Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé tích cực tham gia vào hoạt động góc

 Hoạt động không phải là thừa năng lượng ( Như các nhà tư sản phương tây quan niệm), mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy. Trong giờ học, những sự việc, hiện tượng sẩy ra trong môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do mâu thuẫn nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc:

 - Góc học tập

 - Góc thiên nhiên

 - Góc xây dựng

 - Góc phân vai

 Nghĩa là chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như họ.

 Ví dụ: Người mẹ , cô giáo, chú công nhân, bác sỹ . .

 Với vai trò chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì chơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.

Ví dụ : Góc xây dựng : trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao.

 

doc30 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé tích cực tham gia vào hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Con tô ngôi nhà xong rồi” trong khi giờ chơi vẫn còn nhiều. Hoặc ở góc xây dựng, trẻ chỉ biết xây tường bao quanh mà không biết cách tạo thêm các ý tưởng khác như xây thêm các ô nhỏ,lấy nguyên liệu để trang trí cho góc xây dựng... Còn lại một số cháu thì không tập chung vào góc chơi của mình mà đi đến góc chơi của bạn, hơn nữa việc phân bổ góc chơi, đồ dùng đồ chơi chưa tách bạch rõ ràng,trang trí còn chưa thu hút trẻ, nội dung chơi còn ít nên dẫn đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau, hay nói một cách khác các góc chơi không hỗ trợ cho nhau.
Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc tạo hình
 	Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những cháu nào thích chơi ở góc này, những cháu nào không thích chơi ở góc kia, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao? Tôi kịp thời điều chỉnh lại góc chơi đó nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia vào góc chơi đó để có kết quả cao hơn.
Sau khi đã nắm bắt được đặc điểm,sở thích và những nguyên nhân khiến trẻ không thích tham gia vào hoạt động góc,trong những giờ chơi tiếp theo tôi đã kịp thời điều chỉnh,gợi mở cho trẻ được tự chọn góc chơi,giúp đỡ những trẻ còn gặp khó khăn trong khi chơi.Nếu góc chơi này có quá nhiều trẻ chơi mà góc chơi kia lại không có trẻ chơi thì cô sẽ gợi ý,đóng vai chơi cùng với trẻ để hướng trẻ hứng thú tham gia vào góc chơi đó.
 * Kết quả:
 Sau một thời gian ngắn thực hiện như vậy,tôi thấy đa số trẻ đã hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động góc,các nhóm chơi đã có sự liên kết,giao lưu với nhau và trẻ đã biết tạo ra sản phẩm trong khi chơi.
3.3. Biện pháp 3 : Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ.
	Là một giáo viên, tôi cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, thường xuyên nắm bắt sự đổi mới của quá tình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu, đáp ứng được nhu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
	 Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.	
 Luôn tạo cho trẻ có cơ hội được nói theo suy nghĩ của mình
	 Nắm bắt được ý trẻ, luôn tôn trộng ý kiến của trẻ dựa vào đó để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
 Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái nhất khi tham gia hoạt động góc
3.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị nguyên vật liệu và bài trí đẹp thu hút sự hứng thú tìm tòi của trẻ
Trong mỗi hoạt động,việc chuẩn bị đồ dùng,nguyên vật liệu đẹp để thu hút trẻ là điều vô cùng cần thiết.Muốn cho trẻ hoạt động tốt ở hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên kế hoạch một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng đồ chơi. Ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng những nguyên vật liệu tái sử dụng sẵn có ở địa phương như: Thùng cát tông, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa vỏ hộp sữa chua, hộp đựng kẹo.giấy gói kẹo, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ sò, ống chỉ,bát mì tôm ăn liền, chai nước ngọt,vỏ hộp bánh,những cành quả bằng lăng khô Tất cả những nguyên vật liệu đều đảm bảo an toàn, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.
