Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp Một học tốt giải bài toán có lời văn - Nguyễn Thị Thu Hương

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN:

 - Học sinh: Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình Toán Tiểu học thì mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: ngôn ngữ nói chưa mạch lạc, nhiều học sinh đọc còn đánh vần từng chữ, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết tự học. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể viết và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải Bài toán có lời văn. Một số em chưa có thói quen đọc kỹ đề, chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học của các em còn hạn chế, kĩ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, chưa khoa học.

 - Giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Việc hướng dẫn giải toán có lời văn chưa theo quy trình thích hợp, chưa cho học sinh nhận biết cấu tạo của bài toán có lời văn, giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng minh họa, ngại tóm tắt bài toán. Chưa tập cho học sinh tư duy ngược cũng như việc tập cho học sinh phát triển ngôn ngữ. mà chủ yếu là cho học sinh tìm ra phép tính gì, kết quả bài toán là bao nhiêu? Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, trực quan hình ảnh, để học tốt “ Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh họa.

 - Phụ huynh: Phụ huynh còn coi nhẹ kiến thức toán của lớp Một. Chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành các phương pháp giải cho học sinh mà chỉ hướng dẫn một cách áp đặt, thậm chí còn giải giúp cho học sinh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp Một học tốt giải bài toán có lời văn - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ngại tóm tắt bài toán. Chưa tập cho học sinh tư duy ngược cũng như việc tập cho học sinh phát triển ngôn ngữ. mà chủ yếu là cho học sinh tìm ra phép tính gì, kết quả bài toán là bao nhiêu? Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, trực quan hình ảnh, để học tốt “ Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh họa. 
 - Phụ huynh: Phụ huynh còn coi nhẹ kiến thức toán của lớp Một. Chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành các phương pháp giải cho học sinh mà chỉ hướng dẫn một cách áp đặt, thậm chí còn giải giúp cho học sinh.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT PHẦN GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN:
 Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một. Vì thế tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 
Giáo viên phải nắm chắt nội dung chương trình, hướng dẫn học sinh học tốt Giải toán có lời văn ngay từ đầu: 
 Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm chắt hệ thông hóa nội dung chương trình sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng Toán Tiểu học, và đặc biệt là toán lớp Một thì ai mà chả dạy được. Đôi khi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy. Nhiều khi giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức bài ấy, còn các kiến thức cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. 
 Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 21, học sinh mới được chính thức học về “ Bài toán có lời văn” song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài “Phép cộng trong phạm vi 3” (Luyện tập/ Trang 46 ) ở tuần 7. Và nó có thể chia thành các giai đoạn như sau:
 *Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tuần 7 đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10 đều có các dạng bài tập thuộc dạng “Viết phép tính thích hợp”, ở đây học sinh được làm quen với việc :
-Quan sát tranh vẽ. 
-Tập nêu bài toán bằng lời.
 -Nêu câu trả lời. 
-Viết phép tính thích hợp (với bài toán vừa nêu và phù hợp với tình huống trong tranh). 
 Ví dụ 1: Bài tập 5a - Trang 46 (SGK)
 - Sau khi quan sát tranh học sinh tập nêu bài toán bằng lời: “Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bóng?” , rồi học sinh tập nêu miệng bằng lời: “Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng, có tất cả 3 quả bóng”, sau đó viết dấu cộng vào ô trống để có phép tính đúng: 
1 + 2 = 3.
 - Với bức tranh này, giáo viên hướng dẫn, khuyến khích học sinh nêu bài toán khác và viết phép tính thích hợp với bài toán đã nêu. 
+ Chẳng hạn: “ Có 2 quả bóng, thêm 1 quả bóng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?”
+ Học sinh trả lời: “Có 2 quả bóng, thêm 1 quả bóng, có tất cả 3 quả bóng.”
+ Học sinh nêu phép tính: 2 + 1 = 3. 
 Ví dụ 2: Bài tập 5b - Trang 46 (SGK). Bài tập này nâng cao hơn bài tập 5a là yêu cầu học sinh phải tự viết phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống.
 - Sau khi quan sát tranh, học sinh tập nêu bài toán bằng lời: “Có 1 con thỏ, thêm 1 con thỏ chạy đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?” , rồi học sinh trả lời miệng: “Có 1 con thỏ, thêm 1 con thỏ, có tất cả 2 con thỏ”, sau đó viết phép tính vào dãy 5 ô trống để có phép tính đúng: 
1 + 1 = 2.
Ví dụ 3: Bài tập 4 - Trang 48 (SGK).
