Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận.

Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3 đến 36 tháng, hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó thấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý kiến của mình mà còn chuẩn bị cho việc làm quen với văn học và chữ viết ở những lớp học trên.

Đối với trẻ 24 -36 tháng có trẻ nói ít, chậm nói, chưa biết nói, vậy để phát triển cũng cố vốn từ cho trẻ thì ngoài việc giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt cũng cần phải cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học hỏi thông qua các hình ảnh, mô hình trực quan, giáo viên cần dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt động nhận biết tập nói đạt hiệu quả cao.

2. Cơ sở thực tiễn.

Năm học 2016 – 2017 Tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy trẻ 24- 36 tháng. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

 2.1. Thuận lợi.

Ban giám hiệu, các cấp chính quyền địa phương luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, luôn tạo điều kiện để giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn.

Lớp có 2 giáo viên, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, Bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo , internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 -36 tháng đạt kết quả cao.

Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều, đa số các cháu đều rất ngoan, lễ phép nên rất thuận lợi trong hoạt động nhận biết tập nói của trẻ.

Phòng học đã được xây dựng kiên cố nên rất thuận lợi cho việc dạy và học của cô và trẻ.

Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Đặc biệt là tranh chủ đề luôn thay đổi để trẻ nhận biết và tập nói cung cấp phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn.

2.2 Khó khăn

Do trình độ nhận thức một số cháu lúc đầu đến lớp vẫn chưa phát triển được nhiều ngôn ngữ cần thiết mà độ tuổi cần đạt được trẻ mới phát âm được một đến hai từ “ Ba ba”, “ bà bà” nhận biết được một số câu hỏi ngắn, đơn giản lời nói chưa rỏ, chưa tròn câu.

Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn nói ngọng, bập bẹ, nhút nhát, khả năng nhận thức chậm, dùng từ không chính xác.

Kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều nên cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động nhận biết tập nói của trẻ.

Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế đa số làm ruộng, ít trò chuyện, giao tiếp với trẻ, thường chiều theo ý của trẻ.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình con chó, mèo ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận của con chó, mèo.
Sau khi dạy trẻ nhận biết về tên gọi tôi tiến hành cho trẻ phân biệt giữa các đối tượng. Tôi thường cho trẻ phân biệt qua tên gọi, một số đặc điểm, tiếng kêu nổi bật nhằm phát triển tư duy của trẻ như:
Đặc điểm phân biệt
Con chó
Con mèo
- Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật
- Tiếng kêu
- Ích lợi
- Con chó
- Tai thính
- Gâu gâu ( cho trẻ nghe tiếng kêu thật, trẻ nói: gâu gâu)
- Nuôi để trông nhà ( hình ảnh chó trông nhà)
- Con mèo
- Mắt tinh
- Meo meo ( cho trẻ nghe tiếng kêu thật, trẻ nói meo meo)
- Nuôi để bắt chuột ( hình ảnh mèo bắt chuột)
( Hình ảnh:Tìm hiểu con chó, con mèo)
Ví dụ: Cô đố các con biết con chó kêu làm sao? Con mèo kêu như thế nào? Để kích thích tư duy tính tò mò muốn khám phá của trẻ? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu, hoặc tôi giả tiếng kêu của mèo và hỏi trẻ con gì vừa kêu đấy nhỉ!
Đến khi kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múa hát đọc thơ, trò chơiĐể củng cố nội dung bài mà trẻ vừa được học. Tôi có thể kết hợp hoạt động ngoài trời để cho trẻ xem hình ảnh con chó, mèo thật. Với cách giới thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học. Tôi thường xuyên thay đổi phương pháp, cách thức dựa vào nội dung bài nhận biết tập nói để tìm cách giới thiệu hay nhất làm sao để tạo được sự hứng thú sau đó đi sâu vào phần chính rèn cho trẻ cách phát âm đúng, chính xác nhất.
 	Trong quá trình dạy tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ có thói quen nề nếp trong học tập đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạy đạt hiệu quả cao.
1.4. Giải pháp 4 : Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ.
Phương pháp này làm phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ. Trẻ có khả năng suy nghĩ, khám phá mà mà không cần tuân theo bất kì sự chỉ dẫn nào. Vì vậy mà trẻ độc lập, có chứng kiến riêng và sẽ hoàn thành công việc sau khi đã trải qua một quá trình liên tục của những cố gắng và sai lầm.
Tôi cho trẻ trải nghiệm thực tế bằng việc cho trẻ đi tham quan, ngoài trời khu trồng rau, hồ cá nhỏ ở đơn vị, qua đó phát triển vốn từ cho trẻ. 
( Hình ảnh: Trẻ xem ao cá)	( Hình ảnh: Trẻ xem vườn rau)
Trong giờ học hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. 
Giáo viên nên đưa ra câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. Nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường tự nhiên. Không những thế qua những bài tập trẻ có cơ hội khám phá, học hỏi những kiến thức căn bản. Từ đó một số tính cách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học học và đặc biệt là ngôn ngữ dần hình thành phát triển.
 Sau khi nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách giảng dạy phù hợp. Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi tôi phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học tìm hiểu thực tế. Tạo môi trường trong lớp học và tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi.
Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. 
Tôi tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất, căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Việc sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ.
Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
2. Đối với trẻ: 
2.1 Giải pháp 5: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
Ngoài những hoạt động chính ra tôi thường dạy trẻ phát tiển vốn từ thông qua các tiết học, lúc đón trẻ, trả trẻ hoặc trong các hoạt động chung, hoạt động góc. Hoạt động ngoài trời, chơi tự doTôi thường đưa ra các câu hỏi để bồi dưỡng thêm cho từng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, 
2.1. Thông qua giờ đón trẻ : Lúc đón trẻ tôi cũng thường trò chuyện với trẻ, tôi chú ý đến, cử chỉ hành động của trẻ, nhắc trẻ nói tròn câu, nói mạch lạc, không ngắt quảng, không nói lắp 
Ví dụ : Ai vừa chở con đi học ? Con có thích được đi học không ? 
Tôi hướng dẫn trẻ cách chào cô khi trẻ đến lớp, chào tạm biệt bà khi bà về hoặc đến đón trẻ.
( Hình ảnh:Trẻ biết chào cô, chào bà)
2.2. Thông qua giờ ăn :
Trước khi ăn tôi hỏi trẻ hôm nay các con ăn gì ? ( Cô giới thiệu cho trẻ nhắc lại tên món ăn) hoặc khi chia cơm tôi cho trẻ đọc bài thơ giờ ăn, giúp hình thành thói quen phát triển vốn từ cho trẻ.
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi.
2.3. Thông qua giờ ngủ :
