Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách

Học sinh tiểu học còn rất hiếu động nên các em còn thiên về tư duy trực quan, các em thích chơi game, xem phim hoạt hình, phim siêu nhân trên tivi, máy tính, ipad, điện thoại. Ở lứa tuổi này các em thường thích hoạt động vui chơi tập thể, rất ít trẻ thích đọc sách (đây là hoạt động mang tính cá nhân), các em có đọc sách thì cũng chỉ thích đọc những truyện tranh nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động và đọc không thường xuyên liên tục. Chính vì vậy để các em không sợ đọc sách cần giới thiệu với các em từ những quyển sách ít chữ, có hình ảnh, sách có nội dung cổ tích và truyện tranh lành mạnh, dần dần sẽ giới thiệu với các em loại sách danh nhân, văn hóa, lịch sử,

Chẳng hạn để các em ham thích đọc sách về Toán học thì giáo viên có thể giới thiệu với các em những loại sách như “Những cuộc phiêu lưu của Penrose”, “Chú mèo ham học Toán”, “Fractal GooGol” và những câu chuyện toán học khác. Bên cạnh đó nên hướng các em đọc các quyển sách dạy về kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống như: “Sách cho con trai để trở thành người hùng” (NXB Kim Đồng), “Sách cho con gái để có vẻ đẹp tựa nữ thần” (NXB Kim Đồng).

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 5716 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng ngày
2A2
35
Số lượng
%
Số lượng
%
15
42.9
8
22.9
Như vậy theo thống kê trên thì số học sinh thích đọc sách chiếm gần nữa sĩ số lớp, tuy nhiên số học sinh có thói quen đọc sách hàng ngày lại rất ít. Đây sẽ là một khó khăn trong việc tìm ra các biện pháp giúp các em thích đọc sách và có thói quen đọc sách hàng ngày.
III. Các biện pháp giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách
1. Giúp học sinh hiểu được vai trò của việc đọc sách, thắp sáng tình yêu đọc sách cho các em
1.1. Đặt ra các câu hỏi để giúp các em hiểu được vai trò của việc đọc sách
	Việc đọc sách không chỉ giúp học sinh tiếp thu tri thức mà đôi khi còn rèn cho học sinh những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích .“Sách là nguồn tri thức của nhân loại”, thông qua các hoạt động giáo viên cần giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của sách.
Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp
Giáo viên đặt vấn đề với học sinh: Em có thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Em có bao giờ thấy run không biết diễn đạt như thế nào khi đứng trước mọi người? Em có bao giờ cố giải thích một vấn đề nhưng bạn vẫn không hiểu được? Từ những ý kiến trả lời của các em giáo viên sẽ giúp các em hiểu đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó chỉ có học sinh và sách tham gia vào quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp này chỉ diễn ra một chiều mà không có sự đối đáp lại như khi các em giao tiếp cùng bạn. Rèn thói quen đọc sách một thời gian dài sẽ giúp cho các em biết trình bày vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, từ đó sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Không chỉ vậy khi đọc sách các em sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác, hình thành những phản xạ và sự nhanh nhạy khi học tập và giải quyết mọi việc.
Đọc sách giúp rèn luyện năng lực, khả năng tưởng tượng, sáng tạo
Khi các em đọc một quyển sách nói về “bạn bè” trong suy nghĩ của các em sẽ hình dung và liên tưởng đến người bạn thân của mình. Hoặc khi nói về “hoa mai” các em sẽ nghĩ đến đây là loại hoa nhiều cánh, thường nở vào mùa xuân và mọi người rất thích ngắm nhìn, Như vậy việc đọc sách hằng ngày thực chất là một quá trình quan sát mọi vật xung quanh thông qua chữ viết để rèn luyện trí tưởng tượng, sự sáng tạo và có thể so sánh những nội dung đọc trong sách với những điều diễn ra trong cuộc sống. Không đọc sách chúng ta khó có thể thực hiện được những điều này.
Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và dạy làm người
Lời nói, suy nghĩ và việc làm của một người luôn hướng tới lẽ phải, cái hay cái đẹp, hướng tới lợi ích của những người xung quanh, cách sống đó thể hiện là một người sống tốt trong xã hội. Ví dụ: Dạy các em đọc những quyển sách thể dục thể thao sẽ giúp các em rèn luyện sức khỏe dẻo dai và bền bỉ hơn, đọc sách lịch sử sẽ giúp các em tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, tự hào là người Việt Nam và thêm yêu tổ quốc, đọc sách văn học sẽ giúp các em sử dụng tốt từ ngữ khi viết, biết cảm nhận văn chương,
Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
Giáo viên đặt vấn đề để học sinh tự nhận xét bản thân: Em thường viết sai chính tả và rất ngại vì sợ các bạn chê trách. Em thường viết câu không đúng ngữ pháp hoặc các câu không có đủ các thành phần chính. Em thường diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc, hoặc vốn từ vựng của em quá ít nên em gặp khó khăn trong việc trình bày ý kiến để các bạn hiểu,Việc đọc sách là việc làm hữu hiệu nhất để giúp các em học sinh giải quyết những vấn đề nêu trên, đọc sách sẽ giúp học sinh khắc phục được sai sót trong việc sử dụng từ ngữ. Chẳng hạn khi đọc một cuốn sách văn, em thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời với những trạng thái khác nhau. Em sẽ thấy những câu văn ngắn nhưng lại đầy đủ các thành phần câu. Em sẽ thấy được cách sử dụng những từ ngữ mà trước đây em chưa biết sử dụng như thế nào cho phù hợp, Qua việc đọc sách trong thời gian dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp em hình thành kĩ năng ngôn ngữ.
1.2. Thắp sáng tình yêu đọc sách cho học sinh qua đoạn phim: “Cuốn sách và chiếc giỏ đựng than”
	Để có thể thắp sáng tình yêu đọc sách cho học sinh thì giáo viên có thể cho các em xem đoạn phim: “Cuốn sách và chiếc giỏ đựng than”. Có thể nhìn người lớn đọc sách các em cũng bắt chước đọc theo, tuy nhiên các em sẽ không có tình yêu và niềm say mê đọc sách hàng ngày nếu không hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách. Vì vậy đoạn phim này sẽ phần nào khơi gợi tình yêu và niềm say mê đọc sách trong chính các em. (Nội dung câu chuyện “Cuốn sách và chiếc giỏ đựng than” ở phần phụ lục, đoạn phim kèm theo đĩa CD).
2. Xây dựng thư viện vui, sắp xếp sách phù hợp, tạo không gian xanh cho các em đọc sách
Các em sẽ chính là người tạo nên thư viện vui của lớp. Các em sẽ cùng trang trí thư viện với những đồ vật các em yêu thích và sắp xếp các loại sách do các em mang đến. Những loại sách ở giai đoạn này là những quyển truyện tranh vui, tranh lịch sử,.. có màu sắc đẹp và hấp dẫn.
Tổ chức các giờ đọc sách để tạo cho các em rèn thói quen đọc vào các giờ Thư viện buổi chiều thứ 4 hàng tuần, sinh hoạt tập thể. Ban đầu, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một đoạn của quyển sách để thu hút các em, sau đó có thể cho các em đọc theo nhóm và trao đổi, chia sẻ những nội dung các em vừa đọc. Thường xuyên thay đổi không gian đọc để các em hứng thú và không bị nhàm chán, gò bó. Ví dụ đọc sách ở thư viện, lớp học, sân trường, 
Các loại sách sẽ được thay đổi phù hợp với từng thời điểm và phù hợp với nhu cầu của học sinh theo giai đoạn. Ví dụ: Giai đoạn cuối học kì I giáo viên có thể thay thế các quyển truyện tranh lịch sử bằng những câu chuyện lịch sử, các danh nhân, sách dạy làm người, Giai đoạn học kì II có thể bổ sung thêm các loại sách về tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, khoa học,
3. Theo dõi việc đọc sách hàng ngày của học sinh
Giáo viên nên cho học sinh đọc sách theo chủ đề, có thể gắn với nội dung học tập của các em, chẳng hạn tổ chức đọc sách theo các tháng.
Tháng 9: 50 điều cần thiết cho học sinh tiểu học.
Tháng 10: Bộ sách rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Tháng 11: Kĩ năng sống – 168 câu chuyện hay nhất.
Tháng 12: Góc sân và khoảng trời.
Tháng 1: Cái ô kì diệu.
Tháng 2: Chuyện Hoa, chuyện Quả.
Tháng 3: Dế Mèn phiêu lưu ký.
Tháng 4: Truyện khoa học cho bé.
Tháng 5: Phép màu tuổi thơ.
