Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7

* Về phía nhà trường, giáo viên

- Ngành và nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên khác tham gia các đợt học chuyên đề đổi mới SGK ở các khối, lớp. Có cơ hội dạy và dự giờ thao giảng, dự giờ các đồng nghiệp bồi dưỡng HSG môn Tiếng Anh lớp 7 ở trong và ngoài nhà trường nhằm đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ tay nghề.

- Ban giám hiệu có sự động viên sâu sắc, đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Bản thân được bố trí trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 7 nên có cơ hội để rèn luyện thêm cho học sinh giỏi ở trên lớp với các dạng bài tập nâng cao.

- Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn khá đầy đủ như SGK, sách tham khảo, phòng học Tiếng Anh, đèn chiếu projector, máy điện tử đa năng, đài cát sét, băng hình, tranh ảnh . nên chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn ngày càng được nâng cao.

* Về phía học sinh

- Vì điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, một số em không có đủ thời gian, phương tiện để học tập. Một số phụ huynh còn thiếu sự quan tâm, chưa nhận biết được tầm quan trọng của môn học và lợi ích của môn học mà con em mình đang tham gia bồi dưỡng.

- Thực tế mà nói, học sinh vẫn còn ngại học ngoại ngữ, chưa mạnh dạn giao tiếp bằng Tiếng Anh, chưa có ý thức tìm tòi tài liệu, sách tham khảo, tự trau dồi kỹ năng ngoại ngữ. Các em học tập đối phó, chưa tự giác và thiếu kiên nhẫn.

- Chất lượng học sinh tham gia đội tuyển HSG bộ môn không phải năm nào cũng giống nhau, khả năng tiếp thu và vận dụng của các em ở trong đội tuyển cũng không đồng đều như nhau nên kết quả thi HSG mỗi năm một khác nhau.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hoặc đoán được nội dung của câu cần điền. Nếu ô trống nào khó hoặc từ nào mới, không hiểu mà các em chưa đoán được thì hãy tìm từ hoặc cụm từ đồng nghĩa xuất hiện ở trong bài khóa để chọn từ cần điền.
Ex : Chọn từ thích hợp để điền vào mỗi chổ trống trong đoạn văn sau
geography
each
on
from
school
lessons
have
subject
begins
tired
	Today is the first day of the (1)...............term. I have just got my new timetable. The first lesson is English. This lesson (2).............at nine o’clock and finishes at ten to ten. The next lesson is (3)..................and then we have a break. The break lasts (4)..................ten forty to eleven fifty-five. The two (5).............after the break are Spanish and Math.
Tomorrow we (6)..................Physics before the break and then History and English (7)..........Thursday we have my favorite (8)............between ten fifty-five and twelve thirty-five. There are twenty lessons (9)..................week but they all take place in the morning. We are all very (10)......by lunchtime!
Key: 
1. school
3. geography
5. lessons
7. on 
9. each
2. begins
4. from
6. have
8. subject
10. tired
Example 3: Bài tập dùng dạng đúng của động từ trong ngoặc
	Yêu cầu học sinh không những nắm chắc ngữ pháp về thì mà còn phải hiểu hết cách dùng các dạng của động từ: nguyên mẩu có to ( Infinitive with to), nguyên mẫu không có to ( Infinitive without to) và động từ đuôi ing ( Ving). Các em cần biết cách nhận biết thì của câu đặc biệt là cách nhận biết thì qua tình huống được đưa ra trước hoặc sau câu đó cũng như dạng của động từ nào trong mỗi trường hợp.
Ex : Điền hình thức đúng của động từ trong ngoặc vào chổ chấm
1. I (be)..............................thirteen years old next Monday.
2. Mr. Brown must (finish) .............................his searching before midnight.
3. A long time ago they (build).........................the school.
4. Listen to these people. What language (speak).....................they....................?
5. After the party tonight I (speak).................to you about your future job.
6. Do you enjoy (study) ........................English?
7. It often (take) ..me twenty minutes to go to school. How long it (take) you, Linh?
Key: 
1. will be
3. built
5. will speak
7. takes/ does it take
2. finish
4. are they speaking?
