Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn trong trường mầm non năm học 2016-2017
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã đặc biệt quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng.
dưỡng năng lực chuyên môn, nhận thức đúng đắn và có tinh thần trách nhiêm cao, có đủ phảm chất, năng động biết thường xuyên cập nhật cái mới để có khả năng giải đáp cá vướng mắc của đồng nghiệp và quản lý tổ. Qua việc học tập chính trị bối dưỡng đầu năm đa số cán bộ giáo viên nhận thức đúng đắn về tổ chuyên môn và ý thức được vị trí vai trò của mỗi cá nhận trong tập thể sư phạm, một nhà trường phát triển phải có tập thể sư phạm vững mạnh và đoàn kêt, Từ nhận thức này giáo viên đã nhận rõ trách nhiệm của mình tự giác tham gia các hoạt động chuyên môn, từng bước mạnh dạn, tự tin hơn trong thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là trong các buổi sinh hoạt chuyên môn đã mạnh dạn trao đổi, chủ động đưa ra các ý băn khoăn vướng mắc, đề xuất để bàn bạc thống nhất thực hiện.. 2. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường. Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn, trên cơ sở nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu nhà trường giao, tổ chuyên môn tuỳ vào đặc điểm, tình hình, kết quả của năm học trước mà xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể phù hợp với tổ của mình. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ trong năm học, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường để tổ chức sinh hoạt 2 tuần/lần một cách linh hoạt. Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức sinh hoạt, phân công nhiệm vụ cho các tổ viên phụ trách từng chuyên đề, lĩnh vực... Sau đó in ấn phát cho các khối/lớp cùng nắm bắt thực hiện. Bởi vì với mầm non thực hiện nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ nên thời gian để hội họp sẽ không được cố định như cấp học khác nên phải xây dựng kế hoạch sinh hoạt kiều luân phiên giữa các khối để có thời gian chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ/các lớp. Ví dụ: Khối 5 tuổi sinh hoạt vào chiều thứ 3 tuần 1, tuần 3; Khối 4 tuổi sinh hoạt vào chiều thứ 4 tuần 1, tuần 3; Khối 3 tuổi sinh hoạt vào chiều thứ 5 tuần 1, tuần 3;.... Để xây dựng được bản kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần đảm bảo các yêu cầu như sau: - Thể hiện nhiệm vụ năm học của trường và phù hợp đặc điểm tình hình thực tế của tổ. - Đáp ứng yêu cầu và khả năng của giáo viên, phương tiện, điều kiện thực hiện. - Phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý cho giáo viên trong tổ thực hiện. Có tính cụ thể, thiết thực và khả thi. Khi kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ đã xây dựng, được Ban giám hiệu duyệt, các giáo viên sẽ chủ động về thời gian, chuẩn bị các nội dung cần trao đổi trong buổi sinh hoạt để có ý kiến thảo luận và thống nhất. Về nội dung buổi sinh hoạt, tổ trường sẽ có trách nhiệm dự kiến các nội dung cần sinh hoạt để giáo viên cùng nắm bắt và chia sẻ: Ví dụ: - Về cách lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn ngân hàng, nội dung giáo dục phù hợp điều kiện thực tế của lớp. về cấu trúc bài soạn. - Chia sẻ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ; chuẩn bị đủ bài soạn trước khi lên lớp, Xác đinh rõ kiến thức, kỹ năng để dạy trẻ đảm bảo mục đích yêu cầu của độ tuổi, chuẩn bị đủ đồ dùng phục vụ trẻ học và chơi, cách lựa chọn tên bài, hình thức tổ chức dạy - Chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu giáo án, tài liệu, tạp chí, tập san, điều chỉnh nội dung giáo dục cho phù hợp với thực tế từng khôi/lớp. - Tổ chức dạy chuyên đề, làm đồ dùng, đồ chơi . - Xây dựng một số tiêu chí phấn đấu, danh hiệu thi đua cho cá nhân và tổ, nghiên cứu chuyên đề để thao giảng, rút kinh nghiệm qua thao giảng, bồi dưỡng giáo viên giỏi, giáo viên mới ra trường. Để thực hiện được các nội dung đó, tổ trưởng tiến hành phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ theo yêu cầu của từng nội dung theo từng nhóm, khối cùng thực hiện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ cho giáo viên thực hiện. Duy trì nền nếp sinh hoat trong tổ, thường xuyên báo cáo lịch sinh hoạt của tổ cho Ban giám hiệu để Ban giám hiệu luân phiên dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn, qua đó sẽ nắm bắt tình hình chung của tổ, dự việc điều hành họp tổ, góp ý về các nội dung trong cuộc hop tổ. Kế hoạch sau khi xây dựng xong phải được thông qua tổ chuyên môn kiểm tra, kí duyệt của Hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường. Hàng tháng, tổ trưởng phải triển khai kế hoạch cụ thể tại phiên họp thường kì của tổ. Số lần sinh hoạt chuyên môn theo đúng Điều lệ trường mầm non đã qui định. Từ đó, giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức mới và bổ ích hơn. 3. Bồi dưỡng kiến thức về quy trình tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn. Việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ phải bắt nguồn