Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Khánh Cư

- Đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm ngoài việc phổ biến kế hoạch hoạt động của nhà trường, lớp trong năm học mới tôi đã tuyên truyền trong phụ huynh về việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh.

- Tuyên truyền giảng giải cho phụ huynh và học sinh về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, tính kiên trì, tính kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập. Chỉ ra cho phụ huynh thấy được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu và tác hại của việc viết chữ xấu trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác.

- Vận động phụ huynh mua sắm đủ các loại dụng cụ học tập có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ, vở luyện chữ mấu . Hướng dẫn phụ huynh dựa vào mẫu chữ ở vở luyện viết chữ đẹp lớp 5 để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót cho con em mình.

* Ưu điểm: Phần đa phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết và có ý thức nhắc nhở con em mình viết cho đúng.

* Nhược điểm: Giáo viên đã phối hợp với phụ huynh học sinh để rèn chữ cho các em nhưng chưa thật sự có hiệu quả vì mới chỉ dừng lại ở sự tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của chữ viết và nhắc nhở con em mình rèn chữ viết cho đúng cho đẹp nhưng có rất nhiều phụ huynh chưa nắm được cách viết và độ cao các con chữ, khoảng cách của các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ,.để dạy con em mình viết cho chuẩn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Khánh Cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on chữ: khoảng cách giữa các con chữ bằng nửa thân con chữ o + Về tỉ lệ chiều cao:
Mỗi nhóm chữ cái có đặc điểm riêng nên khi học sinh viết sai độ cao của các con chữ cái giáo viên phải cho học sinh nắm vững hình dáng, cấu tạo, quy trình viết chữ cái. Từ đó giáo viên có thể phân loại hệ thống chữ cái tiếng việt thành các nhóm luyện viết cụ thể là:
Các chữ cái viết thường được phân thành 5 nhóm cụ thể:
Các con chữ h, b, g, y, l được viết với chiều cao 2,5 đơn vị (2 ô li rưỡi)
Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị .
Chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.
Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị
Các chữ cái còn lại được viết với chiều cao 1 đơn vị.
	Căn cứ vào sự tương đồng về cấu tạo giáo viên phân chia hệ thống chữ cái viết thường thành các nhóm 
	 Nhóm 1: i, t, p, u, ư, v, r, n, m
	 Nhóm 2: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, c, x, e, ê, s, q
	 Nhóm 3: l, b, h, k, g, y 
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi dấu thanh: Dấu thanh đánh ở trên đầu âm chính, với những những chữ có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh đánh ở trên đầu âm chính thứ nhất, còn những chữ có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh đánh ở trên đầu âm chính thứ hai. 
- Hướng dẫn thêm về kỹ thuật viết như: Lia bút, rê bút hay viết liền mạch cho các em để chữ viết của các em có nét thanh nét đậm rõ ràng. Các nét đưa lên là nét thanh còn các nét đưa xuống là nét đậm, khi muốn viết nét thanh thì nét đưa lên viết nhẹ nhàng, và muốn viết nét đậm thì những nét đưa xuống hơi ấn bút một chút
Giáo viên hướng dẫn học sinh học cách lia bút, rê bút để có nét thanh, nét đậm
- Tôi quy định vở viết của học sinh bằng giấy có 4 li và chất lượng cao, Giấy tốt không bị nhòe nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi có ý kiến và thống nhất với phụ huynh đăng kí mua loại vở theo quy định. Bút viết phải là loại tốt, chảy đều, cầm vừa tay, ngòi bút viết trơn và đẹp. 
- Rèn chữ trong giờ chính tả phải tỉ mỉ từng li từng tí, từ cách viết đến cách đánh dấu ghi thanh và cho đến kỹ thuật viết. Ví dụ: Học sinh lớp tôi hay viết sai nét khuyết, thường các em viết quá nhỏ hoặc quá to độ cao không chính xác, viết không thẳng nét. Trong lúc viết tôi đặc biệt chú ý trực tiếp sửa ngay cho các em. 
Giáo viên sửa trực tiếp cho học sinh trong giờ viết chính tả
Một số em chưa viết đúng quy trình: viết đến chữ cái nào đánh dấu ngay chữ cái đó chứ không viết liền mạch rồi mới quay lại đánh dấu thanh, dẫn đến các con chữ trong một tiếng rời rạc, mất thời gian nhấc bút nhiều lần. Các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn như: s, x, ch, trhọc sinh hay viết sai, viết bài nào tôi cố gắng chọn ra những chữ tiêu biểu có phụ âm để học sinh phân tích, viết giấy nháp và lưu ý trước khi viết, phải nghe cô giáo phát âm thế nào rồi mới viết cho chính xác. Đồng thời, tôi luôn cố gắng phát âm thật rõ để học sinh có thói quen nghe cô phát âm để viết đúng.
- Rèn chữ không những chỉ để học sinh viết đúng chính tả mà còn phải có nét chữ đẹp. Trong phần bài tập của giờ chính tả đã giúp các em rất nhiều trong việc viết đúng và phân biệt lỗi chính tả đúng sai. Vì vậy khi làm bài tập chính tả tôi thường tổ chức cho học sinh chơi để các em nắm bài chắc lâu hơn. 
 Ví dụ: Khi làm bài tập: Thi tìm nhanh các từ láy bắt đầu ch hay tr, hoặc s/x tôi tổ chức cho các em thi tiếp sức đội nào tìm được nhiều từ viết đúng thì đội đó thắng cuộc.
- Trong thực tế thấy ảnh hưởng của giáo viên đến từng em là rất lớn các em học và bắt chước từng cử chỉ , lời ăn tiếng nói của cô. Vì vậy để rèn học sinh viết chữ đúng, viết đẹp tôi đã nỗ lực tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giờ chính tả tôi cố gắng đọc rõ ràng phát âm chuẩn nhờ đó phần nào giảm bớt sai sót về phụ âm, thanh điệu giúp học sinh có giọng đọc đúng, nghe phân biệt được âm từ đó viết không bị lẫn lộn các phụ âm.
 - Khi học sinh viết vở tôi thường vừa đọc vừa đi đến chỗ các em nhất là các em hay viết sai, viết chưa đẹp để uốn nắn, động viên để các em viết đúng tiến tới viết đẹp. Sắp xếp những em viết chữ xấu ra ngồi đầu bàn để tiện theo dõi.
Giáo viên sửa cho học sinh viết còn sai lỗi chính
- Hướng dẫn các em cách kẻ vở khi hết bài, hết ngày, hết tuần để thống nhất trong cả lớp. Hàng tuần tôi kiểm tra, chấm, nhận xét và động viên để các em cố gắng hơn ở tuần tiếp theođể hình thành cho các em kỹ năng viết đúng, rõ ràng tính thẩm mỹ của chữ viết. 
Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Không nên xem nhẹ môn học nào bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau. Cần phải chú ý rèn chữ trong tất cả các môn học để hình thành thói quen rèn chữ giữ vở ở mọi lúc và mọi nơi. 
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: 
 	- Giáo viên giúp học sinh nắm vững về tỉ lệ chiều cao các con chữ và khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ, vị trí dấu thanh,  Từ đó, hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết các nét cơ bản để học sinh viết chữ đúng, đẹp. 	
	- Hướng dẫn thêm về kỹ thuật viết như: Lia bút, rê bút hay viết liền mạch, viết nét thanh đậm cho các em để chữ viết của các em không bị gãy nét và có nét thanh, nét đậm. Ngoài tiết chính tả tôi còn quan tâm tới việc rèn chữ ở tất cả các môn học khác.
