Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.

Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có kết quả. Khi chế độ sinh hoạt trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển tính độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.

 Chính vì điều đó nên khi lập kế hoạch chế độ sinh hoạt một ngày cho trẻ tôi đã dựa trên các yêu cầu sau:

- Dựa vào đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục và điều kiện sinh hoạt. Phù hợp với chức năng cơ thể và môi trường sống

- Đảm bảo được sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ.

- Chế độ sinh hoạt hàng ngày phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề nếp cho trẻ.

- Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp với mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng của từng trẻ: những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các bạn khác.

 

doc46 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông được chạm vào cổng, không làm đổ cổng, đến vạch đích đứng dạy đi về đứng vào cuối hàng.
- Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai )
- Chia 2 nhóm thi đua thực hiện ( cô bao quát và sửa sai )
- Lần 3 cho trẻ tập bò nhanh – chậm theo tiếng trống.
* Trò chơi vận động
Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu, Chó sói xấu tính, Bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ, lăn bóng theo đường zic zắc
Trò chơi lăn bóng zic zac qua các chướng ngại vật
 Ví dụ 1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo tính hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném qua dây”. Hoặc đi theo biển chỉ dẫn Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản.
 Ví dụ 2 
 Với đề tài : “ Trèo lên xuống thang “ cô chọn trò chơi “đua ngựa” việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ 
c/ Hồi tĩnh: 
Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
Ví dụ :
Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu. Hay cho trẻ múa hát theo những làn điệu dân ca như Xòe hoa, lý cây bông
6. Sáng tác và sưu tầm một số trò chơi vận động.
Với trẻ mầm non, chơi là học, học là chơi, nắm bắt được tâm lý đó tôi đã sáng tạo và sưu tập thêm nhiều trò chơi với những hình thức mới lạ, hấp dẫn giúp trẻ hứng thú tham gia vào vận động
* Trò chơi 1: Thu hoạch quả
+ Mục đích: Rèn động tác bò bằng bàn tay cẳng chân, rèn khả năng định hướng của trẻ.
+ Chuẩn bị: - 2 cây có gắn các quả chín có thể lấy ra
 - 6 mô hình núi
 - Tạo sân vận động đi theo mũi tên vòng quanh núi.
 - Đĩa nhạc
+ Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh trẻ bò bằng bàn tay, cẳng chân theo chiều mũi tên vòng qua mô hình các ngọn núi đến cây có quả trẻ đứng lên hái quả để vào rổ rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo rồi về đứng cuối hàng. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc trong thời gian là một bản nhạc. (Với chủ đề thực vật nên tôi chọn bài hát Vườn cây của bé) Kiểm tra kết quả nếu đội nào hái được nhiều quả hơn đội đó chiến thắng.
Trò chơi Hái quả
* Trò chơi 2: Vượt chướng ngại vật (Vận động, tiếp sức) 
+ Mục đích: Rèn khả năng vận động bật, bò và ném trúng đích cho trẻ
+ Chuẩn bị:
- Cổng thể dục
- Phấn vạch.
- Dây đeo vòng (vòng bằng nhựa hoặc bìa cứng).
- Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt (hoặc hình khác).
+ Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua các cổng thể dục, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng hai tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
- Trẻ trước chạy đến cổng thể dục, bò chui qua cổng thể dục thì trẻ sau bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô. 
* Trò chơi 3: Tàu hỏa
Trò chơi Tảu hỏa
+ Mục đích: Rèn khả năng khéo léo và giữ thăng bằng khi đi chạy, giúp trẻ phản xạ nhanh trong vận động.
+ Chuẩn bị: Sân tập kẻ 2 vạch song song cách nhau 1 ô gạch
+ Cách chơi và luật chơi: 
