Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt các âm của phân môn Học vần

Thực trạng đề tài

 Khi vào nhận lớp 1, lớp tôi với sĩ số 26 học sinh. Tôi nhận thấy các em có cùng độ tuổi, nhưng sự phát triển ngôn ngữ không đồng đều.

 Qua hơn một tuần thực dạy.

-Một số em đã biết đọc nhiều âm: e, b, ê, v

Ví dụ : Diễm My, Long, Ngọc, Quỳnh, .

-Có một số em mặc dù đã qua Mẫu giáo nhưng chưa biết gì.

Ví dụ : Hữu Tài, Phong, Hiếu, .

Bên cạnh đó tôi còn nhận thấy trong số 26 học sinh có :

-Số học sinh đọc to, rõ ràng, viết được các âm : 6 em.

-Số học sinh đọc, viết chưa đạt : 20 em.

Qua tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các mặt tôi nhận thấy tình trạng học sinh đọc, viết chữ cái chưa đạt như mong muốn là do :

- Khả năng tập trung và ghi nhớ của các em còn han chế.

-Tâm lí các em nhút nhát, rụt rè.

-Thiếu sự quan tâm của gia đình, đa số là gia đình nghèo do lo làm nên không có thời gian giảng dạy nhắc nhở con em mình.

-Có một số em còn mắc cỡ nên ngại đọc, ngại viết vì sợ đọc, viết chưa chính xác các bạn sẽ chê cười.