 	Từ những nguyên vật liệu trên tôi và trẻ đã làm được rất nhiều đồ chơi ở các góc phục vụ cho hoạt động của trẻ. 	
Ví dụ: Chủ đề “Thực vật ” khi trẻ chơi ở góc nghệ thuật,tôi chuẩn bị đồ dùng như: Những chùm quả bằng lăng khô để trẻ tô màu nước thành những bông hoa, cành cây khô, đất nặn làm cây ăn quả, giấy màu, hồ dán, len vụn, xốp cắt vụn cho trẻ làm tranh ảnh về thực vật với nhiều chất liệu khác nhau. Tôi tận dụng khối và xốp màu làm bánh sinh nhật cho trẻ trang trí và để tổ chức sinh nhật cho những trẻ có ngày sinh nhật trong các chủ điểm “Bản thân” “Gia đình”...
Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc nghệ thuật
 Ví dụ: Ở góc “Học tập”, chủ điểm “Thực vật”, “Động vật” tôi trang trí bằng hình ảnh những con vật bằng thảm gai, sau đó tôi chuẩn bị các hình như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác để trẻ gắn tạo thành những con vật. Hoặc làm những bông hoa rời, các hình chữ nhật,hình tròn nhỏ cho trẻ gắn thành hình cây ăn quả hoặc cây hoa. Làm các bảng dán cho trẻ xếp tương ứng 1-1... 
Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc học tập
Với mỗi góc chơi, tôi thường chuẩn bị đồ dùng và nguyên lệu mở khác nhau cho trẻ được thỏa sức sáng tạo theo ý thích của trẻ. Để góp phần phong phú hơn cho mỗi góc chơi, ngoài những sản phẩm của trẻ tôi cũng tự tìm tòi và sáng tạo ra một số đồ dùng tự tạo bằng các nhuyên vật liệu tái sử dụng.
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” góc chơi “Xây dựng” tôi dùng một thanh gỗ có chiều rộng 5cm tôi đóng 2 đầu tượng trưng cho 2 ghế ngồi ở giữa tôi gắn một khối vuông sau tôi đóng thanh gỗ đó lên khối vuông để làm bập bênh. Tôi dùng vỏ sữa hút gắn liền với nhau thành từng bậc cầu thang và dùng các hình ảnh do trẻ vẽ các con vật ngộ ngĩnh lên tờ bìa và dán vào phía phải, phía trái của các hộp sữa để tạo thành đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Đồ chơi đu quay tôi dùng vỏ nước ngọt của trẻ bằng nhựa tôi gắn que ở giữa lọ phía trên đầu que tôi gắn một tờ bìa cứng có bán kính là 30cm sau đó tôi đục lỗ ở các đường viền của bán kính đó và buộc những sợi dây tôi đan những nan giấy bấm ghim tạo thành cái ghế ngồi cho trẻ để tạo thành đu quay tròn cho trẻ chơi ở góc xây dựng.
Hoặc tôi có thể sưu tầm các mảnh xốp trải nền đã cũ, rửa sạch hoặc những que kem rồi cắt tạo hình thành những đồ chơi ngoài trời rồi trong những giờ hoạt động góc trẻ có thể trang trí thêm những họa tiết đẹp để trang trí cho sản phẩm đẹp hơn và mang trưng bày tại góc xây dựng
Hình ảnh minh họa một số đồ chơi ngoài trời tự tạo
Đối với góc chơi “phân vai”, trẻ sẽ được đóng vai làm những người nội trợ khéo léo thông qua việc được thực hành gói nem,cách sơ chế và chế biến một số món ăn.Tôi sử dụng một số loại rau thật trồng ngoài vườn cho trẻ được thực hành cách nhặt rau....
Hình ảnh minh họa trẻ chơi lựa chọn món ngon mỗi ngày
* Kết quả: Với biện pháp trên,tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động, tích cực tạo ra nhiều sản phẩm, đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú, có một số trẻ mặc dù đã hết giờ chơi nhưng vẫn chưa muốn rời khỏi góc chơi.
3.5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động.
 	Đối với tâm sinh lí của trẻ mầm non có nhiều kĩ năng sống quan trọng mà trẻ cần phải biết, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng sống: như hợp tác, kiểm soát tính tự tin, tự lập, tò mò và khả năng giao tiếp, việc xây dựng kỹ năng sống cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
* Kỹ năng sống tự tin: 
 	Một trong những kỹ năng đầu tiên phải chú ý là sự phát triển tự tin, lòng tự trọng của trẻ, nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai? cả về tính cách lẫn mối quan hệ với những người khác, kỹ năng sang này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lúc, mọi nơi. 
* Kỹ năng sống hợp tác:
Bằng các câu truyện, bài thơ, bài hát giúp trẻ học bằng cách cùng làm với bạn, đây cũng là một việc làm không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông chia sẻ.
 	Ví dụ: Tôi sẽ sưu tầm những bài thơ, bài hát theo chủ điểm cho trẻ biểu diễn. 
 	 Ví dụ: Cho trẻ liên kết giao lưu giữa góc này với góc khác, sản phẩm của góc này mang đến làm đồ dùng của góc kia 