6. studying
Example 4: Dùng dạng đúng của từ để hoàn thành câu
	Đây là một trong những dạng bài tập khó đòi hỏi học sinh phải biết cách biến đổi từ loại. Trước hết các em cần xác đinh được từ được đưa ra thuộc từ loại nào: tính từ, danh từ, động từ....., tiếp theo xác định từ cần điền vào ô trống thuộc từ loại gì để biến đổi từ cho chính xác. Ví dụ: Nếu ô trống được dùng trong câu với động từ tobe và đứng sau một tính từ hoặc một danh từ được dùng như tính từ thì tư cần điền vào ô trống đó chắc chắn sẽ là danh từ. Hoặc nêu ô trống đó đúng sau một động từ chỉ hoạt động thì từ cần điền có thể là một trạng từ chỉ thể cách...
Các em cần nắm được các quy tắc sử dụng tứ loại ví dụ như: Theo sau động từ là các từ loại như: danh từ, đại từ, trạng từ, phó từ chỉ mức độ....
Ex 1: Em hãy cho dạng đúng của từ in hoa để hoàn thành mỗi câu sau. 
1. My sister is a stamp COLLECT
2. When I go to the library, I sit and read about things. WONDER
3. I have time to play than my friend. 	LITTLE
4. English is a very..................subject at school. IMPORTANCE
7. Nhan has a pen pal in France and they write to each other REGULAR
Key: 
1. collector 
2. wonderful 
3. less
4. important
5. regularly
Example 5: Dạng bài tập luyện viết - hoàn thành câu
Ex 1: Em hãy viết hoàn chỉnh mỗi câu dưới đây. 
1. Could / tell / how / get / police station / please?
2. How much / cost / mail / letter / USA?
3. In / future / we / less work / more money / spend.
4. brother / engineer / and / work / factory / suburb / capital.
5. Eat / and / talk / friends / be / most common ways/ relax / recess / many countries.
* Hướng dẫn học sinh tái tạo lại các cấu trúc:
 - Lời yêu cầu, đề nghị với: Could you tell me wh-word + to + Vinf....?
 - Câu hỏi về giá tiền với động từ "cost": How much + do/ does + S + cost?
 - In the future..... là cụm từ chỉ thời gian ở trong tương lai, dấu hiệu của thì tương lai đơn.
 - Cách dùng Ving làm chủ ngữ trong câu.
Key: 
1. Could you tell me how to get to the police station please?
2. How much does it cost to mail a letter to the USA?
3. In future we have less work and more money to spend.
4. My brother is an engineer and he works in the factory in the suburb of the capital.
5. Eating and talking with friends are the most common ways to relax at recess in many countries.
Ex 2: Viết lại câu bắt đầu bằng từ cho sẵn mà câu không đổi nghĩa.
1. Could you tell me how to get to the Red Hotel?
Could you show....................
2. How much are those hats?
What is...........
3. That phone card is one hundred thousand dong.
It is........................
4. Let’s go to the ciname tonight.
Why don’t.......................
5. We won’t go the airport in less than 30 minutes.
It will..............
6. The road is sixty miles long.
It is..........
7. The hotel is on the left of the shop.
The shop.............
8. I often walk from my house to my school in 15 minutes.
It often...................
9. The cat is under the table.
The table..............
10. The book costs ten thousand dong.
It is................................
 * Hướng dẫn học sinh vận dụng các cấu trúc ngữ pháp để viết lại câu sao cho nghĩa không thay đổi:
 - Lời yêu cầu, đề nghị với: Could you tell me wh-word + to + Vinf....?
 - Cách hỏi khác về giá tiền: What is the price of + noun...?
 - Cách dùng cụm danh từ nối.
 - Chọn từ trái nghĩa để viết lại câu: ví dụ trái nghĩa với "left" là "right".
Key: 
1. Could you show me the way to the Red Hotel.
2. What is the price of those hats?
3. It is a one- hundred- thousand dong phone card.
4. Why don't we go to the cinema tonight?
5. It will take us at least 30 minutes to get to the airport.
6. It is a sixty - mile - long road.
7. The shop is on the right of the hotel.
8. It often takes me 15 minutes to walk from my house to school.
9. The table is over the cat.
10. It is a ten - thousand - dong book.
Ex 3: Đặt câu hỏi cho phần gạch chân.
