Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập ) ở trường THCS Quỳnh Hoa

Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách

Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác định đúng yêu cầu của đề cũng giúp học sinh lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được bệnh dài dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết. Bên cạnh đó việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột nên hồ”.

Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế người viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ. Bài văn tự sự hay, hấp dẫn thì không thể thiếu yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm.

Yêu cầu là vậy nhưng trong thực tế dạy - học tôi thấy bài văn của học sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu đó là bao. Bài làm của các em vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong bài thường sai quy cách. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết. Bài viết của các em rất ít yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7618 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập ) ở trường THCS Quỳnh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i làm của các em vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong bài thường sai quy cách. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết. Bài viết của các em rất ít yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay.
3. Thực trạng của vấn đề:
Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá
trình dạy chỉ dạy văn tự sự ở những tiết học về văn tự sự, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài.
Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phải lao động giúp đỡ bố, mẹ nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết. 
Nhiều em gia đình nghèo không có điều kiện mua sách tham khảo cho con em. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh ở Quỳnh Hoa lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập nên vốn từ nghèo cũng thêm phần khó khăn cho viết bài. Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng. Khả năng kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự tự còn yếu. Nên bài văn khô khan, không sinh động và hấp dẫn.
Trước thực trạng đó mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm và làm tốt bài văn tự sự. Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự?”. Qua quá trình dạy học, quá trình tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8.
Sau đây tôi xin trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Quỳnh Hoa
Những biện pháp này được áp dụng ở lớp do tôi dạy lớp 8A.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề):
Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi chưa kiên nhẫn, học sinh thường 
không chú ý đến bước tìm hiểu đề. Vì vậy trong quá trình dạy tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học.
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch dưới những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề. Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài :
- Kiểu bài: tự sự hay miêu tả hay tường thuật hay giải thích, 
Lời yêu cầu về kiểu bài: theo lối trực tiếp – nói thẳng (như hãy kể  ) hay lời yêu cầu gián tiếp – nói vòng (như Em thấy mình đã khôn lớn  )
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác định giới hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của đề bài cũng có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề.
Ví dụ1 : cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu.
Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào được kể một cách đầy đủ.
Ví dụ 2: cho đề bài: Cô giáo của em.
Trước đề này một số học sinh kể về cô giáo của mình ở hiện tại chứ không phải là kỉ niệm về một cô giáo mà mình tôn trọng nhất, yêu thương nhất hay một cô giáo mà mình không bao giờ quên.
Những học sinh trung bình, yếu, kém thường hay xác định chưa đúng trọng tâm đề bài. Nên phần này cần quan tâm và gọi các đối tượng đó trả lời . Giáo viên ra thêm bài về nhà và kết hợp trong buổi phụ đạo. 
Ví dụ 1 : Trong buổi học phụ đạo tôi ra đề bài cho học sinh làm:
Đề 1: Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ, kỉ niệm đáng nhớ nhất của em ở thời thơ ấu là gì?
Đề 2: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em trong thời thơ ấu.
Yêu cầu trả lời :
 - Kiểu bài của mỗi đề là gì?
 - Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay giàn tiếp?
 - Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào (kể về một hay nhiều kỉ niệm)?
 - Lưu ý: đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Làm xong gọi học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét . Giáo viên tổng hợp nhận xét bổ sung
* Kiểu bài:
- Đề 1 và 2 đều có kiểu bài tự sự.
- Đề 1 là đề có yêu cầu gián tiếp, đề 2 có yêu cầu trực tiếp.
 * Giới hạn của đề bài: kể duy nhất một kỉ niệm, đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất ở thời thơ ấu.
Từ nội dung đó giáo viên nhắc nhở học sinh: từ bây giờ, trước khi viết một bài văn các em nên tìm hiểu đề bài trước để viết bài văn cho tốt bằng cách thực hiện các yêu cầu như bài tập các em vừa làm. Có thể khái quát thành hai nội dung cơ bản(ta gọi là Tìm hiểu đề):
- Xác dịnh kiểu bài.
- Xác định giới hạn của đề bài.
Ví dụ 2. khi dạy xong bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản (tiết 10 – bài 3), giáo viên yêu cầu học sinh: Ngoài việc chuẩn bị để làm bài các em thực hiện trước bước tìm hiểu đề cho các đề có trong phần Viết bài tập làm văn số 1 – văn tự sự.