Qua tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các mặt tích cực và tiêu cực ở từng học sinh, trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm tôi đã tổng hợp và tìm ra những biện pháp giúp học sinh học tốt các âm của phân môn Học vần.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt các âm của phân môn Học vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thực dạy.
-Một số em đã biết đọc nhiều âm: e, b, ê, v 
Ví dụ : Diễm My, Long, Ngọc, Quỳnh, ...
-Có một số em mặc dù đã qua Mẫu giáo nhưng chưa biết gì.
Ví dụ : Hữu Tài, Phong, Hiếu, ...
Bên cạnh đó tôi còn nhận thấy trong số 26 học sinh có :
-Số học sinh đọc to, rõ ràng, viết được các âm : 6 em.
-Số học sinh đọc, viết chưa đạt : 20 em.
Qua tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các mặt tôi nhận thấy tình trạng học sinh đọc, viết chữ cái chưa đạt như mong muốn là do :
- Khả năng tập trung và ghi nhớ của các em còn han chế.
-Tâm lí các em nhút nhát, rụt rè.
-Thiếu sự quan tâm của gia đình, đa số là gia đình nghèo do lo làm nên không có thời gian giảng dạy nhắc nhở con em mình.
-Có một số em còn mắc cỡ nên ngại đọc, ngại viết vì sợ đọc, viết chưa chính xác các bạn sẽ chê cười.
Qua tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các mặt tích cực và tiêu cực ở từng học sinh, trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm tôi đã tổng hợp và tìm ra những biện pháp giúp học sinh học tốt các âm của phân môn Học vần.
2. Nội dung cần giải quyết 
Từ thực trạng của học sinh ở lớp tôi giảng dạy bằng những kinh nghiệm của bản thân và học hỏi những cái hay ở đồng nghiệp, cộng vào đó với lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tôi đã tìm ra những nội dung cần giải quyết với các vấn đề như sau: 
 2.1. Luyện đọc trong phân môn Học vần.
 2.2. Luyện viết trong phân môn Học vần.
 2.3. Tạo cho học sinh tính tích cực và chủ động trong quá trình học tập trên lớp qua phần luyện nói.
 2.4. Mời phụ huynh học sinh đến lớp để xem giáo viên dạy mẫu 1 tiết.
 2.5. Củng cố các âm đã học.
2.6. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp .
3. Biện pháp giải quyết 
3.1. Luyện đọc trong phân môn Học vần.
Để học sinh đọc đúng, tôi hướng dẫn học sinh cách phát âm, khẩu hình miệng. 
Ví dụ : Bài âm “n ”. Tôi nhận thấy chỉ có một số em đọc được, đa số các em còn lại là không đọc được. 
Tôi phát âm mẫu to, rõ ràng, lưu ý các em nhìn miệng cô và lắng nghe cô phát âm, sau đó tôi chỉ bảng cho từng học sinh phát âm. Đối với các em hay quên tôi cho các em phát âm nhiều lần hơn. Trong quá trình các em phát âm tôi luôn lắng nghe và sửa kịp thời để các em nhớ. Hơn thế nữa tôi luôn động viên, khuyến khích để các em cố gắng. 
Đối với những em phát âm chưa chuẩn và hay quên như các em : Hữu Tài, Phong, Hiếu,. Tôi cho các em đọc nhiều lần.
Sau khi từng em đã đọc đúng, rõ ràng tôi cho các em đọc theo tổ, theo dãy, rồi đọc đồng thanh. Bên cạnh đó, tôi cho các em thi giữa các tổ dưới hình thức tập thể và cá nhân. 
Đến bài âm “s”.
Tôi hướng dẫn các em: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh. 
Sau khi phát âm mẫu, tôi gọi từng em phát âm và chú ý lắng nghe từng em. Có một số em phát âm là “ xờ”. Tôi chấn chỉnh kịp thời để các em phát âm đúng mới thôi.
Đến bài âm “r”. Tôi nhận thấy có một nửa lớp đọc là “gờ”.
Sau khi đọc mẫu, tôi đã gọi 10 em đọc to, rõ đúng của lớp cho các em đọc trước, các em còn lại chú ý nghe để các em sửa theo cho đúng. Dần dần tất cả các em đọc được.
 Cũng với biện pháp đó tôi hướng dẫn các em đọc các âm khác: d, đ, k, h, 