 - Quan sát bức tranh, học sinh có thể nêu được đề toán:“Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đến chơi cùng. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?” 
 + Học sinh trả lời miệng: “Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa, có tất cả 4 bạn”.
+ Học sinh viết phép tính vào dãy 5 ô trống : 1 + 3 = 4.
- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu bài toán khác và viết phép tính thích hợp với bài toán đã nêu. 
+ Chẳng hạn: “ Có 3 bạn, có thêm 1 bạn nữa. Hỏi có tất cả mấy bạn?”
+ Học sinh trả lời: “Có 3 bạn, có thêm 1 bạn, có tất cả 4 bạn.”
+ Học sinh viết phép tính: 3 + 1 = 4. 
 Cứ như vậy học sinh sẽ quen dần với bài toán có lời văn và viết được phép tính đúng với từng nội dung của bài toán sau này.
* Giai đoạn 2: Tiếp theo đó kể từ tuần 16, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó tự viết phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống để có phép tính đúng mà không nhìn vào tranh vẽ nữa.
Ví dụ: Bài tập 3b - Trang 87 (SGK):
 Có : 10 quả bóng
 Cho : 3 quả bóng
 Còn lại : quả bóng?
- Học sinh dựa vào tóm tắt nêu bài toán: “Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng. Hỏi còn lại bao nhiêu quả bóng?”.
- Học sinh trả lời: “Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng, còn lại 7 quả bóng”, sau đó viết phép tính vào dãy 5 ô trống : 
10
 - 
3
=
7
Việc này ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để học giải toán có lời văn. Chính vì vậy ngay sau các bài tập “Nhìn tranh viết phép tính thích hợp”, giáo viên cần phải chịu khó, khuyến khích học sinh dựa vào tóm tắt, nêu bài toán rồi sau đó mới viết phép tính thích hợp, để học sinh làm quen dần với Bài toán có lời văn, Tóm tắt bài toán có lời văn và Phép tính của bài toán.
*Giai đoạn 3: Trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được học “Bài toán có lời văn”.
 Mục tiêu của tiết này là giúp học sinh bước đầu nhận biết một bài toán có lời văn thường có:
 + Các số ( gắn với các thông tin đã biết).
 + Câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm). 
 Ví dụ 1: Bài 1 - Trang 115 SGK Toán 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có  bạn, có thêm . bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
 - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài toán: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. 
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
+Có bao nhiêu bạn đang đứng? 
( 1 bạn )
+Có bao nhiêu bạn nữa đang đi tới? ( 3 bạn )
+Bài toán hỏi gì? ( Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? )
- Dựa vào phần phân tích đề toán vừa nêu giáo viên yêu cầu học sinh tự điền các dữ kiện còn thiếu trong đề bài đã cho để có một bài toán hoàn chỉnh “Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?” Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề bài toán đã hoàn chỉnh và nêu cho học sinh biết : Bài toán em vừa đọc là “Bài toán có lời văn” và “Bài toán có lời văn” thường có hai phần ( các số, câu hỏi), yêu cầu học sinh nhắc lại.
 Ví dụ 2: Bài 3 - Trang 116 SGK, Toán 1: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán:
Bài toán: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài toán theo các bước sau: 
 - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài toán: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. 
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và hướng dẫn học sinh phân tích đề: 
+ Có mấy gà mẹ? ( 1 gà mẹ )
+ Có mấy gà con? ( 7 gà con)
- Dựa vào phần đã biết giáo viên cho học sinh tự nêu câu hỏi của bài toán “Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?” . Học sinh viết câu hỏi vào vở bài tập để hoàn thành bài toán. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề bài toán đã hoàn chỉnh, lần thứ hai lại khắc sâu cho học sinh: Bài toán em vừa đọc là “Bài toán có lời văn” và “Bài toán có lời văn” thường có hai phần ( các số, câu hỏi).
 Nâng cao hơn, sang Bài 4, trang 116 - SGK Toán 1, các em quan sát hình vẽ rồi điền số còn thiếu vào chỗ chấm và viết tiếp câu hỏi của bài toán. Bài này là bài tổng hợp của cả hai yêu cầu của bài tập 1 và bài tập 3. 
 Ví dụ 3: Bài 4. Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có con chim đậu trên cành, có thêm con chim bay đến. Hỏi?
 Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự điền số thích hợp, viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm tương tự như bài 1 và bài 3.
 Cuối bài 4, giáo viên tập cho học sinh nêu nhận xét, chẳng hạn có thể nêu câu hỏi: “ Bài toán thường có những gì?” (Bài toán thường có các số (số liệu) và câu hỏi). Nếu học sinh chưa trả lời được thì giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời.
Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn:
 Giáo viên cần chú ý biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan, trong việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn. Khai thác tranh minh họa cũng phải phù hợp với nội dung bài học và chương trình môn Toán lớp 1. Có thể phân chia thành các giai đoạn sau: 
 Giai đoạn 1: Từ tuần 7 đến tuần 9, học sinh mới chỉ học các phép cộng trong phạm vi 3, 4, 5. Nên mỗi bức tranh của dạng bài “ Viết phép tính thích hợp”, chỉ nêu được hai bài toán và viết hai phép tính thích hợp mà thôi.
 Ví dụ: Bài tập 4, trang 48 (SGK).
- Quan sát bức tranh, học sinh có thể nêu được đề toán:“Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đến chơi cùng. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?” 
 Viết phép tính: 1 + 3 = 4
- Cũng với bức tranh đó, học sinh nêu bài toán khác và viết phép tính thích hợp với bài toán đã nêu. 
- Chẳng hạn: “ Có 3 bạn, có thêm 1 bạn nữa. Hỏi có tất cả mấy bạn?”
 Viết phép tính: 3 + 1 = 4.
 Giai đoạn 2: Từ tuần 10 đến tuần 15, học sinh học các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. Nên mỗi bức tranh của dạng bài “ Viết phép tính thích hợp”, giáo viên có thể giúp học sinh khai thác và nêu được bốn bài toán và viết bốn phép tính thích hợp.
Ví dụ : Bài tập 4b, trang 55 - (SGK) 
Toán 1.
Quan sát bức tranh, học sinh có thể nêu được các bài toán:
 + Bài toán 1: Trên lá sen có 3 con ếch, nhảy xuống nước 2 con ếch. Hỏi trên lá sen còn lại mấy con ếch? 
( 3 – 2 = 1 )
 + Bài toán 2: Lúc đầu trên lá sen có 3 con ếch, sau đó trên lá sen còn lại 1 con ếch. Hỏi nhảy xuống nước mấy con ếch? 
( 3 – 1 = 2 )
 + Bài toán 3: Trên lá sen có 1 con ếch, bơi dưới ao 2 con ếch. Hỏi có tất cả mấy con ếch? ( 1 + 2 = 3 )
 + Bài toán 4: Có 2 con ếch bơi dưới ao , trên lá sen có 1 con ếch, . Hỏi có tất cả mấy con ếch? ( 2 + 1 = 3 )
 - Đối với các bài Phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 , 10 giáo viên yêu cầu học sinh chọn một trong hai phép tính trừ viết vào vở bài tập, hai phép tính cộng học sinh có thể nêu miệng hoặc viết trên bảng con.
 - Đối với các bài Phép cộng trong phạm vi 6, 7, 8, 9 , 10 giáo viên yêu cầu học sinh chọn một trong hai phép tính cộng viết vào vở bài tập, hai phép tính trừ học sinh có thể nêu miệng hoặc viết trên bảng con.
 - Đối với các bài Luyện tập, giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng bốn phép tính, sau đó học sinh tự chọn một trong bốn phép tính đó để viết vào vở bài tập.
 Làm như thế, phép tính được viết vào vở thích hợp hơn với nội dung bài học, học sinh được kích thích sự tư duy, động não, suy nghĩ nhiều hơn.
 Giai đoạn 3: Từ tuần 21 trở đi, học sinh được học Bài toán có lời văn và giải Bài toán có lời văn, mỗi bức tranh chỉ minh họa cho một bài toán. Quan sát tranh, học sinh dễ hiểu bài hơn, nắm được cách giải bài toán và có thể biết giải bài toán bằng phép tính gì. 
Hướng dẫn học sinh cách giải và cách trình bày bài giải của Bài toán có lời văn:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán:
 Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
 Yêu cầu học sinh xem tranh rồi đọc bài toán. 
+ Bài toán đã cho biết gì? ( Bài toán cho biết An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng.)
+ Bài toán hỏi gì? ( Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ghi tóm tắt, vài học sinh nêu lại tóm tắt của bài toán.
 Ví dụ 2: Bài 2 – Trang 149 SGK Toán 1: An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi . Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
Yêu cầu học sinh xem tranh rồi đọc bài toán. 
+ Bài toán đã cho biết gì? 
( Bài toán cho biết An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bóng bay đi.)
+ Bài toán hỏi gì? 
( Hỏi An còn lại mấy quả bóng?)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh ghi tóm tắt bài toán, vài học sinh nêu lại tóm tắt của bài toán. 
 Bước này rất quan trọng, không thể bỏ qua vì nếu học sinh không đọc đề bài toán, sẽ không biết bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Và chúng ta phải làm cách nào để giải bài toán đó. 
 b. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán:
 Bước này giáo viên chỉ thực hiện ở những tiết có bài mới, hoặc hướng dẫn cho những học sinh còn lúng túng, chậm tiếp thu bài để học sinh biết cách giải. Sang phần bài tập của bài mới hoặc các bài luyện tập, bước này có thể bỏ qua ( nếu học sinh đã làm tốt ) để học sinh tự suy nghĩ, tự tìm ra cách giải bài toán, giáo viên không nên làm giúp học sinh.
Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
+ An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì? (Ta làm phép cộng). 
+ Lấy mấy cộng mấy? (Lấy 4 + 3 = 7) . 
+ Như vậy cả hai bạn có mấy quả bóng? ( Cả hai bạn có 7 quả bóng).
Ví dụ 2: Bài 2 – Trang 149 SGK Toán 1: 
 An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi . Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
+ An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi. Vậy An còn lại mấy quả bóng? ( Học sinh có thể quan sát tranh để trả lời hoặc có thể tự nhẩm: An còn lại 5 quả bóng ).
+ Em làm phép tính gì? ( phép trừ )
+ Lấy mấy trừ mấy? (Lấy 8 – 3 = 5) .
 c. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải của Bài toán có lời văn:
 - Đầu tiên viết chữ: Bài giải.
 - Viết Câu lời giải: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi bài toán để nêu và viết câu lời giải.
 Cách 1:
+ Xác định chữ “ Hỏi” và chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu”.
+ Sau chữ “ Hỏi” của bài toán, có chữ gì là viết đến chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu” không ghi nữa mà ghi chữ “là”.
+ Lưu ý học sinh khi viết: Chữ đầu câu phải viết hoa, sau chữ “là” viết dấu hai chấm.
 Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Câu lời giải: Cả hai bạn có là:
 Ví dụ 2: Bài 2 – Trang 149 SGK Toán 1: 
An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi . Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
Câu lời giải: An còn lại là:
 Cách 2:
+ Xác định chữ “ Hỏi” và chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu”.
+ Sau chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu” ghi chữ “ Số” rồi ghi nối với từ của bài toán và ghép với đoạn sau chữ “ Hỏi” đến chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu” không ghi nữa mà ghi chữ “là”.
+ Lưu ý học sinh khi viết: Chữ đầu câu phải viết hoa, sau chữ “là” viết dấu hai chấm.
 Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Câu lời giải: Số quả bóng cả hai bạn có là:
 Ví dụ 2: Bài 2 – Trang 149 SGK Toán 1: 
An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi . Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
Câu lời giải: Số quả bóng An còn lại là:
 Hướng dẫn như thế, tôi thấy chỉ sau hai, ba tuần đa số học sinh của lớp tôi đã biết viết câu lời giải, đến tuần thứ tư ngay cả những học sinh tiếp thu bài chậm, đọc còn ê a, đánh vần từng chữ cũng biết viết câu lời giải.
 - Viết Phép tính:
 Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
+ An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì? (Ta làm phép cộng). 
+ Lấy mấy cộng mấy? (Lấy 4 + 3 = 7) . 
+ Sau chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu” của bài toán có chữ gì thì chữ đó chính là tên đơn vị của bài toán, ta ghi vào trong dấu ngoặc đơn sau kết quả tính được. 
Ví dụ 1, sau chữ “ mấy” là chữ “ quả bóng” thì ta ghi chữ “ quả bóng” vào trong dấu ngoặc đơn sau kết quả tính được là 7.
+ Viết phép tính : 4 + 3 = 7 ( quả bóng ).
 Ví dụ 2: Bài 3 – Trang 156, SGK Toán 1: Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn?
+ Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Muốn biết lớp em có tất cả bao nhiêu bạn em làm phép tính gì ? ( Phép cộng ).
+ Lấy mấy cộng mấy ? ( Lấy 21 + 14 = 35 ) 
+ Sau chữ “mấy” hoặc chữ “ bao nhiêu” của bài toán có chữ gì thì chữ đó chính là tên đơn vị của bài toán, ta ghi vào trong dấu ngoặc đơn sau kết quả tính được. 
Ví dụ 2, sau chữ “ bao nhiêu ” là chữ “ bạn” thì ta ghi chữ “ bạn” vào trong dấu ngoặc đơn sau kết quả tính được là 35. 
+ Với dạng bài này giáo viên lưu ý thêm cho học sinh: Nếu viết vào dấu ngoặc đơn chữ “ bạn gái” là sai, hoặc nếu viết vào dấu ngoặc đơn chữ “ bạn trai” cũng sai.
+ Viết phép tính : 21 + 14 = 35 ( bạn ).
- Viết Đáp số: Ta ghi kết quả tính được của phép tính, vào sau dấu hai chấm của chữ
“ Đáp số”. Lưu ý học sinh bỏ dấu ngoặc đơn của tên đơn vị.
 Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
+ Phép tính : 4 + 3 = 7 ( quả bóng ).
+ Đáp số: 7 quả bóng.
 Ví dụ 2: Bài 3 – Trang 156, SGK Toán 1: Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn?
+ Phép tính : 21 + 14 = 35 ( bạn ).
+ Đáp số: 35 bạn.
 Thực hiện theo các phương pháp nêu trên, thì học sinh sẽ biết giải đúng và biết trình bày hoàn chỉnh bài giải của Bài toán có lời văn như sau:
 Ví dụ 1: Bài 1 – Trang 117 SGK Toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
 Bài giải: Hoặc Bài giải:
 Cả hai bạn có là: Số quả bóng cả hai bạn có là:
 4 + 3 = 7 ( quả bóng ) 4 + 3 = 7 ( quả bóng )
 Đáp số: 7 quả bóng. Đáp số: 7 quả bóng.
 Ví dụ 2: Bài 2 – Trang 149 SGK Toán 1: 
An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi . Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
 Bài giải: Hoặc Bài giải:
 An còn lại là:         Số quả bóng An còn lại là:
 8 – 3 = 5 ( quả bóng) 8 – 3 = 5 ( quả bóng) 
 Đáp số: 5 quả bóng. Đáp số: 5 quả bóng.
 Ví dụ 3: Bài 3 – Trang 156, SGK Toán 1: Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn?
 Bài giải: Hoặc Bài giải:
 Lớp em có tất cả là: Số bạn lớp em có tất cả là:
 21 + 14 = 35 ( bạn ) 21 + 14 = 35 ( bạn )
 Đáp số: 35 bạn. Đáp số: 35 bạn.
 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
          Với các biện pháp nêu trên, tôi đã thực hiện và suốt quá trình giảng dạy tôi thấy chất lượng học tập và đặc biệt là phần giải toán có lời văn của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Giữa học kì hai tôi cho học sinh làm bài kiểm tra sau:
    Bài toán: Bác Thanh trồng được 10 cây bưởi và 30 cây chuối. Hỏi bác Thanh đã trồng được tất cả bao nhiêu cây?   
          *Kết quả làm bài của lớp như sau :
Tuần 22
Tuần 25
SL
%
SL
%
 Trình bày đầy đủ, giải đúng bài toán:
2HS
5,7%
33HS
94,3%
 Viết đúng Câu lời giải
2HS
5,7%
35HS
100%
Viết đúng Phép tính và Tên đơn vị
10HS
28,6%
33HS
94,3%
 Viết đúng Đáp số
5HS
14,3%
33HS
94,3%
Kết quả trên đã khẳng định biện pháp mà tôi thực hiện là có hiệu quả. Không những các em biết cách giải, mà còn biết trình bày bài giải của Bài toán có lời văn.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN CHUNG
 I. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
          Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh lớp 1, những em có tố chất phát triển bình thường.
          II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
          Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
          Để học sinh biết cách giải và biết trình bày bài giải của Bài toán có lời văn rất cần ở giáo viên sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn trăn trở với nghề, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả và tốt nhất.
          Mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, chương trình từng môn học để dạy tốt từng tiết học cho học sinh. Phải đưa ra phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
        III. NHỮNG KIẾN NGHỊ.
Đối với nhà trường.
 - Nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo cho giáo viên.
 - Quan tâm nhiều hơn đến việc dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh.
          2. Đối với giáo viên.
          Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của môn Toán và đặc biệt là phần giải toán có lời văn . Mỗi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại hướng dẫn cho học sinh hiểu cách giải và biết trình bày bài giải Bài toán có lời văn. Vì kết quả học sinh đạt được không phải dễ dàng mà phải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài.
          Trên đây là một số nghiên cứu đánh giá và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn của lớp 1 được thực nghiệm trong quá trình dạy học của tôi. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hoài Tân, ngày 25 / 2 / 2015.
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu Hương

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_mot.doc
Sáng Kiến Liên Quan