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện hay, nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ví dụ: Câu chuyện “ Thỏ ngoan” “ Khỉ con biết vâng lời’ “ Chú gấu con ngoan” hoặc cô cho trẻ nghe những giai điệu nhạc nhẹ nhàng, hoặc nghe bài thơ « đi ngủ » khi trẻ quen rồi thì sẽ cho trẻ đọc theo.
2.4. Thông qua hoạt động góc: 
Góc sách - truyện: Cô cho trẻ xem tranh chuyện trong chủ đề. Góc phân vai: Cô cho trẻ tập nhận biết giọng các nhân vật trong câu chuyện. 
Ví dụ: Câu chuyện “ Quả trứng”. 
Giọng bạn gà và bạn heo đều ngạc nhiên khi nhìn thấy quả trứng .
2.5 Thông qua giờ chơi :
Trẻ nhà trẻ chủ yếu là hoạt động với đồ vật thông qua trò chơi trẻ rất thích thú khi chơi, 
 Trong khi chơi tôi hỏi trẻ cô đang cầm quả gì đây ? hay con đang cầm cái gì ? nhắc lại tên món đồ chơi mà cô đang cầm, hay trẻ đang cầm.
Ví dụ : tôi yêu cầu trẻ cầm và lấy đúng đúng tên đồ chơi mà tôi yêu cầu hoặc nói đúng tên đồ vật mà cô đang cầm là gì ?
Tôi cũng tổ chức thường xuyên các trò chơi khác nhau để trẻ được hoạt động phát triển tư duy ngôn ngữ tăng vốn từ cho trẻ. Qua đó cũng kích hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ được mạch lạc, lưu loát, tự tin hơn trong giao tiếp.
Sắp hết giờ chơi tôi cũng đọc thơ cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ đọc theo.
Giờ chơi hết rồi
Nào các bạn ơi
Ta cùng cất dọn
Đồ dùng dồ chơi
Vào nơi qui định
Tạo điều kiện môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói dạy trẻ nhiều lần. 
Tôi luôn chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng cháu, đặc biệt là những trẻ tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn, rụt rè, ít nói, nói ngọng, nói lắp. Khoảng thời gian này trẻ đang dần hoàn thiện về bộ máy phát âm, chính vì vậy phải tăng cường khả năng diễn đạt cho trẻ, tôi luôn luôn chú ý lắng nghe trẻ thể hiện tình cảm suy nghĩ của mình. Tôi đã áp dụng các phương pháp phù hợp để dạy trẻ nói chuyện lưu loát hơn theo các mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. chỉnh sửa các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Mới đầu tôi hướng dẫn trẻ “Tự giới thiệu về mình, về gia đình mình”... Sau đó tôi dạy trẻ sử dụng các ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày như: cảm ơn, xin lỗi, chào cô, các bạn, người lớn tuổi..., tập cho trẻ thành phản xạ nói tự nhiên. 
Và từ đó trẻ có thể thể hiện bản thân như: hát, đọc thơ những bài cô đã dạy.... Qua những cách tập nói đó tôi thấy các cháu mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. 
Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp các góc hoạt động riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định mà trang trí theo chủ điểm, dễ tháo lắp.
3. Đối với phụ huynh:
3.1 Giải pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh 
Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các hoạt động “ Nhận biết tập nói ” thì việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và có nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi có kế hoạch họp phụ huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn và trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ.
Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều phụ huynh cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng.
Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói ở nhà, phụ huynh có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu.
( Hình ảnh:Tuyên truyền với phụ huynh)
Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ, như đồ dùng trong gia đình, đồ dùng hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được nhìn thấy, được tri giác.
Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở gia đình như: dành thời gian trò chuyện với trẻ, cho trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. Dạy trẻ cách diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc biểu cảm.
Ví dụ : bố mẹ có thể hát các làn điệu dân ca đọc thơ, kể chuyện, đọc chuyện cho trẻ nghe. Điều đó cũng tăng thêm các biểu tượng về thế giới xung quanh và làm giàu vốn từ cho trẻ.
Từ đây tôi thấy rằng nếu công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tốt thì vấn đề giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả cao từ công tác này nhà trường và gia đình cũng có thể bổ sung cho nhau những mặt mạnh mặt yếu của trẻ để cùng nhau có biện pháp giáo dục tốt hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
* Kết quả đạt được.
