Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - Đỏ - Vàng

Cơ sở lý luận

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy, trường mầm non là mảnh đất thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho sựnẩy nở và phát triển những phôi thai trí tuệ đang còn ấp ủ trong trẻ.

Trẻ nhà trẻ “học mà chơi, chơi mà học” trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niện ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- thẩm mỹ- thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.

Tôi nhận thấy việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ vàng của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt. Tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồ chơi nào trên taymang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô hỏi. Khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu: xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầu của cô.

 

docx12 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 4797 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - Đỏ - Vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới trẻem, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dạy:
" Giáo viên mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ".
Để làm được điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tâm với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là với giáo viên dạy trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng. 
Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn nhận biết phân biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. 
Chính vì thế giúp trẻ nhận biết phân biệt được tốt ba màu xanh - đỏ -vàng, nhất là với trẻ24-36 tháng tuổi là một vấn đề tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ.
Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - Đỏ - Vàng” .
2. Mục đích của sáng kiến:
- Cung cấp cho trẻ những kiến thức để nhận biết phân biệt ba màu : màu xanh - màu đỏ - màu vàng
- Giúp cho trẻ cảm nhận và rung động về cái đẹp, về tính phong phú đa dạng về màu sắc xung quanh trẻ
- Giúp giáo viên nắm được phương pháp, linh hoạt, chủ động khi dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - đỏ - vàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Trẻ Nhà trẻ 24 - 36 tháng - Lớp D2do tôi phụ trách
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu	
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thực hành, đánh giá.
5.Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 04 năm 201
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy, trường mầm non là mảnh đất thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho sựnẩy nở và phát triển những phôi thai trí tuệ đang còn ấp ủ trong trẻ.
Trẻ nhà trẻ “học mà chơi, chơi mà học” trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niện ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- thẩm mỹ- thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.
Tôi nhận thấy việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ vàng của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt. Tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồ chơi nào trên taymang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô hỏi. Khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu: xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầu của cô. 
2. Cơ sở thực tiễn
Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn cuối Quận, về kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, do vậy trẻ sinh và lớn lên cũng chịu những ảnh hưởng đó.
Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công dạy lớp Nhà trẻ 24 – 36 tháng.Lớp học của tôi có 36 cháu và được phân ba cô. 
Trong quá trình chăm sóc trẻ, tôi thấy ở lưa tuổi này trẻ con rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, dễ thương, trẻ học nhưng chưa biết chọn lọc cái gì nên học và không nên học, hơn nữa phần lớn bố mẹ các cháu đề rất trẻ còn bận làm ăn nên rất ít thời gian quan tâm đến các con. Một số phụ huynh còn chưa hiểu tầm quan trọng của việc phát triển nhận thức cho con.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã gặp thuận lợi, khó khăn như sau:
2.1.Thuận lợi:
Trường được công nhận là Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 
Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, các lớp học thoáng mát, được đầu tư theo mô hình trường học điện tử với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đặc biệt trường có khuôn viên, môi trường cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, diện tích vườn rộng trồng nhiều loại cây ăn quả, rau xanh, hoa
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều chính vì vậy việc dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi.
Phụ huynh nhiệt tình quan tâm giúp đỡ lớp, thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với cô giáo.
2.2. Khó khăn:
Bộ môn nhận biết phân biệt là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững phuơng pháp.
Trong lớp có tới 100% học sinh chưa học nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ thống.Có đến 15% số trẻ mới ra lớp tháng 2 do đó giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
Khả năng ghi nhớ có chủ đích của trẻ còn hạn chế. Trẻ thường phân tán, mất tập trung trong các giờ học.
Phụ huynh hầu hết chưa quan tâm đến vấn đề nhận biết phân biệt màu sắc của con em mình. Đối với họ, chỉ cần con đến lớp được cô giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết hát một vài bài hát, đọc thuộc vài ba câu thơ như vậy là họ đã vui rồi. 
Kết quả khảo sát đầu năm của lớp còn thấp
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ
Tỷ lệ
1. Trẻ đã nhận biết phân biệt được 3 màu
12
33%
2. Trẻ chưa nhận biết phân biệt được 3 màu
24
67%
Vậy sự nhận biết phân biệt ba màu cơ bản của trẻ 24 -36 tháng tuổi diễn ra không được rõ ràng.
Dựa vàotình hình thực tế của trẻ trong lớp,tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết màu Xanh - Đỏ -Vàng thông qua các hoạt động có chủ đích.
Biện pháp 2: Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng thông qua các hoat động ngoài tiết học.
Biện pháp 3: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết màu Xanh - Đỏ -Vàng thông qua các hoạt động có chủ đích.
Trong tiết học, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh - dỏ -vàng tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ -vàng vào các tiết học khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học. Tranh ảnh đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản xanh - đỏ - vàng để gây sự chú ý thích thú cho trẻ. 
Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết ba màu xanh - đỏ - vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn.
* Thông qua tiết dạy nhận biết tập nói:
Theo từng chủ đề, chủ điểm tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ, màu vàng để trẻ gọi tên kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh - đỏ - vàng cho trẻ được cầm, được chọn yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.
* VD : Ở chủ điểm thực vật chủ đề nhánh các loại rau, giờ học nhận biết tập nói: “quả cà chua – quả bầu”
Tôi cho trẻ quan sát quả thật: quả cà chua màu đỏ, quả bầu màu xanh
Sau đó tôi cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai chọn đúng”
Cách chơi: cô nói tên quả hoặc nói màu sắc, hình dạng trẻ giơ quả lên và phát âm nhiều lần “Quả cà chua màu đỏ, quả bầu màu vàng”.
+ Tìm cho cô quả cà chua
+Tìm cho cô quả có màu xanh	
Để củng cố kiến thức cho trẻ, tôi cho trẻ thực hành tô màu các loại rau: quả cả cà chua màu đỏ, quả bầu màu xanh, quả bí ngô màu vàng.
* Thông qua giờ nhận biết phân biệt.
Tôi sử dụng các đồ dùng đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ nhận biết phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ.
Bên cạnh đó, tôi còn lồng ghép đan xen các trò chơi gây hứng thú cho trẻ, tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
*VD:Chủ đề nhánh Đồ dùng đồ chơi của bé: Đề tài: Nhận biết phân biệt: màu đỏ, màu xanh
Tôi cho trẻ quan sát rổ bóng có nhiều màu khác nhau, yêu cầu trẻ lên tìm quả bóng màu đỏ, màu xanh giơ lên và nói màu đỏ, màu xanh.
Ôn luyện củng cố kiến thức cô tổ chức trò chơi “Đội nào chọn đúng”
Cô chia lớp thành 2 đội chơi, đội đỏ và đội xanh. Nhiệm vụ của hai đội là đi trong đường hẹp lên nhặt đúng bóng của đội mình mang về giỏ. Đội đỏ chỉ được nhặt bóng màu đỏ, còn đội xanh chỉ được lấy bóng, màu xanh.
* Qua giờ hoạt động với đồ vật:
Qua giờ chơi hoạt động với đồ vật tôi không chỉ rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh mà còn tích hợp nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng, đặt câu hỏi gợi mở, khối gỗ màu gì? Khối gỗ để làm gì?
Thông qua mỗi nhánh trong chủ đề tôi chọn ba màu duy nhất xanh - đỏ -vàng cho trẻ hoạt động, để từ đó trẻ khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba màu này.