1. The grocery store is in front of the market.
2. It’s three kilometers from Hoa’s house to the ciname.
3. It takes Mrs. Nga 30 minutes to travel to work by bus.
4. We go to Quang Ninh by bus.
5. Nam goes to visit his grandparents twice a month.
6. I’d like to buy some vegetables.
7. There are over 100 seats in the theater.
8. Lan goes to school late because she gets up late.
9. My sister will send her letter to her friend.
10. These trousers cost 120.000 Viet Nam dong.
 * Hướng dẫn học sinh tái tạo lại các cấu trúc:
 - Cần xác định nội dung được gạch chân để dùng từ để hỏi cho chính xác.
 - Chú ý phần gạch chân không được xuất hiện trong câu hỏi.
 - Giúp học sinh tái tạo lại các mẫu câu hỏi.
Ví dụ: - Câu hỏi về khoảng cách: How far is it from..... to......?
 It is ( about).......
 - Nói ai mất bao lâu để làm việc gì: It + to take + noun / pronoun + time + to + Vif...
 - Câu hỏi về số lượng với to be: How many + noun số nhiều + are there...? 
 - Câu hỏi về giá tiền: How much + do/ does + S + cost?
Key: 
1. Where is the grocery store?
2. How far is it from Hoa's house to the cinema?
3. How long does it take Mrs. Nga to travel to work by bus?
4. How do you go to Quang Ninh?
5. How often does Nam visit his grandparents?
6. What would you like to buy?
7. How many seats are there in the theater?
8. Why does Lan go to school late?
9. Who will your sister send her letter?
10. How much do these trousers cost?
2.2.2 Phương pháp chuẩn bị bài mới
	Bên cạnh học bài cũ, các em còn phải biết cách tự học, tự chuẩn bị bài mới ở nhà. Sau đây là một số phương pháp bồi dưỡng cho học sinh cách tự chuẩn bị bài ở nhà.
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ đạt kết quả học tập cao chỉ khi các em có động cơ học tập đúng đắn và niềm say mê hứng thú với bộ môn. Động cơ học tập chỉ có được khi các em cảm thấy có hứng thú với môn học và thấy được cả sự tiến bộ của mình. Trong tiết học, các em cảm thấy mình có vị trí, có ý nghĩa khi được tham gia vào trả lời các câu hỏi, phát biểu xây dựng bài và nhận xét được câu trả lời của bạn... Vậy các em sẽ phải làm như thế nào và làm gì để đón nhận một bài học mới một cách có hiệu quả? 
2.2.2a, Chuẩn bị các kiến thức liên qua đến bài mới:
	Sau mỗi buổi học bồi dưỡng giáo viên cần hướng dẫn học sinh việc học bài củ và chuẩn bị bài mới cho tiết học hôm sau. Các em đọc bài và tra các từ mới, xem các cấu trúc ngữ pháp nếu có trong đơn vị bài sắp học. Chuẩn bị trước hướng giải các bài thảo luận theo nhóm trước khi có sự hướng dẫn của giáo viên.
2.2.2b, Chuẩn bị những vấn đề vướng mắc cần hỏi thầy, cô giáo
	Tiếng Anh là một môn khó học, đòi hỏi người học phải đầu tư thời gian, công sức, sự say mê với môn học. Nhưng khi có hứng thú, say mê học tập rồi thì trong quá trình học các em sẽ gặp không ít trở ngại. Vậy học sinh cần ghi chép lại những điều cần hỏi, cần thầy cô giáo giải thích ra vở để khi lên lớp sẽ đề xuất giáo viên giảng giải.
	Trước tiên các em cần xác định được những vấn đề chưa hiểu cần được thầy cô giáo giải thích và cần phải rèn luyện tính mạnh dạn, thẳng thắn. Thầy cô giáo cần động viên học sinh " Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học". Luôn luôn sẵn sàng giúp các em học tập và phát triển môn tiếng Anh, khuyến khích những em có nhiều câu hỏi và có nhiều ý tưởng sáng tạo.