Để nắm được việc đọc sách của học sinh, giáo viên nên có hình thức theo dõi phù hợp, chẳng hạn dùng phiếu thống kê học sinh hoàn thành cuốn sách. Mỗi tháng, giáo viên sẽ dán phiếu thống kê vào góc thư viện lớp để theo dõi việc học sinh đã đọc và hoàn thành quyển sách đó hay chưa. Khi học sinh đọc xong cuốn sách sẽ tô màu vào ô số thứ tự của mình. Những tháng đầu tiên số lượng học sinh hoàn thành việc đọc sách của cả lớp còn ít, nhưng những tháng tiếp theo số lượng học sinh hoàn thành cuốn sách ngày càng nhiều hơn.
Có thể định hướng việc đọc sách của các em bằng các bước khi đọc sách như sau:
Khi đó giáo viên sẽ thưởng cho học sinh bằng một mặt cười hoặc phần quà nhỏ để động viên, khích lệ các em. 
Điều đó sẽ làm các em có thêm động lực để đọc sách mỗi ngày, giúp các em ham thích đọc sách hơn, thi đua để đọc sách với nhau.
4. Tổ chức các cuộc thi để giúp các em hứng thú và ham thích đọc sách hơn
4.1. Thi thiết kế các khẩu hiệu để tuyên truyền về ý nghĩa của việc đọc sách
Trong lớp giáo viên nên treo các khẩu hiệu cổ động cho việc đọc sách, điều này sẽ một phần nhắc nhở các em hàng ngày đọc sách và hiểu được hơn ý nghĩa của việc đọc sách. Giáo viên nên cho học sinh thi thiết kế khẩu hiệu này theo nhóm, mỗi nhóm tự thiết kế một khẩu hiệu và treo ở một vị trí trong lớp dễ nhìn thấy nhất. Học sinh lớp tôi đã thiết kế một số khẩu hiệu sau:
Học sinh sẽ nhìn thấy các khẩu hiệu này mỗi ngày, mỗi giờ ra chơi nên các em như được nhắc nhở và sẽ ngày càng hứng thú hơn với việc đọc sách.
4.2. Thi thiết kế bìa sách, truyện đã đọc
Để học sinh hào hứng hơn sau mỗi khi đọc sách, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi thiết kế lại bìa sách theo nhóm, mỗi nhóm thiết kế một bìa sách, truyện đã đọc, các em có thể chọn một chi tiết, nhân vật hoặc nội dung mà mình thích nhất trong sách đó để vẽ thành bìa sách, không nhất thiết phải vẽ giống bìa ngoài của sách đó. Học sinh lớp tôi đã vẽ lại bìa một số bìa sách sau:
4.3. Thi kể chuyện, đọc thơ về các câu chuyện tìm hiểu được trong sách
	Sau khi học sinh đọc xong các câu chuyện trong sách, đặc biệt là các câu chuyện cổ tích, giáo viên có thể cho học sinh thi kể lại các câu chuyện đó theo từng đoạn, chẳng hạn khi đọc xong câu chuyện “Nàng tiên ốc”, học sinh sẽ kể lại câu chuyện theo nhóm 3, mỗi bạn kể một đoạn tương ứng với từng tranh.
Khi được kể lại câu chuyện đã đọc cho cả lớp nghe, các bạn sẽ ghi nhớ hơn câu chuyện đó và cũng làm cho học sinh thích thú, các bạn sẽ tìm đọc câu chuyện này. 
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cho học sinh đọc các bài thơ về các câu chuyện, qua đó học sinh sẽ ghi nhớ hơn nội dung truyện và yêu thích hơn câu chuyện đó. Ví dụ khi đọc xong quyển sách: “Chuyện Hoa chuyện Quả - Cái ô đỏ”, có thể cho học sinh đọc bài thơ:
Truyện cái ô đỏ
Bạn ơi cùng nghe truyện kể
Nguồn gốc ra đời của quả, của hoa
Phạm Hổ ngòi bút tài ba
“Chuyện Hoa, chuyện Quả” kể ra tài tình.
Râm Bụt loài hoa nhỏ xinh
Sắc màu đỏ chói ấm lòng thiết tha.
Truyện kể với cả chúng ta:
Ngày xưa, xưa ấy có anh là Cành
Có em là Búp, liệt chân.
Anh Cành thương xót quyết tâm chữa lành.
Liền đi lên núi tìm Tiên
Để xin bài thuốc chữa cho em mình.
Ngờ đâu thấy Bụt hiện hình,
Rồi rằng: Nếu chữa, Cành lại liệt thay!
Cành gật đầu, đồng ý ngay.