VD: Đầu năm học, trong tiết xâu vòng. Để củng cố kiến thức của trẻ, tôi cho trẻ xâu vòng đỏ. “Cô có chiếc vòng màu gì đây?”, “Để xâu được chiếc vòng đỏ này cô chọn những hạt vòng màu gì?”, “ Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô hạt vòng màu đỏ”.
Yêu cầu trẻ chỉ chọn những hạt vòng màu đỏ để xâu. Qua đó trẻ biết phân biệt màu đỏ với các màu khác. Trong lúc trẻ làm cô hỏi trẻ:
+Con đang làm gì vậy?
+Con đang xâu hạt vòng màu gì?
* Thông qua giờ học tạo hình:
Qua tiết tạo hình tôi chọn ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng cho trẻ dán, tô màu, nặn nhằm gợi hỏi trẻ về màu sắc và từ đó khắc sâu ghi nhớ về ba màu này cho trẻ.
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với đất nặn.
-Vậy các con phải chọn đất nặn màu gì?
-Quả cà chua có dạng gì vậy? Để nặn được quả cà chua cô phải chọn đất nặn màu gì?
-Đất nặn màu vàng các con sẽ nặn quả gì? Quả chuối có dạng gì?
* Thông qua hoạt động phát triển ngôn ngữ: Làm quen văn học
Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều thủ thuật khác nhau: dùng tranh ảnh, sa bàn, vật thật, powerpoint với màu sắc bắt mắt để lôi cuốn trẻ học say mê, tích cực
* Thông qua hoạt động phát triển vận động:
Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết phân biệt màu sắc qua các dụng cụ thể dục, qua trò chơi.
Trẻ chia về các tổ, mỗi tổ một dụng cụ thể dục theo đúng màu quy định. Tổ chim sâu tập với vòng màu đỏ, tổ họa mi tập với vòng màu xanh, tổ chào mào tập với vòng màu vàng.
3.2. Biện pháp 2:Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng thông qua các hoat động ngoài tiết học:
* Thông qua các hoạt động vui chơi:
Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh - đỏ - vàngphù hợp với từng góc để trẻ chơi, và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh - đỏ - vàng.
 Ví dụ: Ở góc phân vai: Chủ đề: “Đồ dùng đồ chơi” tôi cho trẻ chọn trang phục với sở thích của búp bê. Trên người bạn búp bê mặc áo, váy màu gì thì chọn trang phục có màu đó tặng bạn. Trò chơi này vừa kích thích tư duy sáng tạo của trẻ lại vừa giúp trẻ nhận biết phân biệt màu tốt hơn: 
+Bạn búp bê mặc áo màu gì?
+Còn bạn búp bê này mặc váy màu gì?
* Trẻ học nhận biết phân biệt mọi lúc mọi nơi:
Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay có ba màu xanh - đỏ - vàng thì tôi đều hỏi trẻ. Con đang chơi đồ chơi gì? Đồ chơi có màu gì? Để trẻ trả lời.
Giờ ăn phụ với hoa quả: tôi hỏi trẻ: “Con ăn gì? Dưa hấu có màu gì? Đu đủ có màu gì? Quả chuối màu gì?...để trẻ nói tên các màu đó.
VD: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ điểm những bông hoa đẹp thì tôi chú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết:
+ Con biết những loại hoa gì?
+Bông hoa có màu gì?
* Trẻ học nhận biết phân biệt qua hoạt động dạo chơi :
Qua dạo chơi thăm quan, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được qua sát, gợi hỏi để trẻ nói lên màu sắc qua sự vật hiện tượng được nghe và nhìn thấy.
VD: Khi dạo chơi đến vườn hoa. Cô cho trẻ quan sát và tìm bông hoa nào màu đỏ, bông hoa nào màu vàng
Trong khi trẻ chơi có thể hỏi trẻ “Con đang chơi gì vậy?”, “Chiếc cầu trượt có màu gì?”
3.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng.
a/ Qua giờ đón - trả trẻ:
Trong thời gian đón - trả trẻ, tôi tranh thủ gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ huynh tìm ra những biện pháp giúp trẻnhận biết phân biệt màu xanh - đỏ - vàng khi ở nhà.
Vào đầu chủ điểm tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé. Giờ đón, trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con học những gì? 
Trao đổi với phụ huynh trong chủ điểm đó con học cần những đồ dùng gì? Có màu sắc gì? Để nếu phụ huynh có điều kiện thì phụ huynh có thể tận dụng từ thiên nhiên, đồ dùng sẵn có ở nhà giúp con nhận biết tốt khi ở nhà.
b/ Thông tin góc “ Cha mẹ cần biết”:
Thông qua góc tuyên truyền Cha mẹ cần biết, tôi cung cấp cho phụ huynh kết quả cân - đo, khám sức khỏe của trẻ, nội dung các bài thơ, bài hát câu chuyện theo chủ đề trong tuần, các bài tuyên truyền về kinh nghiệm nuôi dạy con......nội dung góc tuyên truyền được cập nhật thường xuyên, kịp thời.
c/ Thông qua công nghệ thông tin
	Ngày này xã hội phát triển kéo theo đó là công nghệ thông tin phát triển. Các bậc phụ huynh có thể dạy con học trực tuyến trên các wepsite.
Từ đó kích thích sự tìm tòi, thích học, thích khám phá và tìm hiểu về màu sắc xung quanh mình ở thế giới bên ngoài.
d/ Thông qua các buổi sinh hoạt, họp phụ huynh, các tiết dạy mẫu
Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi họp phụ huynh, tổ chức các tiết dạy mẫu mời phụ huynh đến dự để phụ huynh hiểu rõ hơn về một tiết học của các con như thế nào, và cùng để phụ huynh biết rõ hơn về khả năng phân biệt ba màu của con em mình. Từ đó họ có kế hoạch tập luyện cho con, nhất là những bạn còn yếu, chưa theo kịp các bạn.
4.Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm:
Từ những cố gắng thực hiện của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp lớp họcđạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: xanh - đỏ- vàng.
Trẻ của lớp có kiến thức tốt môn học, luôn được Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường khen ngợi.
Trẻ ngày càng thích đến lớp, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động do các cô tổ chức.
Hiệu quả giờ học nhận biết phân biệt được tăng lên rõ rệt. Trẻ hào hứng tham gia, lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ chủ định.
Đối với trẻ:
BẢNG KHẢO SÁT CUỐI NĂM
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ
Tỷ lệ
1. Trẻ đã nhận biết phân biệt được 3 màu
30
83%
2. Trẻ chưa nhận biết phân biệt được 3 màu
6
17%
Qua khảo sát cuối năm tôi thấy trẻ tiến bộ rõ rệt. Đa phần trẻ có kiến thức và có kỹ năng nhận biết phân biệt màu và ứng dụng màu vào cuộc sống.
Đối với Phụ huynh:
Phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học từ lứa tuổi mầm non. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức: thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, trao đổi trực tiếp với giáo viên trên lớp......
Tích cực phối kết hợp cùng Nhà trường và giáo viên cùng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức - Trí- Thể- Mĩ.
Phụ huynh tích cực ủng hộ các nguyên vật liệu, phế liệu để giáo viên làmthêm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho cô và trẻ hoạt động.
Đối với giáo viên
Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc giúp trẻ nhận biết phân biệt 3 màu: xanh – đỏ - vàng.
Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.
Có thêm kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên liệu, phế liệu dễ tìm.
III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận
Để đạt được mục tiêu đào tạo con người Việt Nam có kiến thức, ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc - giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung.
 Việc hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhận thức và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này sẽ là nền tảng cho việc học tập của trẻ sau này.
Giữa gia đình và nhà trường cần có ý thức trau dồi những kiến thức cơ bản về môn nhận biết phân biệt ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện, tôi cũng đúc rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân. Tôi mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp:
- Có kế hoạch biện pháp cụ thể giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu: xanh - đỏ- vàng cho trẻ qua các hoạt động
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
- Giáo viên không ngừng học hỏi tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy và lồng ghép thêm các kỹ năng sống cho trẻ.
-Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật như trò chơi, đồ dùng bắt mắt, môi trường phù hợp....
3. Ý kiến đề xuất:
Để phát huy có hiệu quả của các phương pháp trên trong quá trình tổ chức tiết học. Tôi mạnh dạn đề xuất:
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi dự giờ những tiết dạy giỏi, dạy mẫu của trường, của quận
Tôi mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo và chị em đồng nghiệp giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhà trẻ
Hướng dẫn và gợi ý thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3 -36 tháng ( Trung tâm nghiên cứu GDMN – 2000)
Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 – 36 tháng ( xuất bản năm 2008)
Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 – 36 tháng ( xuất bản năm 2009)
Sách hướng dẫn làm đồ chơi bằng nguyên liệu dễ tìm (Xuất bản năm 2009)
Sách hướng dẫn làm đồ chơi từ vật liệu thông thường (Xuất bản năm 2009)
Tài liệu tham khảo trên internet

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_tre_nha_tre_24_36_thang_tuoi_nhan.docx
Sáng Kiến Liên Quan