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy trẻ 24 – 36 tháng Nhận biết tập nói ”. Sau gần một năm áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ hứng thú học, nhận biết được đặc điểm của từng sự vật, trả lời đủ câu rõ ràng các câu hỏi, nhận biết môi trường sống, một số đồ vật gần gũi xung quanh trẻ nó thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá khả năng hoạt động “ Nhận biết tập nói ” của trẻ chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, so với kết quả ban đầu trẻ mới đến lớp, ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng nói còn ngọng có trẻ nói được một từ nhưng đến nay trẻ đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc và vốn từ của trẻ phong phú hơn.
Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp tôi phụ trách tôi thấy trẻ hứng thú tham gia, tích cực vào các giờ học, đặc biệt là giờ “ Nhận biết tập nói ” 
* Kết quả hoạt động nhận biết tập nói của trẻ:
Biện pháp sử dụng
Số lượng trẻ khảo sát
Kết quả
Khi chưa áp dụng biện pháp mới
Sau khi áp dụng biện pháp mới
Tìm hiểu tâm lý của trẻ
20
45 % - 53 %
98% - 99%
Thông qua hoạt động học
20
50 % - 56 %
97% - 99%
Dạy trẻ trên tiết học chính
20
54 % - 57 %
 99% - 100%
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
20
55 % - 60 %
98% - 100%
Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh
20
50 % - 55 %
98% - 99%
Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ.
20
50 % - 55 %
90% - 95%
* Kết quả cuối năm
 Xếp loại
 Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
Không đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
 Trẻ nghe, nói đủ câu rõ ràng mạch lạc
12
60%
7
35%
1
5%
0
0%
 Trẻ mạnh dạn, tự tin
17
85%
3
15%
0
0%
0
0%
Trẻ nói ngọng
Không còn trẻ nói ngọng
Trong quá trình tìm hiểu đối với nhà trẻ 24 – 36 tháng tôi nhận thấy cho trẻ tìm hiểu quan sát hình ảnh thật giúp trẻ hứng thú ham học từ đó trẻ nói rỏ ràng mạch lạc, nhớ lâu hơn, tư duy của trẻ cũng từ đó phát triển mạnh hơn không chỉ dừng ở đó tôi còn cảm nhận thấy trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tinh thần của trẻ cũng rất là thoải mái, vui vẻ.
Áp dụng biện pháp này tôi thấy vốn từ của trẻ tăng lên rất nhiều, không còn tình trạng nói ngọng, nói lắp như trước, trẻ đã có thể mạnh dạn tự tin trả lời được câu hỏi của cô, một số cháu đã có thể đọc được một đoạn thơ ngắn, bài hát ngắn đó là một dấu hiệu đáng mừng. 
Và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo. Điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước, thực hiện mục tiêu của ngành đề ra.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Kết luận
 Sau khi xây dựng và tiến hành thử nghiệm tại nhóm lớp tôi nhận thấy:
	Khả năng nhận biết tập nói của trẻ ở lớp tôi tăng lên rõ rệt trẻ có thể nói đủ câu, rỏ ràng, mạch lạc không còn trẻ nói ngọng, trẻ biết sử dụng từ ngữ một cách chính xác và có nghĩa đủ ý. 
Có khả năng ứng dụng và trải nghiệm vào thực tế. Trẻ hứng thú tiếp thu bài học mạnh dạn, tự tin trả lời các câu hỏi của cô trong các giờ hoạt động chính.
	Bản thân tôi đã tìm ra được các biện pháp để giúp trẻ phát triển vốn từ thông qua hoạt động nhận biết tập nói. Phụ huynh cũng đã từng bước hiểu được tầm quan trọng về việc cho trẻ đến trường và phối hợp với giáo viên phát triển vốn từ cho trẻ tại gia đình.
2. Khuyến nghị 
Để thực hiện tốt các biện pháp giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng cần bổ sung cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học để trẻ được phát triển vốn từ một cách tốt nhất. Khuyến nghị với Phòng GD& ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong hoạt động dạy trẻ nhận biết tập nói 24 -36 tháng qua đó học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm của nhau.
Khuyến nghị với chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc cho con em ra lớp đều, đúng độ tuổi được đi học nhất là độ tuổi nhà trẻ. Ngoài ra còn cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội .
3. Khả năng áp dụng.
Qua 3 năm thử nghiệm, tìm hiểu các phương pháp phù hợp với đặc điểm cá nhân của trẻ tại đơn vị tôi, sau khi tôi mạnh dạn ứng dụng các phương pháp này tôi thây trẻ đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, vốn từ của trẻ tăng lên rất nhiều, không còn trẻ nói ngọng, nói lắp, nói lặp lại, chỉ sau 6 tháng triển khai áp dụng đã thu được kết quả tốt và được đã được một số đồng nghiệp tại đơn vị áp dụng phương pháp cho lớp mình.
Tôi tin rằng nếu các bạn áp dụng các phương pháp này thì cũng sẽ thu được kết quả như mong đợi, tôi mong có thể chia sẽ những kinh nghiệm mà mình nghiên cứu tìm hiểu thực tế gớp một phần nhỏ bé của mình trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ để có một chất lượng tốt nhất phù hợp với tình hình hiện nay với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy cho trẻ cần lấy trẻ làm trung tâm. Đó là phương pháp mà tôi luôn chú ý để giúp trẻ hứng thú, thể hiện nhu cầu và khả năng, phát huy những thế mạnh của mỗi trẻ .
