Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động Âm Nhạc tại trường mầm non Tân Ước
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ, làm cho tâm hồn con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui lạc quan yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm thanh tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú.
Đặc điểm của lứa tuổi mầm non là thích vui chơi, hoạt động, ham hiểu biết thích tìm hiểu để nhận thức cuộc sống, mà âm nhạc lại rất gần gũi và gắn bó một cách hết sức tự nhiên đối với trẻ. Do đó âm nhạc chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ.
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích ‘‘Giáo dục âm nhạc” đã trở thành hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp mầm non. Tuy nhiên, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non là sự duy trì hứng thú của trẻ không bền, rất dễ mất tập trung, do vậy nếu cô giáo chỉ chú trọng cho trẻ hoạt động trên tiết học theo một qui trình nhất định, đơn điệu thì không gây được hứng thú cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần phải có biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động Âm nhạc.
ý thích của mình. Cũng tại góc âm nhạc giáo viên có thể luyện tập riêng cho một số trẻ có năng khiếu các tiết mục minh họa để làm mẫu ở hoạt động chung hay chuẩn bị cho các chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp, trường. Dưới đây là một số hình ảnh “Xây dựng góc âm nhạc” theo chủ đề.(Hình ảnh 6,7) H×nh ¶nh 6: Trang trÝ gãc ¢m nh¹c theo chñ ®Ò "Trêng mÇm non" Hình ảnh 7: Trang trí góc Âm nhạc theo chủ đề "Thế giới Động Vật" 5. Sử dụng sản phẩm từ những nguyên vật liệu khác nhau làm phương tiện cho trẻ hoạt động âm nhạc Ngoài những dụng cụ mua sẵn như: Mõ dừa, song loan....tôi đã sưu tầm và làm thêm rất nhiều đồ dùng dụng cụ âm nhạc đã cung cấp cho trẻ được nghe nhiều âm thanh được phát ra từ những đồ dùng tự tạo là sản phẩm của các nguyên vật liệu khác nhau đây là phương tiện hữu hiệu cho trẻ hoạt động âm nhạc. Một số loại nhạc cụ làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên như: hột hạt, thanh tre, hòn sỏi, vỏ các loại lon, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, Trẻ sẽ vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát bằng các hình mẫu tiết tấu. Cũng như vậy sử dụng những loại nguyên vật liệu này tạo ra những âm thanh to nhỏ, âm thanh có cao độ, âm sắc khác nhau giữa các đồ vật Ví dụ: Lon nước ngọt, bỏ sỏi vào làm trống lắc trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. Ví dụ: Dùng một đồ vật nào đó úp xuống gõ để tạo ra âm thanh khác so với khi để ngửa... Ví dụ: Lấy các loại vỏ hộp bánh bằng sắt trang trí nổi bật để làm các loại trốngđa dạng phong phú thu hút trẻ. (Hình ảnh 8) Hình ảnh 8: Đồ dùng âm nhạc làm bằng nguyên vật liệu đã qua sử dụng Các âm thanh phát ra sinh động tạo cho trẻ khả năng nghe và phân biệt các sắc thái âm thanh khác nhau, đồng thời đem đến cho trẻ các hoạt động vui chơi với các yếu tố âm nhạc. Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, lôi cuốn trẻ vào góc chơi Âm nhạc tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau. Tận dụng các loại giấy báo, giấy bạc, giấy bọc quà, bọc hoa và những loại giấy bóng hoa nilon...đã qua sử dụng, tôi cùng trẻ thiết kế và tạo thành những chiếc váy đẹp với các kiểu váy sang trọng khác nhau phục vụ chơi vũ hội hóa trang, biểu diễn thời trang... Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ tham gia hoạt động và vận động sáng tạo như: các loại mũ với những hình ảnh đẹp, dễ thương: khăn choàng, vòng đeo tay, vòng đeo cổ, ô, quạt....(Hình ảnh 9,10) Hình ảnh 9: trang phục biểu diễn làm từ vật liệu phế thải Hình ảnh 10: Đồ dùng dụng cụ góc Âm nhạc 6. Lång ghÐp Giáo dục âm nhạc vào trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Để trẻ hứng thú học môn âm nhạc một cách tự nhiên đạt kết quả cao. Tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục âm nhạc vào các hoạt động trong ngày. a. Trước giờ học buổi sáng : Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bíc ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. và tôi đã suy nghĩ sử dụng , loa đài, tivi... mở ra một số bài hát phù hợp với chủ đề, có sắc thái vui vẻ với lời ca. Ví dụ : Với chủ đề trường mầm non” tôi cho các cháu nghe bài ‘Em đi mẫu giáo’’ sáng tác của nhạc sĩ (Dương Minh Viễn), bài hát có nhịp điệu vừa phải vui tươi tạo tâm lý vui vẻ vho trẻ gắn bó tình cảm giữa cô và trẻ hơn như vậy giúp trẻ nhớ lời ca và có thể tự sáng tác các động tác đơn giản vận động theo lời ca. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” của (Nguyễn Thị Nhung) nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ... ‘‘Con chào bố ạ. Con chào mẹ yêu con đi học nhé chiều con lại về’’, Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ học hát. Còn có nhiều bài hát trẻ không phải hát, trÎ nghe cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của (Bùi Đình Thảo), “Bài ca đi học” của (Phan Trần Bảng) không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của (Nguyễn Ngọc Thiện). Ngoµi giờ ©m nhạc, hoạt động âm nhạc còn được tích hợp trong các hoạt động khác. Qua nghiên cứu giảng dạy tôi nhận thấy đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, LQCC, KPKH,...có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn... b. Trong hoạt động làm quen văn học: Khi dạy trẻ bài thơ ‘‘Cô giáo của em’’ trước khi kết thúc giờ dạy, củng cố giáo dục trẻ tình cảm yêu thương gắn bó của cô và trẻ giáo dục trẻ biết kính trọng cô giáo, để khắc sâu hơn hình ảnh cô giáo chăm sóc yêu thương trong tâm trí trẻ và để trẻ yêu thích âm nhạc tôi đã nói lên tình cảm của mình đối với trẻ và hát tặng trẻ bài ‘‘Bàn tay cô giáo’’ nhạc ‘‘Phạm Huyền lời Đình Hải’’, cứ như vậy tôi khéo léo lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động giúp cho trẻ được nghe hát, được hát và thích hát để phát triển khải năng tiếp thu cảm nhận giai điệu của các bài hát tốt hơn. c. Trong hoạt động khám phá khoa học: - Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó tôi cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. - Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu cầu trẻ nắm được công việc, ý nghĩa của công việc đó, yếu quí người lao động...kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn Yến. - Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”. - Và còn nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây tôi không dừng lại ở phần nghe để chuyển tiếp mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy đó. d. Trong hoạt động Tạo hình: Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa”. + Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì? + Ngoài những bông hoa đủ màu sắc đó thì bài hát còn có gì nữa ( nhiều lá, c©y) Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo. e. Trong hoạt động chào mừng các lễ hội lớn Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội tôi đã lựa chọn các bài hát phù hợp, sáng tác và lựa chọn các động tác phù hợp với nội dung lễ hội kết hợp với đồng nghiệp dạy trẻ hát múa vận động tổ chức hoạt động theo một chương trình biểu diễn văn nghệ đây là hoạt động mà trẻ thích nhất vì trẻ được hóa trang như một diễn viên, từ đầu tóc, trang phục đến gương mặt trẻ đều được làm đẹp bên cạnh đó trẻ được thể hiện tài năng của mình và tự làm chủ sân khấu từ đó trẻ càng hứng thú học môn âm nhạc hơn. (Hình ảnh 11,12,13) Hình ảnh 11: Trẻ múa trong ngày mừng ĐTNCS Hồ Chí Minh Hình ảnh 12: Hậu trường trước buổi lễ khai giảng Hình ảnh 13: Trẻ biểu diễn văn nghệ rằm trung thu 6. Thiết kế, sưu tầm những trò chơi âm nhạc phong phú, hấp dẫn trẻ theo chủ đề Đối với trẻ thơ, được họat động âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng thoải mái. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một hình thức hoạt động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều cú ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Để trẻ hứng thú học môn âm nhạc, tiếp thu một cách nhẹ nhàng ‘‘Học mà chơi, chơi mà học’’ tôi đã sưu tầm những trò chơi đơn giản nhẹ nhàng phù hợp với nội dung bài dạy, với chủ đề, lồng ghép vào hoạt động âm nhạc để dạy trẻ. ví dụ: * CHỦ ĐỀ “ TRƯỜNG MẦM NON” Với chủ đề này tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ‘‘Nghe giỏi hát tài’’ *Mục đích : Phát triển tai nghe, ghi nhớ giai điệu, giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt,truyền tin cho bạn đúng * Chuẩn bị: Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc Cách chơi : Thành viên thứ nhất của hai đội ra ngoài lớp, cô hát thầm vào tai từng trẻ đại diện của hai đội một câu hát giống nhau. Sau đó hai trẻ đó chạy về đội của mình và hát thầm lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 hát thầm câu hát đó cho bạn thứ 3... Và cừ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc. Ví dụ: Cô hát thầm vào tai trẻ đại diện hai đội câu hát: “ Ai hỏi cháu cháu học trường nào đấy”. Hai trẻ đại diện sẽ chạy về hát thầm vào tai cho bạn thứ hai của đội mình Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của hai đội lên hát lại và đúng lời và giai điệu của câu hát trên và nhanh trước đội kia là đội thắng cuộc. * CHỦ ĐỀ “ĐỘNG VẬT” 2. Bắt chước tiếng kêu * Mục đích: Phân biệt được âm thanh, tiết tấu, bắt chước tiếng kêu của các con vật theo tiết tấu. * Chuẩn bị: Những chiếc mũ có hình ảnh các con vật, đàn ( hoặc trống lắc), xắc xô* Cách chơi: Trẻ được chia làm 3 nhóm, nhóm làm mèo đội mũ mèo, nhóm làm vịt, nhóm làm gà. Các nhóm sẽ chơi theo hình thức thi đua. Khi cô đánh đàn một tiết tấu bất kỳ, nhóm nào ghi nhớ được tiết tấu sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời trước. Nhóm giành được quyền trả lời sẽ kêu theo tiết tấu và làm động tác giống với con vật trên mũ mình. Ví dụ: Nhóm mèo giành được quyền trả lời trước sẽ kêu” meo, meo, meo..” và làm động tác vuốt râu giống chú mèo. Nếu nhóm nào kêu sai tiết tấu sẽ phải nhường lượt chơi cho nhóm khác và chờ đến lượt chơi sau. nhường lượt chơi cho nhóm khác và chờ đến lượt chơi sau. (Hình ảnh 14) Hình ảnh 14: Cô và trẻ chơi trò chơi 7. Sưu tầm những bài tuyên truyền tới phụ huynh giúp trẻ hứng thú và yêu âm nhạc. * Mục đích: Phụ huynh nắm được vai trò thiết yếu của việc cho trẻ tiếp cận với âm nhạc trong các hoạt động ở trường mầm non, nhằm phát triển toàn diện các mặt: Đức, trí, thể, mỹ của trẻ - Cung cấp thêm 1 số thông tin cho phụ huynh trong công tác phối kết hợp đưa trẻ đến với âm nhạc một cách hiệu quả nhất, phụ huynh sau khi đọc xong sẽ thấy được thực trạng và vai trò to lớn của âm nhạc dành cho trẻ em. Từ đó vận động các bậc phụ huynh chung tay cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Tôi đã thực hiện viết các bài tuyên truyền, tại góc tuyên truyền để phụ huynh biết được cụ thể từng nội dung kết hợp. vÝ dô: Bµi T¸c dông cña ¢m nh¹c ®èi víi trÎ th¬ Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, Âm nhạc có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc cũng được xem là một dạng ngôn ngữ quốc tế. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được âm nhạc. Âm nhạc đem lại rất nhiều thứ hữu và nhiều điều kì diệu đối với trẻ. Cuối ngày trả trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh kết hợp dạy trẻ lời ca các động tác cơ bản của các bài hát cần vận động. Ví dụ: Vận động bài hát ‘Nhớ ơn Bác’’, phụ huynh kết hợp dạy trẻ lời ca bằng cách hát cùng với trẻ, dạy trẻ động tác cuộn cổ tay đồng thời tôi trao đổi với phụ huynh động viên khen ngợi trẻ để trẻ hứng thú yêu thích âm nhạc, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc là một phương tiện phát triển tính sáng tạo, khích thích sự phát triển não bộ bồi dưỡng kỹ năng làm việc giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Tham mưu với phụ huynh mua dày, dép, trang phục, váy áo đồng phục cho trẻ biểu diễn vào các ngày lễ hội để trẻ được mặc đẹp hơn tăng tính thẩm mĩ giúp cho các cháu vui sướng. Qua đó động viên khuyến khích trẻ yêu thích, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. 1. Tăng cường năng lực trí não Bạn muốn con bạn phát triển trí thông minh? Âm nhạc có thể làm được điều đó! Chuyên gia âm nhạc Meredith Levande giải thích “ Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mât thiết giữa kết quả học tập với việc yêu thích âm nhạc. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người”. 2. Giúp cải thiện trí nhớ Ông Maestro Eduardo Marturet, một nhà soạn nhạc và cũng là giám đốc âm nhạc của Miami Symphony Orchestra dẫn chứng thêm “ Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não. 3. Giúp cải thiện mối quan hệ xã hội Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Những trẻ tham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người, kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo. 4. Xây dựng sự tự tin Nếu như bạn muốn con mình trở nên tự tin hơn thì hãy cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Cô Elizabeth Dotson-Westphalen – một giáo viên dạy nhạc cho hay "Nhiều trẻ khi tham gia học nhạc chia sẻ với tôi rằng chúng cảm thấy rằng mình có thể tự phát triển sự tự tin cho bản thân mình. Và theo thời gian, càng ngày chúng càng cảm thấy tự tin hơn”. 5. Rèn luyện tính kiên nhẫn Trong những buổi biểu diễn với ban nhạc hay một dàn nhạc, trẻ sẽ phải đợi đến lượt mình biểu diễn. Điều này vô hình chung đã dạy cho trẻ đức tính biết chờ đợi, kiên nhẫn. 6. Giúp trẻ kết nối Âm nhạc có thể là một chiếc cầu nối giúp trẻ kết nối với mọi người xung quanh. Nhà tâm lý học chuyên về âm nhạc Michael Jolkovski cho hay “Âm nhạc có thể giúp trẻ giải tỏa được những lo lắng trong cuộc sống. Không giống với những thứ giải sầu như: ăn uống, uống rượu xem TV hay lướt web, âm nhạc là một phương pháp giải sầu nhờ có sự kết nối với mọi người”. 7. phương pháp học tập không nhừng nghỉ Đối với âm nhạc cần phải “học, học nữa, học mãi”. Kiến thức âm nhạc là vô tận và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi. 8. Hình thức để thể hiện mình Con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính. Đối với trẻ em thì sao?Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống. 9. Thúc đẩy tính sáng tạo Trên tất cả, âm nhạc khuyến khích trẻ phát huy tính sáng tạo. Sự sáng tạo rất tốt cho tâm trí, cơ thể và cả cho tâm hồn trẻ CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TT Nội dung thử nghiệm khảo sát kết quả trước khi thử nghiệm khảo sát kết quả sau khi thử nghiệm số cháu tỷ lệ % số cháu tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc 16/37 43% 32/37 86% 2 Trẻ chưa hứng thú với hoạt động âm nhạc 21/37 57% 5/37 14% 3 Số trẻ thể hiện sắc thái, nhịp điệu và giai điệu của tác phẩm. 10/37 27% 31/37 84% 4 số trẻ chưa thể hiện được sắc thái, nhịp điệu và giai điệu của tác phẩm 27/37 73% 6/37 16% 4 Trẻ mạnh dạn tự tin khi thể hiện 15/37 40% 30/37 81% 5 Số trẻ nhút nhát, thụ động, hạn chế khi tham gia hoạt động âm nhạc 22/37 60% 7/37 19% KẾT LUẬN Để trẻ hứng thú tham gia hoạt động ¢m nh¹c, Giáo viên cần tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quan t©m gÇn gòi trÎ ®éng viªn trÎ kÞp thêi, tích cực làm đồ dùng đồ chơi, tæ chøc ho¹t ®éng linh ho¹t, s¸ng t¹o, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tích cực tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh học sinh cùng quan tâm tạo điều kiện tốt để khuyến khích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc, có như vậy sẽ thu hút trẻ chú ý, m¹nh d¹n, tù tin tham gia ho¹t ®éng đạt hiệu quả giáo dục cao. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đối với hoạt động Âm nhạc muốn gây được hứng thú cho trẻ trước hết tôi phải học hỏi chị em đồng nghiệp nghiên cứu tài liệu, truyền hìnhtự luyện tập để nâng cao kỹ năng ca hát kết hợp biểu lộ tình cảm từ ánh mắt, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ, phù hợp với nội dung bài dạy. 2. Sưu tầm các loại phế liệu để làm ra các loại đồ dùng đẹp, phong phú, đa dạng và sinh động để tạo hứng thú cho trẻ. 3. Tổ chức hoạt động Âm nhạc linh hoạt, sáng tạo 4. Lồng ghép cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi, trong và ngoài tiết học. 5. Quan tâm đến các hoạt động của trẻ ở lớp. Tìm ra những trẻ có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc cùng gia đình phát triển năng khiếu của trẻ. Quan tâm và động viên những trẻ chưa tự tin, hát còn yếu, gần gũi với trẻ. 6. Làm tốt các công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để được sự quan tâm, đóng góp tạo điều kiện hơn nữa để trẻ tự tin, hồn nhiên hoạt động âm nhạc. V/ NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ Sau khi thực hiện đề tài“Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động Âm Nhạc tại trường mầm non Tân Ước”. Tôi có một số đề nghị sau: Mong các cấp lãnh đạo tạo đầu tư về cơ sở vật chất để trường có phòng chức năng tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện giáo dục trẻ được tốt. Kính mong phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tạo điều kiện để giáo viên trong ngành được tham quan học tập các lớp bồi dưỡng, các trường điểm trong huyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trên đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với hoạt động âm nhạc của tôi, tôi rất mong được hội đồng khoa học các cấp xét duyệt cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Ước, ngày 25 tháng 4 năm 2015 X¸c nhËn cña thñ trëng ®¬n vÞ ............................................... ........... ................................. ............................................... ............................................... Tôi xin cam đoan bản SKKN này do tôi tự viết, không sao chép của ai, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học . TÁC GIẢ Đào Thị Mai Lan Ý KIẾN, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Ý KIẾN, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú với hoạt động Âm nhạc tại trường Mầm non Tân Ước" Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Tác giả: Đào Thị Mai Lan Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2014 - 2015
File đính kèm:
- Mot so bien phap giup tre 45 tuoi hung thu voi hoat dong Am Nhac tai truong mam non Tan Uoc.doc