* Kỹ năng tò mò ham học hỏi:
 	Đây là kỹ năng quan trọng trong cần có trong giai đoạn này, giáo viên cần cho trẻ xem tranh ảnh tư liệu để kích thích khơi gợi tính tò mò và sáng tạo của trẻ.
* Kỹ năng giao tiếp:
 	Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và biết diễn đạt dúng ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cảm nhận được vị trí, kiến thức của trẻ trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính khi so với kỹ năng đọc và viết, nếu trẻ cảm thấy thoải mái nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó trẻ sẽ dễ dàng học và sẵn sàng tiếp nhận mọi thứ. Ngoài ra ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ có văn hóa trong ăn uống, có kỹ năng tự phục vụ và rèn tính tự lập, biết rửa tay sạch khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn, đồ dùng vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng không làm rơi vãi cơm, không chạy nhảy, không gây tiếng ồn ào, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự cất gọn đồ dùng đồ như: bát, thìa giúp mọi người xung quanh.
* Rèn kỹ năng diễn đạt, nhận xét sau khi chơi.
 	 Sau khi trẻ chơi tôi đi đến từng nhóm và hướng dẫn cho trẻ chơi theo các nhóm và gợi ý cho trẻ nhận xét theo từng nhóm. 
 	Ví dụ: “Góc chơi gia đình” cho trẻ tự nhận xét xem bạn nào thể hiện đúng vai chơi nhất, gia đình hôm nay có những hoạt động gì? ăn những món ăn gì? Trẻ đã biết liên kết với các góc chơi khác chưa cô cùng với trẻ sẽ thảo luận trao đổi với trẻ để chủ đề sau đạt kết quả tốt hơn 
Ví dụ: “Góc nghệ thuật” cô đến nhóm đó nhận xét xem sản phẩm của trẻ làm như thế nào, cho trẻ tự nhận xét xem bạn nào làm giống cô và trang trí đẹp có tính sáng tạo, vì sao con thích sản phẩm của bạn? Cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của trẻ.
 	Ví dụ: “Góc học tập” cho trẻ tự nhận xét xem bạn trong nhóm đã làm đúng theo yêu cầu của cô chưa, tô cắt dán các đối tượng có số lượng cô yêu cầu chưa?...
Ví dụ: “Góc xây dựng” cho trẻ tự giới thiệu về công trình xây dựng của mình, ai là người đưa ra ý tưởng xây dựng công trình đó ...
Hình ảnh trẻ đang nhận xét ở góc xây dựng
 Tôi luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau, góc xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi khác, khi đó trẻ không những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà cũng biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm chơi khác. Khi chơi xây dựng, ngoài tạo một khuôn viên nhất định, thì giáo viên cũng có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường lối từ góc này sang góc khác, như từ góc bán hàng đến góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, tuy nhiên ở góc chơi này tôi cũng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng, để khắc phục điều này bằng cách lấy sỏi, ống chỉ, vỏ hộp sữa để làm hàng rào, đường đi.
* Công tác tuyên truyền với phụ huynh. 
 	Để cho trẻ được “Học bằng chơi, chơi mà học” và giúp cho trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt trong các hoạt động góc thì tôi phải trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động góc của trẻ mầm non là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà phải cần có một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào tôi phải phối kết hợp với các bậc phụ huynh vào những giờ đón và trả trẻ để phụ huynh thu gom những nguyên vật liệu phế thải, các nguyên vật liệu khác để cho trẻ được hoạt động. Tôi luôn quan sát quá trình chơi để kịp thời bổ sung thêm các nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ trong những buổi chơi tiếp theo.
 	Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về các biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ trong gia đình.
Hình ảnh ở góc tuyên truyền của lớp
3.6. Biện pháp 6: Quan tâm đến nội dung chơi ở từng góc và cách hướng dẫn trẻ chơi
 Nhằm hỗ trợ cho những giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể mang tính chất chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có những biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc 
Hình ảnh trẻ đang gói rau vào túi