 Để giới thiệu 1 âm mới, tôi luôn sử dụng tranh trong sách giáo khoa để giới thiệu tiếng khóa. Từ tiếng khóa đó, tôi rút ra âm mới. Nhờ thế trong quá trình học, khi học sinh quên âm nhưng nếu vẫn mường tượng ra hình ảnh thì sẽ nhớ được âm đó.
 Chẳng hạn, học sinh nhớ đến bức tranh vẽ: xe, sẽ nhớ đến âm x, nhớ đến bức tranh vẽ: chó, sẽ nhớ đến âm ch. Chính bằng hình thức giới thiệu gián tiếp này học sinh sẽ tự đọc lại được bài trong sách giáo khoa khi không có phụ huynh kèm.
Trong quá trình dạy âm mới tôi luôn tìm những âm đã học ở tiết trước, cho các em so sánh để giúp học sinh phân biệt tìm điểm giống nhau và khác nhau của các âm để các em khắc sâu và dễ nhớ.
Ví dụ : d, đ có nét gì giống nhau và khác nhau ? 
	+Giống nhau : chữ d
 +Khác nhau : đ có thêm nét gạch.
Khi dạy học sinh phát âm, nếu ta phát âm tốt và biết hướng dẫn phát âm thì học sinh có thể bắt chước mà phát âm lại không khó lắm. Vì vậy, muốn học sinh phát âm lại đúng thì ta phải luôn điều chỉnh để mình đọc đúng, hay hơn và luôn ý thức trao chuốt giọng đọc của mình thành thạo và lưu loát để dạy các em phát âm tốt.
Biện pháp trên tuy không khó nhưng khi thực hiện giáo viên phải nhiệt tình chỉ bảo, uốn nắn, sửa cho các em kịp thời và quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Đặc biệt là phải có tâm: tất cả vì học sinh thân yêu.
 3.2. Luyện viết trong phân môn Học vần 
Song song với việc rèn đọc, tôi hướng dẫn rèn viết cho học sinh. Có đọc được thì mới viết được. Nhờ có luyện viết các em mới nhớ và đọc được các âm.
Ngay từ đầu năm khi họp phụ huynh, tôi đã hướng dẫn cho tất cả phụ huynh lớp tôi nên mua cùng một loại bảng ( bảng hiệu Thiên Long) để học sinh dễ viết, nếu mua nhiều kiểu bảng khác nhau thì rất khó cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh viết.
Trước khi hướng dẫn viết, tôi giới thiệu chữ mẫu để học sinh nhận biết được độ cao, độ rộng, cấu tạo của các con chữ. Sau đó tôi viết chữ cần hướng dẫn lên bảng lớp thật lớn trong khung có kẻ ô ly như bảng của các em ( hoặc tập) và hướng dẫn thật tỉ mĩ quy trình viết. Tôi luôn nhấn mạnh: Điểm đặt bút bắt đầu ở đâu ? Đường đưa các nét như thế nào ? Nét nào viết trước, nét nào viết sau ? Dừng bút ở đâu ? Sau đó, tôi cho các em viết lên không trung bằng ngón trỏ hay viết lờ trên mặt bảng con để định hình trong óc trước khi viết bằng phấn trên bảng con. Sau đó các em sẽ viết bằng phấn vào bảng con, học sinh giơ bảng lên giáo viên chỉnh sửa chỗ chưa chính xác cho từng em.
Trong những chữ đầu tôi tỉ mĩ uốn nắn từng nét cho cả lớp. Tôi hướng dẫn các em viết đi viết lại nhiều lần từ viết tô đến viết buông, từ nét đơn giản đến nét phức tạp.
Ví dụ : Các em Lam, Thái, Phát, ... khi hướng dẫn viết chữ e, các em luôn viết ngược. Tôi luôn cầm tay cho các em viết lại rất nhiều lần một cách kiên trì và từ đó cả ba em đã viết đúng. 
Ngoài ra, còn một số em viết bảng chưa được đẹp. Tôi cho các em xem bảng của những bạn viết đẹp, rõ để các em xem và không quên động viên khuyến khích các em cố gắng. Thế là các chữ sau tôi nhận thấy các em viết có tiến bộ rõ.
Trong quá trình các em viết tôi không đứng một chỗ để xem mà luôn quan sát cả lớp, chú ý những em viết chậm như : Phong, Hiếu, Duy để kịp thời uốn nắn, chỉ bảo cho từng em viết đẹp, rõ để các em ngày càng tiến bộ.
