Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2

- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các con vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các em chưa cao,nói năng còn trống không, không lễ phép.

- Một số em còn lười học,cứ đến giờ học thì xách cặp đến trường, vào lớp thì không chép bài vì lý do là quên đem vở, chán học hoặc có đi học cũng chỉ lấy lệ, đến trường không phát biểu tham gia xây dựng bài, học không nhớ.

 

pptx33 trang | Chia sẻ: trantien2 | Ngày: 25/12/2022 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐẦM DƠI 
HỘI THI 
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI BẬC TIỂU HỌC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022-203 
Giáo viên: Diệp Phương Yến 
Đơn vị: Trường Tiểu học Ngô Bình An 
 Lí do chọn biện pháp 
 Nội dung các biện pháp 
 Kết quả thực hiện của biện pháp 
1 
 Kết luận 
2 
3 
4 
Cấu trúc báo cáo biện pháp 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Vâng câu nói ấy khẳng định giá trị của một con người là ở tài và đức. Tài ở đây là tài năng, là kiến thức, là sự hiểu biết. Đức là đạo đức, là tư cách tác phong. Đức và tài luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau để con người trở nên toàn diện. Chính vì vậy, việc hình thành đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học quyết định việc phát triển nhân cách của học sinh sau này. 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
Giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học giữ một vai trò, vị trí quan trọng trên con đường hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh tiểu học; tạo nền tảng để hoàn thiện các mặt về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ trong các cấp học tiếp theo. 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
Giáo viên tiểu học thường có nhiều thời gian gần gũi các em hơn, có khi giáo viên tiếp xúc với học sinh còn nhiều hơn cha mẹ. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên có thể ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ chán học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi lang thang, trẻ giải quyết bất đồng bằng bạo lực,đồng thời phát huy được những năng khiếu tìm ẩn ở các em. Từ đó, các em cũng thích đi học và thích học hơn. 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
 Đầu năm học 2021– 2022 tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 2C 
Vào đầu năm tôi phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả, lớp tôi có tổng số học sinh là 30/10 em. Lóp có 2 em quá tuổi và có số học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ. Đa số là người dân sống bằng nghề làm thuê, làm mướn, kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến việc học và kiểm tra việc học của con em mình. Nhận thức về giáo dục của người dân còn hạn chế, còn mang nặng sự ỷ lại. 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các con vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các em chưa cao,nói năng còn trống không, không lễ phép. 
- Một số em còn lười học,cứ đến giờ học thì xách cặp đến trường, vào lớp thì không chép bài vì lý do là quên đem vở, chán học hoặc có đi học cũng chỉ lấy lệ, đến trường không phát biểu tham gia xây dựng bài, học không nhớ. 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
Tổng số HS 
Nôi dung tìm hiểu 
Số lượng 
Tỉ lệ% 
30/10 
1) Học sinh chưa tự giác học bài cũ 
2) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm 
3 ) Học sinh nói trống không, không lễ phép. 
4)Học sinh quên đem vở, đồ dùng học tập. 
22 
18 
14 
18 
73,33 % 
60% 
46,7% 
60% 
I. LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP 
Text 
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các con vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các em chưa cao,nói năng còn trống không, không lễ phép. 
- Một số em còn lười học,cứ đến giờ học thì xách cặp đến trường, vào lớp thì không chép bài vì lý do là quên đem vở, chán học hoặc có đi học cũng chỉ lấy lệ, đến trường không phát biểu tham gia xây dựng bài, học không nhớ. 
Tổng số HS 
Nôi dung tìm hiểu 
Số lượng 
Tỉ lệ% 
30/10 
1 ) Học sinh chưa tự giác học bài cũ 
2) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm 
3 ) Học sinh nói trống không, không lễ phép. 
4)Học sinh quên đem vở, đồ dùng học tập. 
22 
18 
14 
18 
73,3% 
60% 
46,7% 
60 % 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
2.1 
 Xây dựng Ban quản lý nề nếp lớp học 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp 
2.3 
 Thường xuyên giáo dục đạo đức, nề nếp cho học sinh 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Đồng thời dựa vào thông tin mà giáo viên chủ nhiệm năm ngoái của lớp đã cung cấp, cũng như sự quan sát về khả năng quản lý, điều hành của học sinh trong lớp. Tôi tiến hành hỏi ý kiến cá nhân, dựa trên sự năng nổ, nhiệt tình của học sinh để các em tự ứng cử hoặc được đề cử vào ban nề nếp lớp. 
2.1 
 Xây dựng Ban quản lý nề nếp lớp học : 
Chọn một số học sinh vào Ban quản lý nề nếp lớp học và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em 
2.1 
 Xây dựng Ban quản lý nề nếp lớp học: 
Tôi tiến hành hỏi ý kiến cá nhân, dựa trên sự năng nổ, nhiệt tình của học sinh để các em tự ứng cử hoặc được đề cử vào ban nề nếp lớp . 
Đồng thời dựa vào thông tin mà giáo viên chủ nhiệm năm ngoái của lớp đã cung cấp, cũng như sự quan sát về khả năng quản lý, điều hành của học sinh trong lớp. 
Chọn một số học sinh vào Ban quản lý nề nếp lớp học và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em 
2.1 
 Xây dựng Ban quản lý nề nếp lớp học: 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp : 
* Nhiệm vụ của lớp trưởng: 
- Giám sát, quản lý chung mọi hoạt động trong lớp. 
- Luôn nắm bắt sĩ số lớp học và báo cáo vào đầu giờ cho giáo viên chủ nhiệm. 
- Điều khiển các bạn trong lớp xếp hàng ra vào lớp trật tự. 
- Ổn định nề nếp lớp trong các khoảng thời gian chuyển tiết. 
- Phối hợp các tổ trưởng quản lý nề nếp lớp học của các bạn. 
- Báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần trong tiết hoạt động trải nghệm về tình hình hoạt động chung của các bạn trong tuần qua. 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp: 
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
- Phối hợp với lớp trưởng quản lý hoạt động của lớp. 
- Điều hành các bạn tổ trưởng truy bài đầu giờ. 
- Hỗ trợ, giúp đỡ các bạn học chậm trong lớp. 
- Hướng dẫn, giới thiệu các bạn đại diện mỗi nhóm lên báo cáo về một nội dung đến môn học. 
- Nhắc nhở thường xuyên ý thức tự học của các bạn và báo cáo hàng ngày với giáo viên về việc kiểm tra bài vở đầu giờ của các nhóm. 
- Báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần về tình hình học tập của các bạn trong tuần qua. 
- Thay vị trí lớp trưởng khi bạn lớp trưởng vắng hoặc nghỉ học. 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp: 
* Nhiệm vụ của lớp phó kỷ luật: 
- Phối hợp với lớp trưởng quản lý hoạt động của lớp. 
- Theo dõi, nhắc nhở tác phong ăn mặc, đầu tóc, nề nếp sinh hoạt của các bạn. 
- Hỗ trợ lớp trưởng ổn định nề nếp các bạn khi xếp hàng và trong các giờ chuyển tiết. 
- Quản lý, nhắc nhở các bạn bảo quản tài sản trong lớp học, tiết kiệm điện nước khi sử dụng. 
- Báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần trong tiết sinh hoạt về tình hình nề nếp của các bạn trong tuần qua. 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp 
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động: 
- Phối hợp với lớp trưởng quản lý hoạt động của lớp. 
- Phân công tổ trực trong tuần. 
- Nhắc nhở các bạn giữ vệ sinh trong lớp học và ngoài sân trường. 
- Theo dõi, kiểm tra các bạn trong các buổi lao động ở trường, lớp. 
- Báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần trong tiết sinh hoạt về tình hình vệ sinh của lớp trong tuần qua. 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp 
*Nhiệm vụ của lớp phó văn thể: 
- Phối hợp với lớp trưởng quản lý hoạt động của lớp. 
- Hướng dẫn các bạn hát múa trong giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt sao, các hoạt động văn nghệ. 
- Báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần trong tiết sinh hoạt về tình hình văn nghệ của lớp trong tuần qua. 
2.2 
 Phân công nhiệm vụ cho ban quản lý nề nếp lớp : 
* Nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó: 