Tới tiết 11 -12, trước khi viết bài giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh trình bày kết quả việc tìm hiểu đề rồi mới đi vào viết bài.
Học sinh trả lời :
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
 - Kiểu bài: kể (tự sự), yêu cầu trực tiếp.
- Giới hạn: những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học(chỉ trong ngày đầu tiên mà thôi).
Đề 2.Người ấy (bạn, thầy, người thân, )sống mãi trong lòng tôi.
- Kiểu bài: kể (tự sự), yêu cầu gián tiếp.
- Giới hạn: chỉ kể về một người thân (có thể là một kỉ niệm khó quên với người đó).
Ví dụ 3: tương tự như ví dụ 2,trước khi Viết bài viết số 2, giáo viên cũng yêu cầu học sinh thực hiện bước tìm hiểu đề.
Trong quá trình dạy - học ( nhất là ở tiết trả bài) tôi đã cho học sinh thấy một cách nghiêm túc rằng lạc đề là lỗi nặng nhất, nghiêm trọng nhất của một bài tập làm văn. Một bài văn lạc đề dù có những đoạn văn hay đến đâu cũng không thể đạt được điểm số cần thiết.
Đối với giáo viên, trước một đề tập làm văn việc tìm hiểu đề là đơn giản nhưng với học sinh bước này rất quan trọng. Vì vậy, trước bất cứ một đề văn nào giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hiện bước này.
2. Viết đoạn văn trong văn bản tự sự :
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một trong những điều kiện để có một bài văn hay.
Trong chương trình Ngữ văn 8, học sinh được học cách viết đoạn văn ở tiết 10 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Trên cơ sở bài này, các em đã có kiến thức về cách xây dựng đoạn văn. Từ đó tôi thường xuyên cho học sinh luyện tập viết đoạn văn ở trên lớp cũng như ở nhà, luyện tập nhận diện đoạn văn cũng như viết đoạn văn.
Trước hết giáo viên cho học sinh nhận diện các đoạn văn.
Ví dụ: sau khi dạy xong tiết 10 - Xây dựng đoạn văn trong văn bản, ở bước củng cố tôi nêu yêu cầu: các em xem đoạn văn b trong bài tập 1, phần luyện tập ở trang 26 và đoạn văn giới thiệu về Nam Cao trong phần chú thích ở trang 45 rồi xác định các đoạn văn đó được viết theo cách nào?
Học sinh trả lời:
- Đoạn văn ở trang 26 là đoạn văn viết theo lối diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn), chủ đề là nói về vẻ đẹp huyền ảo trong ngày của Ba Vì.
- Đoạn giới thiệu về Nam Cao ở trang 45 được viết theo lối song hành (từ ngữ chủ đề là Nam Cao, ông), đối tượng là Nam Cao.
Học sinh trả lời được như vậy là đã nắm được “Thế nào là đoạn văn”. Trên cơ sở đó tôi cho học sinh đi vào thực hành kĩ năng viết đoạn văn.
Trong quá trình học, học sinh được học rất nhiều văn bản tự sự. Đó là điều kiện giúp các em viết tốt đoạn văn tự sự.
Ví dụ 1: Khi học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4) tôi cho học sinh bài tập về nhà: Về nhà mỗi em viết một đoạn văn nói về số phận và tính cách của lão Hạc - người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám (cho 
HS một câu gợi ý: Lão Hạc là con người nghèo khổ nhưng lão có nhiều phẩm chất đáng quý.)
Tới tiết 16 – Liên kết đoạn văn trong văn bản, khi kiểm tra bài cũ xong, GV mời một HS trình bày đoạn văn của mình cho cô cùng cả lớp nghe rồi GV nhận xét. Cuối tiết học GV thu bài lại để về nhà chấm, nhận xét và sửa cho HS.
Ví dụ 2: khi dạy xong tiết 21 – 22, văn bản Cô bé bán diêm, GV ra bài tập cho HS về nhà làm:
Em thử tưởng tượng mình là người chứng kiến cái chết của cô bé trong truyện Cô bé bán diêm của An – đéc – xen, bây giờ các bạn muốn nghe em kể lại cái chết của cô bé. Vậy em hãy viết một đoạn văn kể lại cho các bạn cùng nghe.
Tới tiết học tiếp theo, giáo viên thu bài của các em về nhà chấm, sửa và nhận xét trong bài viết cho các em.
Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các em rút kinh nghiệm cho bài của mình.