2.5. Giáo viên tích cực rèn chữ mẫu để dạy các em viết đúng, đẹp. Rèn cách lia bút để chữ viết có nét thanh, nét đậm.
Chúng ta thường nói “thầy nào, trò đấy”. Quả thật chữ viết của giáo viên là vấn đề có tính quyết định, vì giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh về tất cả các mặt, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua thực tế ở mỗi lớp khác nhau thì chữ viết của học sinh sẽ khác nhau. Và học sinh trong một lớp thì chữ viết lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên. Một giáo viên có chữ viết đẹp sẽ có thể có nhiều học trò viết chữ đẹp và ngược lại. Như vậy muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học sinh viết chữ ngày càng đẹp; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo. Nhận thức được điều đó, tôi quyết tâm luyện chữ viết theo mẫu chữ mới hiện hành. Hàng tuần tôi giành một ít thời gian để luyện viết, mỗi tuần tôi viết ba đến bốn bài, vừa viết trên giấy ô ly vừa viết theo mẫu trên vở luyện viết chuẩn và đẹp dành cho học sinh lớp 5. Qua mỗi bài viết tôi thường xem kĩ lại để tự rút kinh nghiệm. Ngoài viết đúng ra tôi cố gắng rèn luyện để viết đều và đẹp. Từ nét chữ viết đều tôi rèn luyện cách cầm và cách lia bút, phấn để có thể viết chữ có nét thanh nét đậm. Qua một thời gian rèn luyện chữ viết của tôi đã tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra tôi luôn chú trọng khâu trình bày bảng lớp sao cho khoa học và có thẩm mỹ ở tất cả các môn học. Cũng từ đó chữ viết của học sinh do tôi phụ trách cũng ngày càng đẹp hơn.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Giải pháp cũ thường làm đã bước đầu rèn chữ cho học sinh viết chữ đúng, đều nét nhưng chưa có nét thanh nét đậm. Giải pháp mới đã nâng cao dần chất lượng chữ viết từ đúng, đẹp và tiến tới có nét thanh nét đậm rõ ràng. Thể hiện ở việc: giáo viên tích cực rèn chữ, rèn cách lia phấn để có thể viết chữ có nét thanh nét đậm, từ đó hướng dẫn các em thực hiện một cách dễ dàng.
2.6. Rèn phát âm chuẩn, đọc tốt diễn cảm, hiểu văn bản để học sinh vận dụng viết tốt và phân công cho các em kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau. 
Giáo viên phải biết kết hợp dạy tốt phân môn tập đọc để khắc phục các đối tượng học sinh viết chậm sai do đọc yếu và sai quy tắc chính tả. Đặc biệt giáo viên không nên xem nhẹ việc rèn đọc hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Nếu học sinh phát âm không chuẩn và đọc chậm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khâu viết chữ của học sinh. Mặt khác để gây hứng thú cho học sinh khi viết giáo viên cần giúp các em hiểu được văn bản. 
Phân công cho học sinh viết chữ đẹp, đúng quy định kèm cặp và giúp đỡ những học sinh có chữ viết chưa chuẩn. Các em viết chữ đẹp, đúng sẽ nhắc nhở bạn nếu phát hiện bạn viết sai độ cao; đánh dấu ghi thanh sai vị trí; viết nhầm, thiếu nét
Sau khi viết xong bài, giáo viên cho học sinh đổi chéo bài nhau để học sinh có thể tự đánh giá mình, đánh giá bạn.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp; (Đây là giải pháp mới - ở giải pháp cũ không có) 
2.7. Giáo dục học sinh nâng cao chất lượng chữ viết bằng hình thức nêu gương, động viên, khen thưởng các em kịp thời 
Tôi thường kể cho các em nghe những câu chuyện về các tấm gương văn hay chữ tốt như: Cao Bá Quát ở Việt Nam, Vương Hi Chi ở Trung Quốc Phôtô các bài viết chữ đẹp, đạt giải ở cấp trường, cấp huyện qua các năm cho các em xem để các em học hỏi, mở rộng kiến thức Ngoài ra tôi luôn là tấm gương rèn chữ cho học sinh vì chữ mẫu của giáo viên tác động rất sâu sắc tới việc rèn chữ của các em vì giáo viên là người gần gũi với các em nhiều nhất. 
	Tôi kịp thời động viên, khen ngợi những học sinh có sự tiến bộ về chữ viết, dù đó chỉ là một sự tiến bộ nhỏ. Điều này tạo cho các em có một niềm tin và hứng thú hơn trong học tập (Lớp tôi có em Ngọc Trâm, Yến Nhi, Hà Phương và một số các em khác được tôi động viên khích lệ kịp thời nên các em rất say mê rèn chữ và chữ của các em rất tiến bộ).