 	Là một giáo viên tôi phải tự tìm hiểu nhu cầu của trẻ là gì? hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào? Vì vậy muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi.
 	Ví dụ: Trong góc chơi “Xây dựng” thì cần phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng. Đối với trẻ đây là loại trò chơi thể hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy  Với những hình dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép và tạo nên những công trình như: công viên, trường học, những ngôi nhà, trang trại chăn nuôi hoặc những nguyên vật liệu thiên nhiên như: Vỏ sò, vỏ ốc, sỏi, các loại hạt trẻ xây nên vườn trường, vườn cây. trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ rệt. Tuỳ theo hoàn cảnh sống và khả năng tưởng tượng của mỗi trẻ đều có khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong những công trình của mình. Qua góc chơi thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh, đặc biệt là thế giới xung quanh trẻ.
 	Thông qua góc chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, sự ham hiểu biết của trẻ Và đó cũng là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển.
 	Trước đây, trong góc chơi xây dựng tôi thường hay vấp phải như: Chủ đề trường mầm non, tôi chỉ cho trẻ xây dựng trường mầm non, xây dựng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong chủ điểm và đặc biệt lúc chơi xây dựng không có mối liên hệ với các góc chơi khác, tình trạng này đã làm cho trẻ nhàm chán và không phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Khi thấy trẻ không được thỏa mãn nhu cầu chơi,chơi không hứng thú,tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách giải quyêt như sau:
 Khi tổ chức cho trẻ chơi, cô cần quan tâm đến nội dung chơi ở từng góc và khi hướng dẫn trẻ chơi cô cần hướng dẫn thật chính xác cách chơi. Cô cần kiên trì hướng dẫn trẻ để giúp trẻ hiểu rõ cách chơi và giúp đỡ những trẻ còn gặp khó khăn khi chơi 
 Ví dụ: Ở góc nấu ăn, khi cho trẻ đi mua thực phẩm về nấu các món ăn,trẻ thường cho luôn thực phẩm đó vào đĩa và để lẫn các món ăn với nhau mà không cần sơ chế hoặc chế biến. Tôi đã đến góc chơi đó và gợi ý hỏi trẻ: Các con vừa đi mua được những loại thực phẩm gì? Con định chế biến thành món gì? Trước khi nấu phải làm như thế nào? ... từ những câu hỏi đó trẻ sẽ biết được để có một món ăn ngon thì cần phải làm lần lượt theo một quy trình như thế nào. Khi trẻ không làm được,tôi đã nhập vai chơi cùng trẻ và kết hợp vừa làm vừa hướng dẫn lại cách chơi cho trẻ. Sau khi nấu xong, tôi giúp trẻ cùng bày món ăn ra bàn và đi mời các bạn ở nhóm khác cùng đến liên hoan để tạo thêm sự giao lưu giữa các nhóm.
*Kết quả:
 Sau khi được sự hướng dẫn của cô, đa số trẻ đã biết cách chơi và trẻ rất hứng thú mỗi khi cô nói đã đến giờ chơi hoạt động góc. Trong khi chơi,trẻ đã có sự liên kết, giao lưu giữa các nhóm chơi,trẻ sáng tạo hơn và tôi nhận thấy sự thoả mãn khi chơi trên gương mặt rạng rỡ của trẻ.
4. Kết quả đạt được
 	Sau 1 năm áp dụng những biện pháp trên tại lớp mẫu giáo bé tôi được phân công cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường trong các buổi nhận xét và góp ý khi dự giờ và sự góp ý của các đồng nghiệp cũng như học hỏi của trường bạn trong buổi đi tham quan kiến tập. Lớp học của tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ như sau:
* Đối với trẻ:
 + Trẻ rất hứng thú, tích cực, chủ động và tập trung chú ý trong giờ hoạt động góc và khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn, ngoài ra trẻ còn sáng tạo một số trò chơi khác có tính sáng tạo và khéo léo tham gia làm một số đồ dùng khi hoạt động góc để phục vụ cho tiết học.
 + Trẻ tích cực hưởng ứng theo hoạt động của trò chơi. Vốn từ của trẻ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạt, biết diễn đạt câu một cách lưu loát.
 + Tôi nhận thấy đa số các cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, những cháu nhút nhát đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhát như lúc đầu năm học, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động .
