Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tích cực, chủ dộng, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật

Thuận lợi:

 a. Về phía nhà trường:

Trong những năm qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự chăm lo của đại đa số phụ huynh đến việc học tập của con em, cùng với sự nhiệt tình tâm huyết của giáo viên nên phong trào học tập của học sinh ngày càng phát triển và nâng cao cả quy mô lẫn chất lượng. Nhà trường luôn được đánh giá là trường có chất lượng giáo dục tốt của ngành Giáo dục huyện nhà, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Đối với bộ môn Mĩ thuật, Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ như: đồ dùng, trang thiết bị dạy học .để giáo viên có thể áp dụng và phát huy tính sáng tạo của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới

 b. Về phía giáo viên:

 Bản thân tôi có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, được tham gia các buổi tập huấn học phương pháp mới, luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung chương trình Mĩ thuật Tiểu học, giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khả năng nhận thức của học sinh.

 c. Về phía học sinh:

 Học sinh được học SGK mới theo chương trình GDPT 2018

 Nội dung trong SGK theo chủ đề, các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Thông qua hoạt động mĩ thuật thực tế, học sinh tự mình làm tích lũy được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Chính bản thân các em sẽ tự tin trình bày những ý kiến cá nhân trước tập thể.

 Có thể nói việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật học sinh rất yêu thích môn học vì là một giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực. Đó chính là một lợi thế, không phải môn học nào cũng có được.

 