2.2.3. Một số hình thức tự học khác nhằm nâng cao kiến thức ngôn ngữ và phát triển kỹ năng giao tiếp
	Phương pháp tự học bài cũ, chuẩn bị bài mới giúp cho học sinh khắc sâu được những kiến thức trong sách giáo khoa mà các em lĩnh hội trên lớp. Nhưng những kiến thức đó đã được định sẵn, các em chủ động đón nhận những kiến thức từ thầy cô giáo, từ sách giáo khoa. Như thế vẫn chưa đủ, mà với một xã hội phát triển nhanh hiện nay đòi hỏi người học tiếng Anh còn phải học nhiều hơn những gì đang được học từ sách giáo khoa thì mới có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 
	Giáo viên phải bồi dưỡng cho các em có được lòng say mê, tính tự giác, chủ động khám phá những điều mới lạ, và thấy tự hào vui sướng khi mình làm được những việc đó. Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và áp dụng đề tài, tôi nhận thấy chúng ta nên hướng học sinh vào các nội dung tự học sau:
2.2.3a, Tự học qua sách báo
Có rất nhiều loại sách có viết về những câu chuyện bằng tiếng Anh, hay đố vui bằng tiếng Anh. Các em có thể tham khảo và đọc chúng. Tuy nhiên khi đọc những câu chuyện bằng tiếng Anh các em sẽ gập nhiều khó khăn về vốn từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp. Các em cần biết đoán từ hoặc tra từ điển và ghi lại các từ đó. Sau đó trao đổi với bạn bè về những nội dung mà các em tiếp nhận được qua những câu chuyện bằng tiếng Anh đó. Những gì các em biết mà được kể lại thì các em sẽ nhớ lâu hơn. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng tù vựng và ngữ pháp Tiếng Anh một cách chủ động. 
 2.2.3b,Tự học và rèn luyện qua sách bài tập nâng cao
	Ngoài các bài tập mà thầy cô giáo giao cho các em về nhà làm trong sách bài tập, các em còn có thể tự học và nâng cao kiến thức bằng cách làm các bài tập trong sách bài tập bổ trợ và nâng cao, hoặc sách bồi dưỡng tiếng AnhĐây là các dạng bài tập khó, chỉ có đối tượng học sinh khá giỏi có hứng thú làm. Các em làm bằng bút chì, ghi lại những thông tin và nội dung nào các em chưa hiểu để hỏi bạn bè hoặc thầy cô giáo. Hoặc có thể dò đáp án ở cuối tài liệu (nếu có) sau khi đã hoàn thành bài tập. Giáo viên cần hướng dẫn các em biết sử dụng phần đáp án ở cuối sách tham khảo theo một quy trình đúng để phần tự học có hiệu quả.
2.2.3c,Tự học trên Internet
	Với một xã hội hiện đại, sự bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay có rất nhiều thuận lợi cho các em học tập và giải trí. Trên mạng có rất nhiều trang học tiếng Anh hay với công cụ tìm kiếm hữu hiệu như “Google”, các em có thể tìm thấy bất cứ thông tin gì các em muốn. 
Ví dụ như các em đang tham gia thi Olympic tiếng Anh trên trang Web “ioe.go.vn”.
	Các em cần được cung cấp một số địa chỉ học tiếng Anh trên mạng giúp trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ, ví dụ như: Englishteststore.vn/ globaledu.com.vn/ tienganh123.com/ lopngoaingu.com /
2.2.3d,Tự học với bạn
Nếu như ngày nào học sinh cũng ngồi ở một chỗ và học tiếng Anh một mình thì lâu ngày các em sẽ thấy chán. Vậy thay đổi hình thức tự học cũng rất cần thiết. Học sinh không phải chỉ tự học một mình mà còn có thể học với các bạn cùng trang lứa- đặc biệt là những bạn cùng lớp học bồi dưỡng HSG. Trao đổi với bạn những thông tin mới mẻ các em vừa tiếp nhận, cùng nhau giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong khi làm các bài tập trong sách bài tập nâng cao. Để thú vị hơn sau khi làm xong bài tập các em nên cùng nhau giả những câu đố vui bằng Tiếng Anh hay kiểm tra vốn từ vựng của nhau bằng trò chơi “word by word” hoặc kiểm tra mức độ thuộc và hiểu các cấu trúc ngữ pháp của nhau...