Ví dụ 3: bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (tiết 17 – bài 5)có nội dung tương đối ngắn, bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập ở nhà. Thời gian trên lớp giáo viên cho học sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người mẹ (hoặc cha) của mình trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương.
Khi học sinh viết xong , giáo viên mời 2 học sinh đọc bài rồi mời những học sinh khác nhận xét. Sau đó giáo viên kết luận về nội dung, chủ đề và hình thức trình bày. Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà chấm chữa cho học sinh.
Ví dụ 4: khi dạy xong tiết 25 – 26, Đánh nhau với cối xay gió, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn văn với gợi ý: Sự tương phản giữa Đôn – ki – hô – tê và Xan – chô Pan – xa.
Đến tiết 28, bài 7 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn.
Trên cơ sở đó, ở tiết 28 này học sinh viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm được dễ dàng hơn. Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học sinh tự sắp xếp vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và chính tả.
Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn.Từ đó tạo cơ sở vững chắc để viết tốt đoạn văn thuyết minh và đoạn văn nghị luận. 
3. Liên kết đoạn văn trong văn bản :
Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.
Trong chương trình ngữ văn 8 học sinh đã được học “Liên kết các đoạn văn trong văn bản” ở tiết 16, bài 4.
Trên cơ sơ bài học này giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn do các em tạo ra.
Trước hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phương tiện liên kết đoạn văn.
Ví dụ 1: khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản – tiết 16, bài 4, giáo viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản Cô bé bán diêm (An – đéc – xen) ở trang 64 sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các đoạn văn trong văn bản đó.
Tới tiết 18, bài 5 – Tóm tắt văn bản tự sự, trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên mời học sinh trình bày (giáo viên kết luận) những từ ngữ, câu có tác dụng nối như:
- Em quẹt que diêm thứ hai,
- Em quẹt que diêm thứ ba.
- Em quẹt que diêm nữa vào tường, 
- Thế là 
- Sáng hôm sau,
- Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy 
Ví dụ 2: Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió”( Xéc – van – téc), ở văn bản này thì dễ nhận biết hơn.
Học sinh có thể tìm dược các phương tiện liên kết:
Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, 
Đêm hôm ấy, 
Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức phần lí thuyết, từ đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn.
Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với học sinh trung bình và yếu là tương đối khó. Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những đoạn văn mẫu cho các em. Bên cạnh đó là bài của các em học sinh khá giỏi. Đồng thời luôn khích lệ tinh thần cho các em.
* Ở dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vừa cho các em về nhà làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sửa cho học sinh).
Ví dụ 1: Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc - van - téc) có hai nhân vật Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô Pan - xa tương phản nhau về mọi mặt. Vậy sau bài học đó giáo viên yêu cấu học sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật (hai đoạn có quan hệ đối lập).Trong đó có các phương tiện liên kết.
Ví dụ 2: học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh biết rằng chị Dậu và lão Hạc là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Giáo viên có thể cho học sinh viết hai đoạn văn nói về số phận và tính cách của người nông dân (thông qua lão hạc và chị Dậu).
4. Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự :
Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong văn tự sự vì nhờ các yếu tố đó bài văn hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn. 
Phần này tương đối khó nên học sinh tìm hiểu phát hiện các yếu tố miêu tả, biẻu cảm từ các văn bản mẫu rồi mới hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự đưa các yếu tố đó vào. Từ đó hướng dẫn viết cả bài. Đối với học sinh trung bình, yếu cho luyện viết đoạn văn nhiếu hơn.
Giáo viên cần hướng dẫn cho HS thật cụ thể cách đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn tự sự: 
- Yếu tố miêu tả thường được thể hiện thông qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn cụ thể là từ láy tượng hình, từ láy tượng thanh; qua các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa ví dụ viết bài về “người bạn sống mãi trong lòng em” có thể miêu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng hoặc miêu tả vài nét về cử chỉ , tính cách, trạng thái tâm lý.v.v của bạn.
 Qua các hình ảnh miêu tả đó để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể hơn, sinh động và gây ấn tượng hơn. 
 - Yếu tố biểu cảm thường được thể hiện qua các từ ngữ có giá trị biểu cảm như thán từ, những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ. Vì thế khi đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản tự sự thì phải sử dụng các từ ngữ và các kiểu câu đó để thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc. 