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢỎ
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 3- 36 tháng.
Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2.
Cẩm nang nhà trẻ- mẫu giáo.
Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng đổi mới.
Trên đây là một số đổi mới nâng cao chất lượng của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường Mầm non Đắc Lua mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. 
Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chán không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này. 
Kính mong hội đồng thi đua khen thưởng các cấp xét duyệt và ghi nhận.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác./.
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
..................................
NGƯỜI THỰC HIỆN
Bùi Thị Tình
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN
HIỆU TRƯỞNG
 Đặng Trí Vững
PHỤ LỤC
 Trang
I. Lý do chọn đề tài.1
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn..........2
1. Cơ sở lý luận .....2
2. Cơ sở thực tiễn ......2
2.1 Thuận lợi .............2
2.2 Khó khăn.....................,...3
III. Tổ chức thực hiện và các giải pháp............3
1. Đối với giáo viên:............................................................................................3
1.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý.......................4
1.2 Giải pháp 2: Thay đổi hình thức giới thiệu bài................................................4
1.3 Giải pháp 3: Dạy trẻ trên tiết học chính .................9
1.4 Giải pháp 4: Lấy trẻ làm trung tâm dựa vào khả năng của trẻ..........10
2. Đối với trẻ: ....................................................................................................12
2.1 Giải pháp 5: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi..........................................................12.
3. Đối với phụ huynh......................................................................................
3.1.Giải pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh ...........................14
IV. Hiệu quả của đề tài .............................................15
1. Kết quả đạt được .....................................................15
V. đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng.
1. Kết luận.......16
2. Kiến nghị. ...17
3. Khả năng áp dụng: ..........................................................................................17
VI. Tài liệu tham khảo.................................17
UBND HUYỆN TÂN PHÚ
TRƯỜNG MN ĐẮC LUA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU TỔNG HỢP
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016- 2017
–––––––––––––––
- Họ tên giáo viên dự thi: Bùi Thị Tình
- Đơn vị: Trường Mầm Non Đắc Lua
- Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 - 36 tháng tại trường Mầm non Đắc Lua
Những ghi nhận về đề tài:
Tính mới: (6 điểm)
.
.
.
2. Hiệu quả: (8 điểm)
3. Khả năng áp dụng: (6 điểm)
Tổng số điểm:.. 
 Xếp loại:
Giám khảo 2
Giám khảo 1
HIỆU TRƯỞNG
Đặng Trí Vững
UBND HUYỆN TÂN PHÚ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
––––––––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU TỔNG HỢP NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016- 2017
––––––––––––––
- Họ tên giáo viên dự thi: Bùi Thị Tình
- Đơn vị: Trường Mầm Non Đắc Lua
- Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 - 36 tháng tại trường Mầm non Đắc Lua
	Những ghi nhận về đề tài:
1. Tính mới: (6 điểm)
2. Hiệu quả: (8 điểm)
3. Khả năng áp dụng: (6 điểm)
 Tổng số điểm:.. 
Xếp loại:
	Giám khảo 2
Giám khảo 1
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên: Bùi Thị Tình
Ngày tháng năm sinh: 15 - 9 -1988
Nam, nữ: Nữ
Địa chỉ: Ấp 12 – Đắc Lua – Tân Phú – Đồng Nai
Điện thoại: 0633.885.224	(CQ) ; ĐTDĐ: 0948284981
Fax:	E-mail: tinhmn87@gmail.com
Chức vụ: Giáo viên 
Nhiệm vụ được giao: Dạy lớp: nhóm trẻ 2
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Đắc Lua
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn : Cao đẳng 
Năm nhận bằng: 2015
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Mầm non
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Chăm sóc – Giáo dục trẻ
-	Số năm có kinh nghiệm: 2 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 -36 tháng tại trường Mầm Non Đắc Lua

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_nh.doc
Sáng Kiến Liên Quan