 + Biết thể hiện tình cảm giao lưu giúp đỡ bạn bè thích chơi cùng bạn có thái độ tự giác và thích khám phá các hoạt động cùng cô, dần dần và phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng như thể lực để đáp ứng với những yêu cầu đặt ra và phát triển toàn diện cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
 	- Nắm chắc nội dung phương pháp, linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức một hoạt động góc cho trẻ.
 	- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu, để cho trẻ tham gia hoạt động góc và nâng cao tay nghề trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc.
 	- Nắm bắt được đặc điểm, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ một cách chính đáng.
* Đối với phụ huynh:
 	- Phụ huynh có sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non chơi mà học, học mà chơi và hoạt động chơi góc của con em mình.
 	- Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động góc và luôn sẵn lòng, hưởng ứng sưu tầm những đồ dùng đồ vật như vỏ sữa chua, sách báo cũ, chai lọ đã bỏ mang đến lớp để cho cô và trẻ được trải nghiệm cũng như sáng tạo ra các trò chơi, đồ chơi mà trẻ yêu thích.
Bảng 2: Bảng so sánh tỷ lệ đầu năm và cuối năm 2017-2018
 (Tổng số trẻ: 26 trẻ)
Mức độ hứng thú của trẻ
Đầu năm
( Tỷ lệ đạt )
Cuối năm
( Tỷ lệ đạt )
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1. Tính tích cực
11
42%
21
80,7%
2. Tính chủ động 
10
38%
22
84,6%
3. Khả năng chú ý của trẻ khi tham gia 
10
38%
23
88,4%
 Nhìn vào bảng so sánh số liệu cụ thể trên ta thấy trẻ có tiến bộ nhanh chóng so với đầu năm, mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động góc trẻ còn rất hạn chế nhưng cuối năm tỷ lệ mức độ hứng thú của trẻ tăng lên rõ rệt. Qua đó tôi nhận thấy một số biện pháp của tôi đã có tác dụng giúp trẻ hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động hơn trong hoạt động góc.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. KẾT LUẬN
 	Việc cho trẻ hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng trong chế độ sinh hoạt một ngày đối với trẻ nó không thể thiếu được. Vì thế tôi cần xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phụ mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ được hoạt động hàng ngày ở các góc. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục, do đó mỗi người giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ luôn tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè và giữa các góc chơi khác .
 	Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 	Qua áp dụng các biện pháp trên.Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải luôn luôn phối hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ nguyên vật liệu để cho trẻ được trải nghiệm chơi theo sự gợi ý của cô.
Thường xuyên nghiên cứu tìm tòi ra các trò chơi cũng như khám phá các hoạt động góc theo từng chủ để cụ thể và phù hợp với độ tuổi.
Gây hứng thú cho trẻ và khen, chê, động viên kịp thời.
	Có kế hoach cụ thể xây dựng các giờ hoạt động góc. Sưu tầm nhiều hơn nữa các nguyên vật liệu để cho trẻ được chơi, được hoạt động 
	Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ cho lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện
	Giáo viên không ngừng học hỏi tham khảo tài liệu, tham quan học tập các trường bạn, và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
2. KHUYẾN NGHỊ
 Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên tham quan học tập tại các đơn vị bạn, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm,
	 Thường xuyên họp chuyên môn, bồi dưỡng cho giáo viên về cách tổ chức hoạt động góc theo hướng đổi mới để giáo viên cùng trao đổi và học hỏi.
 Cung cấp nhiều tài liệu để giáo viên đọc tham khảo và nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động góc.
 Xin trân trọng cảm ơn!
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc”, tôi đã tham khảo:
+ Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo Dục-1998
+ Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo Dục-2007
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề
+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi
 + Trang web: ‘Trẻ thơ”, “ Giáo dục mầm non”, “ Violet”.
+ Tạp chí Giáo dục mầm non.

File đính kèm:

  • docgdmg_ng-hai-yen_mnhtt_11082020.doc
Sáng Kiến Liên Quan