Về may ô đỏ hôm sau đón mừng
Bụt từ núi về chữa chân
Cho Búp lành lặn tung tăng vui vầy
Lạ thay em Búp khỏe rồi
Mà chân Cành vẫn chẳng hề liệt đi.
Bụt cười, Bụt nói: Thử thôi!
Để xem anh có thật lòng thương em?
Nay ta chữa khỏi cho xem
Anh em Cành – Búp thỏa mong tháng ngày
Nói rồi Bụt nhẹ cầm ô,
Chấm lên cái bụi cây xanh trước nhà.
Bất ngờ muôn ngàn đóa hoa
Rực rỡ nở rộ trên nền cây xanh
Hoa ấy ngày nay gọi nhanh,
Là hoa Râm Bụt thắm tình anh em.
Mời anh, mời chị gần xa
Cùng bao bạn nhỏ chúng ta đọc cùng
Cuốn sách Phạm Hổ kì công
Sáng tạo nên những cuộc đời đáng ghi
Đọc để hiểu, đọc để thông.
Mở mang tri thức muôn bề cho em
“Chuyện Hoa, Chuyện Quả” tặng nhau
Món quà ý nghĩa, sách vui hội này!
Học sinh có thể học thuộc các bài thơ này hoặc sưu tầm thêm những bài thơ khác về các câu chuyện trong sách mình đọc.
4.4. Thi đua: Triệu phú tri thức
Các con sẽ hào hứng và ham thích việc đọc sách hơn nếu được khích lệ kịp thời. Vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho các em cuộc thi “Triệu phú tri thức”, mỗi khi học sinh đọc hết một quyển sách, giáo viên sẽ tặng các em một đồng xu “Chăm đọc sách”, cuối tuần sẽ tổng kết xem bạn nào dành được nhiều đồng xu nhất sẽ trở thành triệu phú tri thức của lớp trong tuần đó và sẽ được vinh danh lên bảng thi đua, nhận quà của lớp. 
Đây là những đồng xu mà các em được nhận sau khi hoàn thành cuốn sách.
Chăm đọc sách
Chăm đọc sách
Chăm đọc sách
Chăm đọc sách
Chăm đọc sách
Cứ như vậy, sau mỗi tuần các em sẽ càng thích đọc sách hơn và thi đua nhau cùng đọc sách.
4.5. Thi tìm hiểu nội dung sách, thi vẽ tranh về câu chuyện tìm hiểu được trong sách
Nhằm giúp học sinh ôn lại nội dung truyện, rút ra bài học cho bản thân mình qua mỗi câu chuyện, giáo viên có thể tổ chức cho các em thi tìm hiểu về câu chuyện, vẽ một bức tranh về câu chuyện em đã đọc. Học sinh lớp tôi đã rất tích cực tham gia và chia sẻ với các bạn trong lớp về nội dung câu chuyện đó.
 Khuất Trung Đức – 2A2 Đỗ Thu Hà – 2A2
 Ngô Lan Hương – 2A2 Đinh Thế Sơn – 2A2
 Đinh Hoàng Tùng – 2A2
 Phan Hà Trang – 2A2
 Đỗ Tú Khanh – 2A2
 Điều đó sẽ làm cho các em thấy được ý nghĩa của việc đọc sách, còn rèn được tính kiên trì, lối tư duy khái quát, tư duy sáng tạo và khả năng vẽ tranh.
5. Tổ chức ngày hội đọc và đổi sách ở trường
Để học sinh có cơ hội được đọc nhiều quyển sách mới và khám phá thế giới tri thức mới thì các giáo viên trong trường có thể kết hợp để tổ chức ngày hội đọc và đổi sách cho học sinh. Các em sẽ mang những quyển sách, truyện mà mình đã được đọc đến, mỗi quyển sách sẽ được quy đổi thành phiếu tương ứng với giá tiền trên bìa của sách, cụ thể như sau:
 	Sau đó các lớp sẽ cùng bày gian hàng sách của lớp mình rồi dùng phiếu đổi sách đi đến các gian hàng khác đổi lấy sách mà mình yêu thích. Nhờ vậy các bạn sẽ có thể chia sẻ cho nhau những quyển sách hay mà mình đã đọc.
6. Tổ chức một số trò chơi 
6.1. Trò chơi sắm vai
Sắm vai là một trò chơi giúp các em dễ ghi nhớ nội dung câu chuyện sau khi đọc sách, giúp các em hứng thú nhiều hơn với việc đọc sách. Chẳng hạn khi đọc xong câu chuyện Tôm Càng và Cá Con, học sinh có thể sắm vai các nhân vật để kể lại câu chuyện.