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng trong suốt quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 7. 
1. Kết quả đạt được qua các năm gần đây
1. Năm học 2009 - 2010
STT
Họ và tên
Điểm
Giải
Đối tượng
1
Lê Văn Phú
8.35
Nhất
Chính thức
2
Mai Ngọc Sơn
8.3
Nhất
Chính thức
3
Nguyễn Thị Kim Hoa
7.6
Nhì
Chính thức
4
Lê Huy
6.5
Ba
Chính thức
5
Nguyễn Thị Phượng
5.8
Khuyến khích
Tự do
* Đạt giải nhất đồng đội
2. Năm học 2010 - 2011
STT
Họ và tên
Điểm
Giải
Đối tượng
1
Trần Thị Như Quỳnh
8.7
Nhất 
Chính thức
2
Nguyễn Thị Hiền Như
8.2
Nhất
Chính thức
3
Phan Thị Hồng Hoài
7.2
Nhì
Chính thức
4
Lê Thị Loan Phượng
6.9
Ba
Chính thức
5
Mai Thị Hà Nhi
5.9
Khuyến khích
Tự do
* Đạt giải nhất đồng đội
3. Năm học 2011 - 2012
STT
Họ và tên
Điểm
Giải
Đối tượng
1
Mai Thị Lệ
9.1
Nhất 
Chính thức
2
Nguyễn Thị Như Quyên 
8.6
Nhất
Chính thức
3
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
8.2
Nhất
Chính thức
4
Hồ Đắc Lực
7.4
Nhì
Tự do
5
Nguyễn Thị Thúy Hằng
6.1
Khuyến khích
Tự do
* Đạt giải nhất đồng đội
4. Năm học 2012 - 2013
Năm học này đội tuyển học sinh đầu năm của tôi gồm có 6 em. Ngay từ đầu năm học khi bắt tay vào chọn đội tuyển tôi đã nhận định là các học sinh tham gia bồi dưỡng chưa có em nào có năng khiếu tốt như các năm trước đây, các em tiếp thu không nhanh và khả năng ghi nhớ và vận dụng không tốt, nên quá trình bồi dưỡng khá vất vả và kết quả thu được cũng chưa được cao. Sau quá trình bồi dưỡng tôi chọn 3 thí sinh chính thức 1 thí sinh tự do tham gia dự thi. Kết quả như sau: 
STT
Họ và tên
Điểm
Giải
Đối tượng
1
Đỗ Thị Thu Hà
6.15
Ba
Chính thức
2
Đỗ Hoàng Lê Na
6.40
Ba
Chính thức
3
Hoàng Thị Thu Hương
6.1
Ba
Chính thức
4
Nguyễn Văn Thắng
6.1
Ba
Tự do
* Đạt giải khuyến khích đồng đội 
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1, Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
	Qua thực tế trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh lớp 7, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7 và quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài " Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7" tôi nhận thấy rằng trước khi muốn bồi dưỡng các em tính tự học thì cần phải mang đến cho các em học sinh những hiểu biết nhất định về môn học. Từ đó nhấn mạnh cho các em thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc học tiếng Anh. Tạo cho các em thấy hứng thú với bộ môn, yêu thích và hăng say tìm tòi khám phá những điều mới lạ. Từ sự hứng thú với môn học đó các em mới nỗ lực học tập và phấn đấu. Tạo hứng thú và yêu thích môn học không có nghĩa là chúng ta chỉ nói và động viên các em, mà còn phải bằng những hoạt động và việc làm thực tế. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy rằng:
- Đầu tiên các thầy cô phải tạo sự thân thiện, gần gũi với các em, tìm hiểu về những sở thích môn học của các em. Từ đó nắm bắt được tâm lý của các em rồi có những cách thu hút sự hứng thú của các em đến với môn tiếng Anh. Bên cạnh đó chúng ta còn phải nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của các em, để các em có cơ sở niềm tin vững chắc vào môn học.