2.8. Khuyến khích các em luyện đọc, luyện viết trong giờ tự học và khi ở nhà 
	 Học sinh viết chậm viết sai hàng ngày, ngoài viết bài ở trên lớp giáo viên cần khuyến khích học sinh luyện đọc, luyện viết trong giờ tự học và khi ở nhà. Quy định mỗi ngày học sinh phải luyện viết một bài. Thời gian đầu nên cho học sinh viết ít nhưng phải đúng, sau nâng dần lên viết một đoạn văn và nâng cao dần lên viết đẹp và chuẩn. Sau mỗi bài viết giáo viên chữa bài, trực tiếp chỉ chỗ sai cho học sinh từ cách trình bày đến điểm đặt bút và dừng bút của các chữ. Đối với học sinh viết chữ đẹp giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách cầm bút, lia bút, rê bút để có được chữ viết đẹp có nét thanh nét đậm. Ngoài luyện chữ viết theo mẫu giáo viên cần sưu tầm thêm các mẫu chữ đẹp sáng tạo cho học sinh tham khảo và hướng dẫn học sinh luyện viết khơi nguồn cảm hứng yêu thích luyện viết chữ đẹp cho các em. Xây dựng nền tảng vững chắc để tham gia các hội thi viết chữ đẹp các cấp.
Một số bài dự thi viết chữ đẹp của học sinh trên Báo Nhi đồng chăm học năm 2019
Bài dự thi viết chữ đẹp của em Đào Thị Yến Nhi 
Bài dự thi viết chữ đẹp của em Đào Ngọc Trâm	
Bài dự thi viết chữ đẹp của em Ngô Hà Phương
2.9. Dạy chính tả cần phải theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Chú ý tới khả năng đánh giá và tự đánh giá theo đúng Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học 
Giáo viên cần có những hoạt động cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trính luyện chữ ở tất cả các môn học, đặc biệt là ở phân môn chính tả. Thể hiện ở việc:
- Tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh mang tính giáo dục, gắn liền với nội dung bài học, phù hợp với đặc trưng phân môn chính tả. Trò chơi học tập mang tính chất chơi mà học, học có hứng thú. Để tiến hành trò chơi đạt hiệu quả giáo viên cần chú ý tổ chức trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học, đảm bảo hiệu quả khi học sinh tham gia chơi.
- Đặc biệt chú ý tới khâu tự đánh giá và đánh giá bạn của học sinh theo đúng Thông tư 22/2016/TT- BGD&ĐT. Từ việc học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn giúp cho các em tiến bộ hơn rất nhiều trong quá trình luyện chữ viết đúng, viết đẹp.
	* Tóm lại: Những tính mới của giải pháp cải tiến là:
- Những giải pháp cũ thường làm đã bước đầu rèn chữ cho học sinh viết đúng, sạch sẽ, đều nét nhưng chưa tiến tới có nét thanh nét đậm. Giải pháp mới đã nâng cao dần chất lượng chữ viết từ đúng đến đẹp và có nét thanh nét đậm rõ ràng.
	- Giải pháp cũ đã phối hợp với phụ huynh học sinh để rèn chữ cho các em 
nhưng chưa thật sự có hiệu quả vì mới chỉ dừng lại ở sự nhắc nhở. Giải pháp mới đã thực sự có hiệu quả khi Phụ huynh nắm được cách dạy con như thế nào, họ nắm được những quy định về mẫu chữ hiện hành, về độ cao của các chữ, khoảng cách giữa các chữ khi đã được giáo viên trao đổi và chỉ rõ cho họ ở buổi họp phụ huynh đầu năm.
	- Giải pháp cũ đã có sửa sai cho học sinh nhưng chưa thực sự cá thể hóa trong quá trình dạy học. Giải pháp mới đã thực sự dạy học theo từng đối tượng, đã thực sự cá thể hóa thể hiện ở việc tóm được những cái sai của học sinh và xoáy vào đó sửa trực tiếp cho cá nhân học sinh.
	- Giải pháp cũ đã chú ý tới rèn tư thế ngồi cho học sinh nhưng mới chỉ chú trọng ở những tiết chính tả, chứ chưa thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi và trong tất cả các môn học. Giải pháp cũ mới chỉ chú trọng tới câu khẩu lệnh hơn là việc làm cụ thể và trực tiếp sửa luôn cho học sinh. Ngoài ra giải pháp mới còn mang tính khuyến khích em nào duy trì tư thế ngồi đẹp từ đầu đến cuối tiết học.