Khi được thể hiện nhân vật mà mình thích, các em rất hào hứng và kể lại một cách sôi nổi. Từ đó các em sẽ càng yêu thích đọc sách và tự giác đọc sách mỗi ngày. Trò chơi này có thể áp dụng được với nhiều câu chuyện, đặc biệt là các câu chuyện có nhiều nhân vật.
6.2. Trò chơi múa rối
Học sinh tiểu học rất yêu thích hình ảnh, màu sắc, vì vậy có thể tổ chức cho các em trò chơi múa rối, chẳng hạn sau khi đọc xong câu chuyện “Rùa và Thỏ”, các em sẽ vẽ tranh trên giấy A0 làm bối cảnh, vẽ các nhân vật: Rùa, Thỏ và điều khiển các con vật này theo diễn biến câu chuyện (giống như múa rối cạn).
	Trò chơi này vừa giúp các em ghi nhớ nội dung câu chuyện, vừa rèn cho các em trí tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo.
7. Kết hợp với nhà trường và phụ huynh học sinh 
Giáo viên có thể kết hợp với cô giáo dạy thư viện của lớp để giới thiệu với các em những quyển sách phù hợp với từng khối lớp nhằm giúp các em định hướng được nên đọc những quyển sách nào theo từng giai đoạn của kiến thức đang học. Ví dụ: Ở khối lớp 2 cô giáo có thể giới thiệu những quyển truyện tranh về một số nhà tri thức nổi tiếng như: “Anh-xtanh Cuộc đời và vũ trụ”, “Những câu chuyện về Đạo đức Hồ Chí Minh”, hoặc các sách về lễ hội Việt Nam như: “Lễ hội Tây Nguyên”, “Lễ hội dân gian ở Nam Bộ”
Bên cạnh đó, giáo viên nên kết hợp với phụ huynh học sinh trang bị một vài loại sách phù hợp với các em để các em đọc và giải trí ở nhà, hoặc cho các em đi đến nhà sách để chọn những quyển sách mà mình yêu thích. Có thể cho các em giao lưu trao đổi sách với nhau sẽ giúp các em thấy vui và thích tìm hiểu về sách hơn để có thể chia sẻ nội dung cùng bạn. Ở nhà, phụ huynh cũng nên là một tấm gương về việc đọc sách cho các em noi theo, phụ huynh nên đọc sách cùng con em mình mỗi ngày và điều đó sẽ kích thích các em đọc sách nhiều hơn.
Ngoài ra hãy coi sách là một món quà mà giáo viên, phụ huynh có thể tặng cho các em vào các dịp sinh nhật, Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, cuối năm học hay khi các em có thành tích đáng khen ngợi... Khi đó, các em sẽ trân trọng món quà mà mình được tặng và sẽ càng yêu quý sách hơn.
Như vậy, tất cả các biện pháp nêu trên sẽ giúp các em ngày càng yêu sách và thích đọc sách hơn. Để dễ hình dung lại và ghi nhớ các biện pháp đó, có thể tóm tắt bằng sơ đồ tư duy sau.
IV. Kết quả thu được của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng những biện pháp như trên tôi thấy học sinh lớp tôi đã hứng thú, say mê đọc sách hơn, tự giác đọc sách hàng ngày như một thói quen. Các em có thể mạnh dạn trao đổi với bạn bè, thầy cô những nội dung các em đã tìm hiểu thông qua sách, báo. Học sinh của lớp tôi ngày càng tự tin hơn vì trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi đề cập đến một vấn đề mà các em hiểu biết thì các em sẽ mạnh dạn hơn trong quá trình giao tiếp.
Điều đặc biệt là sau khi áp dụng những biện pháp trên, tôi thấy tất cả các giờ Tập đọc, Kể chuyện, học sinh lớp tôi đều rất thích học. Chính vì vậy mà trong hội thi Giáo viên dạy giỏi năm học 2017- 2018, bản thân tôi đã đạt giải Nhất cấp huyện với phần thực hành dạy tiết Tập đọc bài Bé Hoa – Lớp 2. Đây cũng là động lực để giúp tôi viết SKKN này.
Ngoài ra, các em trước còn hạn chế về khả năng giao tiếp, viết chính tả còn sai nhiều hoặc viết văn chưa tốt thì giờ đây đã tiến bộ hơn rất nhiều, khắc phục được các lỗi chính tả và diễn đạt câu hay gặp. 