- Không nên tạo ra những trở ngại cho các em bằng những bài tập khó, hoặc những điều quá xa lạ với các em. Những yêu cầu đối với các em cần phải vừa sức, phù hợp với đối tượng. Giáo viên cần biểu dương những điều mà các em biết để các em phát huy.
- Khi thực hiện đề tài " Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7", giáo viên cần phải kiên trì và đầu tư thời gian thì mới có thể mang lại kết quả tốt. Vì có nhiều học sinh sẽ chưa làm theo những yêu cầu của giáo viên, các em cần được gần gũi, nhắc nhở thường xuyên, thậm chí là phải ngồi cùng các em khi các em học bài. Những khó khăn đó chỉ là lúc ban đầu, khi rèn được ý thức tự học thì các em sẽ có thói quen hàng ngày.
- BDHSG là công tác quan trọng đòi hỏi ở giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi sáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó, sự tích cực thi đua học tập của học sinh là yếu tố quyết định kết quả bồi dưỡng.
- Giáo viên cần phải dạy cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giúp các em biết cách rèn luyện các kỷ năng, học ngữ pháp, giải các bài tập nhanh và có hiệu quả nhất. Khuyến khích các em tham gia tích cực vào các tiết học ở trên lớp, trong các tiết học bồi dưỡng và có phương pháp tự học ở nhà. Hướng dẫn các em tổ chức hoạt động theo cặp, theo nhóm có hiệu quả.
- Nhằm giúp học sinh tiếp nhận và tìm hiểu môn tiếng Anh ngoài việc giảng dạy tại lớp giáo viên bồi dưỡng phải cung cấp cho học sinh những tên sách cần thiết để học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác, hướng dẫn học sinh các kỷ năng sử dụng từ điển, kinh từ điển. Giúp các em biết vận dụng các mô hình, sơ đồ, bản đồ tư duy để học từ vựng theo chủ đề và biểu diễn các thì trong Tiếng Anh...
- Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề ra giúp các em tránh bở ngỡ khi gặp các dạng bài mới.
- Ra đề cho học sinh làm trên lớp, kể cả bài làm ở nhà. Giáo viên chấm bài, chữa lỗi cho học sinh cẩn thận, đầy đủ đồng thời nêu ra những hạn chế của từng học sinh. Giúp các em thấy những lỗi sai của mình để khắc phục. 
- Việc BDHSG thông qua các kì thi viết hoặc giao lưu Olympic tiếng Anh đòi hỏi ở các em cần nắm đươc kiến thức Tiếng Anh một cách toàn diện, biết cách sử dụng và thao tác máy thành thạo.Vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện để các em được luyện tập trên máy là rất cần thiết và càng nhiều càng tốt.
	Qua kết quả thực thế trên cho thấy khi các em được bồi dưỡng ý thức tự học môn tiếng Anh các em sẽ có nhiều tiến bộ trong học tập. 
3.2, Kiến nghị, đề xuất
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên bồi dưỡng cần phải có kế hoạch, phương pháp yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự học cũng như phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh. Cần vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học tạo cho học sinh có cách học chủ động, không gò bó áp đặt và giáo viên cũng phải luôn khích lệ những sáng tạo của học sinh.
- Phải phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc theo dõi, nhắc nhở các em học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho các em có cơ hội học tập.
- Phối kết hợp với ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn và cán bộ tổng phụ trách đoàn đội giúp các em có cơ hội được thể hiện kiến thức hiểu biết của mình và biểu dương các em đúng lúc.
* Về phía nhà trường:
	- Tạo điều kiện để giáo viên tiếng Anh có cơ hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt về năng lực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy.
- Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện các chuyên đề, ngoại khóa, sân chơi trí tuệ, câu lạc bộ tiếng Anh để góp phần thúc đẩy phong trào học tiếng Anh trong nhà trường.
 Liên Thủy, ngày15 tháng5 năm 2013
 Đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường	 
 	 Xếp loại:	
 TM/ Hội đồng khoa học	 
 Chủ tịch:	

File đính kèm:

  • docMot so bien phap hoc tap tich cuc cua hoc sinh tham gia boi duong hoc sinh gioi mon Tieng Anh 7.doc
Sáng Kiến Liên Quan