Trong việc luyện viết, tư thế ngồi viết và cách cầm phấn (bút) của học sinh rất quan trọng. Tất nhiên tôi phải luôn kiên nhẫn nhẹ nhàng hướng dẫn các em.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh viết đúng, tôi hướng dẫn các em phải viết đẹp các chữ trên, phải đều nét, đúng độ cao, rõ nét. Đối với các chữ l, k, b, h,  các em nên dựa vào đường kẻ dọc có sẵn trong bảng ( hay trong tập) để viết sẽ thẳng hơn và tiến xa hơn nữa là viết liền mạch và bước đầu là nối chữ.
Để các em nhớ âm và viết đúng, đẹp hơn nữa, tôi còn cho các em viết vào tập (5 ô li). Ở phần viết ở nhà này, tôi đã viết mẫu sẵn cho các em.
Đối với các em gặp khó khăn tôi sẽ tăng phần viết nhiều hơn các em khác khoảng ba dòng. Trong một vài tuần sau khi các em đã quen dần cách viết ở tập, tôi không viết mẫu nữa mà cho các em tự viết và tất nhiên ngày nào tôi cũng bảo các em nộp tập viết ở nhà để kiểm tra, chỉ ra chỗ chưa viết đẹp của từng em, luôn khen ngợi những em viết đẹp, động viên những em viết còn chưa chính xác và chưa đẹp cố gắng hơn.
Khi sử dụng phương pháp làm mẫu - bắt chước. Tôi giảng mẫu chữ trong sách giáo khoa, viết mẫu trên bảng, trên từng trang giấy học trò, để các em luyện viết cho đúng, đều, đẹp qua đó các em nhớ chính xác hơn.
Qua bảy tuần thực dạy viết như thế, tôi nhận thấy lớp tôi có tiến bộ rõ.
Các em Phong, Hiếu, Duy viết rất đẹp, các em khác thì viết ngày càng rõ và đúng hơn. 
3.3. Tạo cho học sinh tính tích cực và chủ động trong quá trình học tập trên lớp qua phần luyện nói 
Trong một tiết dạy mà học sinh ít hoạt động chỉ nghe giáo viên giảng thôi sẽ dẫn đến không khí lớp học rất tẻ nhạt và buồn chán và chắc chắn sự tiếp thu của học sinh không có hiệu quả, kém chất lượng. Vì thế tôi rất chú trọng đến sự hoạt động của học sinh trên lớp, lúc nào cũng cho học sinh là trung tâm vì việc này sẽ hình thành và phát triển tư duy cho các em.
Trong quá trình học trên lớp, các hoạt động của học sinh rất phong phú : đọc, nghe, viết, nói, nhìn  học sinh có thể tự thảo luận, đóng vai,  mỗi hoạt động như thế tôi cố gắng tổ chức một cách hợp lí mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em.
Muốn hướng dẫn học sinh hoạt động tích cực, thì bắt buộc người giáo viên tạo ra cái mới trong tiết học, hay những tình huống có vấn đề để kích thích các em tìm tòi và phát biểu theo sự suy nghĩ của mình. Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng và khám phá của mình. Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy.
Ví dụ : Bài âm g, gh :
Tôi đính tranh, học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+Tranh vẽ ai ?
+Bà và cháu đang làm gì ?
+Trong nhà bà có những đồ đạc gì ?, .....
Khi các em trả lời các câu hỏi chính là các em đã tập nói. Để luyện nói có hiệu quả tôi đã chú ý nghe các em phát biểu và hướng dẫn các em sửa cách dùng từ, cách diễn ý sao cho sát với nội dung bức tranh.
Ví dụ : 
-Tranh vẽ ai ?
+Thưa cô, tranh vẽ bé và bà cụ.
- Bà và cháu đang làm gì ?
+ Thưa cô, tranh vẽ bà đang quét bàn và cháu đang thu dọn ghế.
Một em khác nói :
+Thưa cô, tranh vẽ bà cháu đang thu dọn bàn ghế.
- Trong nhà bà có những đồ đạc gì ? 
+Thưa cô, trong nhà bà em thấy có một tủ nhỏ, một tủ đứng có gương soi, một bàn và ba ghế.
+Thưa cô, em thấy trong nhà bà còn có hai bình hoa nữa ạ !
Tôi hướng dẫn các em :
-Các em hãy nói cho gọn xem, trong nhà bà có những đồ đạc gì nào ?
-Học sinh trả lời :
+Thưa cô, trong nhà bà có tủ và bàn ghế ạ.
-Các em có biết tủ và bàn ghế nhà bà làm bằng gì không ?
+Thưa cô, bàn ghế và tủ nhà bà đều làm bằng gỗ ạ. 
Qua phần luyện nói như thế sẽ giúp các em rất nhiều trong việc phát triển năng lực, thu hút các em tích cực và chủ động hơn trong quá trình học tập. Sau phần luyện nói cho các em, tôi còn kiểm tra các em đánh vần vài tiếng để xem sự nhận thức cấu tạo âm tiết và chữ ghi âm “g” mới học. Điều tôi thích thú là việc luyện nói cho các em diễn ra rất tự nhiên và lớp học của tôi từ đó rất sôi nổi trong quá trình học tập.
 3.4. Mời phụ huynh học sinh đến lớp để xem giáo viên dạy mẫu 1 tiết
Phụ huynh học sinh dự xem giáo viên dạy 1 tiết mẫu. Phụ huynh học sinh sẽ thấy được phương pháp dạy của giáo viên và cách học tập của con em mình. Từ đó phụ huynh học sinh có thể biết cách kèm con em mình ở nhà. Vì thời gian học tập ở nhà của các em rất nhiều mà phụ huynh không biết phương pháp dạy kèm các em thì thật là mất thời gian. Vả lại các em lớp 1 trí óc của các em còn rất bé, các em chỉ làm được là do bắt chước thầy cô, người lớn, mà phụ huynh kèm các em ở nhà không giống với thầy cô dạy ở trên lớp. Các em có thể nói ba, mẹ,  dạy không giống cô con, con không học. Bản thân tôi đã nghe rất nhiều phụ huynh học sinh nói với tôi là : “ Tôi kèm con tôi ở nhà nhưng con tôi nói là ba, mẹ dạy không giống cô con”.
Nhiều phụ huynh cũng nhắc nhở con mình học bài, mà học sinh lớp 1, các em đâu biết học gì, do các em còn quá bé chưa biết phương pháp để học tốt.
Nếu phụ huynh xem giáo viên dạy mẫu ở 1 tiết nào đó thì về nhà phụ huynh sẽ kèm con em mình ở nhà giống với kiến thức, phương pháp mà giáo viên dạy ở lớp thì nhất định vào lớp học các em sẽ tiến bộ rất nhiều, các em sẽ mau hiểu, mau nhớ.
 3.5. Củng cố các âm đã học
 Tôi thường xuyên kiểm tra mức độ nắm được âm của học sinh bằng cách cho học sinh đọc lại các âm ( trong bảng âm ) đã học vào giờ truy bài. Tôi cũng không chỉ theo thứ tự để tránh tình trạng học thuộc lòng. Nếu âm nào học sinh chưa thuộc, tôi gạch chân bằng mực đỏ để tiện theo dõi và để cho phụ huynh biết mà kèm thêm ở nhà. Ở các tiết củng cố, tôi sẽ ghi các tiếng, từ có chứa âm đã học vào bảng phụ, gọi học sinh lên đọc. Và để giúp các em nhớ lâu hơn tôi đọc cho các em viết vào bảng con, vào tập.
Sau khi dạy hết các âm tôi luôn ôn đi ôn lại các âm cho học sinh đọc và viết vào bảng con để các em nhớ. Đặc biệt là những âm đọc hay lẫn lộn như v/ d/ qu/, s/ x, ch/ tr, g/ ng, ... tôi cho các em đọc, viết, và tôi nói lại cách đọc của từng âm, cách viết của từng chữ cho học sinh nhớ lại.
-Ở lớp tôi có một bảng phụ, khi học xong âm đó, tôi ghi chữ đó vào bảng phụ, cho từng em lên đọc lại tất cả các âm đã học, học sinh đọc đi đọc lại nhiều lần các âm đã học trong giờ ôn tập, truy bài đầu giờ để các em nhớ âm.
Ví dụ : Bảng phụ tôi ghi: e, b, ê, v, l, h, o, c
 Ngoài ra , tôi xây dựng “ đôi bạn cùng tiến”. Những đôi bạn này sẽ ngồi chung một bàn, sẽ đọc bài trong sách giáo khoa, âm trong bảng âm cho nhau nghe, học sinh nào đọc, viết tốt hơn sẽ kèm bạn đọc, viết chậm hơn. Nhưng trước khi học sinh kèm nhau, tôi cũng đã kiểm tra xem những học sinh này đọc, viết đã đúng chưa và hướng dẫn tỉ mĩ cho các em cách dạy bạn học và ôn bài cũ. 
 Bên cạnh đó, tôi chọn một đội ngũ cán bộ lớp học giỏi, siêng năng, nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập.
 3.6. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 
Muốn học sinh học chăm ngoan, ngày càng tiến bộ, thì trước hết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ lâu dài giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Vì thế mà công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên là hết sức quan trọng.
Nắm được tầm quan trọng như thế. Ngay từ đầu năm họp phụ huynh học sinh tôi sẽ thông báo cụ thể danh sách những học sinh còn thiếu sách vở, dụng cụ học tập và đề nghị phụ huynh mua bổ sung trong thời gian sớm nhất vì có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, học sinh mới có thể học tốt được.
Ví dụ : Mua tập có kẻ 5 ô li, bảng Thiên Long,  để tiện cho việc dạy học sau này.
Bên cạnh đó, tôi còn phát cho mỗi phụ huynh 1 thời khóa biểu của lớp 1 để phụ huynh bước đầu soạn tập cho các em. Tôi còn hướng dẫn phụ huynh cách dạy học sinh ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới ở nhà thật tỉ mĩ, cụ thể.
Đối với phân môn Tập viết tôi giữ lại để khi học tôi phát ra, tránh tình trạng các em viết trước ở nhà. Tôi hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy cho các em khi ở nhà. Sau đó tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Có những em gia đình nghèo như : Ngọc Tuyền, Minh Nhật tôi liên hệ với nhà trường hỗ trợ tập, sách cho các em.
Sau một tuần đầu, tôi đã nắm được mức độ học của từng em. Tôi liệt kê ra những em đọc, viết chậm để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Gặp gỡ với phụ huynh ngay, trao đổi cách dạy thêm khi các em ở nhà, trong giờ học tôi đặc biệt quan tâm rất nhiều đến các em đọc chậm, gọi các em đọc chậm đọc nhiều hơn và rèn viết ở tập nhiều hơn. 
-Tôi sắp xếp cho các em đọc tốt ngồi gần bạn học sinh đọc chậm để kèm bạn đọc chậm trong các giờ truy bài đầu giờ. Khi vào lớp tôi cố gắng giành thời gian gọi tất cả những em đọc chậm đọc lại bài cũ để kiểm tra các em.
Bên cạnh đó tôi luôn kiểm tra sự bảo quản tập sách của các em, luôn nhắc nhở các em phải bao bìa, dán nhãn cẩn thận.
Học sinh lớp 1 phải bảo đảm cho các em đi học thường xuyên, nếu có em vắng 1 buổi rất khó tiếp thu học ở những bài sau. Vì vậy tôi kiểm tra sĩ số hằng ngày, nếu các em nghỉ không biết lí do, tôi liên hệ phụ huynh không nên cho các em nghỉ nếu vì lí do “ đi ăn giỗ”, 
Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm động viên các em, khuyến khích các em cố gắng học tập. Tạo ra mối quan hệ tốt giữa học sinh đọc chậm và những học sinh đọc tốt. Để tránh tình trạng các em đọc tốt tự cao còn em đọc chậm mặc cảm, tôi luôn nhắc nhở các em đọc tốt phải luôn đoàn kết, giúp đỡ bạn đọc chậm, em đọc chậm thì phải cố gắng vươn lên, như thế các em sẽ ngày càng thích thú học hơn và lớp học sẽ ngày càng tiến bộ. 
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng 
Qua thời gian triển khai áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt các âm của phân môn Học vần” về phần học âm lớp 1/4 đạt được những kết quả sau :
Thời gian
Sĩ số
Đọc viết âm được
Không đọc viết được âm
Đầu năm 
26
6
20
Cuối học kì I 
26
26
0
 Tôi chưa dám hoàn toàn khẳng định những phương pháp trên là tối ưu, nhưng tôi nhận thấy nếu phương pháp của tôi được áp dụng trong thời gian dài thì chắc chắn sẽ giúp cho các em lớp 1 học tốt các âm của phân môn Học vần.
III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp 
Từ những kết quả thu được qua sự chuyển biến của học sinh, chúng ta có thể khẳng định rằng “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt các âm của phân môn Học vần” là rất cần thiết. Chính vì các em có học tốt các âm thì các em sẽ học tốt môn Tiếng Việt. Theo tôi, để giúp các em học tốt các âm, mỗi giáo viên cần phải:
Phải thật sự kiên trì và luôn có tâm huyết với nghề, có thái độ yêu thương học sinh, thường xuyên khen ngợi những học sinh học khó khăn để động viên, khuyến khích các em, chú trọng rèn các kĩ năng nghe, viết, đọc, nói ở mọi lúc mọi nơi;