Lớp tôi đã xây dựng được một thư viện vui với nhiều loại sách và truyện hay để giúp các em tự chủ động tìm hiểu và tự chủ động rèn bản thân có thói quen đọc sách mà không cần nhắc nhở.
Thông qua việc đọc sách cũng đã giáo dục đạo đức cho các em, các em đã rèn được tính kiên trì trong học tập cũng như trong cuộc sống, không bỏ cuộc một sách dễ dàng, tham gia các trò chơi nhẹ nhàng, không chạy nhảy đùa nghịch nhiều, không nóng vội khi giải quyết vấn đề,
Cụ thể kết quả thực nghiệm thu được của sáng kiến kinh nghiệm như sau:
Lớp
Sĩ số
Số học sinh thích đọc sách
Số học sinh đọc sách
 hàng ngày
2A2
35
Trước khi áp dụng các 
biện pháp
Sau khi áp dụng các
 biện pháp
Trước khi áp dụng các 
biện pháp
Sau khi áp dụng các 
biện pháp
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
15
42.9
35
100
8
22.9
32
91.4
Như vậy rõ ràng những biện pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đưa ra đã mang lại hiệu quả rất khả quan trong việc giúp học sinh yêu thích đọc sách hơn và có thói quen đọc sách hàng ngày. Đó là điều động viên, khích lệ rất lớn đối với giáo viên chúng tôi. 
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Sách là nguồn kho tàng kiến thức vô tận, nó giúp cho con người khám phá nhiều điều, mở rộng hiểu biết và hình thành nhân cách. Vì vậy, việc rèn thói quen đọc sách cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Giáo viên nên áp dụng những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các em ham thích đọc sách hơn cũng như có thói quen đọc sách hàng ngày. Nếu các em duy trì được thói quen đó thì sau này nó sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong công việc và trong cuộc sống.
Để có được điều đó cũng không phải dễ dàng ngày một ngày hai, mà đòi hỏi cả một quá trình giáo viên kiên trì theo dõi học sinh, kịp thời động viên khích lệ các em đọc sách và giúp các em khắc phục những khó khăn thường gặp khi đọc sách.
Tôi hi vọng sáng kiến trên sẽ giúp ích được cho các đồng nghiệp của tôi khi hướng dẫn học sinh đọc sách, giúp học sinh thực sự yêu thích việc đọc sách và đọc sách một cách thường xuyên như một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
II. Khuyến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện một cách hiệu quả nhất, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
- Đối với giáo viên: Giáo viên cần sát sao ban thư viện của lớp để giúp các em sắp xếp các loại sách phù hợp để dễ tìm kiếm. Giáo dục các em ý thức giữ gìn sách và biết sắp xếp đúng vị trí sau khi đọc xong. Giáo viên cần có sự kiểm tra và chọn lọc nội dung các loại sách phù hợp để các em tham khảo theo đúng chủ ý của giáo viên và theo từng giai đoạn, từng đối tượng. Cần thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh để theo dõi việc đọc sách ở nhà của học sinh.
- Đối với nhà trường: Nhà trường nên trang bị đầy đủ hơn nữa về cơ sở vật chất cho thư viện của các lớp, thư viện của trường, trang bị thêm nhiều sách truyện để tất cả học sinh đều được đọc sách mình yêu thích, thực hiện hiệu quả hơn nữa các tiết học thư viện của học sinh để mỗi giờ đọc sách tại thư viện đối với học sinh sẽ thực sự có ý nghĩa. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để họ thực sự hiểu về vai trò, ý nghĩa của sách đối với học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi nhằm giúp học sinh lớp 2 hứng thú và ham thích đọc sách. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp nêu trong đề tài vào lớp tôi và đạt hiệu quả rất tích cực, song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện hơn. 
	Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác!
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, tháng 5 năm 2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS. Bùi Văn Huệ - Giáo trình Tâm lý học Tiểu học - NXB Giáo dục Hà Nội.
Nguyệt Minh - Làm gì khi con ham chơi – NXB Từ điển Bách Khoa.
Phạm Hổ - Chuyện Hoa - Chuyện Quả – NXB Kim Đồng.
Suglyama Koulchi - Phương pháp giáo dục con của người Nhật – NXB Văn hóa thông tin.
Thông tư 22/2016/TT - BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học.

File đính kèm:

  • docSkkn_CtacCN_NguyetBT.doc
Sáng Kiến Liên Quan