- Quản lý hoạt động trong tổ của mình. 
- Nhắc nhở, kiểm tra bài vở thường xuyên của các bạn trong tổ. 
- Báo cáo với lớp trưởng/ lớp phó kỉ luật về nề nếp hoạt động trong nhóm. 
Cách tổ chức, thực hiện 
V ào cuối mỗi tuần, trong tiết hoạt động trải nghiệm, lớp trưởng sẽ điều hành các bạn lớp phó và tổ trưởng báo cáo về tình hình lớp. 
Cách tổ chức, thực hiện 
Qua đó, giáo viên tuyên dương hoặc đưa ra phần thưởng khuyến khích những em học sinh thực hiện nề nếp tốt trong tuần và tuyên dương những bạn có trách nhiệm trong công việc được giao. 
Cách tổ chức, thực hiện 
Vào cuối mỗi tháng, giáo viên sẽ tổ chức họp ban nề nếp lớp để nghe ý kiến đóng góp của các em về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. 
2 
Vào những tiết hoạt động trải nghiệm, giáo viên có thể lồng ghép kể cho học sinh nghe những câu chuyện về tấm lòng nhân ái, về những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống nhằm giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. 
1 
Bên cạnh sự quản lý của Ban nề nếp lớp thì vai trò của giáo viên trong công tác xây dựng nề nếp lớp học càng quan trọng. 
Hàng tuần, ngoài các tiết đạo đức và các tiết kĩ năng sống mà các em được học, giáo viên còn cần thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở những em thực hiện chưa đúng nội quy nhà trường. 
2.3 
 Thường xuyên giáo dục đạo đức, nề nếp cho học sinh: 
 Số liệu 
III. Kết quả thực hiện các biện pháp 
Đợt 2: Kết quả điều tra so với đầu năm như sau: 
Tổng số HS 
Nôi dung tìm hiểu 
Số lượng 
Tỉ lệ% 
30/10 
1) Học sinh chưa tự giác học bài cũ 
2) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm 
3) Học sinh nói trống không, không lễ phép. 
4)Học sinh quên đem vở, đồ dùng học tập. 
2 
2 
0 
0 
6,7% 
6,7 % 
0 
0 
Tổng số HS 
Nôi dung tìm hiểu 
Số lượng 
Tỉ lệ% 
30/10 
1) Học sinh chưa tự giác học bài cũ 
2) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm 
3 ) Học sinh nói trống không, không lễ phép. 
4)Học sinh quên đem vở, đồ dùng học tập. 
22 
18 
14 
18 
73,33 
60% 
46,7% 
60 % 
Sau khi áp dụng 
Trước khi áp dụng 
 Số liệu 
Học sinh 
III. Kết quả thực hiện các biện pháp 
III. Kết quả thực hiện các biện pháp 
- Học sinh trong lớp có nề nếp học tập tốt, các em ngoan, hiền, biết vâng lời cô giáo, trong lớp chú ý cô giáo giảng bài. Các em đoàn kết , biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và lao động. 
III. Kết quả thực hiện các biện pháp 
- Đa số các em tích cực trong mọi hoạt động, nhất là trong học tập. Đặc biệt ban cán sự của lớp rất có năng lực, các em mẫu mực, học giỏi, viết chữ đẹp, nhanh nhẹn, luôn làm tốt mọi công việc được giao như : Thư, Ngọc Huỳnh, Khánh Vy, Nhật 
III. Kết quả thực hiện các biện pháp 
- Không có học sinh vi phạm nội quy nhà trường. Có tinh thần tự học, ham tìm tòi, khám phá. Các em biết tự quản lý nề nếp cũng như các hoạt động khác trong tổ. Lớp học xây dựng được mô hình thân thiện, tích cực 
IV. KẾT LUẬN 
Và mỗi học sinh Tiểu học cũng như những cây non, chúng ta cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, nhẹ nhàng chỉ bảo, nêu gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh có thể tự tin vào bản thân mình và phát triển. 
IV. KẾT LUẬN 
Để làm được như thế là một người giáo viên phải có lòng yêu quý học sinh, có lương tâm và trách nhiệm. Tận tụy với học sinh, hiểu được những niềm vui nỗi buồn của học sinh. 
Mỗi giáo viên cần xây dựng kế hoạch, công tác chủ nhiệm cụ thể, phù hợp với từng tình hình của mỗi lớp 
Mỗi kinh nghiệm thu được trong công tác chủ nhiệm sẽ luôn là những biện pháp hay, được vận dụng thường xuyên trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Luôn phấn đấu học tập nâng cao kiến thức và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Điều đó mới mong rằng người giáo viên đứng lớp giảng dạy sẽ là thần tượng của học sinh. Chính vì vậy học sinh mới ham thích học tập với cô giáo, thầy giáo của mình hơn, chất lượng học tập của các em ngày được nâng cao hơn. 
Xin chân thành cảm ơn Ban giám khảo! 
Chúc Ban giám khảo thật nhiều sức khỏe! 

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhie.pptx
Sáng Kiến Liên Quan