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song. Khi người hướng dẫn giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: “xình, xịch”. Khi người hướng dẫn nói: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: “tu tu”. Khi người hướng dẫn nói: “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: “tu tu”.
Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh. Ai không thực hiện đúng phải 
ra ngoài không chơi 1 vòng.
 Để trò chơi được vui hơn, cô giáo nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh. Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng ra hiệu lệnh “tàu xuống dốc” tiếp theo ngay. Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ lộn xộn. Vậy nhịp độ ra hiệu lệnh lúc nhanh lúc chậm là ở nơi điều khiển của giáo viên hướng dẫn.
* Trò chơi 4: Cá sấu lên bờ
Trò chơi Cá sấu lên bờ
+ Mục đích: Rèn khả năng phản xạ nhanh nhẹ trong vận động của trẻ
+ Chuẩn bị:
- Địa điểm chơi rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng làm sông, có vạch kẻ vạch làm hai bờ.
- Chuẩn bị chơi:
Chọn một trẻ chơi làm cá sấu ( “oẳn tù tì” để chọn ra)
Các trẻ chơi đứng hai bên bờ.
- Số lượng người chơi khoảng 8 -10 bạn, nếu nhiều người chơi có thể chia thành nhiều nhóm chơi.
+ Cách chơi:
- Khi có hiệu lệnh, người chơi làm “cá sấu” đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước (nhảy ra khỏi vạch hoặc thò chân xuống vạch). Để sinh động, người qua sông, đứng trên bờ chọc tức “cá sấu”, Thò chân xuống dụ dỗ “cá sấu” chạy đến bắt, khi “cá sấu” đến thì lại rút chân lên, chạy nhảy từ bờ bên này sang bờ bên kia, vừa chạy nhảy vừa hát “cá sấu, cá sấu lên bờ” để thu hút “cá sấu”. “Cá sấu” chạy ngược xuôi để cố gắng bắt được các người chơi, người chơi nào xuống sông mà nhảy lên bờ không kịp bị “cá sấu” bắt được phải thay thế làm “cá sấu”
- Người chơi qua sông thì không được nữa chừng quay lại, dù vòng vèo lên xuống nhưng phải sang bờ bên kia mới được.
- “Cá sấu” không được dùng tay kéo người trên bờ xuống sông nếu người đó không thò chân xuống sông hoặc nhảy xuống sông.
* Trò chơi 5: Tàu dồn toa
Trò chơi Tàu dồn toa
+ Mục đích: Rèn khả năng định hướng và giữ thăng bằng vận động của trẻ trong hoạt động
+ Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ.      
- Trẻ đứng theo vị trí mà cô sắp xếp.
+ Cách chơi:
 Hai trẻ trên cùng đóng giả làm đầu tàu. Khi cô ra lệnh (bằng một hiệu còi hay hiệu cờ) hai trẻ đóng giả đầu tầu lùi để nối các toa theo thứ từ trên xuống đến nhóm các em đang chờ ở vạch xuất phát. Tàu nào nối xong trước sẽ tiến lên vị trí ban đầu của đầu tàu.
- Nếu không bị đứt toa và tàu đó đảm bảo đúng quy định thì thắng cuộc.
 - Các tàu về sau theo thứ tự  và các tàu thua phải lò cò hoặc chạy vòng quanh khu vực chơi.
* Trò chơi 6: Chạy đánh trống cướp cờ
Trò chơi Đánh trống cướp cờ
 + Mục đích: Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 + Chuẩn bị:
2 lá cờ, 2 chiếc trống.
 + Cách chơi:
Cho trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm dùi trống. Đặt trống cách chỗ các cháu đứng 2m. Khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía trống gõ vào trống, vòng qua trống rồi chạy về chuyển dùi trống cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được dùi trống, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua trống gõ vào trống, rồi về chỗ đưa dùi trống cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, lần lượt đến bạn cuối cùng gõ trống đồng thời lấy lá cờ và chạy về hàng. Nhóm nào lấy được cờ trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua trống hoặc không gõ trống phải quay lại chạy từ đầu. 
 * Trò chơi 7: Thi đi nhanh 
 + Mục đích: 
 - Phát triển cơ bắp, tính tự tin.
 + Chuẩn bị:
4 sợi dây dài khoảng 0,5m.
Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m.
2 khối hộp nhỏ.
 + Cách chơi:
Chia trẻ 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở 1 đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Đi không được chạm vạch. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
* Trò chơi 8: Người đưa thư
 + Mục đích:
Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 + Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn.
Các thẻ vẽ số lượng đồ vật tương ứng với các thẻ chấm tròn bỏ vào 1 cái làn.
1 bộ thẻ chữ số từ 1 – 10.
 + Cách chơi:
Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn. Chọn 1 cháu làm người đưa thư cầm làn thẻ số, vừa đi vừa đọc:
Này bạn ơi
Tôi đưa thư
Từ nơi xa
Đến nơi đây
Bạn hãy cho 
Biết số nhà.
	- Đọc đến câu cuối cùng đến bạn nào bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Người đưa thư chọn đúng số lượng đồ vật và chữ số tương ứng với số nhà. Nếu làm sai không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho người khác. Sau đó lại tiếp tục đi đưa thư. Mỗi người đưa thư chỉ đưa từ 2 – 3 số nhà. Nếu đến số nhà mà trong làn không có thẻ có số lượng tương ứng thì trả lời: “Nhà bác không có thư”. Và tiếp tục đi sang nhà khác.
 * Trò chơi 9: Ai nhanh
 + Mục đích: Rèn trẻ nhảy bật, tính nhanh nhẹn.
 + Chuẩn bị: Sân chơi sạch sẽ thoáng mát
 + Cách chơi:
 Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn. Đổi vai cáo chơi tiếp.
Trò chơi Ai nhanh
7. Tạo góc vận động
 Để ôn luyện cho những trẻ còn yếu về vận dộng lớp tôi đã làm một góc vận động với những ảnh dễ thương về các bạn nhỏ đang luyện tập thể thao, chơi những trò chơi. Tại góc vận động chúng tôi tạo những không gian tập luyện và để những dụng cụ thể dục bắt mắt dễ lấy, dễ sử dụng để trẻ có thể lấy ra để tập luyện hay chơi đùa. 
 	Vào những ngày có tiết học nhẹ nhàng, khi cho trẻ chơi hoạt động góc tôi thường cho những cháu còn yếu trong những giờ học giáo dục thể chất ra góc vận động để ôn luyện lại giúp trẻ hoàn thiện động tác và tự tin hơn trong các buổi tập lần sau.
	Kết quả cho thấy, những trẻ còn yếu trong những giờ thể dục sau đó được cô cho ra ôn luyện và củng cố lại tại góc vận động đã nắm vững được những bài tập cơ bản, trẻ tự tin hơn khi tham gia các buổi học thể chất sau đó.
Trẻ tham gia tập luyện tại góc vận động của lớp
	Không chỉ tạo góc vân động cho lớp, tại các không gian chung của nhà trường chúng tôi cũng tạo những góc vận động với các trò chơi nhẹ nhàng gần gũi trẻ, sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh kích thích trẻ mỗi sang đến trường thích thú tham gia vào vận động giúp trẻ thích thú đến lớp, giúp trẻ tình táo, vui vẻ với các bạn. Khi tạo được những không gian vận động chung tôi để ý thấy rất nhiều trẻ mọi ngày đòi bố mẹ, ông bà bế vào lớp thì nay đòi xuống tự đi vào lớp và không quên chơi các trò chơi vận động đó, không chỉ có các bé thích thú mà tôi thấy có rất nhiều phụ huynh cũng tích cực tham gia cùng cùng con vào các trò chơi đó. Qua đó tôi thấy kích thích được khả năng hoạt động của trẻ một cách tích cực.
Không gian vận động chung của trường
8. Làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giáo dục thể chất
Để mỗi giờ học thể dục của trẻ là một giờ hoạt động thú vị đối với trẻ và để đạt hiệu quả cao trong mỗi bài luyện tập ngoài khả năng truyền đạt kiến thức của giáo viên, thì đồ dùng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng vì không có đồ dùng và dụng cụ luyện tập thì trẻ không thực hiện được động tác vận động cơ bản, đặc biệt với trẻ mầm non mọi kiến thức truyền đạt cho trẻ đều phải cụ thể. Vì vậy tôi và các giáo viên trong lớp luôn tìm tòi, sáng tạo làm thêm nhiều đồ dùng, dụng cụ để phục vụ cho giờ học thể dục như: Bao cát, mô hình đường hẹp, mô hình núi, các cây gắn quả, quả bông
Đồ dùng mô phỏng hình ảnh quả núi làm từ bìa cáctông và giấy bạc
 Cờ Quả tạ làm từ bóng nhựa và ống nước
Giỏ hoa 
 Đường ngoằn nghèo di động
Nơ đeo tay
Quả bóng mô phỏng “quả còn” làm từ quả bóng tennis cũ và vải màu
Hoa làm từ các vỏ chai nhựa
Xích đu làm từ lốp ô tô
* Ví dụ 1: Trong giờ tập thể dục với vận động cơ bản: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát, tôi không cho trẻ đội túi cát mà thay vào đó là những chiếc giỏ hoa với trọng lượng tương đương với yêu cầu đội giỏ hoa đến tặng sinh nhật bạn thỏ.
Trẻ tập Đi trên ghế băng đầu đội giỏ hoa
* Ví dụ 2: Với bài tập ném trúng đích thẳng đứng, thay vì dùng những quả bóng trẻ sẽ nhàm chán tôi sáng tạo làm thành những quả còn và mô phỏng bài tập theo trò chơi Ném còn, tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng với bài tập đó.
	Tôi nhận thấy khi tập thể dục với các dụng cụ đó trẻ vô cùng thích thú và giờ học trở lên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả của bài tập được nâng cao rõ rệt.
9. Phát triển vận động thông qua một số hoạt động ngoại khóa:
- Ngoài chăm sóc sức khỏe cho trẻ về dinh dưỡng, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vận động tại các giờ thể dục sáng và thể dục giờ học, tôi còn cho trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau giúp trẻ phát triển khả năng vận động cho bản thân như các trò chơi trong hoạt động ngoại khóa như tại liên hoan các trò chơi dân gian, đi thực tế tại Trang trại giáo dục Erahouse. Vào những dịp nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như chợ quê kết hợp với các trò chơi dân gian tôi luôn động viên trẻ đặc biệt là những trẻ còn nhút nhát rụt rè cùng tham gia vào, khi được tham gia trẻ vô cùng thích thú và phấn khởi, hơn nữa nhiều bạn còn về kể cho bố mẹ nghe phụ huynh cũng rất thích và vui.
Trò chơi dân gian Bịt mắt bóp bóng bay tại Hội chợ quê
Trò chơi Nhảy sạp tại Hội chợ quê
Trò chơi Thi đẩy xe hàng tại Trang trại giáo dục Erahouse
Trò chơi bắt cá tại Trang trại giáo dục Erahouse
Trò chơi Tập làm lính cứu hỏa tại Trang trại giáo dục Erahouse
10. Tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh về tầm quan trọng của sự phát triển vận động của trẻ và cách dạy trẻ phát triển vận động
Để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục thể chất cho trẻ tôi còn chú trọng đến việc kết hợp với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ tại gia đình, tôi trao đổi với phụ huynh về chế độ khẩu phần ăn của trẻ sao cho cân đối và hợp lý, đủ lượng, đủ chất, cách chế biến các món ăn để đảm bảo cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thu và không thừa chất gây nên béo phì hoặc không đủ chất trẻ dễ mắc suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng vân động của trẻ. 
Với những bài tập vận động tôi cũng trao đổi với phụ huynh để phụ huynh biết được con đã được học những gì, những bài tập đó có lợi gì đối với thể chất của trẻ. Tôi cũng nêu ý kiến với phụ huynh nên cho trẻ cùng làm việc với bố mẹ những việc phù hợp với sức khỏe của trẻ, thông qua đó giúp phát triển vận động nhanh nhẹn cho trẻ và tạo cho trẻ lòng yêu lao động không ỷ lại vào người khác.
Để phụ huynh dễ dàng biết được tình hình của con mình cũng như những gì trẻ học được trên lớp, tôi đã làm góc tuyên truyền tại cửa lớp nơi phụ huynh dễ nhìn thấy nhất và lập trang web trên Internet và đưa địa chỉ cho phụ huynh đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách vào xem các hoạt động, và để phụ huynh biết cách trao đổi với cô giáo qua cổng Internet
Hình ảnh Website của trường
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 * Đối với trẻ : 
- Sau một năm học áp dụng những biện pháp trên tôi đã thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt về sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực Nhanh – Mạnh – Khéo – Bền.
+ Trẻ trở lên nhanh nhẹn hoạt bát hơn trước, hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, đặc biệt những trẻ yếu về thể chất cũng như kỹ năng vận động cũng đã tiến bộ thấy rõ.
+ Sức khỏe của trẻ cũng đảm bảo hơn, trẻ ít nghỉ ốm hơn, qua đó thể lực của trẻ phát triển đồng đều hơn, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 1,8%, không còn trẻ béo phì. Tỷ lệ chuyên cần lớp tôi cũng tăng lên.