- Giải pháp mới có thêm: Rèn chữ viết thông qua tất cả các giờ học khác; Rèn đọc tốt và phát âm chuẩn, hiểu văn bản để học sinh vận dụng viết tốt; Phân công các em viết tốt kèm cặp giúp đỡ những em viết chưa tốt; Giáo dục học sinh nâng cao chất lượng chữ viết bằng hình thức nêu gương; Kịp thời động viên khen thưởng các em có tiến bộ; Khuyến khích học sinh luyện đọc, luyện viết trong giờ tự học và khi ở nhà;... Dạy chính tả cần phải theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Chú ý tới khả năng đánh giá và tự đánh giá theo đúng thông tư 22/2016/TTBGD &ĐT về quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Vì vậy khi áp dụng các giải pháp mới rất hiệu quả.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
	 Những biện pháp vừa nêu trên đã được tôi áp dụng thực hiện tại lớp 5C trường Tiểu học Khánh Cư do mình phụ trách trong năm học 2018 – 2019 và kết quả đã mang lại rất khả quan. Chữ viết của học sinh được cải thiện rõ rệt, ngày càng tiến bộ, tất cả học sinh trong lớp cùng thi đua luyện chữ. Chữ viết của các em đã trở nên mềm mại và đẹp hơn rất nhiều. Phần lớn các em đã biết trình bày bài sạch đẹp, viết chữ đúng khoảng cách. 100% học sinh viết chữ đúng độ cao theo quy định. Nhiều em có khả năng viết chữ nghiêng, chữ sáng tạo có nét thanh nét đậm tự tin tham gia các hội thi do trường và Báo Nhi đồng chăm học tổ chức. Bên cạnh đó chữ viết của lớp cũng được nhà trường đánh giá và xếp loại là lớp đạt giải Nhất trong phong trào “Vở sạch - chữ đẹp”. Chữ viết của các em được cải thiện còn giúp các em ghi bài tốt hơn, giúp các em học tốt hơn ở các môn học khác. 
- Đặc biệt là giờ Chính tả không trầm như trước, học sinh chú ý học hơn nhiều. Qua thực hành giao tiếp cho thấy khả năng hoạt động học tập của học sinh rất tích cực, hiệu quả. Qua tổ chức các trò chơi để hoàn thành bài tập chính tả và qua việc nâng cao khả năng đánh giá và tự đánh giá của học sinh tôi nhận thấy học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như giao tiếp nhất là đối với những học sinh nhận thức chậm. Các em tạo cho mình một ước mơ hoài bão trong tương lai để làm động cơ thúc đẩy cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức cho hiện tại.
* So sánh các lỗi mắc phải của học sinh đầu và cuối năm học 2017- 2018:
STT
Các lỗi học sinh mắc phải
Đầu năm
Cuối năm
1
Chữ viết không đều
11/29
6/29
2
Viết chữ chưa liền nét
6/29
0/29
3
Viết chữ không đúng độ cao
9/29
0/29
4
Viết không đúng mẫu chữ
6/29
0/29
5
Đánh dấu thanh chưa đúng vị trí
10/29
0/29
6
Khoảng cách chữ chưa hợp lí
11/29
2/29
* Bảng so sánh chất lượng chữ viết của lớp hai năm học 2017-2018 và 2018 - 2019.
Năm
học
Lớp
TS
HS
Thời điểm
Xếp loại
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
SL
2017 - 2018
4C
29
Đầu năm
8
27,6
14
48,3
7
24,1
0
0
Cuối HKI
9
31
15
51,7
5
17,3
0
0
Cuối năm
14
48,3
12
41,4
3
10,3
0
0
2018 - 2019
5C
29
Đầu năm
8
27,6
13
44,8
8
27,6
0
0
Cuối HKI
15
51,7
11
37,9
3
10,4
0
0
Cuối 
năm
22
75,9
7
24,1
0
0
0
0
Qua bảng so sánh trên cho thấy rằng kết quả chữ viết khi vận dụng các giải pháp mới cải tiến đạt cao hơn so với khi áp dụng các giải pháp cũ. Phụ huynh học sinh lớp tôi chủ nhiệm họ rất bằng lòng với những kết quả về học tập nói chung và kết quả về chữ viết nói riêng của con em họ. Vì vậy họ ngày càng quan tâm đến việc học của các em và họ rất tự hào vì chữ viết của các em đã có tiến bộ.	
VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. 
Để luyện cho học sinh viết viết đẹp đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì, có kĩ năng, biện pháp rèn chữ cho học sinh mọi lúc, mọi nơi, động viên khuyến khích kịp thời dù là những tiến bộ nhỏ nhất của các em. Hướng cho các em tự tin tham gia vào các sân chơi trí tuệ có đánh giá chữ viết để các em cố gắng hơn mỗi ngày tự hoàn thiện chữ viết của mình.
Đối với tổ chuyên môn, nhà trường thường xuyên đánh giá định kì chữ viết của tất cả các lớp, động viên khuyến khích các lớp có phong trào luyện chữ tốt. Tổ chức các đợt khảo sát chữ viết, tạo điều kiện cho các em tham gia các hội thi viết chữ đẹp để khích lệ phong trào luyện chữ trong học sinh các lớp.
Phụ huynh học sinh cần phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm cùng kèm cạp con em luyện viết ở nhà để tăng hiệu quả của việc rèn chữ giữ vở hơn
Từ những kết quả đạt được như vậy cho thấy đề tài này không những áp dụng được cho việc rèn chữ viết ở lớp 5 mà còn có thể áp dụng để rèn chữ viết cho các khối lớp 1, 2, 3 và 4 ở trường Tiểu học Khánh Cư nói riêng và cũng thực hiện cho tất cả các lớp của các trường Tiểu học trong huyện và ngoài huyện nói chung.
KẾT LUẬN.
Rèn chữ đúng và đẹp cho học sinh tiểu học không là vấn đề mới song nó sẽ mãi mãi không bao giờ cũ. Vì bên cạnh sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh thì yêu cầu “Văn hay - Chữ tốt” luôn là một việc làm cần thiết. Kết quả việc rèn chữ cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Chính vì vậy mà mỗi thầy cô hãy luôn mang trong mình bầu nhiệt huyết, lòng nhiệt tình, sự kiên trì. Sự tận tâm chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công trong việc rèn chữ đúng và đẹp cho học sinh.
Với các biện pháp trên tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc dẫn dắt gợi lên từ bao tâm hồn trẻ thơ tình yêu sự gắn bó tự hào về Tiếng Việt, hướng dẫn các em biết sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách thành thục, chuẩn xác khéo léo, giữ cho tiếng Việt luôn trong sáng, có sức sống trường tồn cùng với thời gian. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của lãnh đạo đơn vị cơ sở
 Khánh Cư, ngày 10 tháng 4 năm 2019
 Người viết sáng kiến
 Đinh Thị Hoa
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. Tên cơ sở yêu cầu sáng kiến
1
II. Tác giả
 1
III. Tên sáng kiến
 1
IV. Nội dung sáng kiến
 1
Phần mở đầu
 1
Phần nội dung
 2
 1. Giải pháp cũ thường làm
 2
 2. Giải pháp mới cải tiến
 5
 2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ viết cho học sinh và phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh nắm được mẫu chữ hiện hành:
5
 2.2. Phân loại chữ viết, xây dựng nề nếp, phát động phong trào “Rèn chữ, giữ vở” cho học sinh.
7
 2.3. Thường xuyên rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút và để vở cho học sinh.
9
2.4. Rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp qua tiết chính tả và các giờ học khác. 
11
 2.5.Giáo viên tích cực rèn chữ mẫu để dạy các em viết đúng, đẹp. Rèn cách lia bút để chữ viết có nét thanh, nét đậm.
16
 2.6. Rèn phát âm chuẩn, đọc tốt diễn cảm, hiểu văn bản để học sinh vận dụng viết tốt và phân công cho các em kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau. 
17
2.7. Giáo dục học sinh nâng cao chất lượng chữ viết bằng hình thức nêu gương, động viên, khen thưởng các em kịp thời 
18
2.8. Khuyến khích các em luyện đọc, luyện viết trong giờ tự học và khi ở nhà 
18
2.9. Dạy chính tả cần phải theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Chú ý tới khả năng đánh giá và tự đánh giá theo đúng Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học 
22
V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
 23
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng
25
Phần kết luận
 25

File đính kèm:

  • docPGD YK Các biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Khánh Cư.doc
Sáng Kiến Liên Quan