từ khả năng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Muốn đạt được điều đó trước hết giáo viên phải vững về chuyên môn mà chỉ có sinh hoạt chuyên môn mới đem lại điều này, muốn vậy mỗi chúng ta cần phải xây dựng một môi trường cùng nhau học tập, làm phong phú hoạt động lắng nghe lẫn nhau và học tập lẫn nhau. Tập trung trao đổi về vướng mắc của giáo viên để mỗi người sẽ rút ra được bài học từ thực tiễn cho riêng mình Để tổ chức sinh hoạt chuyên môn đạt được kết quả, trước hết người tổ trưởng tổ chuyên môn phài nắm được trình tự tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã hướng dẫn các tổ trưởng, khối trưởng cùng nghiên cứu thực hiện cụ thể: * Về trình tự tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn: - Trước khi họp tỏ 15 phút tổ đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, tập chí giáo dục có liên quan để giáo viên cùng nắm bắt. - Tổ trưởng hoặc tổ phó sẽ tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần về dự họp, thông qua nội dung họp tổ. - Tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục của tổ, khối trong 2 tuần vừa qua và rút kinh nghiệm việc thực hiện, ví dụ: Cách lựa chọn một số tên bài còn quá rộng, hoặc chưa phù hợp với độ tuổi, chưa đúng với kế hoạch đã được duyệ, hoặc xác định mục đích yêu cầu ề kiến thức, kỹ năng còn nhầm lẫn, nội dung bài soạn còn sơ sài..... cần phải rút kinh nghiệm cho 2 tuần tiếp theo, đồng thời triển khai tiếp một số nội dung theo kế hoạch chung của trường. - Các thành viên trong tổ, khối cùng trao đổi thảo luận về chuyên môn, về các nội dung cần thực hiện trong 2 tuần tới. Ví dụ: trao đổi về phương pháp dạy, trao đổi về làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề sự kiện trong tháng hoặc theo bài dạy, trao đổi về thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động một cách thoải mái không gò bó áp đặt trẻ, trao đổi về nội dung các bài sắp dạy cần nhũng gì? cách xây dựng môi trường mở cho trẻ theo từng độ tuổi, về thời gian tổ chức hội thi, thao giảng, tham gia phong trào do trường tổ chức nhân ngày lễ lớn ..... Tổ trưởng chuyên môn luôn gần gũi, động viên khích lệ các thành viên đưa ra các ý kiến với tinh thần thoải mái cởi mở, thân thiện tự tin không gò bó, áp đặt. - Tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn cùng thống nhất vè các nội dung trao đổi thảo luận hoặc đưa ra giải pháp về các vấn đề chuyên môn cụ thể, ví dụ: thống nhất về cách xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục cho phù hơp, biện pháp thực hiện các hoạt động giáo dục, về cách soạn bài, bố trí sắp xếp các góc cho trẻ theo độ tuổi .... - Tổ trưởng thông báo về các nội dung Ban giám hiệu đề nghị tổ thực hiện trong thời gian tới, ví dụ: Ban giám hiệu yêu cầu tổ xây dựng hoạt động kiến tập về chuyên đề "Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm", "Hoạt động giao lưu " "Hoạt động tạo hình" trong tháng 12 phải hoàn thành và gần đây là chuyên đề "Phát triển nhận thức" trong tháng 3 phải hoàn thành.... Tô trưởng chuyên môn sẽ có trách nhiệm phân công giáo viên trong tổ đi tiếp thu chuyên đề và chịu trách nhiệm lựa chọn đề tài xây dựng tiết kiến tập, dự kiến thời gian thực hiện, đề xuất về điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động kiến tập cho giáo viên trong tổ, khối cùng tham dự. - Tổ trường chuyên môn tổng hợp ý kiến và đề xuất với Ban giám hiệu về thuận lợi, khó khăn để có giải pháp khắc phục: Ví dụ: Để thực hiện được cấc chuyên đề nhà trường giao, cần phài mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, phương tiện phục vụ gì tổ trưởng cần có danh mục đồ dùng, dự kiến số lượng cần mua sắm hoặc tự làm kèm theo gửi về Ban giám hiệu để có biện pháp khắc phục... - Tổ trưởng nhắc nhở các giáo viên trong tỏ, khối cần chuẩn bị mốt số nội dung cần thiêt cho buổi sinh hoạt lần sau, ví dụ: Giáo viên ghi chép lại những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện các nội dung giáo dục, chẳng hạn tên đề tài chưa phù hợp, bài hát khó, cách dạy hoạt động khám phá, thé nào là khám phá khoa học, khám phá xã hội... để lần họp tới sẽ trao đổi và thống nhất. - Tổ trưởng mời đại diện Ban giám hiệu về dự (nếu có) lên có ý kiến chỉ đạo - Thư ký thông qua biên bản và kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chuyên môn trong tháng phải được sắp xếp theo tính chất công việc của từng thời điểm cụ thể, sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào làm sau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách nhanh nhất, tránh ôm đồm công việc mà không xác định được yêu cầu tính chất của nó, gây chồng chéo. * Về cách thức tổ chức sinh hoạt tổ: Tổ trưởng (hoặc tổ phó) là người chủ trì điều hành cuộc họp, triển khai nội dung sinh hoạt tới các thành viên trong tổ. Cử thư kí ghi biên bản cuộc họp; Đây là nội dung quan trọng nhất, khi người tổ trưởng chuyên môn (hoặc tổ phó) đã nắm chắc được quy trình các bước tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ tự tin hơn trong điều hành họp tổ, giáo viên cũng dần mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyên môn, tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ. không hiệu quả. Đặc biệt là mang tính hành chính họp hội đồng sư phạm. 4. Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn tổ, khối. Người quản lý chuyên môn phải xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong tổ khối phụ trách, đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập và tự bồi dưỡng cho giáo viên qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hình thức chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó người quản lý cũng cải tiến được cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy, để các tổ khối sinh hoạt chuyên môn được duy trì đúng kế hoạch cần sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý, linh hoạt không nhất thiết là cả một buổi. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện hàng ngày tránh chung chung: Ví dụ: Rút kinh nghiệm sau kiến tập chuyên đề, dự giờ thao giảng, dự giờ giáo viên giỏi. hội thi "Bé vui khỏe" 'Bé khéo tay'...... Tổ trưởng dự kiến các nội dung sinh hoạt chuyên môn, sẽ báo cáo với Ban giám hiệu và thông báo tới các thành viên trong tổ, khối về dự theo kế hoạch đã xây dựng. Trong qua trình sinh hoạt chuyên môn nhất thiết phải ghi Nghị quyết của tổ, có thư ký ghi chép chi tiết, phản ánh lại toàn bộ nội dung cuộc họp, và có kết luận của tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn chủ trì buổi họp, có chữ ký của thư ký và người chủ trì hoặc của Ban giám hiệu về dự. Ban giám hiệu là người giám sát chặt chẽ các buổi sinh hoạt chuyên môn có sự hướng dẫn và định hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo tình hình của nhà trường hay từng khối lớp vì trên thực tế cho ta thấy ở đâu có phong trào chuyên môn mạnh mẽ thì ở đó có nề nếp sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả. Ban Giám hiệu phải chủ động vào cuộc cùng với tổ trưởng chuyên môn luân phiên giám sát dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe các ý kiến thảo luận và khă năng điều hành sinh hoạt tổ, góp ý bổ sung các nội dung khi cần thiết. Chính từ những biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn của Trường mầm non Thanh Mai đã thực hiện trong năm học mà công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường đã có bước chuyển biến. 5. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra của Ban giám hiệu. Việc quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ cũng như chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường để cùng phối hợp với tổ chuyên môn trực tiếp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn như sau: Chỉ đạo bố trí thời khóa biểu hợp lý, tạo thời gian thuận lợi cho các tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kì. Luôn quan tâm, theo dõi cũng như kiểm tra sinh hoạt chuyên môn của các tổ. Dành thời gian dự họp với các tổ chuyên môn. Việc dự họp với tổ chuyên môn là vô cùng cần thiết bởi vừa nắm bắt được tình hình hoạt động chuyên môn, vừa lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của anh chị em để từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với tổ chuyên môn, khối lớp, kịp thời động viên, khích lệ tổ trưởng cũng như giáo viên nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn, đặc biệt là sổ Nghị quyết của tổ chuyên môn 1lần/tháng. Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ xem các khối có sinh hoạt đủ số lần không? Có triển khai những nội dung liên quan đến chuyên môn mà nhà trường đã triển khai không? Nội dung sinh hoạt có bàn về chuyên môn không hay là triển khai các công việc mang tính hội họp để kịp thời nhắc nhở các tổ sinh hoạt có chất lượng. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên họp với các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, thông qua các buổi họp này, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, đồng thời Ban giám hiệu triển khai các công việc tiếp theo của nhà trường cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nắm bắt và triển khai tới các thành viên trong tổ/khối cùng thực hiện. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn. Bởi đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc giúp nhà trường thực hiện các hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Tóm lại: Chất lượng, hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất năng lực, thái độ, kinh nghiệm và tính năng động của người tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Tổ chuyên môn trong trường mầm non có vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trinh chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. một nhà trường mạnh hay yếu là do chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn, vì vậy cần phải có chiến lược để phát triển lực lượng này ngày càng vững mạnh hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện thực tế của trường mình. Nếu chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên môn, nhất là đổi mới nội dung sinh và hình thức sinh hoạt thì tổ chuyên môn sẽ là nơi môi trường tốt cho giáo viên học hỏi, tâm sự, giải bày những vướng mắc trong chuyên môn để từng bước tự hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Đây cũng chính là điểm hội tụ của những giáo viên có tâm huyết với nghề và bồi dưỡng giáo viên giỏi làm nòng cốt trong các tổ chuyên môn. * Kết quả đạt được có số liệu so sánh đối chứng: Sau một năm học với bao trăn trở, suy nghĩ và trải nghiệm thực tế đã mang lại cho nhà trường những bước chuyển biến rõ nét trong hoạt động chuyên môn. Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên từng bước được khẳng định. Với việc vận dụng thành công các biện pháp đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn đã có tác dụng lớn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, đã đạt một số kết quả cuối năm học. Cụ thể như sau: Về giáo viên: Nhận thức đúng đắn về tổ chuyên môn và ý thức được vị trí trách nhiệm của mình trong tổ chuyên môn, tự giác tham gia các hoạt động chuyên môn, mạnh dạn, tự tin trao đổi trong các buổi sinh hoạt, nắm vững chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn. Chất lượng các giờ dạy được nâng lên cụ thể: GV/Tổng số XL Tốt XL Khá XL ĐYC XL không ĐYC SL % SL % SL % SL % Đầu năm 20/48 3 15 5 25 8 40 4 20 Cuối năm 20/48 6 30 12 60 2 10 0 0 Tăng 3 15 7 35 6 30 Giảm 4 20 Về tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn được duy trì đúng kế hoạch, sắp xếp thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý, linh hoạt. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cụ thể, sát với thực tiễn của nhà trường, tổ chức các chuyên đề trọng tâm do Phòng giáo dục chỉ đạo, tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ. không hiệu quả. Về vai trò của tổ trưởng: Tổ trưởng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, chuẩn bị nội dung sinh hoạt chu đáo. nắm vững quy trình các bước tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn, tự tin hơn trong điều hành họp tổ. Duy trì nền nếp sinh hoạt tổ đúng kế hoạch. Vê công tác quản lý: Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Tăng cường công tác giám sát các buổi sinh hoạt tổ. Nhìn vào kết quả trên cho thấy những ”Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai năm học 2016-2017” không chỉ mang ý nghĩa nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong tổ mà nó còn góp phần rất lớn trong việc xây dựng nhà trường vững mạnh, nó khẳng định các biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện tại trường là đúng đắn và cần thiết, Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy cần phải học hỏi thêm ở đồng nghiệp, các trường bạn để vận dụng xây dựng tổ chuyên môn hoạt động ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2. Khuyến nghị: * Đối với nhà trường: Tổ chức các buổi chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng thành công tại trường cho giáo viên học tập. Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, tìm hiểu các sáng kiến hay của các trường bạn để áp dụng vào chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp với thực tế của nhà trường. * Đối với cấp trên: Tổ chức phổ biến sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao của thành phố cho giáo viên học tập. Tư vấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cách phổ biến và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế, có phòng trưng bày sáng kiến hay để mọi người có cơ hội được nghiên cứu học tập. Trên đây là một số “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai năm học 2016-2017”. đã được áp dụng tại trường đạt hiệu quả. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên góp ý, bổ sung để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn ! Xác nhận của thủ trưởng đơn vị ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. .............................................................. .............................................................. Thanh Mai, ngày tháng năm 20. Tôi xin cam đoan đây là bản SKKN của tôi, không sao chép nội dung của người khác. Người viét Lê Thị Hiền Nhận xét, đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học huyện Thanh |Oai (Chủ tịch hội đồng ký tên, đóng dấu) . . . .. .. .. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường mầm non: Được ban hành theo Quyết định số 14/2008/QĐ BGD ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo. 2. Các văn bản pháp quy về giáo dục. - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Được ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Tài liệu tập huấn chuyên đề "Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non" Được tổ chức ngày 27/01/2016. Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Thúy. Một số hình ảnh sinh hoạt chuyên môn của trường Chuyên đề phát triển vận động Rút kinh nghiêm sau kiến tập chuyên đề Sinh hoạt chuyên môn khối 3 tuổi
File đính kèm:
- skkn.doc