Phải nhiệt tình, tìm tòi, nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị kĩ những đồ dùng cần thiết cho tiết dạy;
Tạo cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà thật nghiêm túc. Có như thế, tiết học sẽ nhẹ nhàng hơn và các em tiếp thu bài nhanh chóng hơn;
Để học sinh học tốt các âm của phân môn Học vần thì đòi hỏi người giáo viên khi nhận lớp cần tìm hiểu từng học sinh để nắm được tâm sinh lí và hoàn cảnh của các em;
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi việc học tập của các em hàng ngày, hàng tuần với phụ huynh học sinh đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn trong học tập và có kết quả học tập bất thường, nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ;
Khi dạy học sinh phát âm tôi luôn chú trọng vấn đề đọc mẫu, gọi các em đọc tốt đọc trước để các em học sinh đọc chậm bắt chước, ngoài ra tôi thường gọi các em đọc chậm đọc nhiều lần, kết hợp đọc tổ, nhóm, dãy, đồng thanh. Học sinh phát âm chưa chính xác, tôi kịp thời sửa chữa ngay, khi rèn viết cho học sinh tôi hướng dẫn tỉ mĩ, uốn nắn từng em ở bảng con nhiều lần kết hợp luyện viết tập ở nhà, tôi tạo cho học sinh luôn ở tư thế chủ động trong học tập, các em luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài;
Trong mỗi tiết học, tôi luôn tạo ra tình huống hay, những cái mới trong phân môn Học vần nhằm kích thích sự suy nghĩ đồng thời phát triển tư duy cho các em. Đối với những em đọc chưa chính xác, thụ động, rụt rè tôi luôn động viên, khuyến khích các em làm cho các em tự tin ham thích học, luôn muốn đọc cho cô và các bạn cùng nghe;
Và tôi mời phụ huynh đến xem giáo viện dạy mẫu 1 tiết, để phụ huynh biết được phương pháp để dạy các em ở nhà nhằm giúp các em học tập tốt hơn.
 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng 
Tôi nghĩ rằng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt các âm của phân môn Học vần” có thể áp dụng trong toàn tỉnh và những giải pháp trên rất phù hợp với học sinh lớp 1. Đặc biệt có thể áp dụng cho những trường vùng sâu, vùng xa. Vì bản thân tôi khi áp dụng những biện pháp trên đã mang lại kết quả cho trường và chất lượng học tập của học sinh rất cao.
LỜI KẾT
 c d
 Đây là đề tài tôi rất tâm huyết chỉ với một mong muốn là làm sao để giúp các em học tốt các âm của phân môn Học vần. Chính vì thế tôi đã đầu tư, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm. Tôi hi vọng rằng với những biện pháp và kinh nghiệm được nêu ở trên, cùng với tấm lòng yêu nghề mến trẻ của mình sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Tạo cho các em niềm tin vững bước lên những lớp trên, cũng như sau này khi bước vào cuộc sống, các em có một kiến thức toàn diện, có trình độ cao và trở thành người công dân tốt.
 Tôi có thể thực hiện được đề tài này là nhờ sự giúp đỡ chân tình của quý thầy cô Trường Tiểu học Tân Chánh 1 mà đặc biệt là Hiệu phó chuyên môn và các thầy cô trong tổ khối 1. Và chắc chắn rằng đề tài này còn nhiều thiếu sót do những nhận định, những ý kiến chủ quan và thực nghiệm trong phạm vi hẹp nên kính mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1 ( Lê Phương Nga – Lê A – Đặng Kim Nga – Đỗ Xuân Thảo ) 
 2. Dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới ( Nhà xuất bản Giáo dục )
 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 1 và sách giáo viên Tiếng Việt 1 tập 1.
*****..
 Tân Chánh, ngày 10 tháng 05 năm 2016
 Giáo viên
 Nguyễn Thị Cẩm Nhung

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan