các biện pháp PCCC chúng tôi đã đưa ra trong SKKN để công tác PCCC đạt hiệu quả tốt nhất
2.2. Đối với Phòng Hành chính-Quản trị; Ban Quản lý ký túc xá; Đoàn thanh niên; Hội sinh viên nhà trường.
-Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác PCCC nhà trường nói chung và khu KTX nói riêng, nhằm bảo đảm tốt nhất công tác PCCC của nhà trường.
- Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên phối hợp với nhau trong công tác tuyên truyền, huấn luyện kỹ năng cơ bản trong PCCC
2.3. Đối với Đội phòng cháy chữa cháy của nhà trường
- Tăng cường công tác kiểm tra, định kỳ tập huấn nghiệp vụ PCCC cho toàn thể sinh viên trong KTX. 
- Kịp thời bổ sung các thành viên nhằm đảm bảo lực lượng là 25 thành viên, các thành viên phải không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm, kiến thức về PCCC là đội tiên phong trong công tác PCCC của nhà trường
	Những biện pháp chúng tôi đưa ra trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác PCCC tại KTX. Tuy nhiên, những biện pháp chúng tôi đưa ra còn hạn chế rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để SKKN của chúng tôi được hoàn thiện hơn
NHÓM TÁC GIẢ SKKN
 Lê Thị Hồng Hải Nguyễn Thành Hưng
 Bùi Thị Ngọc Hải
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1]. Luật số 40/2013/QH 13: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC ( có hiệu lực từ ngày 01/7/2014)
[2]. Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng cháy, chữa cháy
[3]. Nghị định 79/2014 luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy
[4].Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC & CHCN ( Dùng cho lực lượng PCCC cơ sở) của Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN Công an tỉnh Hòa Bình

File đính kèm:

  • docxNguyễn Thành Hưng.docx
Sáng Kiến Liên Quan