+ Về vận động các cháu rất hứng thú tham gia giờ học, trong các bài tập thể dục cũng như các hoạt động khác trẻ đã thật sự nhanh nhẹn, khéo léo hơn trước, đặc biệt các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn , 94.5% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi, nhất là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như Ném xa – chạy nhanh, Nhảy dạng khép chân – tung bắt bóng . trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng 
+ Trước đây khi tham gia các hoạt động trẻ chỉ có thể hoạt động một lúc là đã mỏi mệt nhưng đến nay độ bền bỉ khi tham gia hoạt động của trẻ đã kéo dài hơn, trẻ không thấy mỏi mệt khi tham gia vào các hoạt động nữa.
+ Sau khi đánh giá tôi đã thu được kết quả sau:
Các mặt phát triển
 của trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1. Phát triển thể lực
53 / 55
96.3
2 / 55
3.7
2. Thói quen vệ sinh
55 / 55
100
0 / 55
0
3. Kỹ năng vận động
52 / 55
94.5
3 / 55
5.5
 	* Đối với phụ huynh: Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ. Phụ huynh yên tâm hơn về chế độ chăm sóc cũng như dạy dỗ của các cô giáo, đồng thời cũng nhiệt tình hơn trong vấn đề phối hợp với các cô giáo để cùng dạy trẻ cũng như đóng góp những nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
 	* Đối với giáo viên : Đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn dạy thể dục . Tập chính xác các động tác , hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng , biết chọn lựa cơ chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động , đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này. 
	Giáo viên chú trọng tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cho các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng .
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết vì trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho trẻ, tôi đã luôn cố gắng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ phát triển thể chất và đã gặt hái được những thành công nhất định đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thể chất cho trẻ nói chung và phát triển thể chất cho trẻ lớp tôi nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận động. 
	Để đạt được những kết quả tốt như trên tôi đã phối hợp các biện pháp mà tôi đã thực hiện để chăm sóc và rèn trẻ một cách thường xuyên và liên tục, từ chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp, giáo dục các thói quen vệ sinh cho trẻ, tổ chức ăn cho trẻ và tổ chức giờ ngủ cho trẻ đến việc tổ chức các hoạt động thể dục
	Ngoài ra việc sáng tác và sưu tầm một số trò chơi vận động, tạo góc vận động, làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giáo dục thể chất qua và cho trẻ tham gia một số hoạt động ngoại khóa cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho việc giáo dục thể chất của trẻ được đạt kết quả cao.
	Thêm vào đó sự tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh về tầm quan trọng của sự phát triển vận động của trẻ và cách dạy trẻ phát triển vận động là cách rèn luyện cho trẻ cả khi không có cô giáo ở bên cạnh giúp trẻ phát triển một cách đồng đều và toàn diện nhất. 
V. KẾT LUẬN
Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới, sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện. Những phương pháp và biện pháp, hình thức mà tôi thực hiện trên đây chắc chắn sẽ có những hạn chế, tôi mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt công việc mà tôi đang thực hiện . 
 	 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của hiệu trưởng
...............................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Long Biên, ngày 05 tháng 3 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
 Phạm Thị Duyên

File đính kèm:

  • docgdmg_pham-thi-duyen_diep_mnhtt_11082020.doc
Sáng Kiến Liên Quan