Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ trong trường Mầm non

Thực trạng một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường MN Đông Cứu.

a. Ưu điểm

 - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của PGD ĐT, cùng với nhà trường tạo mọi điều kiện, bồi dưỡng chuyên môn giúp giáo viên thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.

 - Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, đảm bào hoàn thành tốt mọi công viêc đựợc giao.

 - Giáo viên luôn cập nhật những phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trên sách, báo, mạng internet.

 - Trẻ có nề nếp thói quen tốt, đa số trẻ ngoan, đi học đều.

 - Được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể địa phương cùng sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh.

b. Hạn chế và nguyên nhân :

 -Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động đã có sự đầu tư nhưng chưa đa dạng. Vì vậy chưa thực sự thu hút được hứng thú của trẻ khi thực hiện các hoạt động.

 - Số học sinh trên nhóm lớp tương đối đông, phòng nhóm chật, trường còn thiếu phòng học, có phòng còn phải ghép lớp, phòng chức năng còn chưa có cho trẻ hoạt động.

- Giáo viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn

- Học sinh đa số được cha mẹ bao bọc quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

 

docx21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng tự phục vụ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỂ
Người xưa thường nói : 
 “Uốn cây từ thủa còn con
 Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”
 Tâm hồn trẻ thơ như một trang giấy trắng trong sáng và rất dễ tiếp thu những 
cái tốt cũng như cái xấu từ thế giới xung quanh trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn 
diện về tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ.
 Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế và khoa học công nghệ rất nhiều 
bậc phụ huynh có ít thời gian quan tâm, chăm sóc và hướng dẫn con mình, chính 
vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và không thể tự lo cho bản thân, trẻ thiếu kỹ năng sống, 
thiếu khả năng tự lập và hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn trẻ thường 
nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn mà không dám tự mình giải quyết. Điều này 
làm ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tâm sinh lý, cũng như tình cảm của trẻ. 
Vì vậy, là một giáo viên mầm non tôi cần phải tìm cách hướng dẫn, dạy trẻ những 
kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp ngay từ khi trẻ còn ở trường 
mầm non. Giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ ngay ở lứa tuổi mầm non, giúp 
trẻ hình thành một số thói quen, nề nếp tốt để trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân, 
làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho các trẻ sau này. Từ những lý do trên 
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đưa ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi có kỹ 
năng tự phục vụ trong trường mầm non”. 3
 Bảng khảo sát kết quả đầu năm 
 ( Thời gian khảo sát tháng 9/2022)
 Trước khi thực hiện
 TT Các mặt phát triển Số trẻ Trẻ Tỉ lệ Trẻ Tỉ lệ 
 đạt % CĐ %
 Kỹ năng giao tiếp lịch sự, 
 1 30 14 46,7 16 53,3
 lễ phép
 Kỹ năng chăm sóc, tự 
 2 30 14 46,7 16 53,3
 phục vụ bản thân
 3 Kỹ năng hợp tác 30 13 43,3 17 56,7
 Kỹ năng cất đồ dùng, đồ 
 4 30 15 50 15 50
 chơi đúng nơi quy định
 2/ Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
4 - 5 tuổi trong trường mầm non.
 a. Biện pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vủa 
bản thân.
 Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển nên giáo 
viên phải quan sát và nghiên cứu tâm sinh của trẻ thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới 
nội tâm của chúng, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp 
trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.
 Vì vậy, giáo viên luôn là tấm gương để cho trẻ học tập vì ở lứa tuổi này trẻ hay 
bắt chước người lớn. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp 
đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ.
 Sự gương mẫu của cô sẽ hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ. Đặc điểm của 
trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt 
chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo cần phải tự rèn bản thân và trau dồi kiến 
thức, cần tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do 
trường, phòng và cấp trên tổ chức. 5
b. Biện pháp 2: Tạo môi trường giáo dục.
 Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và đặc biệt trẻ 4-5 tuổi nói riêng, 
môi trường lớp học có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ. Vì môi trường 
học tập là nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày.
 * Môi trường trong lớp.
 Môi trường trong lớp học có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, là nơi 
để trẻ tiếp xúc hàng ngày để trẻ học tập và vui chơi. Vì hoạt động vui chơi là hoạt 
động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Tôi đã chủ động xây dựng góc kỹ năng tự phục 
vụ phong phú như kỹ năng tết tóc, kỹ năng buộc dây giày, kỹ năng rót nước cam, 
kỹ năng xúc hạt, kỹ năng tự đánh răng Trẻ được vui chơi ở góc theo phương 
châm “Học bằng chơi, chơi bằng học”. Tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được thực 
hành, học hỏi, trao đổi, lựa chọn và thực hiện các hoạt động, các bài tập theo hứng 
thú của mình. Tất cả các trẻ trong lớp khi tham gia vào hoạt động góc không phải 
cùng làm một thứ trong cùng một thời điểm mà trẻ có cơ hội lựa chọn học liệu và 
hoạt động của trẻ chủ động hơn trong khi chơi. Đồng thời trẻ có thể cùng nhau 
chia sẻ, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm. Thông qua góc kỹ năng được thực hiện các 
bài tập trẻ sẽ rèn luyện tính độc lập, biết tự phục vụ bản thân, trẻ có thêm nhiều 
kỹ năng và trở lên ngăn nắp, nề nếp hơn.
 Hình ảnh: Góc kỹ năng của lớp 7
 c. Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong hoạt động học.
 Ngày nay nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ đã được chú trọng nhưng 
vẫn còn nhiều hạn chế. Để giúp trẻ hiểu, trẻ cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung 
bài học có liên quan đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ, nghĩa là kiến thức về giáo 
dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì vậy, tôi đã lồng ghép, tích hợp một các nhẹ 
nhàng, tự nhiên các kỹ năng tự phục vào trong các lĩnh vực hoạt động của trẻ như:
 * Lĩnh vực Phát triển nhận thức: Tháng 9 với chủ đề “Trường mầm non”, 
nhánh “Lớp học của bé” với tiết học khám phá về “Nội quy lớp học”. Tôi cho trẻ 
tìm hiểu, thảo luận cùng cô những nội quy của lớp: Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi 
quy định, cất balo, cất dép, để rác đúng nơi quy định, Bắt đầu từ khi trẻ đến lớp, 
tôi cùng các con thống nhất và đưa ra các nội quy để thực hiện.
 Hình ảnh: Nội quy lớp học
 * Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ: trong tiết kể chuyện của chủ đề gia đình, 
tôi cho trẻ đi đến rạp chiếu phim xem diễn rối câu chuyện “Gấu con chia quà” tôi 
dạy trẻ biết kỹ năng tự phục vụ xếp ghế để ngồi, khi vào mua vé trẻ phải biết xếp 
hàng chờ đợi nhận vé bằng 2 tay và nói cảm ơn. 9
* Hoạt động ngoài trời
 Là một hoạt động trẻ được tự do hòa mình với thiên nhiên, với môi trường 
xung quanh. Thông qua hoạt động ngoài trời, giáo viên sẽ cung cấp cho trẻ những 
kỹ năng tự phục vụ. Trong quá trình khi trẻ tham gia hoạt động có chủ đích cùng 
cô giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép giáo dục và củng cố các kỹ năng tự phục 
vụ vào quá trình hoạt động của trẻ như nhặt lá, tưới cây, hái rau trong vườn 
trường... Từ đó tôi đánh giá được việc ứng dụng kỹ năng mà cô dạy vào trong 
thực tế của trẻ đến đâu. Trong quá trình chơi và hoạt động tự chọn, nhắc nhở trẻ 
biết bảo quản, giữ gìn đồ chơi, tự rửa đồ chơi sau khi chơi xong, thu dọn cất đồ 
dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định. Khi vào lớp, yêu cầu trẻ tự cất giày dép 
đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt, nghỉ vài phút để chuẩn bị cho hoạt động 
tiếp theo.
 Ví dụ: Trong hoạt động chơi tự do ngoài trời: Chơi với đồ chơi ngoài trời, 
vẽ phấn, chơi với lá cây
 Tôi cho trẻ ra sân hoạt động, trẻ có kỹ năng đi theo hàng, lên xuống cầu 
thang, đi nhẹ nói khẽ, không đùa nghịch. Khi tham gia hoạt động trò chuyện với 
trẻ về trường, lớp. Cho trẻ nhặt lá cây làm sạch sân trường, trẻ tự đeo khẩu trang, 
nhặt lá cây khô, giấy rác bỏ vào thùng Ngoài ra sau khi tham gia hoạt động cho 
trẻ xếp hàng rửa tay sau khi chơi, cất dép đúng nơi quy định. 
 Hình ảnh: Trẻ nhặt cỏ, lá khô 11
 Hình ảnh: Cô và trẻ chăm sóc cây
 Hình ảnh: Trẻ vào các vai chơi trong giờ hoạt động góc
 d. Biện pháp 4: Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc, mọi nơi.
 Để đánh giá trẻ về kỹ năng tự phục vụ của trẻ thì giáo viên phải luôn quan 
sát trẻ trong mọi hoạt động của ngày. 13
dẫn trẻ trực nhật bữa ăn, kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau (Chia theo tổ trực nhật 
theo tuần trong giờ ăn như tổ 1) hoặc có hôm tôi phân một bạn trong lớp quan 
sát các bạn khác rửa tay, lau mặt và phân công một số bạn trực nhật bữa ăn.
 Hình ảnh: Trẻ kê bàn
 Hình ảnh: Trẻ gấp khăn
 Sau khi ăn xong tôi cho trẻ tự đi cất ghế và đúng nơi quy định, lấy khăn lau 
miệng và uống nước xúc miệng, trẻ ăn xong trước cho trẻ kê giường giúp cô. Cô 
kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ đi ngủ. Sau khi trẻ ngủ dậy, trẻ tự đi vệ sinh và 
lau mặt, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn phụ chiều. 15
 Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ gấp quần áo
 Việc rèn các kỹ năng tự phục vụ trong các hoạt động trong ngày như vậy, 
tôi thấy trẻ lớp tôi đã có thói quen, nề nếp trong việc tự phục vụ của bản thân, trẻ 
có ý thức tự lập hơn trong những công việc đơn giản, phù hợp với khả năng của 
trẻ, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 * Trả trẻ: Cô cho trẻ thực hiện lại các kỹ năng rửa tay, rửa mặt, sửa lại 
quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón, kỹ 
năng cất và lấy đồ dùng đúng nơi quy định như: Cất ghế, lấy balo, chải tóc, sửa 
soạn quần áo gọn gàng...
 e. Biện pháp 5: Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
 Thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với thời gian ở nhà, nên 
những kỹ năng tự phục vụ của trẻ cần được cô giáo hướng dẫn và dạy bảo hàng 
ngày. Chính vì vậy tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón, 
trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường, 
hay khi trẻ ở nhà, đặc biệt là giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ. Bởi không phải phụ 
huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó. 17
 - Trao đổi với phụ huynh về những điểm mạnh, yếu của trẻ.
 - Hướng dẫn phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng kỹ năng tự phục vụ.
 - Bên cạnh đó cô giáo phối hợp cùng phụ huynh thống nhất phương pháp 
giáo dục trẻ:
 + Tin tưởng vào năng lực của trẻ.
 + Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình .
 + Không nói dài và nói nhiều, hãy đưa ra câu hỏi để trẻ tự suy nghĩ.
 + Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận 
và có thể đưa ra kết luận của mình.
3/ Kết quả :
 a. Kết quả đạt được:
 - Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác giảng dạy và tổ chức 
các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, tôi nhận thấy đã đạt được 
những kết quả sau:
 - Đa số trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo điều kiện, khuyến khích, khơi dậy 
tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.
 - Trẻ được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập và kết quả học tập ở trường 
hiệu quả ngày càng cao.
 - 93 % trẻ có thói quen chăm sóc tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, 
kỹ năng nhận thức, thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ.
 - 97 % trẻ được rèn luyện về kỹ năng hợp tác, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ 
năng giao tiếp, chung sống hoà bình.
 - Trẻ đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần đạt 95% trở lên và ít gặp khó khăn khi 
đến lớp, trẻ có kỹ năng lao động, giúp cô kê bàn ăn, chia thìa, kê ghế, phơi khăn.
 Thông qua kết quả đánh giá chất lượng các kỹ năng tự phục vụ trẻ đạt khá cao:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_co.docx
Sáng Kiến Liên Quan