docx20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 tích cực, chủ dộng, sáng tạo hơn trong môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
 1 Mục đích của sáng kiến: 
 Ngày nay, nền giáo dục của nước ta hướng tới một nền giáo dục phát triển 
toàn diện. Cùng với sự đổi mới về nội dung của sách giáo khoa, những năm qua 
ngành giáo dục đã có sự đổi mới trong cách dạy và giáo dục học sinh, phát huy 
tích cực của HS trong việc lĩnh hội tri thức của HS. 
 Môn Mĩ thuật là môn học gây cho các em nhiều sự hứng thú, do đó các em 
rất thích học, thích sáng tạo. Cũng chính vì vậy mà môn Mĩ thuật đóng vai trò 
quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, đồng thời có tác động tích cực đến sự 
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
 Đối với môn Mĩ thuật, người giáo viên phải làm sao để mỗi giờ học phải 
được các em vui thích chờ đón - chờ đón được nghe, chờ đón được sáng tạo và 
sự thích thú đó sẽ tạo nên những cảm xúc mạnh để các em sáng tạo những sản 
phẩm đẹp. Vì vậy, người giáo viên phải luôn tạo ra cái mới cho bài dạy, tạo nên 
không khí phấn khởi cho các em. Kiến thức cơ bản là quan trọng và cần thiết 
nhưng người giáo viên cần phải nghĩ xem nên truyền đạt như thế nào để bài học 
không đơn điệu, tẻ nhạt, làm thế nào để HS thực sự chủ động, tích cực và sáng 
tạo. Người giáo viên phải như người thầy thuốc giỏi, vị tướng tài biết vận dụng 
cái chung nào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để đem lại hiệu quả cao cho 
công việc. Vì thế dạy học cũng là một nghệ thuật và dạy Mĩ thuật càng phải nghệ 
thuật hơn.
 Mĩ thuật là môn học nghệ thuật tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp phải 
có kiến thức, phải nghĩ, phải hứng thú vì không bị gò ép, không phải chỉ có nhớ 
là làm được, không phải đúng, chính xác mà đẹp. Họa sĩ Picasso từng nói “ Nghệ 
thuật không phải là sự áp dụng các khuôn mẫu về cái đẹp, mà do bản năng và suy 
nghĩ có thể cảm nhận được vượt qua khỏi khuôn mẫu”. Vì vậy, dạy Mĩ thuật cần 
có phương pháp làm cho học sinh phấn khởi, hồ hởi, mong muốn sáng tạo chứ 
không đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Như Chi-xchia-kop - hoạ sĩ, nhà giáo 
Xô Viết đã nói “Hoạ sĩ giỏi chưa chắc đã là nhà thầy giáo giỏi”. Ở đây ông nhấn 
mạnh cách truyền thụ của giáo viên. Thầy giáo có kiến thức uyên thông nhưng 
không biết “cách cho” (cách truyền đạt), học sinh không nắm vững những điều 
cơ bản được hay lĩnh hội kém thì rõ ràng chưa phải là người thầy giáo giỏi. Như 
vậy cần phải có nghệ thuật truyền đạt, hay nói cách khác là nghệ thuật dạy học. 
Dạy Mĩ thuật cần phải làm cho học sinh tự giác học tập, vui vẻ tiếp nhận, chờ đón 
những điều mới mẻ và chủ động sáng tạo. Dạy Mĩ thuật phải làm cho học sinh 3
 PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 1. Thuận lợi:
 a. Về phía nhà trường:
 Trong những năm qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, cùng 
với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự chăm lo của đại đa số 
phụ huynh đến việc học tập của con em, cùng với sự nhiệt tình tâm huyết của giáo 
viên nên phong trào học tập của học sinh ngày càng phát triển và nâng cao cả quy 
mô lẫn chất lượng. Nhà trường luôn được đánh giá là trường có chất lượng giáo 
dục tốt của ngành Giáo dục huyện nhà, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 
 Đối với bộ môn Mĩ thuật, Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện về 
cơ sở vật chất đầy đủ như: đồ dùng, trang thiết bị dạy học.để giáo viên có thể 
áp dụng và phát huy tính sáng tạo của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới 
 b. Về phía giáo viên:
 Bản thân tôi có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, được tham gia các buổi 
tập huấn học phương pháp mới, luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và tích cực đổi 
mới phương pháp dạy học. Nội dung chương trình Mĩ thuật Tiểu học, giáo viên 
có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khả năng nhận 
thức của học sinh.
 c. Về phía học sinh:
 Học sinh được học SGK mới theo chương trình GDPT 2018
 Nội dung trong SGK theo chủ đề, các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp 
liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, 
sáng tạo với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng 
tạo, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Thông qua hoạt động mĩ thuật thực 
tế, học sinh tự mình làm tích lũy được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa 
chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Chính bản 
thân các em sẽ tự tin trình bày những ý kiến cá nhân trước tập thể.
 Có thể nói việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật học sinh rất yêu thích môn học 
vì là một giờ học không gò bó, không có nhiều áp lực. Đó chính là một lợi thế, 
không phải môn học nào cũng có được. 
 2. Khó khăn:
 a. Về phía giáo viên: 5
 Kết quả khảo sát trước khi áp dụng giải pháp
 (Đầu năm học: 2022 – 2023)
 Mức độ đạt được
Lớp Sĩ số SP có sáng tạo SP chưa sáng tạo
 SL % SL %
 3A 37 13 35 24 65
 3B 36 13 36 23 64
 3C 38 15 39,5 23 60,5
 3D 38 20 52,6 18 47,4
 3E 37 13 35 24 65
 3G 36 13 36 23 64
 7
 Thời điểm áp dụng: Trò chơi này có thể áp dụng được ở hoạt động 
khởi động của chủ đề hoặc kết thúc giờ học.
 - Mục tiêu: Giúp các em vận động trong giờ học, biết tưởng tượng và tạo 
dáng được theo đúng yêu cầu.
 - Chuẩn bị: Mẩu giấy ghi tên các trò chơi để bốc thăm
 - Cách chơi: Lớp chia làm hai đội. Mỗi đội cử bốn bạn lên thi. Tạo dáng 
đúng với yêu cầu trong mẩu giấy (sau khi bốc thăm xong không được đọc to 
yêu cầu trong giấy). Yêu cầu của trò chơi: Học sinh bốc thăm và tạo dáng theo 
đề tài mẩu giấy và các bạn cùng đội ngồi dưới lớp có nhiệm vụ đoán ra đó là 
hoạt động gì. Mỗi lần đoán đúng là được một sao. (Mỗi đội chơi 3 lần), mỗi 
lượt thắng là được 1 sao. Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều sao là đội thắng 
cuộc. Trò chơi này rất phù hợp với lứa tuổi của các em. Các em sẽ thích thú và 
hào hứng. 
 Mỗi một bài học trong chủ đề, GV có thể lựa chọn các hình thức tổ chức 
khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh. 
 Ví dụ với chủ đề: Trường em - Bài 2: Những người bạn thân thiện, 
GV có thể tổ chức cho học sinh cả lớp khởi động bằng bài hát “Người tôi yêu 
tôi thương”. Học sinh hát và thể hiện tình cảm của mình với người bạn bên 
cạnh...
 * Tổ chức vào thời điểm thích hợp. Trong thực tế dạy học, giáo viên 
thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc 
tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để giới thiệu bài hay hình thành kiến 
thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi 
bắt đầu bài học mới. Có thể cho các em chơi trò chơi trong hoạt động hướng 
dẫn cách thực hiện, khi đó các em sẽ ghi nhớ cách thực hiện sau hơn, hay trong 
hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Giáo viên nên linh hoạt tổ chức ở 
những thời điểm khác nhau nhằm tạo sự bất ngờ và giảm căng thẳng của giờ 
học.
 Ví dụ: Chủ đề: Trường em – Bài 1: Sắc màu của chữ, GV có thể tổ chức 
trò chơi “Tập pha màu” trong hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức, kĩ năng. GV 
chia lớp 4 đội, mỗi đội 1 bạn tham gia trò chơi.
- Chuẩn bị: Giấy A4( đã có sẵn 3 màu cơ bản), màu vẽ( màu nước, sáp màu 
hay màu dạ)
- Yêu cầu: Học sinh lên bảng sử dụng các màu cơ bản để pha trộn tạo màu mới. 
Thời gian 1 phút. Đội nào nhanh hơn, đẹp hơn sẽ chiến thắng. 9
giáo viên đánh gía cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. 
Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và 
luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái, không chính xác 
hoặc không công bằng vì vậy sẽ làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em 
biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. 
Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê ra được những 
ưu điểm, nhược điểm của từng đội tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn cần sự đánh giá 
nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ là chính, tránh tình trạng đánh giá 
để các em buồn và xấu hổ với bạn bè khi không thắng trò chơi.
 Ngoài ra, GV có thể cho cả lớp cùng hát, múa, hoặc nhảy tùy theo nội dung 
bài học hoặc tùy nội dung hoạt động.
 Trên đây là một số kinh nghiệm khi tổ chức các trò chơi, múa hát để tạo 
hứng thú cho học sinh trong tiết dạy ở các chủ đề và các bài khác nhau. Tuy 
chưa nhiều nhưng đây cũng là một số trò chơi rất hữu ích cho môn học. Tôi đã 
áp dụng để giúp các em luôn sẵn sàng cho tiết học đầy thú vị và tràn đầy năng 
lượng. Chúng ta có thể lựa chọn trò chơi, sử dụng linh hoạt sao cho phù hợp 
với từng đối tượng học sinh. Và tôi rất vui và hạnh phúc khi các em hoàn thành 
rất tốt môn học của mình
 b. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm
 Trong giáo dục Mĩ thuật, giáo viên cần xây dựng các nội dung giúp học 
sinh được trải nghiệm, phát triển không ngừng. Ở học sinh có sự khác biệt ở mỗi 
em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể hiện con người, 
con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ...Học sinh được kích thích 
thông qua các khả năng của bản thân cũng như trải nghiệm với người khác như: 
những thành viên trong gia đình, bạn bè và thậm chí những người mới quen biết, 
với con vật yêu thích, đồ vật thân quen. Học sinh bị ảnh hưởng thông qua tiếp 
xúc với sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua các kênh thông tin như: tivi, tạp 
chí, sách vở, truyện tranh, quảng cáo, internet và các tác phẩm điêu khắc công 
cộng. Dần dần học sinh nhận biết được những cách thức thể hiện hình ảnh con 
người khác nhau về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ như: phác họa con người, biểu cảm 
của nhân vật,... Do đó việc để học sinh trải nghiệm rất quan trọng, tùy theo từng 
chủ đề mà giáo viên lựa chọn các hoạt động cho phù hợp giúp học sinh nhớ lại 
kiến thức, những kỷ niệm và tưởng tượng, đồng thời cho các em cơ hội chia sẻ 
những gì các em đã biết khi trình bày về sở thích, mối quan tâm, mơ ước hay ý 
tưởng. Qua quá trình này học sinh sẽ có được những kiến thức thực tế để gợi mở 
cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng 
tạo và biểu đạt thông qua việc được nghe kể chuyện, chia sẻ những trải nghiệm 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_t.docx
Sáng Kiến Liên Quan