 Giáo viên ra thêm bài tập viết đoạn văn ( đối với học sinh yếu, trung bình), viết bài văn ( đối với học sinh khá giỏi) có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. GV thu bài về nhà chấm rồi kết hợp trong các buổi học bồi dưỡng và phụ đạo để trả bài, nhận xét thật kĩ cho học sinh. Học sinh tự sửa chữa bài của mình. Từ đó các em rút được kinh nghiệm để làm bài tốt hơn. 
Rèn luyện các kĩ năng đó cho học sinh để làm tốt bài văn tự sự cũng cần nhiều thời gian mà thời lượng trong chương trình ngữ văn 8 phần văn tự sự chỉ có 13 tiết thời gian không nhiều. Để khắc phục được khó khăn đó tôi đã cố gắng tích hợp trong phần đọc hiểu văn bản những gì có thể tích hợp được. Ngoài ra tôi còn ra thêm bài tập để các em luyện ở nhà và kết hợp trong các buổi phụ đạo và bồi dưỡng ( môn Ngữ văn) để hướng dẫn và cho các em luyện tập thực hành.
 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Một số lưu ý:
Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong quá trình dạy, giáo viên giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học về văn tự sự đã học ở lớp 6 bắng các tình huống có vấn đề trong các tiết lí thuyết.
Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều. Do học sinh phải thực hiện phần bài tập ở nhà nhiều nên giáo viên phải thu vở bài tập về nhà đê chấm, sửa cho các em.
Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài, chấm chữa bài kịp thòi . Điều quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời. Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hứng thú làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp. 
Đối với những học sinh học yếu giáo viên phải tìm hiểu, gần gũi, động viên, giúp đỡ để các em tự tin và cố gắng. 
2. Kết quả:
Để đánh giá kết quả đã đạt được, tôi dựa vào bài viết số 1 và bài tập làm văn viết số 2 – văn tự sự .
 Kết quả khi chưa áp dụng( năm học 2008-2009) - Lớp 8A
Bài viết số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
2
0
1/32
0
3,1
4/32
5/32
12,5
15,6
19/32
19/32
59,4
59,4
9/32
7/32
28,1
21,9
 Kết quả khi áp dụng(năm học 2009-2010)- Lớp 8A
Bài viết số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
2
1/33
2/33
3
6,1
7/33
10/33
21,2
30,3
19/33
18/33
57,6
54,5
6
3/33
18,2
9,1
Qua so sánh hai kết quả này cho thấy việc vận dụng các biện pháp trên sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn và có kết quả cao hơn.
3. Lời kết:
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình dạy văn tự sự trong thời gian qua.
Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu,trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham khảo tài liệu  tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh nghiệm, nó được tôi áp dụng vào bài dạy khi lên lớp tại trường THCS quỳnh Hoa.
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chật lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên.
Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của BGH, Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Phòng giáo dục - đào tạo để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn.
 D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ 
chuyện môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình, phải quan tâm, gần gủi, giúp học sinh tự tin trong học tập. động viên, khuyến khích kịp thời. Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội tri thức và làm bài tốt hơn. 
Để học sinh viết tốt bài văn tự sự, tôi đã rút ra một vài biện pháp sau: 
-Trước hết,hướng dẫn học sinh tìm hiểu và xác định đề bằng cách đưa ra nhiều dạng đề ( trực tiếp và gián tiếp)
- Chú ý rèn luyện cho học sinh biết trình bày đoạn văn,liên kết đoạn văn và phải biết đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, rèn luyện các phần này tôi đều hướng dẫn HS tìm hiểu từ các đoạn văn, bài văn mẫu, các văn bản tự sự trong chương trình đã học. Học sinh đã hiểu rồi mới cho các em thực hành càng nhiều càng tốt. Ra bài tập phải phù hợp với từng đối tượng HS. Đặc biệt khi ra bài tập cho HS thì phải chấm chữa . Chấm chữa bằng nhiều hình thức: lúc thì thu bài về nhà chấm. Khi thì gọi HS đọc, cả lớp nghe rồi nhận xét bài của bạn. Để từ đó các em làm tốt hơn. 
 Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình ngữ văn 8 mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Có thể những biện pháp này chưa được tối ưu. tôi rất mong sự góp ý và bổ sung của hội đồng khoa học nhà trường 
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Quỳnh Hoa, ngày 16 tháng 4 năm 2010
 Người thực hiện
 Đào Xuân Ngãi

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_Ngu_van_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan